ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1710/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 11
tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH SỐ 1623/QĐ-UBND NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2016, QUYẾT ĐỊNH SỐ
2290/QĐ-UBND NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2017 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng
4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong
giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11
năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 264/TTr-STNMT ngày 18 tháng 9 năm 2018 và Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn ban hành Quy định tạm thời giải quyết các thủ tục hành chính tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện cơ chế Một cửa liên thông Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh và Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của
Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 29 tháng
12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 36 Thủ tục Đăng ký và cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất lần đầu tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
"2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực
hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
- Tổng thời gian: Không quá 20 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian trích đo
địa chính hoặc trích lục bản đồ địa chính, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính
của người sử dụng đất, thời gian niêm yết công khai, xem xét xử lý đối với
trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định (theo
quy định tại khoản 4, Điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
- Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ:
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu
tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại BPMCLT, BPMCLT
kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và chuyển
đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét,
nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình kèm dự thảo và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND
tỉnh, thời gian: 08 ngày làm việc.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký và chuyển kết quả đến Sở Tài nguyên và Môi trường để ký Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định, thời gian: 05 ngày làm việc.
Sở Tài nguyên và Môi trường ký giấy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và chuyển đến BPMCLT để trả cho người sử dụng đất, thời gian:
05 ngày làm việc.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho người sử dụng đất, thời
gian 01 ngày”.
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 36a Thủ tục Đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời
là người sử dụng đất tại Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Tổng thời gian: Không quá 14 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của UBND tỉnh. Thời gian này không
tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính
thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của
người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử
dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
- Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ:
Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại BPMCLT, BPMCLT kiểm tra
tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và chuyển đến Sở Tài
nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét,
nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình kèm dự thảo và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND
tỉnh, thời gian: 05 ngày làm việc.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình lãnh
đạo UBND tỉnh ký và chuyển kết quả đến Sở Tài nguyên và Môi trường để ký Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất theo quy định, thời gian: 05 ngày làm việc.
Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
chuyển đến BPMCLT để trả cho người sử dụng đất, thời gian: 02 ngày làm
việc.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho người sử dụng đất,
thời gian: 01 ngày”.
3. Bổ sung Điều 36b sau Điều 36a tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36b. Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng
sản
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Tổng thời gian: Không quá 60 ngày,
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian lấy ý
kiến nhận xét của các chuyên gia và thời gian chỉnh sửa văn bản, tài liệu của
tổ chức, cá nhân.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò
khoáng sản nộp hồ sơ tại BPMCLT, BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy
định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời
gian: 01 ngày.
Trong Bước 1 có 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm
dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản:
Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên
có nhu cầu thăm dò khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo
công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề
nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của
UBND tỉnh Bắc Kạn và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Thời gian
tiếp nhận hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân khác là 30 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đầu
tiên.
Hết thời gian thông báo, Sở Tài nguyên và Môi
trường không tiếp nhận hồ sơ và tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy
phép thăm dò khoáng sản như sau:
+ Trường hợp chỉ có 01 tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;
+ Trường hợp có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên nộp
hồ sơ thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện ưu tiên theo thứ tự sau đây:
(a) Là tổ chức, cá nhân đã tham gia góp vốn điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp phép thăm dò khoáng sản;
(b) Có vốn điều lệ tối thiểu phải bằng 50% tổng dự
toán của đề án thăm dò khoáng sản tại khu vực đề nghị thăm dò;
(c) Là tổ chức, cá nhân đã và đang sử dụng công
nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản; chấp
hành tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tài chính về khoáng sản;
(d) Cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai
thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợp với
quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
Trường hợp các tổ chức cá nhân đề nghị cấp giấy
phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện như nhau quy định, thì tổ
chức cá nhân nào nộp hồ sơ sớm nhất tính theo thời gian ghi trong phiếu tiếp
nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp giấy phép thăm dò.
Khi lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp
Giấy phép thăm dò khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp
nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở
cơ quan và trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Bắc Kạn.
Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn,
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.
Trường hợp 2: Hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản
của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa
thăm dò khoáng sản:
Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra văn bản, tài
liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định
thì ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn
bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ
sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản
bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ thực hiện một lần.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc kiểm
tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản; tổ chức kiểm tra thực
địa, thẩm định các tài liệu liên quan; gửi văn bản lấy ý kiến nhận xét, phản
biện của các chuyên gia về đề án thăm dò khoáng sản, lấy ý kiến các cơ quan có
liên quan về khu vực dự kiến cấp phép thăm dò khoáng sản. Trường hợp, đề án
thăm dò khoáng sản phải chỉnh sửa theo ý kiến nhận xét của các chuyên gia, Sở Tài
nguyên và Môi trường ban hành văn bản kèm bản nhận xét của các chuyên gia gửi
cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề
án thăm dò khoáng sản.
Sau khi tổ chức, cá nhân chỉnh sửa đề án thăm dò
khoáng sản theo ý kiến nhận xét của các chuyên gia, Sở Tài nguyên và Môi trường
báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định thời điểm họp thẩm định đề án thăm dò
khoáng sản; đồng thời, gửi đề án cho các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên
cứu và viết nhận xét.
Kết thúc phiên họp Hội đồng, Sở Tài nguyên và Môi
trường hoàn thiện biên bản họp. Trường hợp, đề án phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc
lập lại đề án thăm dò khoáng sản theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng, Sở Tài
nguyên và Môi trường ban hành văn bản kèm biên bản phiên họp Hội đồng gửi cho
tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa, bổ sung hoặc lập lại. Khi hồ sơ đủ điều kiện thì
lập tờ trình kèm dự thảo và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND tỉnh, thời gian: 50
ngày.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký Giấy phép thăm dò khoáng sản và chuyển kết quả đến Sở Tài
nguyên và Môi trường để thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản, thời gian 07 ngày. Sau khi tổ chức, cá nhân
hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Giấy phép thăm dò khoáng sản được chuyển đến
BPMCLT để trả cho tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, thời
gian: 01 ngày.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, thời gian 01 ngày.
3. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm
dò khoáng sản; Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản; Đề án thăm dò khoáng sản.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản
chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp; Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại
Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; Văn bản xác nhận trúng
đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm
dò khoáng sản; Các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định như sau:
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong
các tài liệu sau:
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với
công ty cổ phần hoặc các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng
ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.
* Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như
sau:
- Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01
năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép
khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính
đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản: Nộp Báo cáo tài chính của năm gần nhất.
* Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm một
trong các văn bản sau:
- Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp
hợp tác xã góp vốn hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi
vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;
- Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích
lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: các khoản trợ cấp, hỗ trợ
của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được
tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
* Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò phải
đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản bao gồm:
+ Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập
theo Luật Hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện
hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
* Tổ chức, cá nhân được lựa chọn theo quy định tại
Điều 36 của Luật Khoáng sản và Điều 25 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày
29/11/2016 của Chính phủ đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng
sản.
* Là tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác
khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật Khoáng sản.
* Nếu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm
dò khoáng sản không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có
hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản để tiếp tục thực
hiện đề án thăm dò theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản và tại
Chương III Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định một
số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm:
(1) Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản:
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật
doanh nghiệp;
- Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập theo quy
định của Luật Khoa học và công nghệ;
- Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo quy
định của Luật Hợp tác xã;
- Tổ chức sự nghiệp chuyên ngành địa chất được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập có chức năng, nhiệm vụ thăm dò khoáng sản.
(2) Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản:
- Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại
Điều 12 Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ khi thi công đề
án thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản, gồm:
+ Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc
giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp (đăng ký kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Hợp đồng thi công đề án thăm dò khoáng sản với tổ
chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản, kèm theo giấy phép thăm dò khoáng
sản được cơ quan có thẩm quyền cấp:
+ Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề
án thăm dò khoáng sản; các hợp đồng lao động (hoặc văn bản tương đương) của
người phụ trách kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tham gia trực tiếp thi công đề
án theo quy định;
+ Tài liệu của các cá nhân tham gia thi công đề án
thăm dò khoáng sản (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối
chiếu) gồm: Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật (sau đây được
gọi là Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) kèm theo văn bản, chứng chỉ ngành
nghề, lý lịch khoa học của Chủ nhiệm đề án; hợp đồng lao động hoặc quyết định
tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; văn bản chứng chỉ
ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ được giao; bản sao chứng minh nhân dân, căn
cước công dân hoặc hộ chiếu;
+ Danh mục thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi
công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản;
- Trường hợp đề án thăm dò do tổ chức có giấy phép
thăm dò khoáng sản trực tiếp thi công thì phải có hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy
định tại dấu cộng thứ 3, 4, 5 mục (2) Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản.
(3) Điều kiện đối với chủ nhiệm đề án thăm dò
khoáng sản;
- Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học
chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế thăm dò trong khoáng sản ít
nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có
giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên
thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương;
- Có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra
địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án
thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp;
- Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ thực hiện
chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức được phép thăm dò khoáng
sản hoặc tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
- Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò
khoáng sản chỉ nhận chức trách tối đa 02 đề án thăm dò khoáng sản. Khi lập báo
cáo kết quả thăm dò khoáng sản, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có thời
gian chỉ đạo thi công ít nhất bằng 25% thời gian thi công đề án thăm dò được
quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản.
(4) Điều kiện đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật
thực hiện đề án thăm dò khoáng sản:
- Đội ngũ công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành trắc
địa, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, thi công
công trình (khai đào, khoan) và các chuyên ngành khác có liên quan phải đáp ứng
yêu cầu phù hợp về số lượng theo đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định khi
cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Các nhóm công nhân kỹ thuật theo các chuyên ngành
khi thi công phải cử người phụ trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian
kinh nghiệm như sau:
+ Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có
thời gian công tác tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề
hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham
gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
+ Đối với các đề án thăm dò khoáng sản còn lại,
phải có thời gian làm việc tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp
nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học.
(5) Điều kiện về thiết bị, công cụ chuyên dùng thi
công công trình thăm dò khoáng sản:
- Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công
trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật
đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn
bức xạ hạt nhân.
* Khu vực đề nghị thăm dò có diện tích:
+ Không quá 50 kilômét vuông (km2) đối
với đá quý, đá bán quý, khoáng sản kim loại, trừ bauxit;
+ Không quá 100 kilômét vuông (km2) đối
với than, bauxit, khoáng sản không kim loại, trừ khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường;
+ Không quá 02 kilômét vuông (km2) ở đất
liền, không quá 01 kilômét vuông (km2) ở vùng có mắt nước đối với
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
+ Không quá 02 kilômét vuông (km2) đối
với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
* Khu vực đề nghị thăm dò: Không có tổ chức, cá
nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực
cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc
khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng
sản xin cấp phép thăm dò.
* Đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản;
đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn
bản;
* Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu
tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của
Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của tổ chức hành
nghề thăm dò khoáng sản;
- Thông tư số 53/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;
- Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày
09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu
giá quyền khai thác khoáng sản;
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản;
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản,
đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản
trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng
sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.”
4. Bổ sung Điều 36c sau Điều 36b tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36c. Thủ tục cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Tổng thời gian: Không quá 60 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày
nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian chỉnh sửa, bổ
sung; tài liệu, văn bản trong hồ sơ của tổ chức, cá nhân.
- Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1. Tiếp nhận và chuyển hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản nộp hồ sơ tại BPMCLT, BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy
định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời
gian: 01 ngày.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc kiểm
tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực
địa: gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản; thẩm định các tài liệu liên quan đến việc khai thác khoáng sản
và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Lập tờ trình kèm dự thảo quyết
định đề nghị UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Sau khi
tổ chức cá nhân nộp đầy đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (trong trường
hợp mỏ cấp phép theo hình thức không đấu giá) hoặc tiền trúng đấu giá (trong
trường hợp mỏ cấp phép theo hình thức đấu giá), Sở Tài nguyên và Môi trường
hoàn thiện hồ sơ, lập Tờ trình kèm dự thảo và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND
tỉnh, thời gian: 50 ngày.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký Giấy phép khai thác khoáng sản và chuyển kết quả đến Sở Tài
nguyên và Môi trường để thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp lệ phí cấp Giấy phép
khai thác khoáng sản, thời gian 07 ngày. Sau khi tổ chức, cá nhân
hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Giấy phép khai thác khoáng sản được chuyển đến
BPMCLT để trả cho tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản,
thời gian: 01 ngày.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, thời gian 01 ngày.
3. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác
khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản
sao kèm bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường
hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; báo
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết
định phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Quyết định chủ
trương đầu tư (đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước), Giấy đăng ký đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp là doanh nghiệp có yếu
tố nước ngoài); các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định như sau:
* Đối với doanh nghiệp mới thành lập gồm một trong
các tài liệu sau:
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với
công ty cổ phần hoặc các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng
ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.
* Đối với doanh nghiệp đang hoạt động quy định như
sau:
- Đối với doanh nghiệp thành lập trong thời hạn 01
năm tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép
khai thác khoáng sản: Nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp thành lập trên 01 năm tính
đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai
thác khoáng sản: Nộp Báo cáo tài chính của năm gần nhất.
* Đối với Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm một
trong các văn bản sau:
- Vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
là tổng số vốn do thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên của liên hiệp
hợp tác xã góp vốn hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi
vào điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã;
- Vốn hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã gồm vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên, vốn huy động, vốn tích
lũy, các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các khoản trợ cấp, hỗ trợ
của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được
tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
4. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã
thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử
dụng khoáng sản tỉnh Bắc Kạn. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương
án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác
tiên tiến phù hợp;
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế
hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu
tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của
Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản;
- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản,
đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản
trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng
sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản; trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.”
5. Bổ sung Điều 36d sau Điều 36c tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36d. Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Tổng thời gian giải quyết TTHC: Không quá
35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Thời
gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp
luật; không tính thời gian các cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
3. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ: Chủ dự án nộp hồ sơ đề
nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại BPMCLT;
BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hợp lệ nhận và chuyển
hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi
trường xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài
nguyên và Môi trường phải có văn bản thông báo cho chủ dự án, trong thời hạn
tối đa 04 ngày làm việc.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định thông qua Hội đồng thẩm định do
Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập, thời gian 13 ngày làm việc.
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được
thẩm định và có kết quả, Chủ dự án hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng
thẩm định và nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phần hồ
sơ gồm:
+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh
sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải
chỉnh sửa, bổ sung;
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng
quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục
(trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT)
với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.pdf" chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo
cáo (kể cả phụ lục).
- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chỉnh
sửa, bổ sung hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định, nếu thực hiện đúng thì
lập Tờ trình kèm dự thảo quyết định và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND tỉnh, thời
gian: 07 ngày làm việc; nếu thực hiện chưa đúng, có văn bản đề
nghị chủ dự án tiếp tục chỉnh sửa.
Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả:
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký ban hành, thời gian 05 ngày.
Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét ký Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt
hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu rõ lý do, thời gian 03 ngày.
Văn phòng UBND tỉnh gửi quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã nơi thực hiện dự án; gửi quyết định phê duyệt kèm theo báo
cáo đánh giá tác động môi trường đến BPMCLT, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban
quản lý các khu công nghiệp trong trường hợp dự án thực hiện trong khu công
nghiệp, thời gian 01 ngày.
BPMCLT trả kết quả cho chủ dự án, thời gian 01
ngày.
3. Thành phần hồ sơ:
- Một (01) văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường;
- Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07)
người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi
trường;
- Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo
cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của
HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định mức thu, miễn, giảm; thu, nộp, quản lý và
sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11
năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn”.
6. Bổ sung Điều 36đ sau Điều 36d tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36đ. Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương
án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường
hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm
quyền phê duyệt)
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Tổng thời gian giải quyết TTHC: Không quá 35
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Thời
gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp
luật; không tính thời gian các cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
3. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường
tại BPMCLT; BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hợp lệ
nhận và chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra hồ
sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phải có
văn bản thông báo cho chủ dự án, trong thời hạn tối đa 04 ngày làm việc.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường, và phương án cải tạo, phục hồi môi trường
theo quy định thông qua Hội đồng thẩm định do Sở Tài nguyên và Môi trường thành
lập, thời gian 13 ngày làm việc.
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường và
phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thẩm định và có kết quả; chủ dự án
có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định và nộp hồ
sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo,
phục hồi môi trường tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và môi trường,
thành phần hồ sơ gồm:
+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trong đó
giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội
đồng thẩm định (trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung);
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng
quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục
(trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT)
với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo
(kể cả phụ lục).
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được đóng
quyển gáy cứng, đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư
số 38/2015/TT-BTNMT, với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Điều 6
Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ liệu của
phương án.
- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chỉnh
sửa, bổ sung hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định, nếu thực hiện đúng thì
lập Tờ trình kèm dự thảo quyết định và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND tỉnh, thời
gian: 07 ngày làm việc; nếu thực hiện chưa đúng, có văn bản đề
nghị chủ dự án tiếp tục chỉnh sửa.
Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả:
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký ban hành, thời gian 05 ngày.
Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét ký Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có văn bản nêu
rõ lý do, thời gian 03 ngày.
Văn phòng UBND tỉnh gửi quyết định phê duyệt kèm
theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi
trường đã được phê duyệt đến BPMCLT, Sở Tài nguyên và Môi trường; gửi quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục
hồi môi trường đến Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, thời gian 01
ngày.
BPMCLT trả kết quả cho chủ dự án, thời gian 01
ngày.
3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án và 07 (bảy) bản thuyết minh phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, chủ
dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường và
phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- 01 (một) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo
cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác;
4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản.
- Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của
HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định mức thu, miễn, giảm; thu, nộp, quản lý và
sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 của
UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn”.
7. Bổ sung Điều 36e sau Điều 36đ tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36e. Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương
án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản
(trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ
quan thẩm quyền phê duyệt)
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Tổng thời gian giải quyết TTHC: Không quá 35
ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Thời
gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp
luật; không tính thời gian các cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
3. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ:
Chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường
bổ sung tại BPMCLT; BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu
hợp lệ, lập phiếu tiếp nhận và chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường,
thời gian: 01 ngày.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường
xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên
và Môi trường phải có văn bản thông báo cho chủ dự án, trong thời hạn tối đa 04
ngày làm việc.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ
sung theo quy định thông qua Hội đồng thẩm định do Sở Tài nguyên và Môi trường
thành lập, thời gian 13 ngày làm việc.
- Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường và
phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được thẩm định và có kết quả,
Chủ dự án hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định và nộp hồ sơ đề
nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục
hồi môi trường bổ sung tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và
môi trường, thành phần hồ sơ gồm:
+ Một (01) văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung,
trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận
của hội đồng thẩm định (trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung);
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng
quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục
(trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT)
với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT kèm theo một (01) đĩa CD trên đó chứa một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một (01) tệp văn bản
điện tử định dạng đuôi “.pdf’ chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo
(kể cả phụ lục).
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
được đóng quyển gáy cứng, đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02
Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT, với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định
tại Điều 6 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT kèm theo 01 (một) đĩa CD ghi toàn bộ dữ
liệu của phương án.
- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc chỉnh
sửa, bổ sung hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định, nếu thực hiện đúng thì
lập Tờ trình kèm dự thảo quyết định và hồ sơ, chuyển Văn phòng UBND tỉnh, thời
gian: 07 ngày làm việc; nếu thực hiện chưa đúng, có văn bản đề
nghị chủ dự án tiếp tục chỉnh sửa.
Bước 4. Phê duyệt và gửi kết quả:
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký ban hành, thời gian 05 ngày.
Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét ký Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường
bổ sung. Trường hợp chưa đủ điều kiện phê duyệt hoặc không phê duyệt phải có
văn bản nêu rõ lý do, thời gian 03 ngày.
Văn phòng UBND tỉnh gửi quyết định phê duyệt kèm
theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi
trường bổ sung đã được phê duyệt đến BPMCLT, Sở Tài nguyên và Môi trường; gửi
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo,
phục hồi môi trường bổ sung đến Quỹ Phát triển đất, rừng và bảo vệ môi trường,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, thời gian 01 ngày.
BPMCLT trả kết quả cho chủ dự án, thời gian 01
ngày.
3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án và 07 (bảy) bản thuyết minh phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ
sung. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07)
người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi
trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
- 01 (một) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo
cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác;
- 01 (một) bản sao phương án cải tạo phục hồi môi
trường kèm theo quyết định đã phê duyệt.
4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản;
- Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của
HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định mức thu, miễn, giảm; thu, nộp, quản lý và
sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 của
UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn”.
8. Bổ sung Điều 36g sau Điều 36e tại Quyết định số
1623/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như
sau:
“Điều 36g. Thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử
dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới
2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục
đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
- Tổng thời gian: Không quá 45 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Thời gian này không tính thời gian
các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian các cá
nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
- Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp phép tại BPMCLT,
BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và
chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày làm việc.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét,
nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình kèm dự thảo Giấy phép, dự thảo Quyết định phê
duyệt tiền cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hồ sơ chuyển Văn
phòng UBND tỉnh, thời gian: 36 ngày làm việc.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký và chuyển kết quả đến BPMCLT để trả cho chủ giấy phép, thời
gian: 07 ngày làm việc.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức đề
nghị cấp phép, thời gian: 01 ngày làm việc
3. Thành phần hồ sơ:
3.1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 05 ban hành
kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
3.2. Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường
hợp chưa có công trình khai thác theo Mẫu 29 ban hành kèm theo Thông tư số
27/2014/TT-BTNMT.
3.3. Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm
theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu
thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành) theo Mẫu 30 ban hành kèm
theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
3.4. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không
quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
3.5. Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
3.6. Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý
kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá
nhân).
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt,
hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
3.7. Bản kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP với
các nội dung chủ yếu sau: Chất lượng nguồn nước; loại nguồn nước, điều kiện
khai thác, quy mô khai thác, thời gian khai thác, thời gian tính tiền, sản
lượng khai thác cho từng mục đích sử dụng, giá tính tiền, mức thu tiền cho từng
mục đích sử dụng; tính tiền cho từng mục đích sử dụng, tổng tiền cấp quyền khai
thác, phương án nộp tiền cấp quyền khai thác và kèm theo các tài liệu để chứng
minh (Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP)
4. Yêu cầu, điều kiện cấp phép:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện
cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp lấy ý kiến đại diện cộng
đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
- Có đề án phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã
được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu
sử dụng để lập đề án phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Đề
án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập:
4.1. Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên
nước.
- Số lượng cán bộ chuyên môn: Có ít nhất 02 cán bộ
được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy văn, hải
văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên nước);
- Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 02 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia
lập ít nhất 01 đề án, báo cáo. Trong đó, người phụ trách kỹ thuật của đề án,
báo cáo phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít
nhất 03 đề án, báo cáo.
- Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của
đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo
cáo.
4.2. Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực
hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập
đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng
các điều kiện:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có
giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên,
chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các
cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;
- Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với loại đề án,
báo cáo theo quy định tại mục 4.1. Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên
nước nêu trên.
- Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 08 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít
nhất 05 đề án, báo cáo;
- Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ
được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài
nguyên nước.
4.3. Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia
thực hiện đề án, dự án, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện lập đề
án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ
chứng minh năng lực.
- Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành
nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản
chính để đối chiếu các loại giấy tờ: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan
có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra
cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để
chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều
kiện khi thực hiện (nếu có) đối với trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự
án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các
điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ
chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.
+ Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được
giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để
đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng
đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có), hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng;
các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của từng cá nhân đáp
ứng yêu cầu quy định tại mục (4.1) Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
- Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư
vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản
chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu,
văn bằng đào tạo;
+ Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm
công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác: phải có ít nhất
15 năm kinh nghiệm và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 07 đề án, báo
cáo;
- Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng
lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá
nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều
kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai
thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng
yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có
xây dựng hồ, đập trên sông, suối ngoài điều kiện quy định như trên còn phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
+ Có các hạng mục công trình để bảo đảm duy trì
dòng chảy tối thiểu, sử dụng nguồn nước tổng hợp, đa mục tiêu, sử dụng dung
tích chết của hồ chứa trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng, bảo
đảm sự di cư của các loài cá, sự đi lại của phương tiện vận tải thủy đối với
các đoạn sông, suối có hoạt động vận tải thủy.
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận
hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án
quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận
hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân
lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận
hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc
khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa
theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của
Chính phủ ngày về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên
nước;
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường;
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của
Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới
đất; mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 94/2016/TT-BTC ngày 27/6/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày
25/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép, thăm dò, khai thác sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới
đất;
- Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của
HĐND tỉnh về việc ban hành quy định mức thu, miễn giảm; thu, nộp, quản lý và sử
dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn".
9. Bổ sung Điều 36h sau Điều 36g tại Quyết định số 1623/QĐ-UBND
ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, như sau:
“Điều 36h. Thủ tục cấp Giấy phép xả nước thải
vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt
động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối
với các hoạt động khác
1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường
2. Số lượng hồ sơ, trình tự, thời gian thực hiện:
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
- Tổng thời gian: Không quá 45 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định. Thời gian này không tính thời gian
các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian các cá
nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
- Trình tự, thủ tục thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cấp phép tại BPMCLT,
BPMCLT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định, nếu hồ sơ hợp lệ nhận và
chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường, thời gian: 01 ngày làm việc.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét,
nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình kèm dự thảo Giấy phép, dự thảo Quyết định phê
duyệt tiền cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hồ sơ chuyển Văn
phòng UBND tỉnh, thời gian: 36 ngày làm việc.
Văn phòng UBND tỉnh nhận hồ sơ từ Sở Tài nguyên và
Môi trường chuyển đến, thẩm tra thủ tục, kiểm tra văn bản dự thảo, trình Lãnh
đạo UBND tỉnh ký và chuyển kết quả đến BPMCLT để trả cho chủ giấy phép, thời
gian: 07 ngày làm việc.
Bước 3. Trả kết quả:
BPMCLT nhận và trả kết quả cho cá nhân, tổ chức đề
nghị cấp phép, thời gian: 01 ngày làm việc.
3. Thành phần hồ sơ
3.1. Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu 09 ban hành
kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT;
3.2. Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy
trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải
theo Mẫu 35 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT;
3.3. Báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy
trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải
vào nguồn nước theo Mẫu 36 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT;
3.4. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp
nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước
thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy
mẫu phân tích chất lượng nước thải không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm
nộp hồ sơ.
3.5. Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
3.6. Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý
kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá
nhân).
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào
nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu
tư.
4. Yêu cầu, điều kiện cấp phép:
- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện
cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp lấy ý kiến đại diện cộng
đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).
- Có đề án phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã
được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu
sử dụng để lập đề án phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Đề
án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập:
4.1. Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
- Số lượng cán bộ chuyên môn: Có ít nhất 02 cán bộ
được đào tạo các chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước mặt, nước biển (thủy
văn, hải văn, thủy văn công trình, thủy văn môi trường, kỹ thuật tài nguyên
nước);
- Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 02 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường hoặc đã trực tiếp tham gia
lập ít nhất 01 đề án, báo cáo. Trong đó, người phụ trách kỹ thuật của đề án,
báo cáo phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít
nhất 03 đề án, báo cáo.
- Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của
đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo
cáo.
4.2. Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực
hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập
đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng
các điều kiện:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có
giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
- Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên,
chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các
cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;
- Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với loại đề án,
báo cáo theo quy định tại mục 4.1. Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên
nước nêu trên;
- Kinh nghiệm công tác: Có ít nhất 08 năm kinh
nghiệm trong lĩnh vực tài nguyên nước và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít
nhất 05 đề án, báo cáo;
- Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ
được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài
nguyên nước.
4.3. Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia
thực hiện đề án, dự án, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện lập đề
án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ
chứng minh năng lực.
- Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành
nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản
chính để đối chiếu các loại giấy tờ: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan
có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra
cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để
chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều
kiện khi thực hiện (nếu có) đối với trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự
án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các
điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ
chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.
+ Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được
giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để
đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng
đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có), hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng;
các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của từng cá nhân đáp
ứng yêu cầu quy định tại mục (4.1) Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn
của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
- Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư
vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản
chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu,
văn bằng đào tạo;
+ Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm
công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác: phải có ít nhất
15 năm kinh nghiệm và đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 07 đề án, báo
cáo;
- Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng
lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá
nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều
kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong
đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý
đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ
chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải
và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước
thải;
- Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực
hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả thải đối
với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
+ Đối với trường hợp xả thải có công trình xả nước
thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên còn
phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố
ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy
định.
5. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên
và môi trường;
- Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày
17/7/2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài
nguyên nước;
- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới
đất; mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 94/2016/TT-BTC ngày 27/6/2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày
25/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép, thăm dò, khai thác sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới
đất;
- Nghị quyết số 71/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của
HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định mức thu, miễn giảm; thu, nộp, quản
lý và sử dụng các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 21/7/2015 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (T/h);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- LĐVP;
- Trung tâm CNTT&TT tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, KT, NCKSTT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|