Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 136-CT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 06/05/1988 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 136-CT

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 1988

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Với mục đích bảo đảm cho các chuyến bay quốc tế được nhanh chóng, an toàn, phục vụ hành khách đi máy bay được thuận tiện, văn minh, đồng thời thực hiện được việc quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được chặt chẽ tại cảng hàng không dân dụng quốc tế;
Căn cứ đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng (công văn số 570-TCHK ngày 28-11-1987) và ý kiến các ngành có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế hoạt động của cảng hàng không dân dụng quốc tế.

Điều 2. Bản Quy chế này áp dụng ở sân bay quốc tế Thủ đô và các sân bay quốc tế khác của Việt Nam.

Điều 3. Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng, các Bộ, các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố có liên quan thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136-CT ngày 6-5-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

Cảng hàng không dân dụng quốc tế được mở ra cho máy bay nước ngoài và Việt Nam đi và đến để vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu điện, bưu phẩm giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Nhằm mục đích tăng cường và phát triển giao lưu quốc tế bằng đường không, bảo đảm cho các chuyến bay quốc tế được nhanh chóng, an toàn, phục vụ hành khách được thuận tiện, văn minh, phù hợp với chính sách đối ngoại và các chính sách khác của Đảng và Nhà nước, phù hợp với Công ước quốc tế và thông lệ quốc tế một cảng hàng không; đồng thời thực hiện được việc quản lý chặt chẽ của Nhà nước trên các lĩnh vực an ninh chính trị và các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội ở một cửa khẩu quốc gia.

Bản Quy chế này quy định các điều khoản thi hành đối với hành khách, máy bay và nhân viên tổ bay; quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và sự phối hợp của các cơ quan đó tại cảng hàng không quốc tế; quy định quy trình tiến hành các thủ tục đối với máy bay, hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm.

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Cảng hàng không là khu vực được quy định trên mặt đất, được trang bị để máy bay hạ cánh, cất cánh và đỗ lại. Nó bao gồm nhà ga, đường băng, sân đỗ, kho tiếp nhiên liệu, kho hàng hoá xuất nhập khẩu, các trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo đảm kỹ thuật cho máy bay... Mặt bằng phạm vi cảng hàng không và tất cả cơ sở vật chất kỹ thuật ấy (trừ những trang thiết bị chuyên dùng của các ngành khác) đều đặt dưới sự quản lý khai thác của Tổng cục Hàng không dân dụng.

Điều 2. Cảng hàng không dân dụng quốc tế là nơi thực hiện các chuyến bay quốc tế, tiếp nhận và khởi hành hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm trên các chuyến bây của nước ngoài hoặc Việt Nam.

Điều 3. - Tại cảng hàng không quốc tế có thiết lập sự kiểm tra, kiểm soát người, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo pháp luật ở một cửa khẩu quốc gia. Mỗi cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ, chức năng của ngành mình theo pháp luật quy định, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tại cảng hàng không dân dụng quốc tế. Giám đốc cảng hàng không dân dụng quốc tế là người chủ trì phối hợp kế hoạch công tác và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan hữu quan thực hiện đúng chức năng của mình, nhằm bảo đảm đúng pháp luật, an toàn, thuận tiện cho hành khách và đúng hành trình các chuyến bay quốc tế.

Chương 2:

ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ, BƯU KIỆN, BƯU PHẨM, XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VÀ QUÁ CẢNH QUA CẢNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ

Điều 4. Hành khách nhập cảnh, xuất cảnh qua cảng hàng không quốc tế phải chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quy ước quốc tế, phải làm các thủ tục về khai báo, xuất trình giấy tờ về người, hành lý, hàng hoá và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của an ninh cửa khẩu và hải quan.

Hành khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế, tuỳ từng đối tượng và từng trường hợp mà được lưu lại, hoặc trên máy bay, hoặc trong khu vực dành riêng ở nhà ga, hoặc ở khách sạn quá cảnh trong sân bay dưới sự giám sát của an ninh cửa khẩu. Nếu được phép vào thành phố thì phải làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh và thủ tục hải quan về hành lý mang theo.

Điều 5.

a) Hàng hoá, hành lý ký gửi máy bay đi theo hành khách hoặc gửi máy bay chậm, hàng không dân dụng tiếp nhận (nếu là hàng đi) hoặc trao trả (nếu là hàng đến) trực tiếp cho hành khách, sau khi đã làm xong các thủ tục vận chuyển và thông qua sự kiểm soát của hải quan.

b) Riêng bưu kiện, bưu phẩm, Tổng cục Hải quan, Tổng cục bưu điện và Tổng cục Hàng không dân dụng thoả thuận bằng một quy định riêng để những bưu kiện, bưu phẩm được làm đầy đủ thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện, chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng để khiếu nại với quốc tế nếu xảy ra mất mát, hư hỏng mà không thuộc phạm vi trách nhiệm của Việt Nam.

c) Hàng hoá, hành lý đi theo đoàn đông người có thể tổ chức kiểm tra ở một nơi khác do Tổng cục Hải quan quy định. Đối với hàng đi, hải quan kiểm tra, niêm phong trước khi chuyển ra ga làm thủ tục vận chuyển hàng không, đưa lên máy bay. Đối với hàng đến, sau khi làm thủ tục vận chuyển hàng không thì hải quan niêm phong, áp tải đến địa điểm kiểm tra để làm thủ tục hải quan.

d) Hàng hoá quá cảnh phải để trên máy bay. Trường hợp cần phải bốc dỡ khỏi máy bay, phải được sự đồng ý của Giám đốc cảng hàng không và chịu sự giám sát của hải quan. Trên nguyên tắc, những hàng hoá này phải bốc xếp lại lên máy bay để chở đi, trường hộp không chở đi nữa, phải làm thủ tục nhập khẩu.

Điều 6. Người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đến đón khách, tiễn khách, nhận hoặc gửi hàng hoá ở cảng hàng không dân dụng quốc tế chỉ được đi lại trong khu vực quy định, trường hợp đặc biệt muốn ra cầu thang máy bay hoặc ra ngoài khu vực quy định phải có giấy phép của Giám đốc cảng hàng không quốc tế, có sự đồng ý của an ninh cửa khẩu. Khi đi lại ở khu vực sân đỗ, phải tuân theo sự hướng dẫn của lực lượng bảo vệ.

Điều 7. Đại diện hàng không các nước muốn ra sân đỗ phải có giấy phép của Giám đốc cảng hàng không quốc tế, có sự đồng ý của an ninh cửa khẩu.

Điều 8. Điều 6 không áp dụng đối với những người đón, tiễn các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Cơ quan đón, tiễn phải có sự thoả thuận trước với Giám đốc cảng hàng không quốc tế và an ninh cửa khẩu.

Chương 3:

ĐỐI VỚI MÁY BAY VÀ NHÂN VIÊN TỔ LÁI

Điều 9. Máy bay nước ngoài khi thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam phải thực hiện đúng những điều đã quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bay đến, bay đi và đỗ lại ở cảng hàng không dân dụng quốc tế.

Điều 10. Máy bay Việt Nam khi thực hiện chuyến bay quốc tế phải thông qua các thủ tục xuất cảnh và nhập cảnh. Khi đi, khi về phải qua cửa khẩu xuất, nhập cảnh và phải chịu sự kiểm soát và giám sát của hải quan và an ninh cửa khẩu.

Điều 11. Nhân viên tổ bay nước ngoài và Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh phải có đủ giấy tờ hợp lệ. Trong thời gian lưu lại ở cảng hàng không quốc tế, nhân viên tổ bay nước ngoài được sự giúp đỡ của nhà chức trách cảng hàng không, phải chấp hành pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ được tiến hành các hoạt động hàng không dân dụng, yêu cầu nhà chức trách hàng không cung cấp các dịch vụ cần thiết để bảo đảm cho máy bay cất cánh an toàn và đúng giờ quy định.

Khi nhân viên tổ bay nước ngoài muốn ra khỏi khu vực cảng hàng không quốc tế hoặc vào thành phố, phải được phép của an ninh cửa khẩu, và phải làm các thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh với an ninh cửa khẩu và hải quan như hành khách đi máy bay quốc tế.

Nhân viên tổ bay Việt Nam khi thực hiện chuyến bay quốc tế phải qua thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh và thủ tục hải quan.

Chương 4:

CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC TẠI CẢNG HÀNH KHÔNG QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG CỦA MỖI TỔ CHỨC VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA NÓ

Điều 12. Tổ chức hàng không dân dụng có trách nhiệm:

a) Tổ chức tiếp nhận, bảo đảm phục vụ an toàn các chuyến bay quốc tế.

b) Phục vụ kỹ thuật, thương mại các chuyến bay quốc tế bao gồm công tác điều hành vận chuyển, các thủ tục về vận chuyển hành khách, hàng hoá, cung cấp các dịch vụ cho máy bay, tổ lái theo hợp đồng thương mại hoặc theo yêu cầu của tổ lái.

c) Phối hợp với an ninh và hải quan tổ chức quy trình đi, đến để hành khách, hàng hoá lưu thoát nhanh chóng, thuận tiện, an toàn.

d) Cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hành khách nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cho những người đưa đón khách và bảo đảm vệ sinh sạch sẽ ở nhà ga.

e) Bảo đảm an toàn khu vực cảng hàng không quốc tế, phối hợp với an ninh chống cưỡng đoạt và phá hoại máy bay.

f) Thông báo thường xuyên tình hình các chuyến bay trong ngày cho hành khách và các cơ quan làm nhiệm vụ ở cảng hàng không quốc tế biết. Tổ chức và chỉ định người thường trực tại bàn chỉ dẫn để giải đáp tất cả những điều mà hành khách cần hỏi.

g) Tổ chức tiếp nhận, trao trả hành hoá trực tiếp cho khách đi máy bay. Nếu là hàng hoá gửi chậm, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua cơ quan dịch vụ, trao trả đến tay người nhận. Nếu hư hỏng, mất mát phải bồi thường,

nếu do người khác làm hỏng, làm mất, phải lập biên bản, hải quan xác nhận để truy cứu trách nhiệm và đòi bồi thường lại.

h) Tạo điều kiện mặt bằng và các điều kiện khác cho các cơ quan chức năng và dịch vụ làm tròn nhiệm vụ của mình ở cảng hàng không dân dụng quốc tế.

Điều 13. Hải quan có trách nhiệm:

a) Kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, bưu kiện, bưu phẩm, ngoại hối xuất, nhập khẩu và các loại máy bay xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế.

b) Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất, nhập khẩu.

c) Chống các hoạt động bôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, hành lý, ngoại hối qua cảng hàng không dân dụng quốc tế.

d) Thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu.

Điều 14. An ninh cửa khẩu có trách nhiệm:

a) Quản lý và làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, đối với hành khách, nhân viên tổ bay các chuyến bay quốc tế.

b) Thực hiện quy chế quản lý an ninh cửa khẩu theo pháp luật quy định.

c) Phối hợp với cơ quan hàng không dân dụng và hải quan chống cưỡng đoạt và phá hoại máy bay, bảo vệ bí mật quốc gia.

Điều 15. Các tổ chức dịch vụ như thông tin bưu điện, quầy đổi ngoại tệ, thu mua hàng hoá, bán hàng lưu niệm, cửa hàng ăn uống, khách sạn quá cảnh, phương tiện đi lại giữa sân bay và thành phố, giao nhận hàng hoá, hành lý cho hành khách.

Giám đốc cảng hàng không quốc tế phối hợp với các cơ quan Bưu điện, Ngân hàng, Du lịch, Vận tải và các cơ quan dịch vụ khác, tổ chức phục vụ hành khách thuận tiện, nhanh chóng, văn minh, lịch sự. Hải quan và an ninh cửa khẩu thực hiện quyền quản lý, giám sát nhưng không được làm phiền hà cho hành khách.

Điều 16. Chỉ có các phương tiện chuyên dùng phục vụ máy bay của cơ quan hàng không dân dụng (có phù hiệu) mới được ra vào khu vực sân đỗ máy bay và các khu vực cần thiết khác.

Các phương tiện vận chuyển của cơ quan khác và tư nhân muốn ra sân đỗ máy bay phải có giấy phép của Giám đốc cảng hàng không, có sự đồng ý của an ninh cửa khẩu và phải tuân theo sự hướng dẫn của lực lượng bảo vệ.

Điều 17. Quy trình giải quyết thủ tục đi và đến cho hành khách theo thứ tự như sau:

Khách đi: An ninh cửa khẩu - Hải quan - Thương vụ vận chuyển hàng không - An ninh cửa khẩu.

Khách đến: An ninh cửa khẩu - Thương vụ vận chuyển hàng không - hải quan.

Hải quan có nhiệm vụ giám sát việc đưa hàng hoá, hành lý lên máy bay, sau khi đã làm thủ tục hải quan, và giám sát hàng hoá, hành lý đưa từ máy bay xuống, khi chưa làm thủ tục hải quan.

Quy trình này cần được vận dụng cho phù hợp với thực tế mặt bằng của mỗi nhà ga khi 3 cơ quan hàng không dân dụng, hải quan, an ninh cửa khẩu bàn bạc và nhất trí nhằm giản đơn bớt thủ tục, thuận tiện cho hành khách đi máy bay.

Điều 18. Mỗi cơ quan ở cảng hàng không dân dụng quốc tế được quy định khu vực làm việc hợp lý phù hợp với mặt bằng nhà ga và nhiệm vụ công việc. Việc lắp đặt thiết bị chuyên dùng phải được sự nhất trí của Giám đốc cảng hàng không.

Cán bộ, nhân viên của mỗi cơ quan khi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục riêng của ngành, phải đeo phù hiệu, có số hiệu, hoặc họ, tên và chỉ được đi lại trong phạm vi khu vực quy định của mình, trừ trường hợp có việc phải phối hợp với cơ quan khác.

Chỉ có những cơ quan và người có trách nhiệm mới được lên máy bay.

Cán bộ, nhân viên ngành nào làm việc theo chức năng quản lý của ngành ấy trên vị trí công tác của mình. Nếu phát hiện thấy hiện tượng liên quan đến việc quản lý của ngành khác, phải kịp thời thông báo cho người phụ trách ngành khác biết. Khi xử lý việc có liên quan đến hành khách phải có mặt hành khách.

Điều 19. Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ nội bộ của mình, thi hành đúng chức trách, nhiệm vụ của ngành, đồng thời phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi cơ quan, không được vì thi hành nhiệm vụ của ngành mình mà làm phương hại đến các chính sách và phạm vi chức trách của ngành khác.

Tổ chức giao ban định kỳ giữa các ngành liên quan để rút kinh nghiệm và thống nhất kế hoạch điều hành công việc. Giám đốc cảng hàng không quốc tế là người chủ trì giao ban. Khi có tranh chấp giữa cán bộ, nhân viên các ngành thì thủ trưởng trực tiếp của ngành liên quan bàn bạc giải quyết. Nếu không thống nhất được thì lập biên bản đưa lên cấp trên của các ngành hữu quan giải quyết.

Điều 20. Việc dừng lại hoặc đình chỉ một chuyến bay do Giám đốc cảng hàng không quốc tế ra lệnh sau khi đã tham khảo ý kiến ngành khác có liên quan, Giám đốc chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bình thường cơ quan Hải quan và An ninh cửa khẩu chỉ giữ lại những cá nhân hoặc hàng hoá vi phạm luật lệ hải quan và quy chế an ninh cửa khẩu. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm đến an ninh quốc gia thì thực hiện theo chương II, điều 13 Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam số 1-LCT/HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 2-11-1987. Trường hợp có dấu hiệu máy bay giấu giếm hàng phạm pháp lớn, thì thực hiện theo chương II điều 4 Điều lệ Hải quan ban hành theo Nghị định số 3-CP ngày 27-2-1069 của Hội đồng Chính phủ.

Điều 21. - Khi tiếp xúc với hành khách, bất kể là người Việt Nam hay người nước ngoài, cán bộ và nhân viên làm việc tại cảng hàng không dân dụng quốc tế phải có thái độ khẩn trương, vui vẻ, hoà nhã. Tuyệt đối cấm nhận của khách một thứ gì. Lãnh đạo mỗi ngành phải chịu trách nhiệm về thái độ và hành động của cán bộ, nhân viên ngành mình, và phải xử lý nghiêm khắc khi xảy ra, kể cả việc đưa ra khỏi dây chuyền nếu thấy ảnh hưởng xấu đến cảng hàng không quốc tế.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Quy chế này áp dụng cho tất cả hành khách, hàng hoá, máy bay và nhân viên tổ bay xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh qua cảng hàng không dân dụng quốc tế. Tất cả các cán bộ, nhân viên ngành hàng không dân dụng và các ngành khác làm việc và có mặt tại cảng hàng không quốc tế phải tuân theo Quy chế này.

Điều 23. Mỗi ngành, theo chức năng và nhiệm vụ của ngành mình, có một bản quy chế riêng cho cán bộ, nhân viên trong ngành. Quy chế đó không được trái với Quy chế này và phải gửi cho Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và các ngành liên quan biết.

Điều 24. Ai phạm những điều đã quy định trong Quy chế này sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính. Nếu vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách và lợi ích của Nhà nước có thể bị truy tố trước pháp luật.

Điều 25. Quy chế này thi hành kể từ ngày ký.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 136-CT ngày 06/05/1988 về quy chế hoạt động của cảng hàng không dân dụng quốc tế do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.011

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.140.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!