BỘ TƯ PHÁP
TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 144/QĐ-TCTHADS
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 02 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ MẪU VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN CƠ QUAN THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng
7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30
tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BTP ngày 26 tháng
6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc phân cấp quản lý công chức,
viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi
hành án dân sự;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng
cục Thi hành án dân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế mẫu về phân công
nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự.
Điều 2. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ Quy chế mẫu quy
định tại Quyết định này; đặc thù và điều kiện cụ thể của đơn vị để ban hành Quy
chế về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên tại đơn vị mình, đảm bảo yêu cầu
mỗi Chấp hành viên phải thực hiện đồng thời nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự
và học tập, bồi dưỡng chuyên môn và hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án
dân sự theo quy định.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục, Cục trưởng Cục Thi hành
án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Mai Lương Khôi (để b/c);
- Các PTCT (để chỉ đạo);
- Cổng TTĐT TCTHADS (để đăng tải);
- Lưu: VT, TCCB (02).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Quang Thái
|
QUY CHẾ MẪU
VỀ
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CHẤP HÀNH VIÊN CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 144/QĐ-TCTHADS ngày 28 tháng 02 năm 2022 của
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp
hành viên cơ quan Thi hành án dân sự (sau đây gọi là Quy chế mẫu) quy định về
phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp
hành viên cao cấp (sau đây gọi chung là Chấp hành viên) cơ quan Thi hành án dân
sự.
2. Quy chế mẫu áp dụng đối với cơ quan Thi hành án
dân sự; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Lãnh đạo các
phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Cục Thi hành án dân sự; Chấp hành viên cơ quan
Thi hành án dân sự.
Điều 2. Nguyên tắc phân công
1. Bảo đảm công bằng, dân chủ, khách quan, khoa học,
công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
2. Phù hợp với vị trí công việc, ngạch chức danh Chấp
hành viên đang giữ và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
3. Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm.
4. Bảo đảm khả năng hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ
được giao, phù hợp với quy định tại các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý
cao hơn.
5. Phân công đi đối với kiểm tra, giám sát và báo
cáo phản hồi kết quả.
Điều 3. Trách nhiệm của người
phân công
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định
của Đảng và Nhà nước về phân công nhiệm vụ cho Chấp hành viên và công chức khác
trong cơ quan, đơn vị.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định
phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự.
3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đã giao
cho Chấp hành viên; kịp thời khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ của Chấp hành viên theo quy định.
4. Kịp thời điều chỉnh nhiệm vụ của Chấp hành viên
để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.
Điều 4. Quyết định phân công
nhiệm vụ đối với Chấp hành viên
1. Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ vào
mục tiêu, chương trình, kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao của đơn vị; số lượng
đơn vị hành chính trên địa bàn; đội ngũ lãnh đạo của đơn vị; số lượng, cơ cấu
ngạch Chấp hành viên và năng lực, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm trước của Chấp
hành viên, đơn vị để phân công nhiệm vụ đối với chấp hành viên, phù hợp nguyên
tắc quy định tại Điều 2 của Quy chế này. Định mức thi hành đối
với Chấp hành viên như sau:
a) Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
càng cao thì số lượng việc thi hành án tối thiểu càng giảm so với mức bình quân
chung của 01 (một) Chấp hành viên tại cơ quan Thi hành án dân sự cấp mình.
b) Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý thực hiện số lượng việc thi hành án là số bình quân số lượng việc của đơn vị
trừ (-) số lượng việc Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã làm chia
(:) tổng số Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự chỉ có Chấp
hành viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc có quá ít Chấp hành viên không giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự chủ động
phân công phù hợp tình hình đơn vị nhưng Chấp hành viên lãnh đạo quản lý thực
hiện số lượng việc tối thiểu tại Điều 5 quy chế này.
Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thường xuyên
rà soát khối lượng công việc để phân công, bảo đảm đến hết năm công tác định mức
thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên đáp ứng quy định tại Điều
5 dưới đây.
2. Trường hợp Chấp hành viên nghỉ hưởng trợ cấp bảo
hiểm xã hội hoặc theo các quy định của Bộ luật Lao động được miễn giảm số lượng
việc phải tổ chức thi hành theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ khi xét chỉ
tiêu hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Định mức thực hiện nhiệm
vụ Chấp hành viên đối với Chấp hành viên giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm
công tác khác
Chấp hành viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản
lý thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành án theo định mức tối thiểu dưới đây so với
mức bình quân việc phải thi hành của Chấp hành viên của Cục Thi hành án dân sự,
của Chi cục Thi hành án dân sự, cụ thể:
1. Cục trưởng: 5%, riêng Cục Thi hành án dân sự
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 3%.
2. Phó Cục trưởng: 10%, riêng Cục Thi hành án dân sự
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 6%.
3. Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ thi hành án: 20%;
4. Phó Trưởng phòng Phòng Nghiệp vụ thi hành án:
50%;
5. Trưởng phòng chuyên môn khác/Chánh Văn phòng (nếu
có): 20%;
6. Phó Trưởng phòng chuyên môn khác/Phó Chánh Văn
phòng (nếu có): 40%;
7. Chi cục trưởng: 20%.
8. Phó Chi cục trưởng: 70%.
9. Chấp hành viên được phân công thực hiện nhiệm vụ
khác theo quy định tại khoản 10 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự
cũng được tính và trừ vào tỷ lệ tương ứng khi phân công nhiệm vụ Chấp hành
viên.
10. Trường hợp cần điều chỉnh định mức thấp hơn hoặc
cao hơn so với Quy chế mẫu, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự tính toán kỹ
bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và công bằng, khách quan trong
phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên.
Điều 6. Tiêu chí phân công thực
hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo địa bàn
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phân công mỗi
Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số đơn vị hành
chính cấp huyện;
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phân
công mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số
đơn vị hành chính cấp xã;
3. Việc phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên
theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này bảo đảm linh hoạt, cần kết hợp xem xét
các yếu tố sau đây:
a) Phân công theo số lượng đơn vị hành chính (địa
bàn) nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt, căn cứ tính chất phức tạp của địa bàn được
phân công (địa bàn xa/gần, thuận lợi/khó khăn...).
Trong năm công tác, căn cứ khối lượng, tính chất
công việc, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự điều chỉnh số lượng địa bàn phụ
trách của Chấp hành viên hoặc điều chuyển một số việc Thi hành án dân sự cho
các Chấp hành viên ở địa bàn khác trong cùng đơn vị.
b) Điều chỉnh bình quân tỷ lệ việc (chủ động, theo
đơn yêu cầu) phải thi hành, bảo đảm nguyên tắc công bằng; bảo đảm trong năm
công tác, mỗi Chấp hành viên thực hiện không cao hơn hoặc thấp hơn 20% vụ việc
so với trung bình chung.
Trường hợp khối lượng công việc trung bình trên mỗi
Chấp hành viên của các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh chênh lệch
lớn (trên 20%), Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện hoặc đề xuất thực
hiện điều động, biệt phái Chấp hành viên theo quy định.
c) Kịp thời điều chỉnh tăng, giảm địa bàn phụ trách
giữa các Chấp hành viên trong cùng đơn vị trong trường hợp Chấp hành viên thụ
lý thi hành vụ việc lớn, đặc biệt phức tạp.
d) Giảm số đơn vị địa bàn phụ trách đối với Chấp
hành viên được phân công kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác (công tác xây dựng pháp
luật, xây dựng báo cáo, đề án, công tác đảng, đoàn thể và các yêu cầu nhiệm vụ
khác theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị).
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc,
khó khăn, đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh gửi văn bản về Tổng cục
Thi hành án dân sự để được hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết kịp thời./.