THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
|
Số:
171/2007/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP UỶ BAN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
Căn cứ Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 07 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường
sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải
Dương thuộc lưu vực sông Cầu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập và chức năng
1. Thành lập Uỷ ban Bảo vệ môi
trường lưu vực sông Cầu (sau đây gọi tắt là Uỷ ban sông Cầu).
2. Ủy ban sông Cầu là tổ chức chỉ
đạo, điều phối liên ngành, liên vùng để nhằm thống nhất thực hiện các nội dung
của Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái cảnh quan
lưu vực sông Cầu (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể sông Cầu) đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại theo Quyết định số 174/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm
2006.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Uỷ ban sông Cầu
1. Tổ chức và, hướng dẫn việc thực
hiện Đề án tổng thể sông Cầu.;
2. Điều phối và giải quyết các vấn
đề mang tính liên ngành, liên vùng trong hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững
môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu.;
3. Thông qua và chỉ đạo việc thực
hiện chương trình, dự án, kế hoạch hành động năm năm và hàng năm theo nguyên tắc
phối hợp giữa các tỉnh thuộc lưu vực.;
4. Kiến nghị các Bộ, ngành liên
quan để chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện
Đề án tổng thể sông Cầu và các chương trình, dự án khác về bảo vệ môi trường tại
lưu vực sông Cầu.;
5. Kiến nghị xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể sông Cầu.;
6. Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu,
cung cấp thông tin về môi trường trong việc triển khai Đề án tổng thể sông Cầu.;
7. Huy Vận động các nguồn lực
trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án
tổng thể sông Cầu và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững lưu vực sông
Cầu.;
8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt.;
9. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
giải quyết xử lý các tranh chấp, vướng mắc giữa các địa phương trong việc khai
thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường lưu vực vượt quá thẩm quyền. mà Uỷ
ban sông Cầu không giải quyết được;
10. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung
các nội dung của Đề án tổng thể sông Cầu.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức
1. Các Thành viên của Uỷ ban
sông Cầu gồm:
a) Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu: là
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của một trong sáu tỉnh thuộc lưu vực, đảm nhiệm luân
phiên theo thứ tự bảng chữ cái với 3 năm cho nhiệm kỳ đầu và 2 năm cho các nhiệm
kỳ tiếp theo. Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu nhiệm kỳ đầu là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên;.
b) Phó Chủ tịch: là Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường;..
c) Các Uỷ viên: là đại diện lãnh
đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu; đại diện lãnh đạo các Bộ:
Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và
Công nghệ, Công Thương nghiệp, Thủy sản, Xây dựng, Giao thông vận tải và Văn
phòng Chính phủ.
2. Giúp việc Uỷ ban sông Cầu là
Văn phòng Uỷ ban sông Cầu.
Điều 4. Hoạt
động của Uỷ ban sông Cầu
1. Uỷ ban sông Cầu hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyết định theo đa số.;
2. Uỷ ban sông Cầu họp định kỳ
sáu tháng một lần. Khi cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban có thể triệu tập họp bất thường;
3. Uỷ ban sông Cầu được sử dụng
con dấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 5. Nhiệm
vụ, quyền hạn của các thành viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy Uỷ ban sông Cầu
1. Các Thành viên Uỷ ban sông Cầu
(bao gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch Ủy Uỷ ban sông Cầu) có các nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc triển khai, tổ
chức thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu liên quan đến Bộ, ngành, địa phương do
mình quản lý;
b) Chỉ đạo tổ chức xây dựng và đề
xuất các kế hoạch năm năm và hàng năm liên quan đến việc triển khai Đề án tổng
thể sông Cầu trong phạm vi quản lý;
c) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của
Uỷ ban sông Cầu;
d) Thực hiện các kết luận đã được
Uỷ ban sông Cầu thông qua đối với công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ,
ngành hoặc địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu có
các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành Uỷ ban sông Cầu thực
hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định
này;
b) Chủ trì các cuộc họp định kỳ
và bất thường của Uỷ ban sông Cầu.
3. Phó Chủ tịch Uỷ ban sông Cầu
có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp Chủ tịch Ủy Uỷ ban sông
Cầu điều hành việc thực hiện Đề án tổng thể sông Cầu; chủ trì các cuộc họp của
Uỷ ban sông Cầu khi được Chủ tịch uỷ quyền;
b) Chỉ đạo hoạt động của Văn
phòng Uỷ ban sông Cầu;
c) Điều phối các Bộ, ngành trong
việc xây dựng các cơ chế, chính sách và; huyvận động các nguồn lực trong nước
và quốc tế để hỗ trợ triển khai Đề án tổng thể sông Cầu..
Điều 6. Văn
phòng Uỷ ban sông Cầu
1. Văn phòng Uỷ ban sông Cầu có
nhiệm vụ giúp Uỷ ban sông Cầu thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Điều phối các hoạt động liên
ngành, liên vùng giữa các bộ, ngành, địa phương thuộc lưu vực nhằm giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án tổng thể sông
Cầu;
b) Tổng hợp, xây dựng và đề xuất
trình Uỷ ban sông Cầu phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động năm năm và
hàng năm của Uỷ ban sông Cầu và theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện
sau khi chương trình, kế hoạch này sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức phục vụ các cuộc họp
định kỳ và bất thường của Uỷ ban sông Cầu;
d) Báo cáo định kỳ việc thực hiện
Đề án tổng thể sông Cầu;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Uỷ ban sông Cầu hoặc Chủ tịch Uỷ ban giao.
2. Văn phòng Uỷ ban sông Cầu được
đặt tại Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; được sử dụng
con dấu của Cục Bảo vệ môi trường; kinh phí hoạt động được cân đối bố trí, phân
bổ trong dự toán ngân sách hàng năm của Cục Bảo vệ môi trường.
3. Quy chế Tổ chức và hoạt động
của Văn phòng Uỷ ban sông Cầu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Điều 7. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc lưu vực sông
Cầu; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b). A.
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|