ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 156/QĐ-UBND
|
Ninh Bình,
ngày 09 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC
SỞ, BAN, NGÀNH; ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số
1150/QĐ-BNV ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định
Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân
dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nội dung, phương pháp
đánh giá; xếp hạng, khen thưởng, kinh phí thực hiện
1. Phạm vi
điều chỉnh: Công tác theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cải cách
hành chính hàng năm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Đối tượng
áp dụng:
a) Ban Quản
lý các khu công nghiệp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
trừ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là các sở, ban, ngành);
b) Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố;
c) Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn.
3. Nội dung
đánh giá:
a) Sở, ban,
ngành: Thực hiện theo Bảng 1 về Chỉ số cải cách hành chính cấp sở;
b) Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố: Thực hiện theo Bảng 2 về Chỉ số cải cách hành
chính cấp huyện;
c) Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn: Thực hiện theo Bảng 3 về Chỉ số cải cách
hành chính cấp xã.
4. Phương
pháp đánh giá:
a) Thang điểm
đánh giá
- Thang điểm
đánh giá là 100;
- Thang điểm
đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần trong
Chỉ số cải cách hành chính các cấp sở, cấp huyện và cấp xã.
b) Phương
pháp đánh giá
- Bước 1: Tự
đánh giá. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành
chính hàng năm của cơ quan, đơn vị mình gửi về Sở Nội vụ (đối với sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện) hoặc gửi về Phòng Nội vụ (đối với Ủy ban nhân
dân cấp xã) theo quy định. Điểm các cơ quan, đơn vị tự đánh giá được gọi là “điểm
tự đánh giá”.
- Bước 2:
Đánh giá thông qua điều tra xã hội học. Việc điều tra xã hội học được tiến hành
dựa trên việc lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Sở
Nội vụ. Một số tiêu chí đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột
“Ghi chú” và các dòng có chữ viết tắt “ĐTXHH” ở các Bảng đính kèm. Điểm này được
gọi là “Điểm điều tra xã hội học”.
- Bước 3:
Thẩm định điểm tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở báo cáo tự đánh
giá và các tài liệu kiểm chứng do các cơ quan, đơn vị cung cấp, Tổ công tác
liên ngành do Sở Nội vụ chủ trì hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện chủ trì tiến hành
thẩm định lại. Điểm do Tổ công tác đánh giá gọi là “Điểm thẩm định”. Tổng hợp
“Điểm điều tra xã hội học” và “Điểm thẩm định” là “Điểm đạt được”. Chỉ số cải
cách hành chính được xác định bằng tỷ lệ % giữa “Điểm đạt được” và “Điểm tối
đa” (100 điểm).
- Bước 4:
Công bố kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính hàng năm. Sở Nội vụ tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các
Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phòng Nội vụ cấp huyện tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp công bố Chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân
dân cấp xã.
5. Xếp hạng,
khen thưởng:
a) Xếp hạng:
Căn cứ vào điểm thẩm định, các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ được xếp hạng Chỉ
số cải cách hành chính hàng năm theo thứ tự từ cao xuống thấp.
b) Khen thưởng:
- Khen thưởng
của Ủy ban nhân dân tỉnh: Hàng năm, Sở Nội vụ lựa chọn các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện đạt Chỉ số cải cách hành chính cao để trình Ủy ban nhân
dân tỉnh tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công
tác cải cách hành chính.
- Khen thưởng
của cơ quan, đơn vị, địa phương: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương có
trách nhiệm khen thưởng công tác cải cách hành chính theo quy định. Ủy ban nhân
dân cấp huyện có trách nhiệm khen thưởng theo thẩm quyền đối với Ủy ban nhân
dân cấp xã có Chỉ số cải cách hành chính cao.
6. Kinh phí
thực hiện: Kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính được bố trí
trong dự toán hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách
hiện hành và theo quy định tại Thông tư 26/2019/TT-BTC ngày 10/5/2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí đảm bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước.
Điều 3. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn
cụ thể nội dung, quy trình, thủ tục để các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tự chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính
hàng năm của các cơ quan, đơn vị;
b) Tổ chức tập
huấn phương pháp, kỹ năng cho các cơ quan, đơn vị để triển khai xác định Chỉ số
cải cách hành chính hàng năm;
c) Chủ trì
phối hợp với các sở, ngành liên quan thành lập Tổ công tác tiến hành thẩm định,
xác định, thống nhất kết quả tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính
hàng năm của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
d) Báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh công bố chỉ số và kết quả xếp hạng chỉ số cải cách hành chính
hàng năm của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh
vào quý II hàng năm; Chỉ đạo Ban Thi đua khen thưởng hướng dẫn các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng
khen cho cơ quan đạt Chỉ số cải cách hành chính hàng năm cao theo quy định;
đ) Tổng hợp,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ kết quả tự đánh giá chấm điểm
chung để xác định Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình hàng năm theo hướng
dẫn của Bộ Nội vụ;
e) Báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương khắc phục tồn tại hạn chế
để nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh hàng năm.
2. Sở Tài
chính:
a) Phối hợp
với Sở Nội vụ thẩm định dự toán kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách
hành chính trong tổng dự toán kinh phí chi cho cải cách hành chính hàng năm;
b) Hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Các Sở,
ban, ngành:
a) Căn cư
hướng dẫn của Sở Nội vụ, tiến hành xây dựng báo cáo tự đánh giá, chấm điểm Chỉ
số cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị mình kèm tài liệu kiểm chứng
về Sở Nội vụ;
b) Phối hợp
với Sở Nội vụ trong việc điều tra xã hội học, thẩm định để xác định Chỉ số cải
cách hành chính của cơ quan, đơn vị;
c) Tổ chức
quán triệt, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao Chỉ số cải cách hành
chính của cơ quan, đơn vị mình; khen thưởng theo thẩm quyền cho tập thể, cá
nhân có thành tích trong thực hiện cải cách hành chính; xem xét, xử lý những tập
thể, cá nhân chưa làm tốt công tác cải cách hành chính hàng năm theo quy định.
4. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố:
Ngoài thực
hiện các nhiệm vụ như các sở, ban, ngành quy định tại Khoản 3 Điều này, Ủy ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn
Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành
chính cấp xã hàng năm;
b) Thẩm định
kết quả tự đánh giá, chấm điểm của Ủy ban nhân dân cấp xã; công bố, xếp hạng Chỉ
số cải cách hành chính hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi quản
lý; tổng hợp, báo cáo kết quả trong quý I của năm liền kề để Sở Nội vụ tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Kiểm
tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã khắc phục những tồn tại, hạn chế sau công bố
Chỉ số cải cách hành chính hàng năm. Khen thưởng cho Ủy ban nhân dân cấp xã có
thành tích cao trong công tác cải cách hành chính, xem xét xử lý đối với Ủy ban
nhân dân cấp xã chưa làm tốt công tác cải cách hành chính hàng năm.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1329/QĐ-UBND ngày
13/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chỉ số cải cách hành chính của các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Ðiều 5;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, VP11.
ĐN/KSTT2020
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|