BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 141/QĐ-TCTK
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 03
năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN
2015 - 2020 CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2015-2020 của Tổng cục Thống kê.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Viện trưởng Viện Khoa học Thống kê, Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Thống kê, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Thống kê và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Vụ TCCB, Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT, TCCB.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Bích Lâm
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 141/QĐ-TCTK ngày 13 tháng 3 năm 2015 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê)
Căn cứ Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày
18 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Thống
kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP,
ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; nhu cầu vị trí việc làm và thực trạng đội ngũ công chức, viên chức của ngành
Thống kê (sau đây viết tắt là CCVC), Tổng cục Thống kê xây dựng Kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng (sau đây viết tắt là ĐTBD) CCVC của ngành Thống
kê giai đoạn 2015-2020, cụ thể như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đối tượng: là CCVC đang làm việc trong Hệ thống thống
kê Nhà nước, bao gồm CCVC thuộc Hệ thống thống kê tập trung, thống kê Bộ, ngành.
2. Phạm vi: đào tạo, bồi dưỡng CCVC trong Hệ thống thống kê Nhà nước bao gồm: Cơ quan Tổng cục, Cục Thống kê, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
Thống kê; CCVC trong tổ chức thống kê Bộ, ngành.
3. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Xây dựng đội ngũ CCVC ngành Thống kê
chuyên nghiệp, có phẩm chất, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ
năng lực xây dựng ngành Thống kê phát triển nhanh, bền vững và hội nhập với thống kê khu vực và thế giới.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
(1) 100% CCVC được đào tạo đáp ứng
tiêu chuẩn quy định;
(2) 100% CCVC giữ chức vụ lãnh đạo cấp
vụ và tương đương trở lên được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và các nội dung theo chương trình quy định;
90% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
và tiêu chuẩn chức vụ cấp phòng trước khi bổ nhiệm;
(3) 70 đến 80% CCVC thực hiện chế độ
bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
(4) 100% công chức ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tốt nghiệp không đúng chuyên
ngành thống kê được đào tạo bổ sung kiến thức thống kê.
Khoảng 80% số người được cử đi học nâng cao trình độ đúng
chuyên ngành thống kê với trình độ từ đại học trở lên.
(5) 100% công chức các Vụ nghiệp vụ của
cơ quan Tổng cục được bồi dưỡng chuyên sâu theo lĩnh vực thống kê đang công tác
và được trang bị các công cụ phân tích và dự báo thống kê; 50% công chức các
Phòng nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê và các Chi cục Thống kê được bồi dưỡng chuyên sâu theo lĩnh vực thống kê đang công tác
và được trang bị các công cụ phân tích và dự báo thống kê;
(6) 100% công chức tại các Vụ nghiệp
vụ thuộc cơ quan Tổng cục và 50% công chức của các Phòng
nghiệp vụ thuộc Cục Thống kê và các Chi cục Thống kê biết sử dụng các phần mềm chuyên
ngành thống kê (SPSS, Stata...) để khai thác và phân tích
dữ liệu từ các cuộc Tổng điều tra và
từ Hệ thống Đầu mối Trung tâm Dữ liệu Thống kê (SHS);
(7) Nâng tỷ lệ CCVC có trình độ từ thạc
sĩ trở lên từ 3% lên 9%, trong đó:
- Cơ quan Tổng cục: từ 16,1% lên 30%
(tỷ lệ thạc sĩ thống kê từ 21% lên 50% trong tổng số
thạc sĩ), 10 người có trình độ tiến sĩ (tỷ lệ
tiến sĩ thống kê đạt 50%);
- Cục Thống kê: từ 1% lên 5% (tỷ lệ
thạc sĩ thống kê từ 14% lên 30% trong tổng số thạc sĩ);
- Các đơn vị sự nghiệp từ 22,7% lên
50%, trong đó 15 người có trình độ tiến
sĩ.
(8) 100% CCVC sử dụng máy tính thành
thạo phục vụ công việc.
(9) Trên 50% CCVC tại Cơ quan Tổng cục sử dụng tiếng Anh để làm việc độc lập với chuyên gia nước
ngoài, tham dự các khóa đào tạo, hội thảo quốc tế.
(10) Đưa khoảng 1200 lượt CCVC đi đào
tạo, bồi dưỡng, học tập, khảo sát ở
nước ngoài, bình quân mỗi năm là 200 lượt.
II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG
1. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước
a) Lý luận chính trị
(1) Trang bị trình độ lý luận chính trị
theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh
lãnh đạo quản lý, công chức trong nguồn quy hoạch.
(2) Tổ chức phổ biến các văn kiện,
nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng, cập
nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan
có thẩm quyền.
b) Chuyên môn, nghiệp vụ
Trang bị kiến thức nâng cao chất lượng
hoạt động thu thập thông tin thống kê; hoạt động xử lý, tổng hợp và phổ biến
thông tin thống kê; hoạt động khai thác dữ liệu, phân tích
và dự báo phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực,
thông lệ quốc tế.
c) Kiến thức pháp luật; kiến thức,
kỹ năng quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành.
(1) Trang bị kiến thức, kỹ năng quản
lý Nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh
đạo, quản lý.
(2) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản
lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
(3) Bồi dưỡng văn hóa công sở.
(4) Kiến thức hội nhập.
d) Tin học, ngoại ngữ
Bồi dưỡng tin học, tiếng Anh cho CCVC;
bồi dưỡng tiếng dân tộc cho công chức công tác tại các vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các xã biên giới.
2. Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước
- Phương pháp thống kê mới.
- Quản lý nhà nước
về thống kê.
- Xây dựng tổ chức
và phát triển nguồn nhân lực.
- Chính sách, dịch vụ công về thống
kê.
- Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc
tế.
- Bồi dưỡng công nghệ thông tin trong
thống kê.
- Bồi dưỡng ngoại ngữ.
III. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
1. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị
Phối hợp với các
trường chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy để cử CCVC học cao cấp lý luận
chính trị cho 73 người/1 năm và trung cấp lý luận chính trị cho 120 người/1
năm.
2. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý Nhà nước
- Chương trình chuyên viên cao cấp: Mỗi
năm cử đi đào tạo, bồi dưỡng 10 người.
- Chương trình chuyên viên chính: Đối
với những năm chuẩn bị cho việc thi nâng ngạch: mỗi năm bồi dưỡng 300 người, 60
người/1 lớp; các năm khác, mỗi năm bồi dưỡng 120 người.
- Chương trình chuyên viên: Đối với
những năm có kế hoạch tuyển dụng CCVC mới: mỗi năm bồi dưỡng 360 người, tổ chức
6 lớp, 60 người/1 lớp; các năm khác, mỗi năm bồi dưỡng 120
người.
- Chương trình cán sự: mỗi năm tổ chức
50 người/1 lớp.
3. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ
a) Nghiệp vụ thống kê (trái ngành)
(1) Chương trình nghiệp vụ thống kê
trình độ cao đẳng, đại học: Đối với những năm có kế hoạch tuyển dụng CCVC mới, mỗi năm bồi dưỡng 360 người, tổ
chức 6 lớp, 60 người/1 lớp; các năm khác, mỗi năm bồi dưỡng 240 người.
(2) Chương trình nghiệp vụ thống kê
trình độ trung cấp: các năm có tuyển dụng công chức, mỗi
năm bồi dưỡng 50 người.
b) Nghiệp vụ công tác thống kê
(1) Chương trình nghiệp vụ công tác
thống kê viên chính: Đối với những năm chuẩn bị cho việc thi nâng ngạch, mỗi
năm bồi dưỡng 300 người, 60 người/1 lớp; các năm khác, mỗi năm bồi dưỡng 120 người.
(2) Chương trình nghiệp vụ công tác
thống kê viên: Đối với những năm có kế hoạch tuyển dụng CCVC mới, mỗi năm bồi dưỡng 360 người, tổ
chức 6 lớp, 60 người/1 lớp; các năm
khác, mỗi năm bồi dưỡng 240 người.
(3) Chương trình cán sự: mỗi năm tổ
chức 50 người/1 lớp.
c) Bồi dưỡng theo quy trình sản xuất
số liệu thống kê
(1) Nâng cao năng lực thu thập thông
tin thống kê: hàng năm tổ chức bồi dưỡng thiết kế điều tra: 3 lớp, mỗi lớp 30
người; lý thuyết mẫu và chọn mẫu: 4 lớp, 30 người/1 lớp; thiết kế thực nghiệm: 30 người/1 lớp.
(2) Xử lý, tổng hợp và phổ biến thông
tin thống kê gồm các nội dung: xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu; trình bày và phân tích dữ liệu bằng bảng và đồ thị thống kê; kiểm tra dữ liệu;
xử lý dữ liệu khuyết... Mỗi nội dung tổ chức 3 lớp, 30 người/1
lớp.
(3) Phân tích và dự báo thống kê gồm
các nội dung: ứng dụng tin học trong xử lý dữ liệu và phân tích thống kê (SPSS,
Stata…); phân tích các thành phần của chuỗi thời gian và dự
báo thống kê; phân tích thống kê đa biến; thống kê phi tham số; kỹ năng thực hiện
báo cáo thống kê phân tích kinh tế xã hội... Mỗi nội dung tổ chức 3 lớp, 30 người/1 lớp.
d) Bồi dưỡng chuyên sâu
(1) Bồi dưỡng trong nước: Mỗi năm lựa
chọn 6 lớp, 30 người/1 lớp bồi dưỡng
các lĩnh vực thống kê về: tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch,
xây dựng, giá cả, xã hội, dân số, lao động, phân tích mức sống dân cư...
(2) Bồi dưỡng nước ngoài: cử CCVC đi
học tập tại nước ngoài; mời giảng viên nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy các nội
dung, chương trình về thống kê do IMF, EUROSTAT, SIAP và của một số nước phát
triển như: Úc, Nhật, Hàn Quốc,... theo chủ đề được lựa chọn
hàng năm.
4. Bồi dưỡng ngoại ngữ
Hàng năm tổ chức bồi dưỡng tiếng Anh
theo khung chuẩn châu Âu như sau: 6 lớp A1, A2; 6 lớp B1; 2 lớp B2; 2 lớp C1, 2 lớp C2. Mỗi lớp 20 người.
Bên cạnh đó hàng năm bồi dưỡng tiếng Anh phiên dịch 10 người; luyện thi IELTS 10 người.
5. Bồi dưỡng tin học
- Đào tạo, bồi dưỡng trong nước: hàng
năm, lựa chọn bồi dưỡng 8 lớp về quản trị mạng; sử dụng SPSS, Stata để khai
thác dữ liệu thống kê từ Hệ thống Đầu
mối Trung tâm Dữ liệu Thống kê (SHS); khai thác dữ liệu từ
Tổng điều tra; khai thác sử dụng dịch vụ trên hệ thống mạng
của TCTK; sử dụng hệ thống mail, server và các dịch vụ. Mỗi
lớp 30 người.
- Đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài: đào
tạo Tiêu chuẩn SDMX về dữ liệu và trao đổi kho dữ liệu; Dữ
liệu lớn: phân tích và xử lý hiệu quả dữ liệu lớn phi cấu
trúc trong thống kê nhà nước; kho dữ
liệu thống kê;... mỗi năm cử 10 cán bộ đi học tập tại nước
ngoài.
6. Tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày
Hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho các lĩnh vực: thống
kê, kế toán, thanh tra chuyên ngành thống kê...
7. Biên soạn, biên dịch tài liệu
thống kê
Lựa chọn chủ đề
hàng năm để biên soạn tài liệu chuyên sâu cho từng lĩnh vực công tác về thống kê hoặc lựa chọn để biên
dịch sách thống kê mới trên thế giới làm tài liệu tham khảo, bồi
dưỡng cho công chức viên chức
8. Đào tạo sau đại học
Hàng năm cử đi đào tạo 35 thạc sỹ;
đào tạo tiến sỹ: đến năm 2017 cử đi đào tạo 11 tiến sỹ;
các năm còn lại, mỗi năm cử đi đào tạo 5 tiến sỹ. Ngoài ra còn hỗ trợ đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ khác và hỗ trợ đào tạo đại học cho công chức hoàn thiện
tiêu chuẩn.
Nội dung chi tiết, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức ngạch công chức và bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ thống kê giai đoạn 2015-2020 trong Phụ lục đính
kèm.
IV. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo
các đơn vị về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CCVC
- Quán triệt quan điểm con người là nền
tảng, là yếu tố quyết định đến Phát triển của cơ quan, đơn
vị và toàn Ngành vào các văn bản quản lý, điều hành của Tổng cục, trong các hội nghị tổng kết Ngành.
- Nhận thức đúng về chức năng, vai
trò, nhiệm vụ của hoạt động ĐTBD là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm
điều hành và xử lý công việc hiệu quả. Tăng
cường ĐTBD là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ CCVC
đáp ứng yêu cầu phát triển thống kê Việt Nam và hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở
nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn chung đối với
cán bộ của Ngành, tiêu chuẩn đặc thù theo chuyên ngành để xây
dựng kế hoạch, thực hiện việc chọn cử CCVC tham gia các khóa ĐTBD phù hợp. Bảo
đảm thực hiện chế độ bồi dưỡng 01 tuần (40 tiết) trong 01 năm đối với công chức.
Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ xây
dựng đội ngũ CCVC chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.
- Xây dựng cơ chế,
quy định hỗ trợ nhằm khuyến khích, động viên CCVC tự học tập nâng cao trình độ,
đáp ứng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, tiêu chuẩn vị trí
việc làm, khuyến khích CCVC học tập nâng cao trình độ đúng
chuyên ngành thống kê.
- Nâng cao nhận thức của CCVC về
trách nhiệm học và tự học.
- Đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với sử
dụng hiệu quả và phù hợp với năng lực, trình độ của CCVC.
- Xây dựng văn hóa học tập và tự học
tập nâng cao trình độ các mặt nghiệp vụ, ngoại ngữ (tiếng Anh), tin học trong thống
kê (SPSS, Stata,...), tin học văn phòng (MS Office, Internet, email) và tin học
dành cho chuyên ngành CNTT trong toàn Ngành với vai trò đầu tàu gương mẫu là
lãnh đạo cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể.
2. Hoàn thiện các quy chế, quy định
đối với CCVC tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thuận lợi và đạt
kết quả cao
- Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu
phát triển của đội ngũ công chức, viên chức Tổng cục trong thời gian sắp tới.
- Bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ sở ĐTBD của Tổng cục.
- Khuyến khích CCVC học tập, cụ thể
hóa quyền và trách nhiệm của CCVC trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác, bảo đảm thực hiện chế
độ bắt buộc tối thiểu hàng năm.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CCVC trong
toàn Ngành.
3. Hoàn thiện nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo bồi dưỡng CCVC
- Xây dựng các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng theo phân cấp phù hợp với thực tiễn của ngành Thống kê; xây dựng, chuẩn
hóa tài liệu nghiệp vụ công tác thống kê theo chuẩn quốc tế
phục vụ trong công tác chuyên môn, trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ở các cấp
độ khác nhau và các nhóm đối tượng khác nhau. Cần đặc biệt chú trọng đến những
vấn đề mà Thống kê Việt Nam đang quan tâm hoặc đang còn hạn chế, yếu kém như
phân tích và dự báo thống kê, kỹ năng viết báo cáo...
- Biên soạn các chương trình, tài liệu
đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý cấp
phòng; biên soạn các chương trình theo vị trí việc làm theo hướng dẫn của Bộ Nội
vụ, bảo đảm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn.
- Thông qua các Dự án của Tổng cục Thống
kê và Khoa Thống kê, Khoa Toán - Thống kê của một số trường đại học (như Đại học
Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng...) lựa chọn một số cuốn giáo trình về thống kê thực hành có uy tín
trên thế giới để biên dịch, làm tài liệu tham khảo, biên
soạn giáo trình phục vụ công tác giảng dạy trong các trường thống kê của Ngành
cũng như trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
thống kê do Tổng cục tổ chức.
- Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bảo đảm tính thực tiễn về nội dung, có sự tham gia của
đơn vị sử dụng CCVC.
4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tăng cường ĐTBD, trang bị kỹ năng,
phương pháp điều hành cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cơ sở ĐTBD, có đủ năng
lực tham mưu và tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho đội ngũ giảng viên.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia tại các
đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục; đội ngũ giảng viên, chuyên gia ngoài ngành
có trình độ, khả năng sư phạm, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực thống kê để
tham gia nhiệm vụ ĐTBD.
5. Nâng cao năng lực chất lượng của
các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho các cơ sở ĐTBD có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu.
- Nghiên cứu, đánh giá năng lực của từng cơ sở đào tạo, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức,
cơ sở đào tạo ngoài Ngành nhằm khắc phục những hạn chế về
năng lực của các cơ sở đào tạo trong Ngành và phát huy tối đa hiệu quả trong ĐTBD nguồn nhân lực cho
ngành Thống kê.
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy trực tuyến nhằm giảm tải chi phí tổ
chức lớp học và đi lại của học viên.
- Thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu
quả đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan quản lý và đơn
vị sử dụng CCVC.
- Xây dựng đề án kinh phí cho đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, phòng Lab, nơi nghỉ
cho khoảng 150 học viên và mua sắm trang thiết bị cho công tác ĐTBD.
6. Tăng cường quản lý tài chính, đa dạng hóa các nguồn lực
tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC
- Bố trí đủ kinh phí để thực hiện hiệu
quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, tăng cường kinh phí cho
hoạt động ĐTBD ở trong nước và nước
ngoài.
- Đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa
trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở ĐTBD đáp ứng tốt nhất cho công tác
ĐTBD.
- Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh
phí cho công tác ĐTBD, đặc biệt từ các nguồn viện trợ, tài
trợ của các nước phát triển, tổ chức nước ngoài cho hoạt động
ĐTBD.
- Nghiên cứu đổi mới phương thức quản
lý và sử dụng kinh phí ĐTBD theo đúng chế độ tài chính và phù hợp với tình hình
thực tế.
7. Đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng
- Gắn đào tạo với yêu cầu vị trí việc
làm, với quy hoạch nguồn các chức danh lãnh đạo và phù hợp với chiến lược phát
triển nhân lực của Ngành. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nguồn quy
hoạch.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải
phù hợp với từng thế hệ công chức, viên chức, cụ thể như sau:
+ Đối với nhóm tuổi từ 30 - 40.
(1) Tổ chức các khóa ĐTBD theo các nội
dung về thu thập thông tin thống kê; xử lý, tổng hợp và phổ
biến thông tin thống kê; khai thác dữ liệu, phân tích và dự báo
thống kê.
(2) Các lớp đào tạo ngoại ngữ ở các cấp
độ khác nhau.
(3) Tổ chức khảo sát về nhu cầu học
lên đại học của CCVC thuộc các nhóm trên có trình độ trung cấp, cao đẳng trong
toàn Ngành, trên cơ sở đó, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học
Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh mở các lớp
đào tạo đại học thống kê theo từng vùng cho các đối tượng
này. Đồng thời, hạn chế cho CCVC có trình độ trung cấp, cao đẳng học lên đại học không đúng chuyên ngành thống kê.
+ Đối với nhóm tuổi từ 41 - 50: cần
chú trọng ĐTBD về kỹ năng phân tích và dự báo thống kê, thiết kế điều tra, xử
lý số liệu... Riêng đối với đội ngũ quy hoạch, lãnh đạo trong nhóm tuổi trên, cần quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, điều hành, tiêu chuẩn
chính trị...
- Đối với người làm công tác thống kê
ngoài Hệ thống thống kê tập trung: Tổng cục Thống kê chủ động
phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho công chức
làm công tác thống kê Bộ, ngành. Cục Thống kê chủ động phối hợp với Sở Nội vụ
xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực làm công tác thống kê sở, ngành địa phương, thống kê xã, phường, thống kê doanh nghiệp.
8. Mở rộng
quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
- Nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng thống kê.
- Tăng cường hoạt động đối ngoại, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê nhằm tranh thủ sự ủng
hộ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (JICA, KOIKA, UNSD, WB,
IMF, ADB,...) và các nước phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan...); đồng thời
quản lý, sử dụng có hiệu quả từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài
để thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực.
- Thiết lập được mối quan hệ và cơ chế
hợp tác, liên kết về đào tạo với cơ sở đào tạo của Thống kê Liên hợp quốc
(UNSIAP) và những đối tác có hợp tác song phương có trình độ thống kê tiên tiến
và cơ sở đào tạo nội bộ chất lượng cao như Thống kê Hàn Quốc,...
để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo, kiến thức thống kê mới đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân lực chất lượng cao của Ngành.
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác
trong lĩnh vực ĐTBD.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Giai đoạn 2015-2020, dự kiến kinh phí
thực hiện hoạt động ĐTBD của ngành Thống kê là 127,8 tỷ đồng (chưa bao gồm tiền
xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác
ĐTBD), trung bình 21,3 tỷ đồng/năm với các nguồn: Ngân sách Nhà nước; các dự
án, viện trợ, tài trợ; nguồn đóng góp của các tổ chức cử CCVC đi ĐTBD; của học
viên và các nguồn kinh phí khác. Chi tiết dự toán kinh phí trong Phụ lục đính
kèm.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển nhân lực
nói chung, quy mô đào tạo, bồi dưỡng, sơ bộ dự báo nhu cầu cho phát triển nhân
lực giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể: giai đoạn 2015 - 2017 là 63,7 tỷ, giai đoạn
2018 - 2020 là 64,1 tỷ (chi cho bồi dưỡng nghiệp vụ thống
kê ở các ngạch thống kê, nâng cao kiến thức thống kê, sau đại học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và học tập nâng
cao trình độ trong và ngoài nước và các chi phí khác dành cho phát triển nhân lực).
Tổng cục Thống kê cần đề nghị với các đơn vị thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để đề nghị nhà
nước tăng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực khoảng hơn 10 tỷ đồng/năm. Số kinh phí còn lại tìm nguồn viện trợ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và
các nước phát triển, từ nguồn kinh phí tiết kiệm của đơn vị và của cá nhân.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc
các cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết
đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị và phù hợp với nguồn kinh
phí được cấp và tài trợ...
- Hàng năm lập báo cáo và tổng kết 05
năm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CC,VC giai đoạn 2015 - 2020.
2. Vụ Kế hoạch tài chính
Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán
bộ cân đối, bố trí đủ kinh phí tìm nguồn hỗ trợ cho công tác ĐTBD theo kế hoạch; đồng thời kiểm tra quản lý và hướng dẫn sử dụng kinh
phí có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn của các đơn vị.
3. Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp
tác quốc tế
Chủ động hợp tác với các tổ chức thống kê, tổ chức tài chính quốc tế các nước phát triển
nhằm hỗ trợ về mặt kỹ thuật, kinh phí trong việc đào tạo bồi
dưỡng nâng cao năng lực thống kê cho CCVC ngành Thống kê.
4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Ngành
- Chủ động nghiên cứu, đổi mới chương trình, phương pháp nâng cao chất lượng ĐTBD theo các nội
dung đã được phân cấp.
- Chủ trì, phối
hợp với Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu xây dựng các khung, nội dung chương trình theo chuẩn quốc tế nhằm bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ thống kê cho từng
đối tượng, từng lĩnh vực công tác thống kê;
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng
lực, trình độ và cơ cấu hợp lý; tăng cường sử dụng và xác
định việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; giảng
viên có kinh nghiệm thực tiễn từ trong và ngoài Ngành.
- Xây dựng đề án kinh phí cho đầu tư
xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị cho công tác ĐTBD.
- Xây dựng, hiện đại hóa cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng CCVC.
5. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng
cục Thống kê
- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng và triển
khai thực hiện kế hoạch ĐTBD hàng năm
của cơ quan, đơn vị; đề xuất những nội dung, chương trình
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê mới của thế giới, các nước phát triển cho đội
ngũ công chức của đơn vị.
- Định kỳ báo cáo Tổng cục Thống kê
(qua Vụ Tổ chức cán bộ) theo đúng quy định./.