Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1855/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/12/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 1855/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Bộ Công thương (công văn số 4167/BCT-NLDK ngày 19 tháng 12 năm 2007),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

c) Từng bước hình thành thị trường năng lượng, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới thỏa mãn tốt nhất lợi ích người tiêu dùng. Thúc đẩy nhanh việc xóa bao cấp, xóa độc quyền, tiến đến xóa bỏ hoàn toàn việc thực hiện chính sách xã hội thông qua giá năng lượng.

d) Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới và tái tạo, trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo. Phân bố hợp lý hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ; cân đối từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến; phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ và tái chế.

đ) Ứng dụng các thành tựu của kinh tế tri thức để nâng cao hiệu suất, hiệu quả kinh doanh năng lượng. Coi trọng đầu tư cho tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ tổn thất.

e) Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: trong đó năng lượng sơ cấp năm 2010 khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE.

- Nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu khí, thủy điện và u-ra-ni-um). Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác than, dầu khí và các dạng năng lượng khác ở nước ngoài bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước.

- Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%; lưới điện bảo đảm tiêu chuẩn n-1.

- Phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.

- Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.

- Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.

- Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.

- Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động năng lượng; đến năm 2015 tất cả các công trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

- Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Phấn đấu từ năm 2010 - 2015, thực hiện liên kết lưới điện khu vực (bằng cấp điện áp đến 500 kV), từ năm 2015 - 2020, thực hiện liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực.

3. Định hướng phát triển

a) Định hướng phát triển ngành điện

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thủy điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo.

- Định hướng phát triển ngành điện theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển nguồn điện và hệ thống truyền tải của quốc gia. Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện.

- Đa dạng các hình thức đầu tư trong phát triển nguồn và lưới phân phối.

- Tiếp tục thí điểm và từng bước mở rộng việc cổ phần hóa các nhà máy điện, các đơn vị phân phối điện.

- Tách hoạt động công ích khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện trợ giá cho các hoạt động điện lực tại các vùng sâu, vùng xa.

- Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.

- Từng bước hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam.

- Nghiên cứu phát triển nhà máy điện hạt nhân.

- Đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.

b) Định hướng phát triển ngành than

- Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức -300m, và tìm kiếm sâu từ -400 đến -1100 tại vùng than Quảng Ninh.

- Khuyến khích các địa phương có các điểm than đầu tư thăm dò, để khai thác phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

- Tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng.

- Phát triển ngành Than ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, dành một phần hợp lý xuất khẩu.

- Phát triển ngành Than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác, sàng tuyển và phân phối than. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường than.

c) Định hướng phát triển ngành dầu khí

- Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ quan quản lý và sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Tập trung chức năng quản lý nhà nước về dầu khí vào một đầu mối.

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngành Dầu khí, đặc biệt quan tâm đến các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh tế và kỹ thuật trong ngành khí thiên nhiên như: cấp phép vận chuyển và phân phối khí, phê duyệt giá khí, phí vận chuyển, phân phối khí, các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật…

- Khuyến khích và đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; xây dựng một hệ thống tổ chức rõ ràng và hiệu quả để giám sát hợp đồng và xét trao thầu các lô thăm dò; định kỳ xem xét, điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư thăm dò, phát triển dầu khí ở Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác.

- Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. Khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ lượng giới hạn biên. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, liên doanh xây dựng nhà máy điện chạy khí để bán điện cho lưới điện quốc gia.

- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao để khai thác các mỏ dầu, khí có trữ lượng giới hạn biên.

- Chính sách trong lĩnh vực chế biến dầu khí:

+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định.

+ Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát triển các nhà máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản xuất và kinh doanh.

- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

d) Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo

- Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ, bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý. Lập các tổ chức chuyên trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau để điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên cứu, chế thử và triển khai rộng khắp trên toàn lãnh thổ.

- Tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.

- Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng và các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC…

- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật… ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió… từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước.

- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.

- Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

4. Các chính sách

a) Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia

Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất nhập khẩu than hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ thống năng lượng trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

b) Chính sách giá năng lượng

Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.

c) Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân.

Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn năng lượng; có chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng.

d) Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định những yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng; khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.

đ) Chính sách bảo vệ môi trường

Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và sử dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tiên tiến hợp lý.

5. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về đầu tư phát triển

- Hoàn thiện tổ chức và quản lý các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư phát triển năng lượng.

- Xem xét mở rộng việc thăm dò, khai thác năng lượng sơ cấp ở vùng biển đảo xa, vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.

- Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng (Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc); sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng khai thác từ nước ngoài.

- Công khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.

b) Giải pháp về cơ chế tài chính

- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng sinh học,…

c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc hóa dầu, điện hạt nhân.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển đồng bộ tiềm lực khoa học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ mới trong ngành năng lượng của Việt Nam.

- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tăng cường phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc vận động quần chúng triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.

d) Giải pháp về cơ chế tổ chức

- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.

- Ban hành mới đi đôi với sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành để các doanh nghiệp năng lượng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường; xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.

Điều 2. Nhiệm vụ các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan

1. Bộ Công thương:

- Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển ngành năng lượng và các phân ngành năng lượng: điện, than, dầu khí theo từng chu kỳ phát triển kinh tế, xã hội.

- Chỉ đạo việc đánh giá và cập nhật nhu cầu năng lượng để có chương trình phát triển các công trình năng lực hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cả nước. Trong trường hợp có biến động lớn về nhu cầu và khả năng cung cấp các nguồn năng lượng, cần chủ động tính toán, đề xuất hiệu chỉnh kịp thời.

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Chỉ đạo việc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng các nguồn tài nguyên năng lượng.

3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Phối hợp, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành cơ chế huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành năng lượng.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo triển khai các chương trình đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ trong lĩnh vực năng lượng theo hướng khuyến khích tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến và tiết kiệm năng lượng của thế giới.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo lập chương trình và tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân vận hành lành nghề, đặc biệt cho lĩnh vực điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển ngành năng lượng.

6. Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức và thực hiện tốt nội dung Chiến lược quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn: Điện lực, Dầu khí, Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam;
- Các Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1855/QD-TTg

Hanoi, December 27, 2007

 

DECISION

APPROVING VIETNAM'S NATIONAL ENERGY DEVELOPMENT STRATEGY UP TO 2020, WITH 2050 VISION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 law on the Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau's Resolution No. 18-NQ/TW of October 25, 2007 setting Vietnam's energy development strategy orientations up to 2020, with a vision toward 2050;
At the proposal of the Ministry of Industry and Trade (in Official Letter No. 4167/BCTNLDK of December 19, 2007)

DECIDES:

Article 1. To approve Vietnam's national energy development strategy op to 2020, with 2059 vision, with the following principal contents:

1. Development viewpoints:

a/ To quickly and sustainably develop energy in close association with the national socio-economic development strategy, in parallel with diversifying energy sources and applying energy-saving technologies, which is considered a key task throughout the process of national industrialization and modernization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To step by step develop an energy market, diversify forms of ownership and methods of business and strive to satisfy to the utmost consumer interests. To accelerate the abolition of subsidization and monopoly striving to put an end to the pursuit of social policies through energy prices.

d/ To synchronously and rationally develop the system of electricity, petroleum, coal, and new and renewable energies, paying attention to the development of clean energies and prioritizing the development of new and renewable energies. To nationally distribute the energy system across regions and areas to balance exploration, exploitation and processing stages; and to synchronously develop service and recycling systems.

e/ To apply achievements of the knowledge-based economy in order to raise energy trading efficiency. To attach importance lo investment in energy conservation so as to reduce the wastage.

f/ To develop energy in close association with preserving the ecological environment, ensuring sustainable energy development.

2. Development objectives

a/ Overall objectives:

In order to contribute to successfully fulfilling the tasks set in the Party's socioeconomic development strategy, the overall objectives of the national energy development strategy up to 2020, with 2050 vision, are to assure national energy security, contributing to firmly maintaining security and defense and developing an independent and self-reliant economy; to supply adequate high-quality energy for socio-economic development: to exploit and use domestic energy resources in a rational and efficient manner; to diversify forms of investment and business in the energy domain, and develop an energy market conducive to fair competition; to boost the development of new and renewable energies, bio-energy and nuclear power in order to meet the requirements of socio-economic development, especially in deep-lying, remote and border areas and offshore islands; and developing the energy sector in a quick, efficient and sustainable manner in association with environmental protection.

b/ Specific objectives:

-  To strive to supply adequate energy for socio­economic development including about 47.5 - 49.5 million TOE (ton of oil equivalent) of primary energy by 2010 about 100 - 110 million TOE by 2020,110 - 120million TOE by  2025 and 310-320milllon TOE by 2050.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop electricity sources and grids, to meet electricity demands for socio-economic development by 2010, the supply reliability of electricity sources will reach 99,7%; and electricity grids will reach n-1 standard.

- To develop oil refineries, step by step satisfy domestic demands for oil products and increase the total capacity of oil refineries to 25-30 million tons of crude oil by 2020.

- To raise the level of national strategic petrol and oil reserves to the equivalent of 45 days of average consumption by 2010,60 days by 2020 and 90 days by 2025.

- To strive to increase the proportion of new and renewable energies lo about 3% of the total amount of commercial primary energy by 2010; about 5% by 2020 and by 2050.

- To complete the program on rural and mountainous energy. To increase the rate of rural households using commercial energy for cooking to 50% by 2010 and 80% by 2020. By 2010, 95% of rural households will be supplied with electricity and by 2020, almost all rural households will be supplied with electricity.

- To formulate long-term environmental objectives and standards in conformity with regional and world environmental standards and the country's economic conditions. To control and mitigate environmental pollution in energy-related activities; by 2015, all energy facilities will reach environmental standards.

- To strongly switch the operation of the electricity, coal and petroleum industries after the competitive market mechanism regulated by the State. To form a competitive electricity retail market in the post-2022 period; to form coal and petroleum trading markets in the period from now to 2015.

- To actively prepare necessary and synchronous conditions for the commission of the first nuclear power generator by 2020, then quickly raise the proportion of nuclear power in die national energy structure. By 2050, nuclear power will account for about 15-20% of the total national commercial energy consumption volume.

- To intensify international cooperation in the energy domain. To strive to connect to the regional electricity grids (of a voltage of up to 500 W) in 2010-2015 and to connect to the regional natural gas system in 2015-2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Orientations for development of the electricity industry:

- To ensure adequate supply of electricity for national socio economic development. To prioritize the rational construction of hydropower plants while developing coal- and natural gas-fired thermalpower plants, lb encourage the development of electricity sources using new and renewable energy,

- To develop the electricity industry in the direction of diversifying ownership forms. The Vietnam Electricity Group (EVN) shall assume the prime responsibility for developing electricity sources and national transmission systems. To publicize a list of investment projects on electricity generation and distribution calling for domestic and foreign economic sectors to invest in.

- To diversify forms of investment in the development of electricity sources and distribution networks.

- To continue applying on a trial hosts and expanding the equitization of power plants and distribution units.

- To separate public-utility activities from production and business activities. To subsidize electricity activities in remote and deep-lying areas.

- To expand international cooperation and integration.

- To step by step form and develop an electricity market in Vietnam

- To research into the development of nuclear power plants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Orientations on development of coal industry:

-  To accelerate the survey and assessment of coaI reserves at the depth of 300 meters or more underground and conduct deep surveys at the depth of between 400 and 1,000 meters underground in Quang Ninh coalfields.

- To encourage localities where exist coalfields to make investment in the exploitation and exploitation of coal to meet local demands.

- To mobilize funding sources to survey and evaluate coal reserves in the Red River delta and study the exploitability.

- To develop coal industry in a stable and sustainable manner, meeting coal demands of the national economy; to ensure a stable coal market for domestic consumption and rational volumes for export.

- To develop coal industry in close association with socio-economic development, tourism, defense, security and protection of biological environment.

- To encourage economic sectors to invest in coal exploitation, sorting and distribution. To work out a roadmap for equitization of coal companies, striving to form a coal market.

c/ Orientations for the development of petroleum industry

- To clearly distinguish the state management function from the production and business management function of management and production and business agencies of petroleum industry. To concentrate die state management of petroleum on a single agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To encourage and speed up petroleum survey and exploration activities; to build a transparent and effective system for supervising and assigning contracts on exploration lots; to periodically revise financial terms so as to make petroleum exploration and development investment activities in Vietnam cornpetitive with those in other countries.

- To prioritize the development, exploitation and use of natural gas. To encourage and provide incentives for investors who invest in the exploration and exploitation of gas fields, especially those with limited reserves. To diversity the forms of investment and cooperation in the construction of gas-fired power plants for sale of electricity to the national grids.

- To adopt policies to encourage foreign investors to apply high technologies in exploiting oil and gas fields with limited reserves.

- Policies on petroleum processing:

+ To encourage foreign investors to participate in joint ventures contributing capital to building oil refineries and petrochemical plants and allow them to participate in me product distribution market with a certain market share.

+ To attract petroleum product-trading companies to enter into joint ventures developing oil refineries so as to link production with consumption and regulate profits between production and business activities.

- The State encourages and protects overseas petroleum survey, exploration and exploitation activities carried out by Vietnamese enterprises.

d/ Orientations for the development of new and renewable energies:

- Regarding survey and planning: New and renewable energies have not yet been adequately evaluated, therefore, it is necessary to elaborate plans on, and make proper investment in, conducting surveys in order to obtain additional data for planning and zoning areas with these energies and preparing investment and exploitation plans. To establish specialized organizations of various economic sectors to conduct surveys and elaborate plannings and plans. To carry out communication. research, trial production and expansion of new and renewable energies nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To integrate the use of new and renewable energies into the energy conservation program and other national target programs such as those on rural electrification, aforestation, hunger eradication and poverty alleviation, clean water, integrated fish pond­-livestock pen-home garden model, etc.

- To encourage enterprises to build in places where conditions permit appropriate establishments for manufacturing, assembling and repairing equipment and facilities fuelled by new energy such as water boilers, small-sized hydropower equipment, wind-operated engines and biogas digesters. To cooperate with, and purchase technologies from, developed countries in order to assembly hi-tech equipment such as solar cells, wind-operated equipment, etc, then strive to assemble and manufacture these equipment at home.

- To support investment in programs on survey and research into new and renewable energies, trial production of new and renewable energy products and development of models of use of new and renewable energies; to offer tax incentives for the import of equipment and new technologies and the manufacture and distribution of equipment; to protect copyright of author a of valuable inventions and technical renovations.

- To allow domestic and foreign individuals and economic organizations to coordinate with one another in making investment in the exploitation of new and renewable energy sources on the basis of mutual benefits.

4. Policies

a/ Policy on assurance of national energy security:

To prioritize the implementation of the policy on assurance of national energy security towards synchronous development of various energy sources; to exploit and use domestic energy sources in an economical manner, to reduce dependence on imported petroleum products; to export a rational quantity of coal (in the immediate future, to reduce annual coal exports); to connect to the regional energy systems; to expand petrol and oil reserves; and to combine energy security with assurance of defense and national security.

b/ Policy on energy prices

The policy on energy prices is considered a breakthrough policy aiming to quickly abolish monopoly and subsidization in energy production and consumption. Energy prices should be determined under the market mechanism. The State shall regulate energy prices through tax policies and other management tools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To prioritize the development of new energy, renewable energy, bio-energy and nuclear power. To encourage overseas investment to seek for energy sources; to adopt policies to ensure equality among economic sectors participating in energy development.

d/ Policy on economical and efficient use of energy.

The policy on encouraging the economical and efficient use of energy must identify specific conservation requirements on sectors which consume a large volume of energy; to encourage the application of energy-saving equipment and technologies.

e/ Policy on environmental protection

The policy on environmental protection aims to ensure the harmony between energy exploitation and use with environmental management; to apply advanced environmental standards in an appropriate manner.

5. Implementation solutions

a/ Solutions on development investment

- To perfect me organization and management of the Vietnam Electricity Group, the Vietnam Coal and Mineral Group and the Vietnam Petroleum Group after the model of industrial-commercial-financial group conducting multiple business lines at home and abroad and plays the key role in energy development investment.

- To consider and expand the exploration and exploitation of primary energy in offshore sea areas and the overlapping areas between Vietnam and some regional countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To publicize a list of investment projects; to encourages domestic and foreign economic sectors to invest in the energy domain.

b/ Solutions on financial rnechanisms

- To increase investment from the state budget for energy projects in rural and mountainous areas and islands so as to contribute to economic development and hunger eradication and poverty alleviation in these areas; to study the establishment of an energy development fund to provide support for investment in the development of new and renewable energies and the implementation of public-utility projects.

-To prioritize the allocation of concessional credits from the development support fund, ODA capital and other foreign bilateral loans for energy projects such as those on the exploration and development of new and renewable energies and bio-energy.

c/  Solutions on human resource development

- To concentrate efforts on training and raising professional qualifications of managers, technicians and skilled workers; lo focus on training human resource? for sectors in which human resources remain insufficient in quantity or poor in quality, especially the sub-sectors of new and renewable energy, bio-energy, oil refinery, petrochemistry and nuclear power.

- To accelerate scientific research into and application of new technologies, especially in the dornain of petroleum and coal survey and exploration; to re-organize scientific and technological research and training establishments into specialized ones; lo develop scientific-technological potential together with the application and renovation of foreign technologies, then striving to create new technologies in the energy domain.

- To accelerate the application of energy-saving solutions; to enhance coordination between authorities, the Fatherland Front and mass associations in encouraging people to use energy in an economical and efficient manner while ensuring environmental protection.

d/ Solution on organizational mechanisms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To promulgate new legal documents at the same time with revising and improving current ones in order to switch the operation of energy enterprises after the market mechanism; to abolish enterprise monopoly.

Article 2- Tasks of ministries, branches and concerned units

1. The Ministry of Industry and Trade:

- To take responsibility for managing and directing the implementation of this Strategy.

- To direct the elaboration of plannings on development of the energy sectors and sub-sectors of electricity, coal and petroleum in each socio­economic development period.

- To direct the assessment and updating of energy demands so as to work out an appropriate program on development of energy facilities, meeting national energy demands. In case of big changes in energy demand and supply, it is necessary to calculate and propose adjustments to that program.

- To study and propose according Id its competence mechanisms and policies for the implementation of this strategy as prescribed by the Government.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment:

To direct the coordination among concerned ministries and branches in conducting survey into and exploration of reserves of energy resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To coordinate with one another in studying, perfecting and promulgating mechanisms on mobilization and efficient use of capital for investment in energy development.

4. The Ministry of Science and Technology:

To coordinate with the Ministry of Industry and Trade in directing the implementation of programs on promoting scientific and technological activities in the energy domain in the direction of encouraging the acquisition and application of advanced and energy-saving technologies in the world.

5. The Ministry of Education and Training:

To assume the prime responsibility for, und coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in directing the elaboration of programs on  and organizing, the training of technicians, managers and skilled workers, especially in the domain of power energy, so to meet the requirements on human resources for the energy sector's development

6. Ministries, branches, localities, and concerned enterprises, organization and individuals shall, within their functions and tasks, properly implement this Strategy in accordance with regulations.

Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its publication in 'CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees and concerned unite and individual Khali implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.528

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.134.221
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!