ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
172/QĐ-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 6 năm 1979
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA “BAN KHAI
HOANG XÂY DỰNG KINH TẾ MỚI” THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ “BAN KHAI HOANG SẢN XUẤT”
QUẬN, HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật T ổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban Hành chánh các cấp ngày 27-10-1962 ;
- Xét nhu cầu về củng cố, tăng cường tổ chức quản lý công tác khai hoang xây dựng
những vùng kinh tế mới của thành phố,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay đổi tên “Ban
Vận động hồi hương và xây dựng vùng kinh tế mới” (được thành lập theo quyết
định số 24/QĐ-UB ngày 12-01-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố) thành “Ban Khai
hoang xây dựng kinh tế mới” trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Khai hoang xây dựng kinh tế
mới là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm quản
lý, chỉ đạo thực hiện công tác khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới do Ủy ban
nhân dân thành phố giao.
Ban chịu sự lãnh đạo trực tiếp
và toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên
môn, nghiệp vụ của Tổng cục Khai hoang xây dựng kinh tế mới thuộc Bộ Nông
nghiệp, theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương
và vùng lãnh thổ.
Ban Khai hoang xây dựng kinh tế
mới thành phố có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản ở
ngân hàng.
Điều 2.- Ban Khai hoang
xây dựng kinh tế mới thành phố có các nhiệm vụ chính sau đây :
1. Phối hợp với các cơ quan liên
quan tiến hành điều tra, khảo sát, lập quy hoạch các vùng khai hoang, xây dựng
kinh tế mới ở các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh bạn.
Tổ chức thực hiện quy hoạch sau
khi đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Căn cứ và quy hoạch, lập và
tổ chức thực hiện kế hoạch khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới, sau khi đã
được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt.
3. Nghiên cứu cụ thể hóa các
chính sách, chế độ của Nhà nước về khai hoang xây dựng kinh tế mới để Ủy ban
nhân dân thành phố thông qua thi hành trong địa phương.
Giúp Ủy ban nhân dân thành phố
đề ra chương trình, biện pháp và điều hòa, phối hợp công tác giữa các ngành và
các quận, huyện trong thành phố nhằm hoàn thành thắng lợi công tác khai hoang
xây dựng kinh tế mới.
4. Chỉ đạo việc thực hiện công
tác chuyển lao động và nhân dân đi khai hoang xây dựng kinh tế mới và tổ chức
thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đối với nhân dân đi xây dựng kinh
tế mới. Tổ chức hướng dẫn nhân dân sản xuất, chăm lo đời sống, phúc lợi xã hội
của nhân dân thành phố ở các vùng kinh tế mới để bàn giao cho chính quyền địa
phương quản lý.
5. Quản lý, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả kinh tế cao : tiền vốn, vật tư, thiết bị, lao động, v.v... được huy
động vào công tác khai hoang xây dựng kinh tế mới.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời
chế độ báo cáo, thỉnh thị, sơ kết, tổng kế kinh nghiệm theo quy định của Hội
đồng Chính phủ và của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. - Cơ cấu tổ chức
: Ban Khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới thành phố được tổ chức và làm việc
theo chế độ thủ trưởng kết hợp với bàn bạc tập thể, phát huy quyền làm chủ tập
thể của cán bộ, công nhân viên chức toàn Ban. Ban đặt dưới quyền điều khiển của
một Trưởng Ban và có một số Phó Ban giúp việc Trưởng Ban. Trưởng Ban là người
có trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo toàn diện, công tác của
Ban được quy định ở điều 1 và 2 nêu trên. Các Phó Ban giúp Trưởng Ban trong
việc lãnh đạo chung và được Trưởng Ban ủy nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác của
Ban.
Cơ cấu tổ chức của Ban gồm có :
a/ Bộ máy cơ quan Ban :
1- Văn phòng Ban,
2- Phòng Kế hoạch,
3- Phòng Kế toán - thống kê,
4- Phòng Tổ chức – lao động tiền
lương,
5- Phòng Chuyển dân,
6- Phòng Kiến thiết cơ bản và
sản xuất,
7- Ban Thanh tra.
Các phòng, ban nêu trên có nhiệm
vụ tham mưu giúp cho Trưởng Ban thực hiện chức năng, quyền hạn quản lý công tác
khai hoang xây dựng kinh tế mới của Ban và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Ban và
các Ban kinh tế mới quận, huyện.
Biên chế lao động bộ máy cơ quan
Ban thuộc biên chế quản lý Nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt
hàng năm theo nguyên tắc tinh, gọn, có hiệu lực; biên chế năm 1979 được ấn định
80 (tám mươi) người (số có mặt).
b/ Các đơn vị trực thuộc Ban :
1. Đội khảo sát quy hoạch thiết
kế (được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-UB ngày 7-2-79 của Ủy ban nhân dân
thành phố).
2. Đội thi công khai hoang cơ
giới (được thành lập theo quyết định số 27/QĐ-UB ngày 7-2-79).
3. Trạm Cung ứng vật tư thành
lập trên cơ sở Phòng Vật tư đã có.
Trạm là đơn vị kinh doanh theo
chế độ hạch toán kinh tế. Trạm có tư cách pháp nhân đầy đủ, được phép sử dụng
con dấu, được cấp, vay vốn và mở tài khoản ở ngân hàng theo quy định hiện hành
của Nhà nước.
4- Các Ban kiến thiết khu vực,
gồm có :
- Ban kiến thiết vùng kinh tế
mới ngoại thành (được thành lập theo quyết định số 123/QĐ-UB ngày 13-4-1979 của
Ủy ban nhân dân thành phố).
- Ban kiến thiết xây dựng vùng
kinh tế mới tỉnh Minh Hải (được thành lập theo quyết định số 703/QĐ-UB ngày
16-12-1977).
- Ban kiến thiết xây dựng vùng
kinh tế mới tỉnh Kiên Giang (được thành lập theo quyết định số 607/QĐ-UB ngày
7-11-1977 ; sau đó Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định 24/QĐ-UB ngày
18-2-1978 tách ra làm hai Ban : An Biên và Gò Quao – Vĩnh Thuận).
Nay vẫn cho phép thi hành quyết
định số 24/QĐ-UB ngày 18-2-1978 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Ban kiến thiết xây dựng vùng
kinh tế mới tỉnh Lâm Đồng (được thành lập theo quyết định số 704/QĐ-UB ngày
16-12-1977; sau đó Ủy ban nhân dân thành phố có ra quyết định số 30/QĐ-UB ngày
12-2-1979 thành lập Ban điều hành khu kinh tế mới huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng
có quy định giải thể Ban kiến thiết Lâm Đồng).
Nay cho phép thi hành lại quyết
định số 704/QĐ-UB ngày 16-12-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Ban kiến thiết xây dựng vùng
kinh tế mới tỉnh Tây Ninh (được thành lập theo quyết định số 708/QĐ-UB ngày
7-11-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố, sau đó Ủy ban nhân dân thành phố có
ban hành quyết định số 09/QĐ-UB ngày 13-1-1979 thành lập Ban điều hành xã kinh
tế mới Suối Dây 2, có quy định giải thể Ban kinh tế mới Tây Ninh).
Nay cho phép thi hành lại quyết
định số 608/QĐ-UB ngày 7-11-1977 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Biên chế bộ máy của mỗi Ban kiến
thiết được ấn định theo quy mô khối lượng vốn đầu tư khai hoang xây dựng kinh
tế mới, phạm vi địa bàn và số dân định cư ở các điểm kinh tế mới trong từng khu
vực. Biên chế mỗi Ban kiến thiết không được vượt quá 30 (ba mươi) người.
Trưởng Ban Khai hoang xây dựng
kinh tế mới thành phố có trách nhiệm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
nêu ở điều 1 và 2 trên đây, sau khi đã trao đổi nhất trí với Ban Tổ chức chánh
quyền thành phố, ban hành nội quy cụ thể cho từng phòng, ban (bộ máy cơ quan
Ban), từng đơn vị trực thuộc và từng Ban kiến thiết.
Điều 4.- Cấp quận, huyện
:
a/ Duy trì mở mỗi quận, huyện
một tổ chức thống nhất lấy tên là “Ban Khai hoang sản xuất”. Cụ thể các quận,
huyện sau : 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh, Bình
Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp ; Ủy ban nhân dân quận, huyện khác có trách
nhiệm xây dựng đề án, làm tờ trình gởi Ủy ban nhân dân thành phố và Ban Khai
hoang xây dựng kinh tế mới thành phố để xét thành lập sau.
Ban Khai hoang sản xuất là cơ
quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận, huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban
quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác đưa dân trong quận, huyện đi khai hoang,
xây dựng vùng kinh tế mới.
Ban chịu sự lãnh đạo trực tiếp
và toàn diện của Ủy ban nhân dân quận, huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về
chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành phố.
Ban Khai hoang sản xuất quận,
huyện có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản ở ngân
hàng.
b/ Nhiệm vụ cụ thể của Ban Khai
hoang sản xuất quận, huyện do Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành phố
hướng dẫn và Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định trên cơ sở nhiệm vụ, quy mô
khối lượng công tác cụ thể về công tác khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, về
đưa dân và quản lý dân đi xây dựng kinh tế mới, .. do Ủy ban nhân dân thành phố
giao cho từng quận, huyện.
c/ Cơ cấu tổ chức :
Ban Khai hoang sản xuất quận,
huyện đặt dưới quyền điều khiển của một Trưởng Ban và có từ 1 đến 2 Phó Ban
giúp việc Trưởng Ban.
Phân ra hai loại cơ cấu tổ chức
như sau :
1- Đối với các quận, huyện có
nhiệm vụ tổ chức khai hoang, xây dựng cơ bản và quản lý dân ở các điểm kinh tế
mới, thì tổ chức gồm có :
- Bộ máy cơ quan Ban Khai hoang
sản xuất được ấn định biên chế là 12 (mười hai) cán bộ, công nhân viên.
- Công trường thi công xây dựng
cơ bản trực thuộc Ban Khai hoang sản xuất quận, huyện là đơn vị bên B, biên chế
máy công trường được ấn định cân đối với nhiệm vụ và khối lượng công tác cụ
thể, không vượt quá 20 người (hai mươi).
- Ban điều hành xã kinh tế mới
được thành lập khi đã đưa dân đến vùng kinh tế mới, biên chế được ấn định theo
tỷ lệ số dân (đã được quy định trong quyết định số 757/QĐ-UB ngày 31-12-1977
của Ủy ban nhân dân thành phố về khung cán bộ cho các xã kinh tế mới).
2- Đối với các quận, huyện có
nhiệm vu khai hoang và xây dựng cơ bản (không quản lý dân), thì tổ chức gồm có
:
- Bộ máy cơ quan Ban khai hoang
sản xuất được ấn định biên chế là 10 (mười) cán bộ công nhân viên.
Công trường thi công xây dựng cơ
bản trực thuộc Ban Khai hoang sản xuất là đơn vị bên B, biên chế bộ máy công
trường được ấn định cân đối với nhiệm vụ và khối lượng công tác cụ thể, không
vượt quá 20 người (hai mươi).
Điều 5.- Mối quan hệ công
tác của Ban Khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới thành phố
a/ Mối quan hệ với Tổng cục Khai
hoang xây dựng kinh tế mới (Bộ Nông nghiệp).
Ban Khai hoang xây dựng kinh tế
mới thành phố chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự kiểm tra việc
thực hiện chương trình, kế hoạch khai hoang xây dựng kinh tế mới thuộc Bộ Nông
nghiệp, được Tổng cục hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm để hoàn
thành nhiệm vụ và chấp hành đúng đắn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước.
Ban Khai hoang xây dựng kinh tế
mới thành phố tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chuẩn, định
mức kinh tế kỹ thuật do Hội đồng Chính phủ và Tổng cục ban hành. Trong quá
trình vận dụng thích hợp với điều kiện địa phương, nếu có sự thay đổi Ban cần
báo cáo xin ý kiến của Tổng cục.
Trước khi chấp hành các chủ
trương, chỉ thị của Tổng cục, đồng chí Trưởng Ban cần báo cáo với Ủy ban nhân
dân thành phố xin ý kiến chỉ đạo vụ thể trước khi thực hiện.
Ban có trách nhiệm làm báo cáo
định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm) về tình hình, nhiệm vụ công tác khai hoang,
xây dựng kinh tế mới do Ban phụ trách và báo cáo đột xuất cho Ủy ban nhân dân
thành phố và Tổng cục Khai hoang xây dựng kinh tế mới.
b/ Quan hệ với Ủy ban nhân dân
và Ban kinh tế mới các quận, huyện : Ban Khai hoang xây dựng kinh tế mới thành
phố có trách nhiệm chỉ đaọ, hướng dẫn, giúp đỡ Ủy ban nhân dân và Ban Khai
hoang sản xuất các quận, huyện trong việc tổ chức và thực hiện chương trình, kế
hoạch khai hoang xây dựng kinh tế mới do Ủy ban nhân dân thành phố giao cho
quận, huyện ; hướng dẫn các Ban khai hoang sản xuất và quận, huyện xây dựng các
phương án quy hoạch, khai hoang xây dựng các điểm kinh tế mới do quận, huyện
phụ trách ; kiểm tra các Ban Khai hoang sản xuất trong việc thực hiện các chủ
trương, chính sách, tiêu chuẩn định mức về khai hoang xây dựng kinh tế mới.
c/ Quan hệ với các ngành hữu
quan của thành phố và các tỉnh bạn :
Ban khai hoang xây dựng kinh tế
mới thành phố cần tăng cường quan hệ với các sở, ban, ngành hữu quan của thành
phố trên nguyên tắc hợp tác xã hội chủ nghĩa, cộng đồng trách nhiệm theo chức
năng của từng ngành nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khai hoang xây
dựng các vùng kinh tế mới, củng cố tốt và ổn định các điểm kinh tế mới để bàn
giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Ban Khai hoang xây dựng kinh tế
mới quan hệ chặt chẽ với Ủy ban nhân dân và Ban kinh tế mới các tỉnh sở tại để
được sự cộng tác, giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác khai hoang
xây dựng kinh tế mới, điều hành quản lý dân, giúp dân sản xuất và giáo dục
chính trị, bảo vệ trật tự an ninh và chăm lo đời sống vật chất, văn hóa của
nhân dân ở các điểm kinh tế mới.
Điều 6.- Các điều quy
định của thành phố trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 7.- Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành
phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Trưởng ban
Khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình Nhơn
|