ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 183/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày
29 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
CẤP TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07
tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục
hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành
chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 04/TTr-STP 25/11/2016 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực bồi
thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm
theo Quyết định này thủ tục hành chính lĩnh vực Bồi thường nhà nước thuộc thẩm
quyền của UBND tỉnh, các cơ quan thuộc UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn
vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 183/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN
HÀNH MỚI
STT
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Văn bản quy định
|
1
|
Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm
bồi thường
|
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP;
- Thông tư 19/2010/TTLT-BTP- BTC-TTCP;
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP
ngày 27/02/2013;
|
2
|
Thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
|
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP.
|
3
|
Thủ tục trả lại tài sản
|
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP
|
4
|
Thủ tục chi trả tiền bồi thường
|
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP;
- Thông tư liên tịch số
08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP;
- Thông tư liên tịch số
71/2012/TTLT-BTC-BTP.
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Thủ tục giải quyết bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm
bồi thường
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người bị thiệt
hại gửi đơn (kèm hồ sơ) yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi
thường;
Bước 2: Cơ quan có
trách nhiệm bồi thường kiểm tra tính hợp lệ của đơn và hồ sơ kèm theo, trường
hợp không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung;
Bước 3: Cơ quan có
trách nhiệm bồi thường tiến hành xác minh thiệt hại để làm căn cứ các định mức
bồi thường.
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường tiến hành thương lượng
việc bồi thường với người bị thiệt hại;
Bước 4: Cơ quan có
trách nhiệm bồi thường ra căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại và kết quả
thương lượng với người bị hại để ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cách thức thực hiện: Trực
tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính;
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu bồi thường;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành
vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Số lượng hồ sơ: Không
quy định.
Thời hạn giải quyết:
- Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường: trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ hợp lệ;
- Xác minh thiệt hại: trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày
thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp
hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể
kéo dài nhưng không quá 40 ngày;
- Thương lượng bồi thường: trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện phải tiến hành
thương lượng với người bị thiệt hại. Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30
ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều
tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài thêm nhưng không
quá 45 ngày;
- Quyết định giải quyết bồi thường: trong thời hạn 10 ngày,
kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải
ra quyết định giải quyết bồi thường.
Cơ quan thực hiện: Cơ
quan có trách nhiệm bồi thường.
Đối tượng thực hiện: Cá
nhân, tổ chức
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn yêu cầu bồi thường (đối với cá nhân bị thiệt hại)
(Mẫu 01a, Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP)
- Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (đối với trường hợp
người bị thiệt hại chết) (Mẫu 01b, Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP)
- Đơn yêu cầu bồi thường (đối với tổ chức bị thiệt hại)
(Mẫu 01c, Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP)
Lệ phí: Không.
Ket quả thực hiện: Quyết
định hành chính.
Yêu cầu điều kiện:
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý
hành chính chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định
hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật;
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc
phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và
hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người
bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương
ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.
- Thông tư 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày
27/02/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Mẫu số 01a (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 27 tháng 02 năm 2013)
CỘNG
Hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐơN
YÊU CẦU BỒi THƯỜNG
(đối với cá nhân bị
thiệt hại)
Kính
gửi:.........................(Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)
Tên tôi
là:..................................................................................................................
Địa
chỉ:.....................................................................................................................
Theo............số............ngày............tháng............năm............của............
Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài
sản:...............................................................................................................
Đặc điểm của tài sản (hình
dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua
tài sản...):
Tình trạng tài sản (bị
phát mại, bị mất, bị hư hỏng)........................................................
Giá trị tài sản khi mua:...............................................................................................
Giá trị tài sản khi bị xâm
phạm:..................................................................................
Thiệt hại do việc không sử
dụng, khai thác tài sản (nếu có):........................................
(Kèm theo tài liệu chứng
minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi
thường:..........................................................................................
2. Thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút (nếu có)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu chứng
minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Thiệt hại do tổn thất
về tinh thần (nếu có)
a) Trường hợp bị tạm giữ, bị
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
Số ngày bị tạm giữ/bị đưa
vào trường giáo dưỡng / cơ sở giáo dục / cơ sở chữa bệnh
(từ
ngày.......................đến ngày.........................):
..........................ngày.
Số tiền yêu cầu bồi
thường:......................................................................................
b) Trường hợp sức khoẻ bị
xâm phạm
Mức độ sức khoẻ bị tổn
hại:......................................................................................
Số tiền yêu cầu bồi
thường:......................................................................................
4. Thiệt hại về vật chất
do bị tổn hại về sức khỏe (nếu có)
a) Chi phí hợp lý cho việc
cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút, bao
gồm:
................................................................................................................................
(Kèm theo hồ sơ bệnh án,
hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên).
b) Chi phí hợp lý và thu
nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị (nếu có):
................................................................................................................................
(Kèm theo giấy tờ chứng
minh những khoản tiền trên)
c) Trường hợp người bị thiệt
hại mất khả năng lao động
- Chi phí hợp lý cho người
thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (nếu có):...........
................................................................................................................................
- Khoản tiền cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
(Kèm theo giấy tờ chứng
minh những khoản tiền trên)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5. Tổng cộng số tiền đề
nghị bồi thường
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét,
giải quyết bồi thường cho Tôi về những thiệt hại trên theo quy định của pháp
luật./.
|
.......ngày.......tháng.......năm.......
Người yêu cầu bồi
thường
(Ký, và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 01b (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP
ngày 27 tháng 02 năm 2013)
CỘNG
Hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
YÊU CẦU BồI THƯỜNG THIỆT HẠI
(đối với trường hợp
người bị thiệt hại chết)
Kính
gửi:..............................(Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)
Tên tôi
là:..................................................................................................................
Địa
chỉ:.....................................................................................................................
Là: (Ghi rõ quan hệ
với người bị thiệt hại là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại, người được người bị
thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng).
Được sự ủy quyền của những
người sau (nếu có):
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Theo.......... số..........
ngày.......... tháng.......... năm.......... của về việc.......... Tôi đề nghị
Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tổn thất
về tinh thần..........................................................................
................................................................................................................................
2. Chi phí cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết (nếu có)
................................................................................................................................
................................................................................................................................
(Kèm theo hồ sơ bệnh án,
hóa đơn, chứng từ, xác nhận liên quan đến các chi phí trên)
3. Khoản tiền cấp dưỡng
cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu
có)
................................................................................................................................
(Kèm theo giấy tờ chứng
minh những khoản tiền c?p d??ng tr?n)ấp dưỡng trên)
4. Chi phí mai táng...................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
(Kèm theo giấy chứng tử)
5. Tổng cộng số tiền đề
nghị bồi thường.................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét,
giải quyết bồi thường thiệt hại cho Tôi theo quy định của pháp luật./.
Xác nhận của UBND
xã, phường, thị trấn
(Về mối quan hệ
giữa người yêu cầu bồi thường và người bị thiệt hại đã chết)
(Ký, đóng dấu và
ghi rõ họ tên)
|
.......ngày.......tháng.......năm.......
Người yêu cầu bồi
thường
(Ký, và ghi rõ họ
tên)
|
Mẫu số 01c (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP
ngày 27 tháng 02 năm 2013)
CỘNG
Hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
YÊU CẦU Bồi THƯỜNG
(đối với tổ chức bị
thiệt hại)
Kính
gửi:...........................(Tên cơ quan có trách nhiệm bồi thường)
Tên tổ
chức:.............................................................................................................
Địa
chỉ:.....................................................................................................................
Theo..........số..........ngày..........tháng..........năm..........của..........về
việc....................
Tôi đề nghị Quý Cơ quan xem xét, giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm (nếu có)
Tên tài
sản:...............................................................................................................
Đặc điểm của tài sản (hình
dáng, màu sắc, kích thước, công dụng, năm sản xuất, xuất xứ tài sản, nơi mua
tài sản...):
................................................................................................................................
Tình trạng tài sản (bị
phát mại, bị mất, bị hư hỏng).......................................................
Giá trị tài sản khi
mua:...............................................................................................
Giá trị tài sản khi bị xâm
phạm:..................................................................................
Thiệt hại do việc không sử
dụng, khai thác tài sản (nếu có):
................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu
chứng minh về tài sản nêu trên nếu có)
Mức yêu cầu bồi thường:…
2. Thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút (nếu có)
................................................................................................................................
(Kèm theo tài liệu chứng
minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút)
3. Tổng cộng số tiền đề
nghị bồi thường.................................................................
Đề nghị Quý Cơ quan xem xét,
giải quyết bồi thường về những thiệt hại trên theo quy định của pháp luật./.
|
.......ngày.......tháng.......năm.......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
2. Thủ tục chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người thực
hiện việc chuyển giao phải trực tiếp chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường
cho người bị thiệt hại.
Bước 2: Người bị thiệt
hại phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi
thường. Ngày ký nhận của người bị thiệt hại được tính là ngày nhận được quyết
định giải quyết bồi thường.
Trong trường hợp người bị thiệt hại vắng mặt thì quyết định
giải quyết bồi thường có thể được giao cho người thân có đủ năng lực hành vi
dân sự cùng cư trú với họ. Người thân của người bị thiệt hại phải ký nhận vào
biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường. Ngày ký nhận của
người thân cùng cư trú được tính là ngày người bị thiệt hại nhận được quyết
định giải quyết bồi thường.
- Trong trường hợp người bị thiệt hại không có người thân
có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ từ chối nhận hộ
quyết định giải quyết bồi thường, thì có thể chuyển giao quyết định giải quyết
bồi thường thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú.
- Trong trường hợp việc chuyển giao quyết định giải quyết
bồi thường qua người khác thì người thực hiện việc chuyển giao phải lập biên
bản ghi rõ việc người bị thiệt hại vắng mặt, quyết định giải quyết bồi thường
đã được giao cho ai; lý do; ngày, giờ giao; quan hệ giữa người nhận hộ với
người bị thiệt hại; cam kết giao ngay tận tay quyết định giải quyết bồi thường
cho người bị thiệt hại. Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển quyết định
giải quyết bồi thường và người thực hiện việc chuyển giao quyết định giải quyết
bồi thường, người chứng kiến.
Cách thức thực hiện: Trực
tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
Thành phần hồ sơ:
- Quyết định giải quyết bồi thường;
- Biên bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi
thường.
Số lượng hồ sơ: Không
quy định.
Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
- UBND cấp xã nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú hoặc nơi tổ
chức bị thiệt hại đặt trụ sở, trong trường hợp chuyển giao quyết định giải
quyết bồi thường thông qua UBND cấp xã.
Đối tượng thực hiện: Cá
nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện: Biên
bản hoặc sổ giao nhận quyết định giải quyết bồi thường.
Yêu cầu điều kiện:
Không.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009;
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn
thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành
chính;
3. Thủ tục trả lại tài sản
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn
5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị
hủy bỏ, cơ quan đã ra các quyết định đó có trách nhiệm thông báo cho người bị
thiệt hại về việc trả lại tài sản. Trong nội dung thông báo phải ghi rõ về địa
điểm, thời gian trả lại tài sản.
Việc trả lại tài sản được tiến hành tại trụ sở cơ quan đã
ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản hoặc nơi đang bảo
quản tài sản.
Mọi chi phí cho việc vận chuyển, lắp ráp, khôi phục hiện
trạng ban đầu của tài sản do cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê
biên, tịch thu chi trả.
Bước 2: Khi tiến hành
trả lại tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản có trách
nhiệm yêu cầu người bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệt hại ủy quyền
đến nhận lại tài sản xuất trình các giấy tờ chứng minh là người có tài sản bị
thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu hoặc là người được người đó ủy quyền.
Bước 3: Công chức được
giao thực hiện việc trả lại tài sản yêu cầu người nhận kiểm tra về số lượng,
khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản dưới sự chứng kiến của thủ kho nơi
bảo quản tài sản.
Việc trả lại tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký
của người nhận lại tài sản, đại diện cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ,
kê biên, tịch thu tài sản, công chức được giao thực hiện việc trả lại tài sản
và thủ kho nơi bảo quản tài sản.
Cách thức thực hiện: Trực
tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Thông báo về việc trả lại tài sản.
- Biên bản có chữ ký của người nhận lại tài sản, đại diện
cơ quan đã ra quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài sản, công chức
được giao thực hiện việc trả lại tài sản và thủ kho nơi bảo quản tài sản.
Số lượng hồ sơ: Không
quy định.
Thời hạn giải quyết: 05
ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy
bỏ.
Cơ quan thực hiện: Cơ
quan đã ra Quyết định hủy bỏ Quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu tài
sản.
Đối tượng thực hiện: Cá
nhân, tổ chức
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện: Biên
bản trả lại tài sản.
Yêu cầu điều kiện: Tài
sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết
định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật TNBTCNN.
4. Thủ tục chi trả tiền bồi thường
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu
lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị
bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí
từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
Bước 2: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách
nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có
văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường
hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung
hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung
hồ sơ không quá 15 ngày
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan
có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại;
Bước 3: Sau khi nhận
được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ
quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người
bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại;
Cách thức thực hiện: trực
tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí.
- Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
- Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có
thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Thời hạn cơ quan có trách nhiệm bồi thường chuyển hồ sơ
đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính có thẩm quyền: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp
luật;
- Thời hạn cơ quan tài chính có thẩm quyền kiểm tra tính
hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ
đề nghị bồi thường;
- Thời gian bổ sung hồ sơ yêu cầu bồi thường: không quá 15
ngày;
- Thời hạn cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho
cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại: Trong thời
hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ;
- Thời hạn cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện
việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị
thiệt hại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được kinh phí do cơ
quan tài chính cấp.
Cơ quan thực hiện: Cơ
quan có trách nhiệm bồi thường.
Đối tượng thực hiện: Cá
nhân, tổ chức
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
Lệ phí: Không
Kết quả thực hiện: Biên
bản giao nhận tiền bồi thường phù hợp với hình thức giao nhận tiền.
Yêu cầu điều kiện:
Không
Căn cứ pháp lý:
- Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009;
- Nghị định số 16/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26
tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong
hoạt động quản lý hành chính.
- Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày
27/02/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính;
- Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.