ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1407/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày 07
tháng 08 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP ĐOÀN THANH TRA TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO;
THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI; KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, QUYẾT
ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH, THANH TRA TỈNH ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH
UBND CẤP HUYỆN, GIÁM ĐỐC CÁC SỞ, NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/11/2010 và Nghị
định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ về “Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra”;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007;
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2011;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ
trình số 29/TTr-T.Tr ngày 29/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành
lập Đoàn Thanh tra trách nhiệm về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra
kinh tế - xã hội; kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý
về thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh đối với Chủ tịch UBND cấp
huyện, Giám đốc các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh; gồm các ông (bà) có tên sau:
1. Ông Nguyễn Văn Giúp, Phó Chánh Thanh tra
tỉnh: Trưởng đoàn;
2. Ông Đỗ Xuân Hùng, Trưởng Phòng Nghiệp vụ 4,
Thanh tra tỉnh: Phó Trưởng đoàn;
3. Ông Võ Tấn Dũng, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ
4, Thanh tra tỉnh: Thành viên;
4. Bà Nguyễn Thị Minh Hợp, Chánh Thanh tra Sở
Tư pháp: Thành viên;
5. Ông Nguyễn Đình Thông, Phó Trưởng Phòng Tiếp
công dân, Văn phòng UBND tỉnh: Thành viên;
6. Bà Nông Thanh Thủy, Chuyên viên Phòng Nghiệp
vụ 4, Thanh tra tỉnh: Thành viên.
Điều 2.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn
của Đoàn Thanh tra:
a) Nhiệm vụ: Lập Kế hoạch chi tiết theo Đề
cương đã được phê duyệt (kèm theo Quyết định này) và tổ chức tiến hành thanh
tra các nội dung đã đề ra. Kết thúc thanh tra, có báo cáo kết quả, kiến nghị
biện pháp giải quyết, dự thảo văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra Chính
phủ theo đúng thời gian quy định.
b) Quyền hạn: Theo quy định của Luật Thanh tra,
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến công tác thanh tra; Đoàn thanh tra được sử dụng con
dấu của Thanh tra tỉnh để thi hành nhiệm vụ.
2. Thời gian thanh tra: 45 ngày (không kể từ
ngày lễ và ngày nghỉ), kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
3. Thời kỳ thanh tra: Từ ngày 01/01/2012 đến
ngày 31/12/2012.
4. Kinh phí: Giao Thanh tra tỉnh lập dự trù
kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định, cấp phát theo quy định hiện hành.
5. Đối tượng thanh tra: Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã: Chơn Thành, Bình Long, Phước Long, Hớn Quản, Đồng Phú; Giám đốc
các Sở, ngành: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng.
Điều 3. Các
ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở,
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã:
Chơn Thành, Bình Long, Phước Long, Hớn Quản và Đồng Phú; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
TTTU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐPT, Phòng TCD, KTN, NC-NgV;
- Lưu: VT (Đạt 30/7)
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
ĐỀ CƯƠNG THANH
TRA
VIỆC
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; THANH TRA KINH TẾ - XÃ HỘI; KIỂM TRA VIỆC THỰC
HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỀ THANH TRA CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH,
THANH TRA TỈNH ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH UBND CẤP HUYỆN, GIÁM ĐỐC CÁC SỞ, NGÀNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1407/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh nắm cụ thể tình
hình công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý sau thanh tra trên địa bàn toàn
tỉnh, đặc biệt tập trung vào những địa phương, đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố
cáo phức tạp, kéo dài. Qua đó, thấy được những ưu điểm, đồng thời phát hiện
những khuyết điểm, hạn chế và những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực
hiện cũng như các sai phạm (nếu có) của các cơ quan, đơn vị để đề ra biện pháp
khắc phục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và tổ chức. Từ đó,
tham mưu UBND tỉnh kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, thiếu sót, hạn chế trong
công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
sau thanh tra của từng đơn vị.
2. Yêu cầu
- Hoạt động thanh tra phải tuân thủ pháp luật;
bảo đảm chính xác, khác quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không
làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.
- Báo cáo kết quả đầy đủ, chính xác, khách quan
và nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của từng tổ chức, cá nhân, làm rõ nguyên nhân,
quy trách nhiệm cụ thể đối với các sai phạm (nếu có) và đề ra các biện pháp
giải quyết cụ thể. Kết thúc thanh tra, có văn bản xử lý theo quy định.
II. NỘI DUNG THANH TRA
1. Công tác tiếp dân và xử lý đơn thư
a) Về công tác tiếp dân
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về
tiếp công dân.
- Tình hình công dân khi khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn, địa phương, lĩnh vực quản lý, các điểm nóng khiếu kiện (nếu có): số
lượng, số lượt công dân đi khiếu nại, tố cáo; số vụ việc thuộc thẩm quyền, số
vụ không thuộc thẩm quyền và cách giải quyết.
- Việc phân công lãnh đạo đơn vị tiếp công dân:
theo tuần, tháng, quý, năm; số lần tiếp công dân đột xuất ngoài trụ sở Tiếp
công dân.
- Kết quả triển khai Đề án Đổi mới công tác
tiếp công dân theo Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh.
- Thống kê theo biểu mẫu
số 01.
b) Về công tác xử lý đơn thư
- Tổng số đơn thư tiếp nhận trong kỳ, trong đó:
+ Số đơn thư (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh) thuộc thẩm quyền, cách xử lý.
+ Số đơn thư (khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh) không thuộc thẩm quyền, cách xử lý.
+ Các loại đơn khác, cách xử lý.
+ Số đơn thư xử lý chưa đúng quy định.
- Thống kê theo biểu mẫu
số 02.
2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên
địa bàn tỉnh, lĩnh vực ngành quản lý
a) Kết quả giải quyết khiếu nại
- Tổng số vụ việc thuộc thẩm quyền, trong đó:
số vụ đã ban hành kết luận, quyết định giải quyết; số vụ việc chưa ban hành kết
luận, quyết định giải quyết; số vụ việc không ban hành kết luận, quyết định
giải quyết.
- Số vụ việc đông người, số người của từng vụ
việc.
- Số vụ việc có tổ chức đối thoại với người
khiếu nại.
- Số vụ việc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
thu hồi hoặc chỉnh sửa một phần văn bản giải quyết, nguyên nhân.
- Số vụ việc có kết quả xác minh, thẩm tra mà
chậm ban hành văn bản giải quyết, xử lý theo quy định.
- Số vụ việc còn tồn đọng, vướng mắc; số vụ
việc còn tiếp khiếu.
b) Kết quả giải quyết tố cáo
- Tổng số vụ việc thuộc thẩm quyền, trong đó:
số vụ đã ban hành kết luận, quyết định xử lý tố cáo; số vụ việc chưa ban hành
kết luận, số vụ việc không ban hành kết luận.
- Số vụ việc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
thu hồi hoặc chỉnh sửa một phần văn bản giải quyết, nguyên nhân.
- Số vụ việc có kết quả xác minh, thẩm tra mà
chậm ban hành văn bản giải quyết, xử lý theo quy định.
- Số vụ việc còn tồn đọng, vướng mắc; số vụ
việc còn tiếp tục tố cáo.
c) Công tác tham mưu cho UBND tỉnh
- Tổng số vụ việc được giao, trong đó: khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, tranh chấp.
- Số vụ việc đúng hạn.
- Số vụ việc trễ hạn.
- Kết quả giải quyết của UBND tỉnh.
- Thống kê theo mẫu số
03.
3. Công tác thanh tra kinh tế - xã hội
a) Tổng số cuộc thanh tra theo kế hoạch.
b) Số cuộc thanh tra đã triển khai.
c) Kết quả thanh tra:
- Số cuộc đã ban hành kết luận:
+ Kiến nghị thu hồi tiền, tài sản sai phạm.
+ Kiến nghị xử lý kỷ luật.
+ Kiến nghị khác.
- Số cuộc chưa ban hành kết luận, lý do.
d) Kết quả thực hiện các kết luận thanh tra của
UBND tỉnh:
- Số cuộc đã ban hành kết luận:
+ Đã thực hiện
+ Chưa thực hiện; khó khăn, vướng mắc.
4. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/2007/CT-UBND
ngày 23/01/2007 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền
trong công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý sau
thanh tra.
- Việc phân công cán bộ phụ trách công tác sau
thanh tra.
- Việc chỉ đạo các đơn vị, cá nhân thực hiện,
kết quả thực hiện.
- Tổng số văn bản của UBND tỉnh giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong đó: số Quyết định, Kết
luận, Công văn trả lời.
- Tổng số các vụ việc phải thực hiện công tác
xử lý sau thanh tra. Trong đó:
+ Các vụ việc đã thực hiện xong.
+ Các vụ việc thực hiện còn vướng mắc, khó thực
hiện (bao gồm tất cả các vụ việc từ các năm trước và các vụ việc trong niên
hạn, thống kê theo biểu mẫu số 04).
+ Đề xuất các biện pháp giải quyết đối với các
vụ việc thực hiện còn vướng mắc, khó khăn.
5. Công tác lưu trữ hồ sơ, chế độ tổng hợp báo
cáo.
a) Việc lưu trữ hồ sơ sau khi kết thúc thanh
tra theo Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
b) Chế độ tổng hợp, báo cáo theo Chỉ thị số 823/2007/CT-TTCP
ngày 25/4/2007 của Tổng Thanh tra về việc chấn chỉnh và thực hiện quy định chế
độ thông tin báo cáo về thanh tra, Quyết định số 822/QĐ-TTCP ngày 25/4/2007 của
Tổng Thanh tra ban hành quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra và Chỉ thị
số 03/2007/CT-UBND của UBND tỉnh.
6. Công tác thanh tra trách nhiệm đối với Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc:
a) Việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong phạm vi quản lý của
từng đơn vị.
b) Việc thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng
các đơn vị đối với các cấp, các ngành địa phương; làm rõ số lượt Đoàn thanh tra
của từng đơn vị được kiểm tra, kết quả kiểm tra của từng đợt.
III. PHƯƠNG PHÁP THANH
TRA
1. Đoàn thanh tra trực tiếp kiểm tra toàn bộ hồ
sơ liên quan đến nội dung về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng chống tham nhũng và xử lý sau thanh tra.
2. Khi thanh tra đơn vị nào thì Đoàn thanh tra
sẽ thông báo lịch làm việc cho đơn vị đó để cử cán bộ chuẩn bị nội dung, tài
liệu làm việc với Đoàn.
3. Khi làm việc, Đoàn thanh tra tiến hành lập
biên bản theo từng nội dung cụ thể và theo từng đối tượng kiểm tra. Kết thúc
thanh tra, thông qua kết quả thanh tra tại đơn vị được thanh tra để làm rõ cơ
sở báo cáo chính thức đến Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ theo quy
định.
IV. ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Chơn Thành,
Bình Long, Phước Long, Hớn Quản, Đồng Phú; Giám đốc các Sở, ngành: Lao động -
Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Tài chính, Xây dựng.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc UBND huyện,
thị xã, Sở được thanh tra.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc
thực hiện các văn bản về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thanh
tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Giám đốc các Sở được thanh
tra./.