TỔNG
CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
15/QĐ-HQBN
|
Bắc
Ninh, ngày 12 tháng 10 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC VÀ TRỰC THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29
tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng
6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 1835/QĐ-BTC
ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Tổng cục
Hải quan;
Căn cứ các Quyết định số: 1166,
1167, 1168, 1169 và 1170/QĐ-TCHQ ngày 09 tháng 6 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan quy định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị
thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Bản “Phân công thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bắc
Ninh”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng phòng Tổ
chức cán bộ, Chánh Văn phòng Cục và thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục
Hải quan tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2 (để thực hiện);
- Tổng cục Hải quan (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCCB (3b).
|
CỤC
TRƯỞNG
Trần Thành Tô
|
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC
VÀ TRỰC THUỘC CỤC HẢI QUAN TỈNH BẮC NINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HQBN ngày 12/10/2012 của Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh Bắc Ninh)
Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh trực thuộc
Tổng cục Hải quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy
định tại Quyết định số 1835/QĐ-BTC ngày 19/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cơ cấu tổ chức được quy định gồm 03 đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng và 06 đơn vị
trực thuộc Cục.
Căn cứ các Quyết định số: 1166,
1167, 1168, 1169 và 1170/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan quy định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc
và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Hải quan
tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định phân công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với
các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, cụ thể như sau:
I- Văn phòng Cục.
Văn phòng Cục thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được quy định tại mục VII, mục VIII phần A của Quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-TCHQ
ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cụ thể là đơn vị tham mưu
giúp Cục trưởng các lĩnh vực công tác sau:
1- Tham mưu về công tác Văn
phòng:
1.1- Xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác tuần, tháng, quý, năm của Cục; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực
hiện các chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị thuộc Cục. Phối hợp với đơn
vị làm công tác tham mưu tổng hợp và hợp tác quốc tế của Tổng cục Hải quan và
các Cục Hải quan tỉnh khác để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách,
quy định của Nhà nước, của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về công tác đối
ngoại.
1.2- Điều hòa, phối hợp kế hoạch
công tác để giải quyết công việc liên quan đến các đơn vị trực thuộc Cục và giữa
Cục với các đơn vị và cơ quan khác liên quan đến thực hiện chương trình kế hoạch
công tác và nhiệm vụ của Cục.
1.3- Xây dựng kế hoạch, theo dõi và
kiểm tra việc thực hiện, chấp hành quy chế, quy định chế độ làm việc, tổng hợp
báo cáo thông tin công tác đối ngoại của các đơn vị trong Cục; đề xuất các biện
pháp chấn chỉnh việc thực hiện và chấp hành báo cáo thông tin công tác đối ngoại
của các đơn vị.
1.4- Đầu mối phối hợp với các đơn vị
liên quan chuẩn bị tài liệu và các thông tin cần thiết để phục vụ sự chỉ đạo điều
hành của Cục trưởng, các cuộc họp, giao ban, hội nghị và làm việc với cơ quan cấp
trên, cơ quan khác của lãnh đạo Cục.
1.5- Thực hiện chế độ, quy định về
tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình, kết quả hoạt động thực hiện nhiệm
vụ, kế hoạch công tác của Cục; đề xuất, kiến nghị để Cục trưởng báo cáo Tổng cục
Hải quan sửa đổi, bổ sung các chế độ, quy định thuộc phạm vi công tác tổng hợp.
1.6- Thực hiện các nghiệp vụ về
công tác hành chính văn thư, lưu trữ theo quy định.
1.7- Đảm bảo công tác thông tin -
liên lạc:
a- Đề xuất kế hoạch và tổ chức bảo
đảm máy móc, trang thiết bị thông tin liên lạc để phục vụ sự chỉ đạo, điều hành
của lãnh đạo Cục và các Chi cục Hải quan.
b- Tổ chức, thực hiện chuyển, nhận
điện, công văn, tài liệu đảm bảo bí mật, chính xác, kịp thời, nhanh chóng và an
toàn.
c- Đề xuất trang bị, bảo dưỡng và
quản lý trang thiết bị kỹ thuật thông tin liên lạc của Cục.
d- Quản lý tài liệu, điện fax, mật
mã theo quy định.
1.8- Xây dựng kế hoạch nội dung
tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức về chủ trương, chỉ đạo, chỉ thị của Bộ
Tài chính, của Tổng cục Hải quan. Phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên
truyền ở địa phương để tuyên truyền chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước,
của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về hoạt động công tác hải quan.
1.9- Thực hiện công tác lễ tân,
khánh tiết phục vụ các hoạt động của Cục; tổ chức thường trực bảo vệ, phòng cháy,
chữa cháy, vệ sinh ở cơ quan Cục; chủ trì phối hợp thực hiện công tác phòng chống
bão lụt; quản lý điều hành xe ôtô của Văn phòng Cục.
1.10- Tham mưu đề xuất, xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu
chuẩn Việt Nam trong Cục.
1.11- Quản lý cán bộ, công chức, hồ
sơ, tài liệu, tài sản, trang thiết bị được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Cục trưởng giao.
2- Tham mưu về công tác Quản
trị - Tài vụ.
2.1- Tham mưu, giúp Cục trưởng quản
lý, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác Tài vụ
- Quản trị.
2.2- Xây dựng dự toán kinh phí hàng
năm của Cục và thực hiện dự toán khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo
kinh phí hoạt động thường xuyên và đột xuất theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của
Cục.
2.3- Quản lý, kiểm tra, giám sát
các hoạt động chi tiêu tài chính của đơn vị theo đúng nội dung, tiến độ, nguyên
tắc, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, của Bộ Tài chính và của Tổng cục Hải
quan.
2.4- Thực hiện công tác kế toán, kiểm
toán nội bộ và quyết toán ngân sách theo quy định của pháp luật về kế toán. Lập
báo cáo tài chính định kỳ và đột xuất theo quy định.
2.5- Tham mưu, đề xuất phương án
xây dựng, cải tạo trụ sở, trang thiết bị cơ sở vật chất để đảm bảo cho hoạt động
công tác của Cục; tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản,
trang thiết bị theo thẩm quyền.
2.6- Tiếp nhận, cấp phát, quản lý
việc sử dụng các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, ấn chỉ, niêm phong, seal
hải quan cho các đơn vị; thực hiện công tác kế toán vật tư, ấn chỉ, tài sản
theo quy định.
2.7- Tổ chức công tác cải tạo, duy
tu, bảo dưỡng bảo trì tài sản, trang thiết bị của cơ quan theo kế hoạch được Cục
trưởng phê duyệt.
II- Phòng Tổ chức
cán bộ.
Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định tại mục V, mục VI phần A của Quy định nhiệm vụ, quyền
hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 1170/QĐ-TCHQ
ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cụ thể là đơn vị tham mưu
giúp Cục trưởng các lĩnh vực công tác sau:
1- Tham mưu về công tác tổ chức
cán bộ.
1.1- Tham mưu, đề xuất thực hiện
các mặt công tác: tổ chức bộ máy; quản lý nhân sự; biên chế; tuyển dụng; hợp đồng
lao động; đào tạo; bồi dưỡng cán bộ, công chức; chế độ chính sách cán bộ, công
chức; bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và của Tổng
cục Hải quan.
1.2- Tham mưu, giúp Cục trưởng quản
lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác tổ
chức cán bộ; chuẩn bị nội dung, tài liệu về công tác tổ chức cán bộ cho lãnh đạo
Cục dự họp, hội nghị, hội thảo.
1.3- Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm
tra định kỳ, đột xuất về công tác tổ chức cán bộ, trình Cục trưởng phê duyệt và
tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị thuộc Cục.
1.4- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch,
nội dung, chương trình, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các cán bộ, công chức của Cục theo kế hoạch, yêu cầu của Tổng cục Hải quan
trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1.5- Đề xuất chương trình, phát động
nội dung thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của Cục, của ngành theo chỉ đạo của
Bộ, của ngành và của lãnh đạo Cục; phát động phong trào học tập gương người tốt,
việc tốt của tập thể, cá nhân trong ngành để xây dựng và nhân rộng gương điển
hình tiên tiến; phong trào rèn luyện kỷ luật, tác phong công tác, đạo đức nghề
nghiệp và phong trào thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật.
1.6- Tham mưu, đề xuất việc khen
thưởng năm, đột xuất cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong học tập,
công tác; thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong phong trào
thi đua, khen thưởng của Cục .
1.7- Tổng hợp, báo cáo kết quả về
công tác Tổ chức cán bộ và tình hình hoạt động thi đua, khen thưởng của Cục
theo quy định của pháp luật.
1.8- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức
thuộc đối tượng quản lý của Cục; quản lý số hiệu, thẻ công chức, chứng minh thư
Hải quan theo quy định.
1.9- Quản lý cán bộ, công chức, hồ
sơ, tài liệu, tài sản, trang thiết bị được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Cục trưởng giao.
2- Tham mưu về công tác thanh
tra.
2.1- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành chính sách, pháp luật của
Nhà nước về hải quan (bao gồm cả pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu), các quy định của Bộ Tài chính, của ngành Hải quan và việc thực hiện các
nhiệm vụ của cấp trên giao thuộc quyền quản lý của Cục.
2.2- Tham mưu giúp Cục trưởng quản
lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác
thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.3- Đề xuất, kiến nghị với Cục trưởng
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2.4- Chủ trì hoặc phối hợp với các
đơn vị liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Cục
trưởng; thường trực và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Cục tổ
chức việc tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Cục.
2.5- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức
xác minh, kết luận và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý về khiếu nại, tố cáo
có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong Cục thuộc thẩm quyền giải
quyết của Cục trưởng.
2.6- Đề xuất với Cục trưởng triển
khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật,
tiêu cực, tham nhũng, móc nối với đối tượng buôn lậu của cán bộ, công chức hải
quan thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng để kịp thời xử lý theo quy định của
pháp luật.
2.7- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của
các cấp đối với đơn vị cá nhân trong phạm vi quản lý của Cục.
2.8- Phối hợp tổ chức và giảng dạy
tại các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra cho các đơn vị thuộc
Cục; tổ chức tuyên truyền pháp luật thanh tra cho các tổ chức, cá nhân theo quyết
định.
2.9- Tổng hợp, báo cáo kết quả công
tác thanh tra, kiểm tra; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí
theo quy định của pháp luật.
3- Giúp việc công tác Đảng ủy của
Cục.
3.1- Lưu trữ hồ sơ đảng viên, theo
dõi quản lý tài chính Đảng bộ; Thư ký Đảng ủy; quản lý con dấu của Đảng ủy.
3.2- Báo cáo định kỳ, đột xuất công
tác Đảng; Phát triển Đảng viên mới và chuyển Đảng chính thức.
3.3- Theo dõi đánh giá phân loại Đảng
viên, Tổ chức Đảng.
3.4 - Công tác văn thư, lưu trữ của
Đảng ủy; Theo dõi, quản lý các loại hình đào tạo, học tập, bồi dưỡng về Đảng.
III- Phòng Nghiệp
vụ.
Phòng Nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn được quy định tại mục I, mục II, mục IV, mục IX phần A của Quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị tham mưu giúp Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số
1170/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cụ thể là
đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng các lĩnh vực công tác sau:
1- Tham mưu về công tác giám
sát quản lý về hải quan.
1.1- Đề xuất trình Cục trưởng kế hoạch,
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn về chính
sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ giám sát quản lý, bao gồm: thủ tục hải quan,
kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa xuất nhập khẩu
và các nghiệp vụ khác có liên quan (sau đây gọi là nghiệp vụ giám quản) cho các
đơn vị trực thuộc Cục và tổ chức thực hiện khi được Cục trưởng phê duyệt.
1.2- Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm
tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện nghiệp vụ giám quản, trình Cục trưởng phê
duyệt và tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các Chi cục Hải quan.
1.3- Rà soát các văn bản quy định về
giám sát quản lý đang còn hiệu lực thi hành; đề xuất, kiến nghị để Cục trưởng
báo cáo Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, quy trình
nghiệp vụ, cải tiến phương pháp quản lý.
1.4- Xây dựng chương trình, nội
dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ giám quản cho cán bộ, công chức ở
Chi cục Hải quan theo kế hoạch hoặc yêu cầu của Cục, Tổng cục Hải quan và phối
hợp với các đơn vị làm công tác tham mưu, tổ chức cán bộ đề xuất kế hoạch trình
Cục trưởng duyệt và tổ chức thực hiện.
1.5- Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ
sở dữ liệu và nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các thông tin nghiệp vụ giám quản
để cung cấp và hỗ trợ cho các Chi cục Hải quan thực hiện nghiệp vụ và quyết định
thông quan hàng hóa; kiểm tra sau thông quan của Cục.
1.6- Tiếp nhận đề xuất trình Cục
trưởng chỉ đạo, giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân, vướng mắc vượt thẩm
quyền giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan về lĩnh vực giám sát quản
lý hoặc đề xuất để Cục trưởng báo cáo Tổng cục Hải quan những vấn đề vượt thẩm
quyền của Cục trưởng.
1.7- Nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ
giám quản tại các Chi cục Hải quan và đề xuất trang bị phương tiện kỹ thuật và ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác giảm sát quản lý của Cục; theo dõi, kiểm
tra tình trạng sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giám
sát quản lý của Cục.
1.8- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn
chính sách, chế độ, pháp luật về Hải quan trong lĩnh vực được phân công cho các
tổ chức, cá nhân theo quy định.
1.9- Tham mưu, giúp Cục truởng quản
lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Cục trưởng về công tác giám
sát quản lý tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan.
1.10- Tổng hợp, báo cáo và chuẩn bị
nội dung sơ kết, tổng kết công tác giám sát quản lý của Cục cho lãnh đạo Cục dự
họp, hội nghị, hội thảo.
1.11- Quản lý cán bộ, công chức, hồ
sơ, tài liệu, tài sản, trang thiết bị được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Cục trưởng giao.
2- Tham mưu về công tác thuế
xuất nhập khẩu.
2.1- Đề xuất trình Cục trưởng kế hoạch,
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn về chính
sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu; quy trình
nghiệp vụ kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu cho
các đơn vị trực thuộc Cục và tổ chức thực hiện khi được Cục trưởng phê duyệt.
2.2- Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm
tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu,
nghiệp vụ kiểm tra, xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các Chi cục Hải
quan.
2.3- Rà soát các văn bản quy định về
kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu và giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu đang còn hiệu lực thi hành; đề xuất, kiến nghị để Cục trưởng báo cáo Tổng
cục Hải quan sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp vụ, cải
tiến phương pháp quản lý.
2.4- Xây dựng chương trình, nội
dung đào tao, tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu
và giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu cho cán bộ, công chức ở Chi cục Hải
quan, theo kế hoạch yêu cầu của Cục, Tổng cục Hải quan và phối hợp với đơn vị làm
công tác tham mưu tổ chức cán bộ đề xuất kế hoạch trình Cục trưởng duyệt và tổ
chức thực hiện.
2.5- Nghiên cứu, thu thập các thông
tin thuộc lĩnh vực kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, lĩnh vực giá tính thuế để
phân tích, tổng hợp, xử lý và cung cấp, hỗ trợ cho các Chi cục Hải quan thống
nhất và quyết định thông quan hàng hóa; cho kiểm tra sau thông quan của Cục và
truyền số liệu báo cáo về Tổng cục Hải quan theo quy định.
2.6- Tiếp nhận, đề xuất trình Cục
trưởng chỉ đạo, giải quyết khiếu nại của các tổ chức, cá nhân và các vướng mắc
vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan về kiểm tra, thu thuế xuất
nhập khẩu, về trị giá tính thuế; đề xuất, kiến nghị để Cục trưởng báo cáo Tổng
cục Hải quan những trường hợp vượt thẩm quyền của Cục trưởng.
2.7- Nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ
kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu, nghiệp vụ trị giá tính thuế tại các Chi cục
Hải quan và đề xuất trang bị phương tiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin
kỹ thuật vào công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, công tác xác định trị
giá tính thuế của Cục; theo dõi, quản lý tình trạng sử dụng các trang thiết bị,
phương tiện phục vụ công tác kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu, công tác trị giá
tính thuế của Cục.
2.8- Xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ
tiêu thu thuế hàng năm của Cục, đề xuất trình Cục trưởng phê duyệt phân bổ chỉ
tiêu kế hoạch thu thuế hàng năm cho các Chi cục Hải quan; cập nhật, tổng hợp
tình hình nợ đọng thuế ở các Chi cục Hải quan, đề xuất kế hoạch, biện pháp và
theo dõi, đôn đốc, báo cáo Cục trưởng tiến trình thực hiện thu thuế nợ đọng của
các Chi cục Hải quan.
2.9- Phân tích chi tiết các khoản
thu hàng tháng, quý, năm trên cơ sở kim ngạch xuất nhập khẩu hàng tháng, chế độ
chính sách mặt hàng và thuế; đánh giá tình hình thu nộp ngân sách hàng tháng, dự
kiến số thu tháng tiếp theo để báo cáo Tổng cục Hải quan.
2.10- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn
chính sách, chế độ, pháp luật về Hải quan trong lĩnh vực được phân công cho các
tổ chức, cá nhân theo quy định.
2.11- Tham mưu, giúp Cục trưởng quản
lý, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng về công tác kiểm
tra, thu thuế xuất nhập khẩu, công tác trị giá tính thuế tại các địa điểm làm
thủ tục hải quan.
2.12- Tổng hợp, báo cáo chuẩn bị nội
dung sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu, công tác trị
giá tính thuế của Cục cho lãnh đạo Cục dự họp, hội nghị, hội thảo.
3- Tham mưu về công tác quản
lý rủi ro.
3.1- Quy định chung:
a- Xây dựng chương trình, kế hoạch
hàng tháng, hàng quý, hàng năm về công tác thu nhập, xử lý thông tin và áp dụng
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan trên toàn địa bàn Cục quản lý
trình Cục trưởng phê duyệt.
b- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra việc triển khai hoạt động thu thập, xử lý thông tin áp dụng quản lý rủi
ro tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; giải quyết các vướng mắc trong quá
trình áp dụng quản lý rủi ro ở cấp Chi cục; đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi
ro trong phạm vi toàn Cục.
c- Phối hợp với đơn vị tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ trong việc đề xuất kiện toàn về tổ chức bộ máy, nhân sự và
cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro
trên địa bàn.
d- Tham gia phối hợp thực hiện các
chương trình, dự án của Tổng cục Hải quan về thu thập, xử lý thông tin và quan
lý rủi ro.
đ- Phối hợp tổ chức và giảng dạy tại
các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro
cho các đơn vị thuộc Cục.
e- Nghiên cứu, đề xuất để đảm bảo
cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và các điều kiện khác phục vụ cho
quá trình triển khai thu thập, xử lý thông tin và áp dụng quản lý rủi ro trên địa
bàn.
3.2- Quy định cụ thể về thu thập, xử
lý thông tin:
a- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ
để tổ chức thu thập thông tin, tài liệu từ các nguồn trong và ngoài ngành Hải
quan trên phạm vi địa bàn quản lý theo kế hoạch được duyệt.
b- Tổng hợp, phân tích, đánh giá
các thông tin đã thu thập hoặc được chuyển giao; cung cấp kịp thời thông tin
nghiệp vụ đến các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm để xử lý tiếp theo quy định.
c- Là đầu mối giúp Cục trưởng thực
hiện các văn bản thỏa thuận, phối hợp về công tác thu thập, xử lý thông tin giữa
Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngành có liên quan theo phê duyệt hoặc chỉ đạo của
Tổng cục Hải quan;
3.3- Quy định cụ thể về quản lý rủi
ro:
a- Tổ chức thu thập thông tin, xây
dựng, quản lý, sử dụng hồ sơ quản lý rủi ro và hồ sơ quản lý doanh nghiệp trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan theo phân cấp trên địa bàn Cục.
b- Xây dựng, tổ chức, triển khai thực
hiện các chương trình, kế hoạch đo lường, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan trên địa bàn.
c- Xây dựng, cập nhật, điều chỉnh,
bổ sung các tiêu chí phân tích; quản lý, theo dõi, đánh giá việc áp dụng tiêu
chí phân tích trong phạm vi Cục quản lý theo phân cấp.
d- Quản lý và thực hiện cập nhật,
khai thác, truyền nhận dữ liệu trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro theo phân
cấp.
đ- Điều phối, theo dõi, đánh giá hiệu
quả áp dụng quản lý rủi ro trong phạm vi Cục quản lý; thực hiện chế độ báo cáo
về công tác quản lý rủi ro trong phạm vi Cục quản lý; thực hiện chế độ báo cáo
về công tác quản lý rủi ro theo quy định; tham mưu điều chỉnh, bổ sung các
chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro.
4- Tham mưu về công tác công
nghệ thông tin và thống kê hải quan.
4.1- Đề xuất trình Cục trưởng kế hoạch,
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy đinh, hướng dẫn về thực
hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hải quan và thống kê nhà nước
về hải quan cho các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục và tổ chức thực hiện khi được
Cục trưởng phê duyệt.
4.2- Xây dựng, kế hoạch nội dung kiểm
tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động hải quan và thống kê nhà nước về hải quan, trình Cục trưởng phê duyệt và tổ
chức kiểm tra việc thực hiện của các Chi cục Hải quan.
4.3- Xây dựng chương trình, nội
dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động hải quan và thông kê nhà nước về hải quan cho cán bộ, công chức các đơn vị
thuộc, trực thuộc Cục theo kế hoạch yêu cầu của Cục, Tổng cục Hải quan và phối
hợp với đơn vị làm công tác tham mưu tổ chức cán bộ đề xuất kế hoạch trình Cục
trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4.4- Nghiên cứu xây dựng đề án, giải
pháp trình Cục trưởng về phát triển và ứng dụng công nghê thông tin và các hoạt
động quản lý của Cục; giúp Cục trưởng quản lý và thực hiện các đề án về công
nghệ thông tin và thống kê hải quan của Cục khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.5- Tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống,
trang thiết bị tin học, đảm bảo kỹ thuật, an ninh, an toàn hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu điện tử trên hệ thống máy tính của Cục theo hướng dẫn và quy định
của Tổng cục Hải quan.
4.6- Thực hiện kết nối, tiếp nhận
và trao đổi dữ liệu thông tin điện tử giữa các đơn vị trong Cục, giữa Cục với Tổng
cục Hải quan và các đơn vị có liên quan khác và thực hiện báo cáo thống kê hải
quan theo quy định.
4.7- Nghiên cứu các hoạt động quản
lý của Cục, đề xuất trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
quản lý, công tác của Cục; theo dõi, quản lý tình trạng sử dụng trang thiết bị
công nghệ thông tin của Cục; chuẩn bị nội dung, tài liệu về ứng dụng công nghệ
thông tin, thống kê hải quan cho lãnh đạo Cục dự họp, hội nghị, hội thảo.
4.8- Tiếp nhận, triển khai theo hướng
dẫn và quy định của Tổng cục Hải quan các chương trình ứng dụng của ngành. Theo
dõi, kiến nghị, báo cáo, đề xuất, xử lý các vướng mắc trong quá trình vận hành
các chương trình ứng dụng của ngành.
IV- Đội Kiểm
soát Hải quan.
Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các văn bản sau:
1- Quyết định số 1167/QĐ-TCHQ ngày
09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội Kiểm soát Hải quan trực thuộc Cục Hải quan
tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
2- Quyết định số 1168/QĐ-TCHQ ngày
09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy trực thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố;
3- Quyết định số 29/QĐ-TCHQ ngày
14/3/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về công tác Thu thập,
xử lý thông tin nghiệp vụ về hải quan trong ngành Hải quan.
4- Mục III phần A của Quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số
1170/QĐ-TCHQ ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố. Cụ thể:
4.1- Tham mưu cho Cục trưởng về
công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, về thực thi bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, chống hàng giả và trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị
có liên quan để phòng, chống khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực hải quan:
a- Hàng năm giúp Cục trưởng xây dựng
phương án chống buôn lậu trọng điểm trong toàn Cục; Xây dựng nội dung, kế hoạch
kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện của các đơn vị trực thuộc Cục trình Cục
trưởng phê duyệt và trực tiếp tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác chống
buôn lậu của các đơn vị trực thuộc Cục;
b- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp
tình hình, tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của Cục trưởng về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, thực
thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan trên địa
bàn hoạt động hải quan của Cục;
c- Xây dựng quy chế trao đổi, cung
cấp thông tin về chống buôn lậu giữa các đơn vị trong Cục; quy chế phối hợp
phòng, chống buôn lậu của Cục với các cơ quan chức năng và tham mưu giúp Cục
trưởng tổ chức lực lượng Hải quan tham gia hoạt động chống buôn lậu liên ngành ở
địa phương;
d- Nghiên cứu hoạt động nghiệp vụ
chống buôn lậu của các đơn vị trực thuộc Cục và đề xuất trang bi, phương tiện kỹ
thuật, công cụ hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chống buôn lậu
của Cục; theo dõi, quản lý tình trạng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, công
cụ hỗ trợ phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu của Cục;
đ- Chuẩn bị nội dung, tài liệu về
công tác phòng, chống buôn lậu; về thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống
hàng giả và công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phòng, chống
khủng bố, rửa tiền trong lĩnh vực hải quan cho lãnh đạo Cục dự họp, hội nghị, hội
thảo.
4.2- Đề xuất trình Cục trưởng kế hoạch,
biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn chính
sách, chế độ, quy trình xử lý vi phạm cho các đơn vị trực thuộc Cục và tổ chức
thực hiện khi được Cục trưởng phê duyệt.
4.3- Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm
tra đinh kỳ, đột xuất việc thực hiện nghiệp vụ xử lý vi phạm, trình Cục trưởng
phê duyệt và tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các Chi cục Hải quan.
4.4- Rà soát các văn bản quy định về
xử lý vi phạm đang còn hiệu lực thì hành; đề xuất; kiến nghị để Cục trưởng báo
cáo Tổng cục Hải quan sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, quy trình nghiệp
vụ xử lý vi phạm.
4.5- Xây dựng chương trình, nội
dung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống buôn lậu, gian lận thương
mại, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực hải quan cho cán bộ, công chức ở Chi cục Hải quan theo kế hoạch
hoặc yêu cầu của Cục, Tổng cục và phối hợp với các đơn vị làm công tác tham mưu
tổ chức cán bộ đề xuất kế hoạch trình Cục trưởng duyệt và tổ chức thực hiện.
4.6- Tham mưu cho Cục trưởng xử lý
các vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan theo thẩm quyền quy định của pháp luật;
khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cục trưởng.
4.7- Tham mưu cho Cục trưởng giải
quyết khiếu nại về các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định các
biện pháp ngăn chặn hành chính thuộc thẩm quyền của Cục trưởng; hướng dẫn, kiểm
tra các đơn vị thuộc Cục giải quyết các khiếu nại về các quyết định xử phạt
hành chính và quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính thuộc thẩm
quyền của thủ trường đơn vị.
4.8- Lưu trữ hồ sơ, tài liệu xử lý
vi phạm và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục trưởng.
4.9- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột
xuất về tình hình, kết quả kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, thực
thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan và xử
lý vi phạm hành chính theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4.10- Quản lý cán bộ, công chức, hồ
sơ, tài liệu, tài sản, trang thiết bị được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác
do Cục truởng giao.
V- Chi cục Kiểm
tra sau thông quan.
Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày
09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục
Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
VI- Các Chi cục
Hải quan: Chi cục Hải quan Bắc Ninh; Chi cục Hải quan Cảng nội địa Tiên Sơn;
Chi cục hải quan Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang; Chi cục Hảỉ quan
Thái Nguyên.
1- Các Chi cục Hải quan thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ
ngày 09/6/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố.
2- Phạm vi địa bàn quản lý được giữ
nguyên như hiện nay theo Quyết định thành lập của các Chi cục Hải quan.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn có gì khó khăn, vướng mắc, các đơn vị tổng hợp báo cáo Cục trưởng
(qua Phòng Tổ chức cán bộ) để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.