BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1570/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày
13 tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày
20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày
16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày
12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày
26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày
26/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư
pháp;
Căn cứ Quyết định số 206/QĐ-BTP ngày
05/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Cục
Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-BTP ngày
12/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Vụ
Hợp tác quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày
29/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức hội nghị,
hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư
pháp năm 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý
vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quyết định kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tình hình thực
hiện hợp tác quốc tế về pháp luật tại Bộ Công Thương.
Điều 2: Địa điểm, nội dung, thời hạn
kiểm tra
1. Đối với kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính
a) Địa điểm kiểm
tra:
Trụ sở Bộ Công
Thương; trụ sở Tổng Cục quản lý thị trường, trụ sở Thanh tra Bộ (hoặc trụ sở
Cục Xúc tiến thương mại), Bộ Công Thương.
b) Nội dung kiểm
tra:
* Kiểm tra việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Công tác chỉ
đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tình hình
ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết
quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn,
bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Việc bố trí
nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi
phạm hành chính; tổng số người có tham quyền xử phạt vi phạm hành chính theo
tùng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
- Việc thực hiện
chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc thực
hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện
và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến
xử lý vi phạm hành chính.
* Kiểm
tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính
- Tổng số
vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị
xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để
truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử
phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực
hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính;
- Tình
hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch
thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc thực
hiện các quy định pháp luật về giải trình;
- Việc
thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc
quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;
- Việc
lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
c) Thời hạn
kiểm tra: 02 ngày làm việc.
2. Đối với kiểm tra tình hình thực hiện hợp tác quốc tế
về pháp luật
Tình hình thực
hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật trong khoảng thời gian từ ngày
01/1/2019 đến hết ngày 31/5/2020, bao gồm:
- Việc chấp
hành các quy định của pháp luật trong việc: vận động, xây dựng và phê duyệt
chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật; thực hiện các chương
trình, dự án, viện trợ phi dự án đã phê duyệt (bao gồm các hoạt động trong
khuôn khổ các chương trình, dự án do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản);
- Việc thực
hiện chế độ thông tin, báo cáo, chia sẻ kết quả của hoạt động hợp tác quốc tế về
pháp luật;
- Kết
quả, hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật đối với việc thực
hiện nhiệm vụ của Bộ Công Thương; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực
hiện hợp tác quốc tế về pháp luật;
- Đề
xuất, kiến nghị của cơ quan được kiểm tra nhằm nâng cao công tác hợp tác quốc tế về
pháp luật trong thời gian tới.
Điều 3: Thành phần đoàn kiểm tra
1. Đối với
kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Bà
Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng đoàn;
- Ông
Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi
hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Phó Trưởng đoàn;
- Bà
Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo
dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Thành viên;
- Đại diện
Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an - Thành viên;
- Đại diện
lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp - Thành viên;
- Ông
Hoàng Tiến Đạt, chuyên viên, Ban Thư ký - Thành viên;
- Đại diện
Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và
theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Thành viên;
- Đại diện
Phòng Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành
chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Thành viên;
- Ông Nguyễn Hoàng
Việt, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý xử
lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp - Thành viên
kiêm Thư ký Đoàn kiểm tra.
2. Đối với
kiểm
tra tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật
- Bà Đặng
Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Trưởng đoàn;
- Ông
Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp - Phó trưởng Đoàn;
- Đại diện
lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương - Thành viên;
- Đại diện
lãnh đạo Bộ Công an - Thành viên;
- Đại diện
lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên;
- Đại diện
lãnh đạo Bộ Tài chính - Thành viên;
- Đại diện
Phòng Hành chính Tổng hợp và Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, Vụ Hợp tác
quốc tế, Bộ Tư pháp - Thành viên.
Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của
đoàn kiểm tra
1. Quyền
hạn của đoàn kiểm tra:
- Yêu cầu đối
tượng được kiểm tra trực tiếp làm việc hoặc cử người đại diện làm việc với đoàn
kiểm
tra;
- Yêu cầu
đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu và giải
trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra; trường hợp cần thiết, có
thể yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp tang vật, phương tiện vi phạm phục vụ
cho công tác xác minh;
- Trường
hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành xác minh để làm rõ các vấn đề
liên quan đến nội dung kiểm tra.
2.Trách nhiệm
của đoàn kiểm tra:
- Tổ
chức thực hiện kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
- Báo
cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và đề xuất
phương án xử lý;
- Sử dụng
thông tin; sử dụng, bảo quản hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện có liên
quan đến nội dung kiểm tra theo đúng quy định pháp luật; không làm hư hỏng hoặc
thất thoát tài sản hợp pháp của đối tượng được kiểm tra;
- Hoàn trả
đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện do đối tượng được kiểm tra cung cấp.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm của đối
tượng được kiểm tra
1. Quyền của đối tượng được kiểm tra:
- Được
thông báo bằng văn bản về kế hoạch, quyết định kiểm tra;
- Kiến
nghị, giải trình về kết luận kiểm tra;
- Khiếu
nại đối với kết luận kiểm tra và các hành vi hành chính của người có thẩm quyền
trong kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
- Tố cáo đối với các
hành vi vi phạm pháp luật trong kiểm tra theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Từ
chối yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm
tra.
2. Trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra:
- Phối hợp
và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra;
- Thực hiện
nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra; báo cáo,
cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, kịp thời; chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung của báo cáo, thông tin và tài liệu cung cấp; giải trình những
vấn đề có liên quan đến nội dung kiếm tra;
- Chấp
hành kết luận kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra trên cơ sở kiến nghị của
đoàn kiểm tra trong kết luận kiểm tra;
- Chịu
trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm
tra.
Điều 6. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực
hiện kiểm tra từ nguồn ngân sách nhà nước phân bố cho việc thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật vê xử lý vi phạm hành
chính năm 2020 và việc theo dõi thi hành quản lý hợp tác quốc tế về
pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 113/2014/NĐ-CP
ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế năm 2020.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực
kể từ ngày ký.
Điều 8. Cục trưởng Cục Quản lý xử
lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc
tế, đối tượng được kiểm tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các ông
(bà) có tên tại Điều 3 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như
Điều 8;
- Bộ trưởng (để
báo cáo);
- Bộ Công
Thương (để thực hiện);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (03b).
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Hoàng Oanh
|