BỘ
VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1605/TC-QĐ
|
Hà
Nội , ngày 25 tháng 7 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THIẾT KẾ VÀ
TU BỔ DI TÍCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN
Căn cứ Nghị định số 81/CP
ngày 8 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá thông tin.
Căn cứ Quyết định số 3127/TC-QĐ ngày 9-10-1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá
thông tin về chức năng nhiệm vụ của trung tâm thiết kế và tu bổ di tích.
Xét đề nghị của các đồng chí Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và Giám đốc trung
tâm thiết kế và tu bổ di tích.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế hoạt động của
Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích.
Điều 2:
Bản quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực
từ ngày ban hành, các văn bản trước đây có nội dung trái với bản quy chế này đều
bãi bỏ.
Điều 3:
Các đồng chí Chánh văn phòng bộ, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán
bộ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch, Vụ trưởng Vụ tài chính kế toán, Giám đốc trung tâm
thiết kế và tu bổ di tích và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THIẾT KẾ VÀ TU BỔ DI TÍCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1605 TC-QĐ ngày 25-7-1996 của Bộ trưởng Bộ
Văn hoá thông tin)
Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích
là đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Văn hoá thông tin, có chức năng
nghiên cứu về bảo tồn các di tích (động sản và bất động sản) trong phạm vi cả
nước.
Trung tâm thiết kế và tu bổ di
tích hoạt động theo cơ chế sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản
tại Ngân hàng Nhà nước.
Trung tâm thiết kế và tu bổ di
tích được giao những nhiệm vụ chính sau đây:
- Thiết kế tu bổ các di tích
theo kế hoạch của Bộ văn hoá thông tin (Cục bảo tồn bảo tàng); tham gia tư vấn,
thẩm định các dự án và quá trình thực thi các dự án.
- Nghiên cứu, xây dựng và lữu trữ
hồ sơ khoa học về các di tích (động sản, bất động sản) phục vụ công tác bảo quản,
tu bổ, tôn tạo và giới thiệu di tích.
- Khảo sát và lập dự án quy hoạch
tổng thể, dự án đầu tư tu bổ và tôn tạo di tích đặc biệt quan trọng và các di
tích khác theo kế hoạch của Bộ.
- Nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu
và thực nghiệm các công thức, quy trình công nghệ bảo quản di tích; nghiên cứu
và đề xuất các vi phạm và định mức kinh tế kỹ thuật trong tu bổ di tích; nghiên
cứu và thi công thực nghiệm các kỹ thuật truyền thống và các kỹ thuật mới trong
tu bổ di tích.
- Tham gia đào tạo sau đại học,
hướng dẫn nghiên cứu sinh, đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật
chuyên ngành.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
nghiên cứu, bảo quản, tu bổ di tích.
- Quản lý tài sản, tài chính và
cán bộ nhân viên của trung tâm theo đúng chính sách, chế độ hiện hành của Nhà
nước và quy định của Bộ Văn hoá thông tin.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHỨC
NĂNG NHIỆM VỤ
Điều 1:
Cơ cấu tổ chức của các bộ phận trung tâm:
1- Giám đốc và Phó giám đốc
2- Phòng hành chính tổng hợp 3-
Phòng thiết kế và tư liệu 4- Phòng thí nghiệm bảo quản
5- Xưởng thực nghiệm bảo quản và
tu bổ
6- Ngoài biên chế được Bộ giao,
Trung tâm sử dụng biên chế mềm: các tư vấn, các cán bộ khoa học kỹ thuật và các
lao động khác theo chế độ hợp đồng.
Điều 2:
Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận:
1- Giám đốc:
Giám đốc quản lý điều hành và chịu
trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của trung tâm, theo Quyết định
số 3127/TC-QĐ ngày 09-10-1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá thông tin, các văn bản
pháp quy của Nhà nước, các quy chế nội bộ. Giám đốc trực tiếp quản lý các khâu
kế hoạch - tài vụ, tổ chức, các hoạt động khoa học - kỹ thuật và chuyên môn của
cơ quan.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều
hành hoạt động cơ quan, trực tiếp quản lý các khâu công tác được Giám đốc giao,
thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền.
2- Phòng hành chính tổng hợp:
a) Công tác tổ chức cán bộ: giúp
giám đốc về các mặt tuyển dụng và điều động; sắp xếp, đề bặt, nâng lương, giải
quyết các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, thương binh xã hội...
b) Công tác tổng hợp, kế hoạch:
giúp giám đốc xây dựng các kế hoạch công tác; tổng hợp phân tích tình hình hoạt
động của trung tâm; soạn thảo các hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
c) Công tác kế toán - tài vụ: chịu
trách nhiệm về quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đảm bảo việc thu và chi
theo các tài khoản ngân sách và tài khoản vãng lai; đảm bảo các quyền lợi và
nghĩa vụ về mặt tài chính của công chức, viên chức đúng chế độ; theo dõi và tổng
hợp tình hình thu - chi báo cáo giám đốc.
d) Công tác hành chính quản trị:
văn thư, lưu trữ, lễ tân quản lý tài sản và nhà cửa, phương tiện đi lại, bảo vệ
cơ quan.
3- Phòng thiết kế và tư liệu:
a) Sưu tầm, xây dựng, bảo quản
và cung cấp các hồ sơ khoa học, các tư liệu có liên quan đến di tích; nghiên cứu
di tích về các mặt lịch sử, văn hoá, kiến trúc và mĩ thuật phục vụ cho việc xây
dựng các dự án và việc lập các hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
b) Khảo sát và lập các dự án quy
hoạch tổng thể, các dự án đầu tư tu bổ và tôn tạo di tích; lập các hồ sơ thiết
kế kỹ thuật của các di tích đặc biệt quan trọng và các di tích khác theo kế hoạch
và hợp đồng do Giám đốc Trung tâm giao.
c) Tư vấn và tham gia thẩm định
các dự án quy hoạch tổng thể và các dự án đầu tư tu bổ và tôn tạo di tích do
các đơn vị khác thực hiện; tư vấn trong việc giám sát kỹ thuật thực thi các dự
án tu bổ và tôn tạo di tích.
d) Xây dựng các quy phạm, định mức
trong tu bổ, tôn tạo các di tích.
4- Phòng thí nghiệm bảo quản:
Nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu,
thực nghiệm các công thức và quy trình bảo quản di tích (động sản và bất động sản)
bằng các biện pháp hoá lý. Nhiệm vụ cụ thể là:
a) Nghiên cứu các đặc điểm tình
trạng bảo quản của các hiện vật và các di tích có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ;
xây dựng sưu tập các mẫu vật.
b) Nghiên cứu hoặc tổ chức phối
hợp nghiên cứu các công thức và các quy trình kỹ thuật bảo quản các chất liệu,
vật liệu của di vật và di tích; sản xuất thử nghiệm các hoá chất sử dụng cho bảo
quản di tích; soạn thảo các hướng dẫn về bảo quản di vật và di tích.
c) Tham gia xây dựng các dự án đầu
tư tu bổ và tôn tạo di tích.
5- Xưởng thực nghiệm bảo quản và
tu bổ:
a) Nghiên cứu và phục hồi các
quy trình kỹ thuật truyền thống hoặc quy trình kỹ thuật thay thế sử dụng trong
phục chế các di vật và di tích.
b) Thi công thực nghiệm bảo quản
và phục chế các di vật và di tích có giá trị đặc biệt, đòi hỏi kỹ thuật cao, sử
dụng các nghệ nhân và kỹ thuật viên có trình độ tương ứng.
6- Hội đồng khoa học kỹ thuật:
Hội đồng thực hiện vai trò tư vấn
khoa học kỹ thuật và chuyên ngành cho giám đốc, nhằm đảm bảo hiệu quả và chất
lượng cao cho các công trình nghiên cứu, tư vấn và thực nghiệm của trung tâm.
Thành phần Hội đồng:
- Chủ tịch: Giám đốc
- Thư ký khoa học
- Các trưởng phòng chuyên môn
- Các chuyên gia bên ngoài được
mời
Điều 3:
Quan hệ lãnh đạo, quản lý khác trong trung tâm như chi
uỷ - Ban chấp hành công đoàn và các tổ chức quần chúng khác tham gia quản lý,
song không trực tiếp Quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
Chương 2:
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM
Điều 4:
Căn cứ Quyết định số 3127/TC-QĐ ngày 09-10-1995 của Bộ
trưởng Bộ Văn hoá thông tin, Trung tâm hoạt động theo các nội dung sau:
a) Nghiên cứu lập dự án đầu tư
tu bổ và tôn tạo các di tích.
b) Khảo sát, đánh giá hiện trạng
và nguyên nhân xuống cấp các di tích. Thiết kế và lập dự toán tu bổ, tôn tạo
các di tích và các công trình văn hoá có giá trị lịch sử, các công trình trong
quần thể di tích và các công trình dân dụng khác có liên quan.
c) Tham gia thẩm định các dự án
đầu tư xây dựng tu bổ, tôn tạo các di tích, các dự án quy hoạch tổng thể, các
thiết kế tu bổ tôn tạo di tích.
d) Tư vấn đấu thầu, chọn thầu và
các hoạt động kinh tế về thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị xây lắp các di tích.
đ) Xây dựng các quy phạm, quy
trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật bảo quản tu bổ di tích.
e) Thực hiện trang trí kiến trúc
nội ngoại thất mang tính chất nghệ thuật đặc biệt, mang tính truyền thống dân tộc.
g) Xây dựng thực hiện các đề tài
nghiên cứu khoa học.
h) Giám sát kỹ thuật và quản lý
các dự án đầu tư tu bổ và tôn tạo di tích.
Các phần việc có tính chất sự
nghiệp được giao cho các phòng hoặc trực tiếp cho chủ trì bằng phiếu giao việc
và kế hoạch nghiên cứu được duyệt. Các phần việc không phải sự nghiệp được giao
thông qua hợp đồng giao khoán nội bộ, được các phòng và giám đốc giám sát, kiểm
tra chặt chẽ và được thanh - quyết toán phù hợp với kết quả kinh tế kỹ thuật thực
hiện hợp đồng đó.
Điều 5:
Giao việc nghiên cứu.
Các đề tài nghiên cứu sau khi được
Bộ (hoặc Nhà nước ...) được Giám đốc giao trực tiếp cho chủ nhiệm đề tài hoặc
phòng bằng phiếu giao việc. Các công việc khác cũng được Giám đốc giao trực tiếp
cho các cán bộ thừa hành.
LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG
Điều 6:
Trung tâm chăm lo, bồi dưỡng và chọn lọc đội ngũ để xây dựng
lực lượng gọn nhẹ về số lượng, tinh về chất, hợp lý về cơ cấu và có thể phát
triển linh hoạt khi cần thiết.
Ngoài số cán bộ cố định được Nhà
nước và Bộ quy định, khi cần thiết trung tâm có thể sử dụng các cộng tác viên
hoặc lao động bên ngoài bằng các hợp đồng lao động hoặc hợp đồng kinh tế - khoa
học kỹ thuật, trên nguyên tắc thực hiện đúng Luật lao động và các văn bản hữu
quan hiện hành của Nhà nước.
Điều 7:
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng kinh tế do giám đốc ký hoặc
người phụ trách ký, giám đốc duyệt.
Những công việc có tính chất
chung hoặc gọn một đề tài do giám đốc ký trực tiếp. Những công việc có tính chất
lấy thêm nhân lực (có kỹ thuật) thì người phụ trách công việc đó phải trực tiếp
ký và giám đốc ký duyệt.
Điều 8:
Trung tâm trả lương trực tiếp cho:
- Cho cán bộ công nhân viên hưởng
lương sự nghiệp.
- Cho lao động khác (khi tham
gia thực hiện hợp đồng kinh tế) thì thực hiện trả lương theo Nghị định 26/CP
ngày 23-5-1993 của Chính phủ (không được để người phụ trách công việc đó chi trả).
Về điều này còn liên quan đến khâu theo dõi, hạch toán, kế toán bắt buộc phải
thực hiện hạch toán riêng... trên cơ sở đó mới có cơ sở chi trả lương cho hợp đồng.
Trong trường hợp công trình ở xa, giám đốc có thể uỷ quyền cho người phụ trách
tạm ứng tiền lương cho người lao động nhưng phải được tổng hợp theo dõi chung của
trung tâm.
Điều 9:
Trung tâm thực hiện đầy đủ chế độ nghỉ phép, chế độ làm
thêm giờ, kiêm nhiệm, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính
sách khác đối với công chức và người lao động của cơ quan.
Mọi công chức và những người lao
động có đủ tiêu chuẩn nghỉ phép năm, phải có kế hoạch nghỉ phép trong năm đó;
báo cáo với giám đốc, phòng quản lý trực tiếp và phòng hành chính tổng hợp.
Phép năm nào thực hiện trong năm đó, không được để cộng dồn sang năm sau. Chỉ
trường hợp do yêu cầu của giám đốc để hoàn thành gấp một công việc nào đó mà
công chức không thể nghỉ phép trong năm thì được nghỉ phép tiếp sang năm sau và
giải quyết trong quý I.