Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1547/1999/QĐ-TU Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Trương Quang Được
Ngày ban hành: 10/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1547/1999/QĐ-TU

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 08 năm 1999 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BỔ NHIỆM CÁN BỘ

BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG

Căn cứ Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ.
Xét đề nghị của Ban tổ chức Thành ủy.

QUYẾT ĐỊNH: 

1- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bổ nhiệm cán bộ.

2- Ban Tổ chức Thành ủy có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và theo dõi việc thực hiện Quyết định này.

Các ban của Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy, Ban Thường vụ Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có trách nhiệm chỉ đạo và cụ thể hóa việc thực hiện quyết định này trong phạm vi phụ trách.

3- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 


Nơi nhận:

- Các quận, huyện ủy
- Các ban đảng, BCS đảng,
đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc
Thành ủy, Ban Thường vụ Thành Đoàn
- Các đ/c Thành ủy viên
- Lưu VT

TM. BAN THƯỜNG VỤ
BÍ THƯ
 



Trương Quang Được

QUY CHẾ

BỔ NHIỆM CÁN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1547-QĐ/TU ngày 10/8/1999 của Ban Thường vụ Thành ủy) 

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: Việc bổ nhiệm cán bộ phải tuân thủ các nguyên tắc:

1- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

2- Tập thể lãnh đạo ở các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

3- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị, phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực và sở trường của cán bộ.

4- Đảm bảo sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Điều 2: Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ:

Trong phạm vi quản lý cán bộ theo quy định phân cấp của Ban Thường vụ Thành ủy:

1- Người đứng đầu và các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ mà mình đề xuất.

2- Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Cá nhân, tập thể đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.

Điều 3: Quy trình, thủ tục về bổ nhiệm cán bộ phải thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, Pháp luật Nhà nước, Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và quy chế này.

Chương 2:

BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Điều 4: Thời hạn giữ chức vụ:

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị trong bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp từ cấp huyện trở lên, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng… các doanh nghiệp nhà nước.

Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng.

Điều 5: Điều kiện bổ nhiệm:

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm.

2- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

3- Tuổi bổ nhiệm:

- Cán bộ các cơ quan thành phố, tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 50 tuổi.

- Cán bộ các cơ quan quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu nói chung không quá 45 tuổi.

4- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao

5- Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.

Điều 6: Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quyết định:

Căn cứ nhu cầu công tác, Ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các Ban và cơ quan trực thuộc Thành ủy (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các bước sau:

1- Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ sẽ bổ nhiệm.

2- Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương:

2.1- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

a- Cán bộ đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất phương án nhân sự.

Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, cán bộ đứng đầu, các thành viên lãnh đạo đề xuất và nhận xét, đánh giá nhân sự.

b- Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để lấy ý kiến của cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm 1 người có thế lựa chọn 1 người hoặc nhiều hơn.

c- Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt: trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương, trưởng các đơn vị trực thuộc, thường vụ đảng ủy, trưởng các đoàn thể ở cơ quan, sở, ban, ngành (có thể lấy thêm ý kiến của trưởng phòng quận, huyện và tương đương, khi tổng hợp thì tách riêng) về nhân sự theo trình tự:

- Trao đổi, thảo luận về yêu cầu bổ nhiệm, tiêu chuẩn cán bộ.

- Thông qua danh sách cán bộ do lãnh đạo giới thiệu, tóm tắt lý lịch, trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

- Giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách nhân sự do lãnh đạo giới thiệu).

Cán bộ được giới thiệu có thể được trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm, trả lời những vấn đề có liên quan.

- Ghi phiếu (không phải ký tên).

Phiếu lấy ý kiến có giá trị tham khảo rất quan trọng, nhưng không là căn cứ duy nhất để quyết định.

d- Cán bộ đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo:

- Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến.

- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

- Đảng ủy hoặc thường vụ Đảng ủy cơ quan phát biểu ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

- Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bắng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.

- Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

Trường hợp cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.2- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

a- Cán bộ đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu.

b- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:

- Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Làm việc với Thường vụ cấp ủy, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu về cán bộ và xác minh lý lịch của cán bộ.

- Thông báo chủ trương, kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và lấy ý kiến của thường vụ đảng ủy cơ quan.

- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).

Trong trường hợp cán bộ đảm bảo được tiêu chuẩn bổ nhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm vẫn có thể báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Làm tờ trình đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

Điều 7: Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy phân cấp cho các sở, ban ngành, đoàn thể địa phương:

Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Thành ủy, Đảng ủy Quân sự thành phố, Đảng ủy Bộ đội biên phòng thành phố, Đảng ủy Công an thành phố, Ban thường vụ quận, huyện ủy căn cứ vào Quy chế này cụ thể hóa trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với cán bộ trong diện được phân cấp quản lý và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.

Điều 8: Thẩm định, xét duyệt đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quyết định:

1- Các cơ quan, đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm cán bộ gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cho Ban Tổ chức thành ủy để chủ trì thẩm định.

2- Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì thẩm định, tổng hợp ý kiến của các Ban Đảng và các cơ quan liên quan trực thuộc Thành ủy.

Ý kiến thẩm định được báo cáo đến các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan sau đây:

a- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đối với nhân sự bổ nhiệm: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc, Phó giám đốc Sở và chức vụ tương đương; đối với nhân sự giới thiệu ứng cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất ý kiến, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố thảo luận, đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

b- Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố đối với nhân sự giới thiệu ứng cử: Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, Trưởng ban, Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố đề xuất ý kiến, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố thảo luận, đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

3- Ban Tổ chức Thành ủy hoàn chỉnh hồ sơ nhân sự, tổng hợp ý kiến và làm tờ trình Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo rõ ý kiến của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch và Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến của Thường vụ quận, huyện ủy; ý kiến của các Ban đảng, Đảng ủy khối, của Ban Tổ chức Thành ủy.

4- Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

Điều 9: Thẩm định, xét duyệt với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy phối hợp với các cơ quan Trung ương để quản lý:

1- Các cơ quan, đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm cán bộ gửi lên cơ quan Trung ương có thẩm quyền trực tiếp quyết định thì đồng thời gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cho Ban Tổ chức Thành ủy để phối hợp với cơ quan tổ chức của cơ quan Trung ương có thẩm quyền trực tiếp quyết định tiến hành thẩm định bước đầu.

2- Sau khi có văn bản chính thức của lãnh đạo cơ quan Trung ương có thẩm quyền trực tiếp quyết định gửi lấy ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy về bổ nhiệm cán bộ, Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì thẩm định, tổng hợp ý kiến của các Ban Đảng, Đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy, các cơ quan liên quan để trình Thường trực Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, trả lời cho các ban, ngành Trung ương theo chế độ hợp quản.

Chương 3:

BỔ NHIỆM LẠI

Điều 10:

1- Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm, vì những lý do cụ thể như sức khỏe không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước…thì cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần xem xét điều chỉnh, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

2- Việc bổ nhiệm lại được tiến hành từng bước, phù hợp với yêu cầu của từng lĩnh vực, từng ban, nghành, đoàn thể, địa phương, bảo đảm ổn định và hiệu quả thiết thực.

Điều 11: Điều kiện bổ nhiệm lại:

1- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2- Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.

3- Đủ sức khỏe.

Điều 12: Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại

1- Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại.

Ban Thường vụ Thành ủy ủy quyền cho các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quyết định trong phạm vi phụ trách. Ban Tổ chức Thành ủy tham mưu, đề xuất ý kiến những trường hợp cần thiết.

Những trường hợp cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý không bổ nhiệm lại phải báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, quyết định.

2- Những cán bộ còn dưới 5 năm công tác (không đủ một thời hạn bổ nhiệm lại) cho đến tuổi nghỉ hưu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thì được kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến tuổi nghỉ hưu.

3- Cán bộ không được bổ nhiệm lại sẽ được bố trí công tác khác.

Điều 13: Thủ tục bổ nhiệm lại.

1- Cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ theo quy định tại điều 7 và điều 8 của Quy chế đánh giá cán bộ.

2- Tập thể cán bộ, công chức trong đơn vị tham gia ý kiến.

3- Cán bộ đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại. Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.

Chương 4:

TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM

Điều 14: Từ chức.

1- Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ có nguyện vọng xin từ chức thì làm đơn báo cáo lãnh đạo xem xét.

2- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

3- Cán bộ sau khi từ chức được bố trí công tác khác.

Điều 15: Miễn nhiệm.

Trong thời gian giữ chức vụ cán bộ xin từ chức, cán bộ có sai phạm chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, nhưng không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ, thì cơ quan trực tiếp sử dụng cán bộ quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ của cán bộ và bố trí công tác khác.

Chương 5:

ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ

Điều 16: Việc điều động, luân chuyển cán bộ phải căn cứ yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được bối dưỡng toàn diện, rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng nghành, từng địa phương, từng tổ chức.

Điều 17: Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển cán bộ.

- Cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể ở thành phố, quận huyện có yêu cầu luân chuyển cán bộ để giữ các chức vụ lãnh đạo theo quy hoạch cán bộ.

- Cán bộ đứng đầu (do bầu cử) từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên đã giữ chức vụ 2 nhiệm kỳ ở cũng một đơn vị, địa phương.

-Cán bộ được điều động, luân chuyển do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền

2- Phạm vi: Điều động, luân chuyển cán bộ giữa các địa phương, các ngành, các cấp.

3- Thẩm quyền: Thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển cán bộ thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy.

Điều 18: Kế hoạch điều động, luân chuyển cán bộ.

Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường cán bộ, Ban Thường vụ cấp ủy, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động, luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý:

- Lập danh sách cán bộ cần điều động, luân chuyển (ghi rõ chức vụ hiện tại, chức vụ nơi đến).

-Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

- Trước khi quyết định điều động, luân chuyển, lãnh đạo cấp có thẩm quyền cần gặp gỡ cán bộ nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động, luân chuyển để nghe cán bộ phát biểu, đề xuất ý kiến; trao đổi với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đi và nơi cán bộ đến.

Điều 19: Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị và cá nhân cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Điều 20: Bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ được điều động, luân chuyển.

1- Thường vụ cấp ủy, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn chỉ đạo cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều kiện để cán bộ sớm ổn định công tác và sinh hoạt.

2- Cán bộ được điều động, luân chuyển đến các xã miền núi huyện Hòa Vang được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1547/1999/QĐ-TU ngày 10/08/1999 về Quy chế bổ nhiệm cán bộ do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.513

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.105.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!