ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
162/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 1986
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA HÀNH CHÁNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
- Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30
tháng 6 năm 1983 ;
- Để việc kiểm tra hành chánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đi vào nề nếp pháp
luật, bảo vệ quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của
công dân, tăng cường hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước ; chống mọi hành
vi xâm phạm trật tự quản lý của chánh quyền địa phương và chủ động đấu tranh
phòng chống tội phạm ;
- Theo đề nghị của đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm
theo quyết định này “Bản quy định về kiểm tra hành chánh tại thành phố Hồ Chí
Minh”.
Điều 2: Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Các đồng chí
Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, Huyện
và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Phan Văn Khải
|
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC KIỂM TRA HÀNH CHÁNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/QĐ-UB ngày 13-10-1986 của Ủy ban nhân dân
thành phố)
Để tăng cường hiệu lực quản lý
Nhà nước, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, kịp thời phát hiện, đấu
tranh khắc phục những hiện tượng vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, văn hóa,
xã hội và an ninh trật tự, Ủy ban nhân dân thành phố quy định việc kiểm tra
hành chánh trên địa bàn thành phố như sau :
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: Nhà nước tôn
trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Trừ trường hợp
pháp luật cho phép, không cho ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không
được sự đồng ý của người đó.
Mọi trường hợp khám xét, kiểm
tra chỗ ở của công dân phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền và phải
thực hiện đúng thủ tục của pháp luật.
Điều 2: Việc kiểm tra
hành chánh phải được thực hiện một cách thận trọng và khi thật cần thiết, trên
cơ sở đã xác minh chính xác có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc kiểm tra phải
đúng đối tượng, đúng pháp luật, vừa bảo đảm hiệu quả quản lý vừa bảo đảm các
quyền tự do dân chủ của công dân.
Điều 3: Công tác kiểm tra
của các cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan quản lý chuyển ngành theo chức năng nhiệm
vụ của mình đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, đơn vị trực thuộc
là việc làm thường xuyên trong công tác quản lý Nhà nước, không thuộc phạm vi
của quy định này.
Việc kiểm tra hàng hóa lưu thông
trên thị trường được tiến hành theo Quyết định 49/QĐ-UB ngày 24-3-1986 của Ủy
ban nhân dân thành phố.
Việc khám xét theo các thủ tục
tố tụng hình sự của các cơ quan chức năng, việc khám xét của Hải quan, Kiểm
lâm, Thuế vụ, việc kiểm tra hộ khẩu của Công an, việc kiểm tra trong các doanh
trại của quân đội được tiến hành theo các quy định riêng đều không thuộc phạm
vi của quy định này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KIỂM
TRA HÀNH CHÁNH
Điều 4: Việc kiểm tra hành chánh
được thực hiện đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế quốc doanh,
hợp doanh, tập thể và cá thể, các hộ gia đình (kể cả hộ tập thể) các nhà trọ,
khách sạn, các phương tiện dùng làm chỗ ở (như tàu, thuyền, xe…) đã được xác
định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế hoặc văn hóa, xã hội và trật tự
trị an.
Điều 5: Việc kiểm tra
hành chánh được thực hiện trong các trường hợp sau đây :
a) Khi có vi phạm các quy định
của Nhà nước về đăng ký kinh doanh, về quản lý và cải tạo công thương nghiệp tư
bản tư doanh.
b) Khi phát hiện có vi phạm các
quy định về sản xuất, mua bán, tàng trữ và lưu hành các loại vật tư, hàng hóa
do Nhà nước thống nhứt quản lý.
c) Khi có hoạt động văn hóa văn
nghệ trái phép.
Điều 6: Việc kiểm tra
hành chánh chỉ được thực hiện đối với nơi bán hàng, nơi sản xuất, nơi cất giấu
vật tư hàng hóa phạm pháp.
Điều 7: Quyết định kiểm
tra phải xác định rõ mục đích phạm vi kiểm tra và những đồ vật cần kiểm tra.
Cán bộ kiểm tra không được tự tiện mở rộng phạm vi về đối tượng kiểm tra ; khi
cần kiểm tra rộng hơn, phải xin lệnh viết của cơ quan đã ra quyết định kiểm tra.
III. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC
KIỂM TRA HÀNH CHÁNH
Điều 8: Chỉ có Ủy ban
nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận (huyện) mới có quyền ra quyết định
kiểm tra hành chánh theo chức năng quản lý.
Quyết định kiểm tra hành chánh
phải do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được ủy nhiệm phụ trách vấn đề này ký.
Điều 9: Quyết định kiểm
tra hành chánh phải ghi rõ: tên cơ sở (hoặc tên chủ hộ), địa chỉ bị kiểm tra,
lý do kiểm tra, phạm vi kiểm tra, những đồ vật cần kiểm tra, và cơ quan chịu
trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra.
Điều 10: Cơ quan, cán bộ
được giao trách nhiệm kiểm tra phải tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra đúng pháp
luật và phải chịu trách nhiệm về kết quả cuộc kiểm tra.
Điều 11: Ủy ban nhân dân
Thành phố và Ủy ban nhân dân quận huyện chỉ ra quyết định kiểm tra sau khi xem
xét đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, hoặc đề nghị
bằng văn bản của thủ trưởng các ngành từ cấp quận huyện trở lên.
Nghiêm cấm các trường hợp ký
khống chỉ (ký sẳn) các quyết định kiểm tra.
Cơ quan đề nghị kiểm tra phải tổ
chức xác minh đầy đủ, chặt chẽ, đảm bảo chính xác về các hoạt động trái phép
của đối tượng cần phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.
Điều 12: Cơ quan và cán
bộ kiểm tra được quyền yêu cầu các đối tượng bị kiểm tra xuất trình các giấy
tờ, sổ sách theo quy định của Nhà nước có liên quan đến cuộc kiểm tra, có quyền
yêu cầu đối tượng bị kiểm tra đưa đi xem xét nơi cần kiểm tra, có trách nhiệm
đối chiếu chứng từ, hóa đơn, sổ sách hiện có với tình hình cụ thể và căn cứ vào
các quy định, chế độ, thể lệ hiện hành để phát hiện vi phạm.
Điều 13: Cán bộ kiểm tra
không được tự tiện đặt ra các quy định riêng để kiểm tra. Không được tự ý khám
xét người, khám nhà ở, đồ vật trái pháp luật.
Phải bảo đảm nguyên tắc tập thể
kiểm tra, nghiêm cấm thành viên của đoàn kiểm tra tự ý tách riêng đi kiểm tra.
Khi cần kiểm tra vật gì, nơi nào
thì yêu cầu đối tượng bị kiểm tra đưa đi để xem xét. Đối tượng bị kiểm tra phải
chấp hành các yêu cầu của cán bộ kiểm tra.
Điều 14: Trong khi tiến
hành việc kiểm tra nếu đối tượng bị kiểm tra không chấp hành các yêu cầu của
cán bộ kiểm tra kháng cự, hành hung hoặc có hành vi tiêu hủy tang vật thì cán
bộ phụ trách kiểm tra được sử dụng các biện pháp cưỡng chế đúng pháp luật đối
với người phạm pháp và tiếp tục hoàn thành cuộc kiểm tra đúng quy định.
Điều 15: Khi tiến hành
kiểm tra hành chánh, phải có đại diện của cơ quan đã đề nghị kiểm tra, của Ủy
ban nhân dân phường, xã sở tại, của công an khu vực hoặc đại diện tổ dân phố
cùng đi.
Khi kiểm tra cơ quan, đơn vị Nhà
nước phải có đại diện của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Điều 16: Trước khi bắt
đầu kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra đọc quyết định kiểm tra cho đối tượng bị
kiểm tra nghe và yêu cầu họ nghiêm chỉnh chấp hàn quyết định kiểm tra.
Trường hợp chủ hộ đi vắng, nếu
có mặt một người trong hộ đủ tuổi thành niên, có khả năng nhận thức, có khả
năng điều khiển hành vi của mình, thay mặt cho chủ hộ thì vẫn tiến hành kiểm
tra theo quy định.
Khi kiểm tra xong phải lập biên
bản về cuộc kiểm tra, đọc lại cho mọi người cùng nghe và ký tên, trao cho đối
tượng bị kiểm tra 1 bản. Nếu họ từ chối không ký tên phải ghi rõ lý do từ chối.
Điều 17: Nếu kiểm tra có
phát hiện những vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm và thái độ của đối tượng bị
kiểm tra, cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu họ sửa chữa, đình chỉ hành vi vi
phạm hoặc niêm phong, tạm giữ những đồ vật thuộc tang vật xử lý.
Việc thu giữ, bảo quản, xử lý
tang vật phải theo đúng quy định của Hội đồng Bộ trưởng và của Ủy ban nhân dân
thành phố.
Nếu phát hiện có dấu hiệu phạm
tội hình sự thì cơ quan đang kiểm tra phải chuyển ngay cho các cơ quan điều tra
hình sự hoặc Viện Kiểm sát nhân dân để tiếp tục điều tra theo trình tự tố tụng
hình sự.
Điều 18: Nghiêm cấm lợi
dụng việc kiểm tra để yêu sách gây phiền hà cho nhân dân, khám xét tràn lan
không đúng đối tượng, không đúng pháp luật, thu giữ những hàng hóa, tài sản của
công dân không phải là tang vật phạm pháp.
Nghiêm cấm việc chiếm đoạt, sử
dụng trái phép tang vật tạm giữ chờ xử lý.
Điều 19: Sau khi kiểm
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra phải báo cáo ngay tình
hình, kết quả kiểm tra, đề xuất ý kiến xử lý lên cơ quan đã ra quyết định kiểm
tra.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày
kiểm tra, cơ quan ra quyết định kiểm tra phải kịp thời xem xét, xử lý đúng theo
pháp luật đối với các vi phạm.
Điều 20: Cơ sở bị kiểm
tra nếu không đồng ý quyết định kiểm tra, hoặc không đồng ý quyết định xử lý
thì có quyền khiếu nại với cơ quan đã ra quyết định. Đơn khiếu nại phải được
xét và giải quyết trong thời hạn 30 ngày. Trong khi chờ đợi xét khiếu nại, cơ
sở bị kiểm tra vẫn phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Sở Tư pháp thành
phố có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định này và ban hành mẫu quyết định
kiểm tra hành chánh thống nhứt ở thành phố.
ỦY
BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH