ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1829/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA
BỆNH; Y TẾ DỰ PHÒNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số
4518/TTr-SYT ngày 23 tháng 5 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo
Quyết định này 03 thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan trong lĩnh vực
Khám bệnh, chữa bệnh; Y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế.
Danh mục và nội dung chi tiết của thủ tục hành
chính nội bộ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân
Thành phố tại địa chỉ https://hochiminhcity.gov.vn/ (Thủ tục hành chính nội bộ).
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Y tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH; Y TẾ DỰ
PHÒNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô
cấp huyện
|
Khám bệnh, chữa bệnh
|
Sở Y tế
|
2
|
Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
3
|
Công bố hết dịch
|
Y tế dự phòng
|
Sở Y tế
|
PHẦN
II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Kiểm tra, công nhận loại
trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại
trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc bệnh viện Da liễu) thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở
quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề
nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy
ban nhân dân Thành phố.
Bước 2: Thành lập Hội đồng kiểm tra
Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định thành
lập Hội đồng kiểm tra. Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra các tiêu chí loại trừ bệnh
phong ở quy mô cấp huyện.
Thành phần hội đồng kiểm tra gồm 07 hoặc 09 thành
viên:
+ Chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Sở Y tế.
+ Phó chủ tịch hội đồng: Lãnh đạo Đơn vị chuyên môn
được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong của Thành phố.
+ Ủy viên thư ký: Trưởng khoa Da liễu hoặc Trưởng
phòng Chỉ đạo tuyến thuộc Đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm loại trừ bệnh
phong của Thành phố.
+ Ủy viên giám sát: Đại diện của Bệnh viện Da liễu
Trung ương và đại diện của Bệnh viện Phong-Da liễu Trung ương Quỳnh Lập hoặc Bệnh
viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa hoặc Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Ủy viên: Đại diện Phòng Nghiệp vụ y; Phòng Tổ chức
cán bộ thuộc Sở Y tế và Đại diện Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra. Thời gian kiểm tra tối
đa 02 ngày.
Bước 4: Đánh giá kết quả và xếp loại
Bước 5: Công nhận huyện đạt được 04 tiêu chí loại
trừ bệnh phong:
Sau khi kiểm tra, Chủ tịch hội đồng có văn bản báo
cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố, kèm theo Biên bản kiểm tra của hội đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố căn cứ kết quả kiểm tra của Hội đồng, xem
xét quyết định công nhận.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản
đề nghị tiến hành kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong.
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
hoặc bệnh viện Da liễu) của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Y tế;
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công nhận loại trừ bệnh
phong ở quy mô cấp huyện.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06/06/2013 quy định
tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh
và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Công bố dịch bệnh truyền
nhiễm thuộc nhóm B, C
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh
được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm
cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2016/QĐ-TTg có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch.
Bước 2. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định
có dịch, Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Bước 3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được
báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nơi xảy ra dịch có
trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm
quyền.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không
quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 48 giờ kể từ
khi xác định có dịch
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Y tế.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định Công bố dịch.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:
- Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã)
được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của
tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;
- Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;
- Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy
định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thủ tục Công bố hết dịch bệnh
truyền nhiễm
a) Trình tự thực hiện:
Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp
mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số
02/2016/QĐ-TTg và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định:
- Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B
và nhóm C;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công
bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không
quy định
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Y tế
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công bố hết dịch.
h) Phí, lệ phí (nếu có): Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40
Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải
đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời
gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2016/QĐ-TTg .
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định
điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính
phủ ban hành.