ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1389/QĐ-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 24 tháng 05
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg,
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm
2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh
tại Tờ trình số 240/TTr-CAT-PV11, ngày 19/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(Có
Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
Công an tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- V11, C41 - Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các cơ quan: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh; VKSND tỉnh, TAND tỉnh,
Ngân hàng Nhà nước VN chi nhánh Hòa Bình;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình;
- Chánh, Phó văn phòng UBND tỉnh (Bùi Quang Toàn);
- Lưu: VT, NC (V100b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 -
2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1389/QĐ-UBND,
ngày 24/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg, ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc
gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Phòng,
chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên,
liên tục và lâu dài nhằm thực hiện hiệu quả hiến pháp, pháp luật và các văn bản
hướng dẫn thi hành, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo điều hành thống nhất
của Nhà nước. Công tác phòng, chống tội phạm phải gắn với
các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa
bàn tỉnh.
2. Phòng,
chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các cơ quan chức
năng làm nòng cốt; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia có hiệu
quả công tác phòng, chống tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động,
sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân.
3. Tập
trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa, tích cực
đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ
giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khắc phục những tồn tại
hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm;
coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình
và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức
trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham
gia phòng, chống tội phạm. Chủ động tấn công, trấn áp tội
phạm, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh mọi
hành vi phạm tội, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật, không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm, nghiêm cấm bức cung, nhục hình.
4. Huy động
mọi nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm,
trong đó chú trọng phát huy nội lực, gắn với tranh thủ tối đa các nguồn lực
khác; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách
nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp
nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhằm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn
minh, nề nếp và thân thiện.
- Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc
phục những tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập và điều kiện
làm phát sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp về an
ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng
thuận trong nhân dân.
- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội,
trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,
không để tội phạm hoạt động lộng hành, góp phần bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
- Tiếp thu có chọn lọc tính tích cực
các hương ước, quy tắc của cộng đồng dân cư trong phòng, chống tội phạm và đảm
bảo an ninh, trật tự cơ sở.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội,
phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội
hình sự so với năm 2016.
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa,
đấu tranh chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng
công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham
nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã
hội... Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ
75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khởi tố. Hàng năm, bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối
tượng truy nã (trong đó trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh).
- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số
người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 75% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt
tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được
xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự, nhất là ở cấp huyện; đảm bảo
nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho việc tổ chức
ghi âm, ghi hình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 theo lộ trình quy định.
3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030
Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện
các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, duy trì các mục tiêu đạt được, xác định mục
tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong từng giai
đoạn 05 năm, với định hướng sau:
- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp
của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu
tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm ở các địa bàn
trọng điểm, góp phần xây dựng xã hội an toàn, ổn định
- Xây dựng xã hội
trật tự, văn minh; mọi công dân có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật,
chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội
phạm.
- Nâng cao hiệu quả công tác điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo “Đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”,
không để xảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của
cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ đạo, quản lý, điều hành của
Thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác
phòng, chống tội phạm
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu
quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình
hành động của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tội
phạm; nghiên cứu đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân bổ
ngân sách bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phương tiện, thiết bị nghiệp vụ cho công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao
vai trò trách nhiệm, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị,
địa phương để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài, hoạt động lộng hành hoặc bao che cho tội phạm.
- Đẩy nhanh tiến độ đổi mới, cải cách
hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng cơ chế điều hành,
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện chiến
lược cải cách hành chính, cải cách tư pháp thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
- Tăng cường, hoàn thiện mối quan hệ
phối hợp liên ngành trong phòng, chống tội phạm. Thường xuyên trao đổi thông tin tội phạm và phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại
tội phạm để có đối sách kịp thời, hiệu
quả trong công tác phòng, chống tội phạm.
- Nắm chắc diễn biến, đánh giá, thống
kê chính xác về tình hình tội phạm; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác thông tin, thống kê tội phạm, xây dựng, bổ sung hệ thống thống kê công tác xử lý vi phạm
hành chính. Thường xuyên sơ, tổng kết và dự báo về tình hình phạm tội hàng năm, giữa kỳ và từng
giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp, chính sách cho phù hợp yêu cầu thực tiễn.
2. Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng
2.1. Đổi mới và hoàn thiện thể chế,
chính sách kinh tế, xã hội góp phần bảo đảm an sinh
xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm
- Gắn việc hoạch định, thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc
phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động. Đặc biệt trong quá
trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh
tế như: Góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các
dự án đầu tư của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu
kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài
chính, kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt
chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; bất động sản; chính
sách về thuế, chính sách quản lý đất đai... Nghiên cứu đổi
mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách
giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc,
chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi.
- Tăng cường công tác giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, nhất
là kiến thức về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy;
coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, văn
hóa, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đưa
chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà trường. Xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt
chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Hoàn thiện chế độ, chính sách đặc
thù đối với các cán bộ kiêm nhiệm và những người không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm.
2.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Đổi mới về nội dung, hình thức, biện
pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng và
củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc
thiểu số, vùng tôn giáo, khu công
nghiệp; lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua, chương trình phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Ban, ngành, đoàn thể và địa phương; gắn kết thực hiện tốt quy chế
dân chủ ở cơ sở, kịp thời
phát hiện, giải quyết ngay tại cơ sở các
vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân, hạn chế không để xảy ra “điểm nóng” trong cộng đồng dân cư, góp phần
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm: Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, vừa rộng rãi, vừa mở đạt
tập trung, vừa tuyên truyền cá biệt; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các cuộc họp của tổ chức Đảng,
cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, trường học,
tổ dân phố, cụm dân cư. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối
với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng điểm về
trật tự, an toàn xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình,
nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú
trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản,
tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an
ninh, trật tự ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và nhà trường; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm,
nhân rộng mô hình có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc điểm từng địa bàn. Tổ
chức cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên ký cam kết xây dựng
khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về an ninh,
trật tự”. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có chính sách thỏa
đáng đối với những trường hợp bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi
tham gia phòng, chống tội phạm.
- Tăng cường nguồn lực cho công tác
xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy
tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, nhất
là các lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ chuyên trách các cơ quan, doanh nghiệp; phát huy vai trò Bí
thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong dòng họ; dân tộc, tôn giáo, các vị chức sắc
tiêu biểu... làm chỗ dựa cho nhân dân trong phòng, chống tội
phạm ở cơ sở; đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm phục vụ công tác xây dựng
phong trào.
2.3. Quản
lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm
pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo các loại đối tượng;
tập trung giáo dục cá biệt đối với số phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, giảm tỷ lệ phạm nhân cải tạo
kém. Chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo và thực hiện chế độ,
chính sách đối với các loại đối tượng giam giữ, quản lý không để phát sinh bức
xúc, phản ứng tiêu cực, gây rối, chống đối tập thể, gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản
lý.
- Chủ động thực hiện các biện pháp
giúp phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập ngay trong quá trình
chấp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập
cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tiếp tục
đổi mới công tác giáo dục dạy nghề, tạo việc làm cho phạm
nhân. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người được hoãn, tạm đình chỉ
chấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác
phòng, chống tội phạm ở từng địa phương. Cân đối, bố trí nguồn lực của tỉnh và các địa phương, nguồn lực
xã hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng
đối với người chấp hành xong án phạt tù.
- Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng,
chính quyền, hiệu quả phối hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi hành các hình phạt
ngoài hình phạt tù, các đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn và các đối tượng có nguy cơ
phạm tội trên địa bàn.
2.4. Tăng
cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, tập trung quản lý
nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý trong
lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền
thông, xuất bản... Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch
vụ cầm đồ, thế chấp tài sản, quán bar, karaoke, trò chơi
điện tử, bán hàng đa cấp... Tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đổi mới chính sách, biện pháp quản lý và xử lý đối với
các hoạt động tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy).
2.5. Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa
nghiệp vụ
- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu
quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao
hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động
nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa
bàn, lĩnh vực trọng điểm; chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối
tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội “đâm thuê, chém mướn”, “bảo kê”, “xiết nợ”,
đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt
động chuyển giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng kinh
doanh để phạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các
chất ma túy.
- Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những
người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều
tra, truy tố, xét xử.
- Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối
tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm. Xây dựng,
nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến
giao thông, các địa bàn trọng điểm, địa bàn đô thị và giáp
ranh.
- Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội
phạm theo chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng trong Công an, Quân đội, Kiểm
lâm, Thanh tra, Quản lý thị trường..., kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm
pháp luật và tội phạm; phát hiện những thiếu sót, sơ hở của chính sách, cơ chế quản lý nhà nước từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
3. Nâng cao hiệu quả tấn công, trấn
áp tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
- Xây dựng, triển khai các chương
trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm nổi lên ở từng giai đoạn. Mở các đợt cao điểm tấn
công, trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh.
- Thường xuyên rà soát, xác định các
địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội để tập trung lực lượng chuyển hóa
thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.
- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa
hoạt động trinh
sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự; không để lọt tội phạm; không làm oan
người vô tội; đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời những vụ
án lớn, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm
và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa Cơ quan điều tra với Viện Kiểm sát, cơ quan Thanh tra của tỉnh, cơ quan
thuế tập trung phát hiện, điều tra xử lý các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm
đoạt, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt.
- Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi
tài sản được thu giữ trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả nhất, nhằm tránh hư hao, thất thoát, mất giá trị khi thanh lý, đấu giá làm giảm
thu cho ngân sách nhà nước.
4. Hợp
tác quốc tế phòng, chống tội phạm
Thực hiện tốt các điều ước quốc tế và
thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên. Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các nước các tổ chức quốc tế về khoa học - kỹ thuật; trao đổi, học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, khoa học công nghệ
cho cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.
5. Tăng cường nguồn lực phòng, chống
tội phạm
- Hoàn thiện về tổ chức, ưu tiên
trang bị phương tiện cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm, nhất là tại cấp huyện và cơ sở. Có cơ chế đặc thù thu hút
những người giỏi về công nghệ thông tin
và các lĩnh vực chuyên môn khác tham gia các lực lượng phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm
trong tình hình mới.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tội phạm, nhất
là đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, kỹ thuật hình sự, giám định tư pháp. Quan tâm, đào tạo
trình độ ngoại ngữ, pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế cho cán bộ
tư pháp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu áp dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ vào công tác phòng, chống tội phạm.
- Huy động kinh phí từ các nguồn của
Trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân để
đảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược. Tăng cường vận động các tập thể, cá nhân
đóng góp xây dựng Quỹ phòng, chống tội phạm để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm.
IV. THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC ĐỀ ÁN CỦA CHIẾN LƯỢC
1. Giao
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm
giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trong từng giai đoạn sau khi
Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2. Các đề án của Chiến lược quốc
gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030
Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, Ngành có liên quan phối hợp và triển khai các đề
án thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm
giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 sau khi Thủ tướng phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, cụ thể:
- Đề án 1: Phát động
phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa
giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.
Cơ quan chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
- Đề án 2: Phòng, chống
các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Đề án 3:
Chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.
Cơ quan chủ trì:
Công an tỉnh.
- Đề án 4: Tăng cường
hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Đề án 5: Nghiên cứu,
kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống
pháp luật về phòng, chống tội phạm.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Đề án 6: Tăng cường
hiệu quả công tác phối hợp phòng, chống tội phạm ở khu vực
biên giới biển, đảo.
Tăng cường phối
hợp với các tỉnh ở khu vực biên giới,
biển đảo khi có yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh.
- Đề án 7: Phòng, chống
vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống
tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán,
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính.
- Đề án 8: Phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương.
- Đề án 9: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.
- Đề án 10: Phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.
- Đề án 11: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi
phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.
Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đề án 12: Tăng cường hiệu quả công tác
phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền
thông.
- Đề án 13: Phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
ngân hàng và vấn đề “sở hữu chéo”.
Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam chi nhánh Hòa Bình.
- Đề án 14: Phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động
văn hóa, thể thao và du lịch.
Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
- Đề án 15: Phòng ngừa
tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở Y tế.
Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Kinh
phí thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025
và định hướng đến năm 2030 do ngân sách Nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự
toán chi thường xuyên của các Sở, Ban, Ngành, địa phương. Đồng thời, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác; chú trọng kết
hợp hiệu quả giữa kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương
trình mục tiêu của từng ngành, từng địa phương để thực hiện có hiệu quả Chiến
lược nói chung và các đề án nói riêng.
2. Căn cứ
nhiệm vụ được giao theo quy định tại Kế hoạch này, hàng năm, các Sở, Ngành, địa phương lập dự toán chi ngân sách, bảo đảm các hoạt động thực
hiện Chiến lược quốc
gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ
đạo Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng, chống tội phạm và tệ nạn
xã hội tỉnh Hòa Bình (Ban Chỉ đạo 09 tỉnh) có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các Sở,
Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố trong triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
2. Công
an tỉnh có trách nhiệm:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và
Ban Chỉ đạo 09 tỉnh chủ trì điều phối, thống
nhất tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016
- 2025 và định hướng đến năm 2030. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và phối hợp
với các Sở, Ban, Ngành triển khai thực hiện
chương trình và các đề án được phân công. Chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 -
2025 và định hướng đến năm 2030; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, đề án của Chiến lược quốc
gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và cơ quan liên quan theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025
và định hướng đến năm 2030: Theo dõi, đánh giá, báo cáo việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030
và các chương trình, đề án thực hiện theo định kỳ thống kê: Sáu tháng, một năm
và cuối mỗi giai đoạn thực hiện. Thực
hiện điều tra, khảo sát về tình hình tội phạm, về kết quả thực hiện Chiến lược
quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; khảo sát, đánh giá tác động
tiêu cực của tình hình tội phạm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài
chính có trách nhiệm đề xuất phân bổ hợp lý kinh phí chi thường xuyên từ ngân
sách địa phương và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết
toán nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình,
các đề án và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm
giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đề xuất phân
bổ vốn đầu tư cho các sở, ngành thực
hiện các hoạt động của Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016
- 2025 và định hướng đến năm 2030 trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành xây dựng các chương
trình, đề án, dự án.
5. Các Sở, Ban, Ngành; các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi trách nhiệm,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, các Sở, Ban, Ngành có liên quan tổ chức triển khai thực
hiện chương trình, các đề án; cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp của Chiến lược quốc gia
phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng
đến năm 2030 bằng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai và phối hợp thực
hiện đạt hiệu quả.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực
hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn
2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 ở địa phương. Cân đối ngân sách địa
phương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược quốc
gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng
đến năm 2030. Huy động các nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt hiệu quả.
7. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,
chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo chức năng,
nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; chủ trì và phối
hợp triển khai thực hiện các đề án có liên quan; phối hợp với Công an tỉnh giám sát thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
8. Đề
nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với
Công an tỉnh và các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức, thực hiện
các chương trình, đề án có liên quan.
Căn cứ Kế
hoạch này, Giám đốc các, Thủ trưởng
các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.
Định kỳ hàng tháng, 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 09
tỉnh (qua Công an tỉnh) để tập hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh và báo cáo Trung ương theo quy định./.