ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
182/1998/QĐ-CT
|
Bình
Dương, ngày 12 tháng 12 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và
Kiểm dịch thực vật ngày 15/02/1993.
- Căn cứ Nghị định 92/CP ngày
27/11/1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực
vật.
- Theo đề nghị của Giám đốc
sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tờ trình số 304/TT.NN-PTNT ngày 18/6/1998)
và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định
này Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quy chế này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với nội dung Quy chế
này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh,
Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chủ tịch UBND các huyện, thị và
Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Hồng Đoàn
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/1998/QĐ-CT ngày 12/12/1998 của Chủ
tịch UBND tỉnh).
I/ VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN.
Điều 1. Chi cục Bảo vệ Thực vật (say đây
gọi tắt là Chi cục) là đơn vị sự nghiệp chuyên ngành bảo vệ thực vật, trực
thuộc và chịu sự quản lý về mọi mặt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ
Thực vật.
Điều 2. Chi cục có chức năng:
- Giúp UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quản lý nhà nước về công tác bảo vệ thực vật (BVTV) và kiểm dịch thực
vật (KDTV).
- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trên lĩnh vực bảo vệ thực vật đến người nông dân.
- Quản lý và lưu chuyển vật tư kỹ thuật, thuốc
bảo vệ thực vật dự trữ để chống dịch.
Điều 3. Nhiệm vụ của Chi cục:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch về công tác BVTV. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
UBND tỉnh ban hành các văn bản về những vấn đề có liên quan đến công tác BVTV
và KDTV. Chỉ đạo thực hiện các quyết định, chỉ thị của nhà nước và của tỉnh về
công tác BVTV và KDTV trên địa bàn tỉnh.
2. Nắm vững kịp thời diễn biến dịch hại trên các
loại cây trồng, dự tính dự báo những dịch hại về thời gian, số lượng, mật độ và
phạm vi gây hại trên địa bàn tỉnh. Triển khai tổ chức công tác quản lý dịch hại
mang lại lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao. Tổng kết quy luật phát sinh dịch
hại hàng vụ, hàng năm.
3. Thực hiện các thí nghiệm, khảo sát những đề
tài khoa học của địa phương và Trung ương về công tác BVTV và KDTV.
4. Thực hiện công tác BVTV và KDTV ở địa phương,
khử trùng kho chứa nông sản thực phẩm, ngăn chặn sự lây lan những dịch hại nguy
hiểm trên địa bàn tỉnh.
5. Tổ chức quản lý, lưu chuyển nguồn vật tư kỹ
thuật BVTV, thuốc BVTV. Tổ chức dịch vụ kỹ thuật BVTV, KDTV theo quy định.
6. Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới BVTV ở cơ
sở, đưa tiến bộ kỹ thuật trên lĩnh vực bảo vệ cây trồng đến người sản xuất.
7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực BVTV và KDTV.
Điều 4. Chi cục có quyền hạn:
1. Chi cục Bảo vệ Thực vật là cơ quan giúp UBND
tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác BVTV và KDTV. Căn
cứ vào nhu cầu của địa phương, hàng năm Chi cục phải thống nhất với UBND các
huyện, thị về tổ chức cán bộ, kinh phí hoạt động, kinh phí dự phòng, kinh phí
chống dịch, vốn đầu tư xây dựng cơ bản… thuộc lĩnh vực BVTV và KDTV, trình UBND
tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Chi cục BVTV được ra các văn bản quản lý
chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành cho toàn bộ hệ thống BVTV, đồng thời làm tham
mưu cho UBND tỉnh ra các văn bản về quản lý nhà nước đối với công tác BVTV và
KDTV để các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện.
3. Chi cục được thanh tra, kiểm tra mọi tổ chức
cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động về BVTV và KDTV
(chế độ, chính sách, quy định, quy phạm, pháp chế…). Tùy theo mức độ vi phạm,
Chi cục có quyền kiến nghị với các cấp chính quyền và cơ quan chức năng xử lý
theo luật định.
4. Chi cục được quyền sử dụng, cử đi đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức của ngành theo đúng chế độ chính sách của
nhà nước; được điều động bố trí công tác, giải quyết chính sách, khen thưởng,
kỷ luật đối với công chức thuộc ngành BVTV theo sự phân cấp của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của UBND tỉnh.
II/ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 5. Tổ chức bộ máy:
1. Bộ máy của Chi cục gồm có:
a. Lãnh đạo: Gồm 01 Chi cục Trưởng, 1 - 2 Phó
Chi cục trưởng.
Chức danh Chi cục Trưởng và Phó Chi cục Trưởng
do UBND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
b. Các phòng ban:
- Phòng nghiệp vụ, bao gồm: Tổ chức cán bộ, hành
chính, tài vụ kế toán, kế hoạch tổng hợp và quản lý thuốc dự trữ chống dịch.
- Phòng kỹ thuật.
- Thanh tra Chi cục.
Mỗi phòng có 1 Trưởng phòng và 1 Phó Trưởng
phòng. Thanh tra Chi cục có 01 Chánh Thanh tra và 01 Phó Chánh Thanh tra. Chánh
Thanh tra chuyên ngành BVTV do UBND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trưởng phòng và Phó Chánh Thanh tra do
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm. Phó Trưởng phòng do
Chi cục trưởng bổ nhiệm.
c. Các Trạm BVTV huyện:
- Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Thuận An.
- Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Bến Cát.
- Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Tân Uyên.
Trạm có 1 Trưởng trạm, 1 Phó Trưởng trạm. Trưởng
trạm do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị
của Chi cục trưởng sau khi đã bàn bạc thỏa thuận với Chủ tịch UBND huyện. Phó
Trưởng trạm do Chi cục Trưởng bổ nhiệm.
Điều 6. Chế độ làm việc:
1. Chi cục làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chi
cục trưởng chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
tỉnh, Cục Bảo vệ Thực vật về các mặt công tác thuộc lĩnh vực BVTV và KDTV, chủ
động điều hành quản lý thống nhất mọi hoạt động (chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế,
kỹ thuật…) của ngành trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phó Chi cục trưởng giúp việc cho Chi cục
trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về phần việc được phân công, đồng
thời cùng Chi cục trưởng chịu trách nhiệm liên đới trước cấp trên về các hoạt
động của đơn vị.
3. Phòng nghiệp vụ giúp Chi cục trưởng quản lý
về các mặt:
- Tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tài vụ kế
toán và các mặt hoạt động khác có tính chất tổng hợp.
- Quản lý và lưu chuyển thuốc dự trữ chống dịch.
4. Phòng kỹ thuật giúp Chi cục trưởng thực hiện
các điểm 1, 2, 3, 4, 6 tại điều 3 của Quy chế này. Ngoài ra, Phòng kỹ thuật
giúp Chi cục trưởng quản lý chuyên môn kỹ thuật đối với các Trạm Bảo vệ Thực
vật huyện, ra thông báo tình hình dịch hại.
5. Thanh tra Chi cục có nhiệm vụ giúp Chi cục
Trưởng Thanh tra chuyên ngành theo Điều lệ thanh tra chuyên ngành BVTV ban hành
kèm theo Nghị định 92/CP ngày 27/11/1993 và Nghị định 78/CP ngày 29/11/1996 của
Chính phủ.
6. Các trạm Bảo vệ Thực vật huyện:
Trạm Bảo vệ Thực vật huyện là đơn vị trực thuộc
Chi cục đặt trên địa bàn huyện, chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Chi
cục, đồng thời chịu sự quản lý về hành chính nhà nước của UBND huyện.
Trạm được sử dụng con dấu riêng, được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện.
Trạm Bảo vệ Thực vật huyện có nhiệm vụ quản lý
nhà nước về công tác BVTV, KDTV, công tác sự nghiệp khoa học kỹ thuật, dịch vụ
kỹ thuận trên địa bàn trạm phụ trách gồm:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí hàng
quý, hàng năm của trạm thông qua ý kiến của Chi cục, Phòng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn trình UBND huyện xét duyệt và giao chỉ tiêu ngân sách của Trạm
trong quý, năm.
+ Xây dựng phương án, quy trình kỹ thuật BVTV
phù hợp với điều kiện và yêu cầu sản xuất của huyện.
+ Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chủ
trương, chính sách, quy chế, quy trình kỹ thuật về BVTV của Trung ương và tỉnh.
+ Dự đoán, dự báo tình hình dịch hại tại địa bàn
mà trạm phụ trách, đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương biết.
+ Tổ chức thực hiện công KDTV theo chức năng và
quyền hạn mà Chi cục phân cấp.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh,
huyện tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra về công tác BVTV.
+ Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện, thị tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới BVTV cơ sở,
bồi dưỡng, tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên lĩnh vực bảo vệ cây
trồng đến người nông dân trên địa bàn mà trạm phụ trách.
7. Quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV:
Chi cục BVTV có trách nhiệm giúp UBND quản lý
nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV. Chi cục BVTV có trách nhiệm phối hợp với các
ngành Thuế, Quản lý Thị trường, Công an, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát
định kỳ đột xuất tình hình kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Các trường
hợp xử lý đều phải báo cáo kết quả cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và UBND tỉnh.
III/ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC:
Điều 8. Với Cục Bảo vệ Thực vật:
Là quan hệ theo chuyên ngành về chuyên môn,
nghiệp vụ kỹ thuật. Chi cục có trách nhiệm thực hiện các chủ trương biện pháp
về BVTV của Cục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, thực hiện chế độ
báo cáo, thông báo tình hình dịch hại và hoạt động của Chi cục theo quy định
của ngành.
Điều 9. Với UBND tỉnh và các ngành chức
năng của tỉnh:
UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các ngành chức năng của tỉnh để giao nhiệm vụ kế hoạch hàng năm
cho Chi cục kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, xử lý các vấn đề phát
sinh về tổ chức, chế độ chính sách, tài chính, kế hoạch, kỹ thuật… trong hoạt
động của Chi cục.
Điều 10. Với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Chi cục chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ hoạt động của Chi cục theo sự
phân công của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cho
Chi cục Quản lý, quyết định và giải quyết một số công việc theo quy định của sở.
Điều 11. Với UBND huyện, thị:
Quan hệ Chi cục với UBND huyện, thị là mối quan
hệ giữa ngành và cấp: Chi cục thông qua Trạm BVTV huyện, thị thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước và nhiệm vụ sự nghiệp về công tác BVTV trên địa bàn huyện, thị.
UBND huyện có trách nhiệm tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hoạt động của Chi cục trên địa bàn huyện. Tổ chức chỉ đạo kiểm tra
đôn đốc các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất trong huyện thực hiện kế hoạch
và biện pháp BVTV, thực hiện chính sách quy chế về BVTV đã ban hành, tổ chức
chỉ đạo công tác quản lý dịch hại, bảo vệ sản xuất thường xuyên cũng như các
đợt trừ diệt dịch hại tập trung trên quy mô rộng, kiểm tra việc kinh doanh, sử
dụng thuốc BVTV và xử lý các trường hợp vi phạm luật pháp về hoạt động sản xuất
kinh doanh thuốc BVTV.
IV/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Điều 12. Quy chế này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký. Những quy định của UBND tỉnh trước đây trái với Quy chế này đều
bãi bỏ.
Việc sửa đổi bổ sung Quy chế này do Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh cùng
thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định./.