Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1345/QĐ-UBND 2017 Thủ tục hành chính Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Đắk Lắk

Số hiệu: 1345/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Võ Văn Cảnh
Ngày ban hành: 06/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1345/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 06 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP, ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 66/TTr-SNN, ngày 25 tháng 5 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:

- Công bố mới 69 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở ở các lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Kiểm lâm.

- Công bố thay thế 24 TTHC thuộc các lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Thủy lợi; Thủy sản; Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Kiểm lâm; Phát triển nông thôn đã được công bố tại Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012; Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2014; Quyết định số 91/QĐ- UBND ngày 13 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh.

- Công bố bãi bỏ các TTHC đã được công bố tại Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh; bãi bỏ Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016, Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012, Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2014; Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các TTHC, hoặc các bộ phận tạo thành TTHC được công bố tại Quyết định này có hiệu lực theo ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC hoặc bộ phận tạo thành TTHC có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (b/c)
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP; (b/c)
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp; Sở NN&PTNT;
- UBND các huyện, tx, tp (sao gửi, triển khai đến UBND các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng tải);
- Lưu: VT, NNMT, NC (N_32)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cảnh

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH HỦY BỎ/BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1345/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. DANH MỤC TTHC MỚI BAN HÀNH

STT

Tên thủ tục hành chính

A. Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

1

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y.

2

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

3

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

4

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống).

5

Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại.

6

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở toàn dịch bệnh động vật thủy sản.

7

Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc dưới nước).

8

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận.

9

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận.

10

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

11

Kiểm dịch đối với động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm.

B. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

2

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

3

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp:

- Tổ chức, cá nhân vận chuyển thuốc BVTV khối lượng từ 1000kg/chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Người thuê vận chuyển thuốc BVTV khối lượng từ 1000kg/chuyến trở lên bằng phương tiện giao thông đường sắt.

4

Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:

- Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;

- Bảng quảng cáo, băng – rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo;

- Phương tiện giao thông;

- Hội chợ, hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;

- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

5

Thủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

6

Thủ tục công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

7

Thủ tục cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

C. Lĩnh vực Kiểm lâm

1.

Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập.

2.

Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức.

3.

Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức.

4.

Đăng ký khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức.

5.

Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ.

6.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Phụ lục II, III của Công ước CITES.

7.

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

8.

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý.

9.

Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý.

10.

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

11.

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

12.

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

13.

Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý.

14.

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

15.

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

16.

Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý.

17.

Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.

18.

Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý).

19.

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý.

20.

Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.

21.

Điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư).

22.

Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh).

23.

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài).

24.

Giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức.

25.

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu.

26.

Giao nộp gấu cho nhà nước.

27.

Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.

28.

Xác nhận mẫu vật khai thác là động vật rừng thông thường .

29.

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (nuôi mới).

30.

Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

31.

Cấp bổ sung giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

32.

Đóng dấu búa kiểm lâm.

33.

Cấp giấy phép vận chuyển gấu.

34.

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với: lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản sau chế biến lâm sản sau chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu; lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ phận, dẫn xuất của chúng.

35.

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung; cây có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp; cây xử lý tịch thu.

36.

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và lâm sản sau xử lý tịch thu.

37.

Xác nhận của Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ và cây xử lý tịch thu thuộc phạm vi quản lý của Hạt Kiểm lâm (đối với các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có Hạt Kiểm lâm thuộc tỉnh).

38.

Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien của những loài động, thực vật hoang dã thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng).

39.

Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức, cá nhân trong nước – Phạm vi giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng.

II. DANH MỤC TTHC THAY THẾ

Số TT

Tên thủ tục hành chính sau khi thay thế

Tên thủ tục hành chính được thay thế và Quyết định công bố TTHC trước đó

A. Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

1

Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y).

-Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề thú y

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

2

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y).

-Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề thú y

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

3

Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

-Thủ tục Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

4

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

-Thủ tục Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y..

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

5

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

-Thủ tục Cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y..

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

6

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

-Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

B. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa.

-Thủ tục chứng nhận kiểm dịch thực vật nội địa.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

C. Lĩnh vực Thủy lợi

1

Thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình chuyên ngành: Thủy lợi, nước sạch nông thôn và đê điều.

-Tên: Thẩm định thiết kế cơ sở công trình thủy lợi.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

2

Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư hoàn thành xây dựng công trình chuyên ngành: Thủy lợi, nước sạch nông thôn và đê điều trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Tên: Kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

D. Lĩnh vực Thủy sản

1

Chứng nhận đăng ký bè cá.

-Tên. Chứng nhận đăng ký bè cá.

-Quyết định số 175/QĐ-SNN ngày 12/01/2012

Đ. Lĩnh vực Kiểm lâm

1

Thủ tục Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức.

-Tên: Thủ tục Thẩm định và phê duyệt thiết kế tận thu, tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách.

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

2

Thủ tục Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.

- Tên: Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

3

Thủ tục Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống.

-Thủ tục: Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống; nguồn gốc lô cây con lâm nghiệp.

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

4

Thủ tục Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

-Thủ tục: Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống; nguồn gốc lô cây con lâm nghiệp.

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

5

Thủ tục Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng).

-Thủ tục: Cấp giấy chứng chỉ công nhận các loại nguồn gốc giống cây trồng lâm nghiệp.

-Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009

6

Thủ tục Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

-Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.

-Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13/01/2015

7

Phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư).

-Thủ tục: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân,

cộng đồng dân cư thôn thuộc tỉnh quản lý).

-Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13/01/2015

8

Thủ tục Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

-Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13/01/2015.

E. Lĩnh vực Quản lý chất lượng NLS&TS

1

Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

-Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

-Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 24/10/2014

2

Thủ tục Cấp mới Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

-Thủ tục Cấp mới Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

-Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 24/10/2014

3

Thủ tục Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

Thủ tục Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

-Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 24/10/2014

F. Lĩnh vực Phát triển nông thôn

1

Thủ tục Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn.

Thủ tục Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn.

-Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13/01/2015.

2

Thủ tục Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.

Thủ tục Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.

-Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 13/01/2015.

III. DANH MỤC TTHC BỎ/BÃI BỎ

STT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ; số thứ tự của TTHC và Quyết định công bố TTHC trước đó

Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính

A. Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y

1

 

Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi); Quyết định 538/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC ngày 29/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2

 

Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi); Quyết định 538/QĐ-UBNDngày 29/02/2016 Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

B. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1

 

Cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

2

 

Gia hạn chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

3

 

Chứng nhận huấn luyện chuyên môn về thuốc BVTV

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

4

 

Chứng nhận đã tham dự các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn và văn bản pháp luật mới về thuốc BVTV

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

5

 

Cấp Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

6

 

Gia hạn Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

7

 

Thủ tục Cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật;

- Quyết định 1122/QĐ-BNN-BVTV về việc công bố thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ, hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ NNPTNT

8

 

Thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật;

- Quyết định 1122/QĐ-BNN-BVTV về việc công bố thủ tục hành chính thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ, hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ NNPTNT.

9

 

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật.

10

 

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật.

11

 

Thủ tục cấp Thẻ xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật.

12

 

Thủ tục đổi Thẻ xông hơi khử trùng

- Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, ngày 12/02/2015 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện thực vật.

C. Lĩnh vực Thủy lợi

1

 

- Tên: Kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Số thứ tự: 2, mục VI.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh về việc công bố Bộ Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2

 

- Tên: Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Số thứ tự: 3, mục VI.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh.

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

3

 

- Tên: Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình Thủy lợi.

- Số thứ tự: 4, mục VI.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh.

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

4

 

- Tên: Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Số thứ tự: 5, mục VI.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh.

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

5

 

- Tên: Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

- Số thứ tự: 6, mục VI.

- Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND tỉnh.

- Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012.

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

D. Lĩnh vực Thủy sản

1

 

Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản); Quyết định 538/QĐ- UBND ngày 29/02/2016 Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC ngày 29/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

2

 

Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề (kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản); Quyết định 538/QĐ-UBNDngày 29/02/2016 Về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Đ. Lĩnh vực Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

1

 

Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thủy sản;

-Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

2

 

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thủy sản;

3

 

Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè;

4

 

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả; sản xuất, chế biến chè;

5

 

Thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản;

6

 

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản.

Phần II

NỘI DUNG CỦA TTHC MỚI BAN HÀNH HOẶC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ

I. ĐỐI VỚI TTHC MỚI BAN HÀNH

B. Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật – Số 11 Hùng Vương – Tp. Buôn Ma Thuột. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 2 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá. Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 5 (năm) ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 5(năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

+ Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 (sáu mươi) ngày. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

+ Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Viết tắt Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. (Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột)

(Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

+ Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

(Căn cứ Khoản 2, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

(Căn cứ điểm b, Khoản 1, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 19 (mười chín) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân (Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật).

(Căn cứ khoản 2 Điều 65 Luật Bảo vệ và KDTV)

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: các đơn vị khác (Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp huyện).

(Căn cứ điểm e, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).

(Căn cứ Khoản 1, Điều 66, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13; điểm e, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: 800.000 đồng/lần.

(Căn cứ Biểu phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016).

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

(Căn cứ điểm a, c, Khoản 2; Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện nhân lực:

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

(Điều 66, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016)

- Điều kiện địa điểm:

Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 4, Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016)

- Điều kiện về kho thuốc BVTV:

- Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ

+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m;

+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

- Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 4, Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016).

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

Đề nghị Quí cơ quan

□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Cơ sở có cửa hàng

- Cơ sở không có cửa hàng

□ Cấp mới

□ Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

……, ngày….. tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

2. Tên cơ sở: ...............................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

3. Loại hình hoạt động

- DN nhà nước

- DN liên doanh với nước ngoài

- DN tư nhân

- DN 100% vốn nước ngoài

- DN cổ phần

- Hộ buôn bán

- Khác: (ghi rõ loại hình)

……………………………………

4. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………........

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

……………………………………………………………………………………….................

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m²

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m² hoặc ................... tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Những thông tin khác.

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

□ Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên □ dưới 5000 kg □

Kích thước kho: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

a) Tên người đại diện: ................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):......................................................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ tại Trạm Trồng trọt và BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (trước 3 (ba) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn). Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời gian 2 (hai) ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thẩm định trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ:

a) Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thì không thành lập Đoàn đánh giá và làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

b) Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra đánh giá không xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thì Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quyết định thành lập Đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá thực tế. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực đánh giá. Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 5 (năm) ngày. Thông báo nêu rõ thành phần đoàn, phạm vi, nội dung, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 1(một) ngày làm việc.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xem xét kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả đánh giá để cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, kết quả đánh giá đạt yêu cầu, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 21/TT-BNNPTNT.

+ Trường hợp chưa đủ điều kiện, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt, yêu cầu và thời hạn khắc phục trong vòng 60 (sáu mươi) ngày. Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại (khi cần thiết), trường hợp hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư 21/TT-BNNPTNT.

+ Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Viết tắt Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân (cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Trạm Trồng trọt và BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Kết quả kiểm tra đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản (nếu có).

(Căn cứ Khoản 2, Điều 35; khoản 1, Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

(Căn cứ điểm b, Khoản 1, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Trong thời hạn 19 (mười chín) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và cơ sở đã được kiểm tra đánh giá không xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 35; Khoản 1, Điều 36 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân (Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật).

(Căn cứ Điều 2; Điểm a, Khoản 1, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: các đơn vị khác (Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp huyện).

(Căn cứ điểm e, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).

(Căn cứ Khoản 1, Điều 66, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13; điểm e, Khoản 3, Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: 800.000 đồng/lần.

(Căn cứ Biểu phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016).

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

(Căn cứ điểm a,c, Khoản 2; Điều 35 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

1. Đơn vị chủ quản:…………………………………………………………………...

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………...

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

2. Tên cơ sở: ……………………………...................................................................

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...………..

Tel: ……………………... Fax:……………………... E-mail: ………………………………

Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Địa điểm nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

Đề nghị Quí cơ quan

□ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Cơ sở có cửa hàng

- Cơ sở không có cửa hàng

□ Cấp mới

□ Cấp lại lần thứ ………..

Hồ sơ gửi kèm:.................................................................................................................

Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

……, ngày….. tháng…..năm……
Đại diện cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN THUYẾT MINH

ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

2. Tên cơ sở: ...............................................................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................................

Điện thoại: .................................Fax:.................................E-mail: ..............................................

3. Loại hình hoạt động

- DN nhà nước

- DN liên doanh với nước ngoài

- DN tư nhân

- DN 100% vốn nước ngoài

- DN cổ phần

- Hộ buôn bán

- Khác: (ghi rõ loại hình)

……………………………………

4. Năm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………........

5. Số đăng ký/ngày cấp/cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

……………………………………………………………………………………….................

II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN

1. Cửa hàng (áp dụng đối với cơ sở có cửa hàng)

- Diện tích cửa hàng: ………….m²

- Diện tích/công suất khu vực chứa/ kho chứa hàng hóa: …………. m² hoặc ................... tấn

- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ:

2. Nhân lực:

Danh sách nhân lực, trong đó:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này (Ghi rõ tên loại văn bằng, giấy chứng nhận; ngày cấp; thời hạn hiệu lực; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế (Ghi rõ ngày cấp; tên cơ quan cấp; tên người được cấp).

- Những thông tin khác.

3. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật

□ Có (tiếp tục khai báo mục 3.1)

□ Không (tiếp tục khai báo mục 3.2)

3.1. Nếu có, cung cấp các thông tin sau:

Nơi chứa thuốc: từ 5000 kg trở lên □ dưới 5000 kg □

Kích thước kho: chiều dài (m): .............. chiều rộng (m): ............ chiều cao: .....................

Thông tin về nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật:

a) Tên người đại diện: ................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................................................................................

Điện thoại: ....................Mobile: ....................Fax:................... E-mail: ...................................

b) Trạm cấp cứu gần nhất: ...........................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): .....................................................................................................

c) Đơn vị cứu hỏa gần nhất (km): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:.............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

d) Đồn cảnh sát gần nhất: .............................................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................................

Điện thoại: ................................Fax:............................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

đ) Tên khu dân cư gần nhất: .........................................................................................................

Khoảng cách đến cơ sở (km): ......................................................................................................

3.2. Nếu không có kho riêng, nêu tên những đơn vị mà cơ sở có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):......................................................................................................

 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ BUÔN BÁN
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

3. Thủ tục Cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 1(một) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.

+ Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 1(một) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(Căn cứ Khoản 1, 3; Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Viết tắt Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)

+ Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);

+ Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);

+ Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).

(Căn cứ Khoản 2, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

(Căn cứ Điều 2 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: Không

(Căn cứ Khoản 1, Điều 54 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

(Căn cứ Khoản 3, Điều 55 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

(Mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT- BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép vận chuyển ..................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại ……………………………Fax ......................................................................

Quyết định thành lập doanh nghiệp số …………ngày…..tháng ……năm………..........

Đăng ký doanh nghiệp số………………………ngày…….tháng …….năm…………....

tại……………………………………………………………………………………........

Số tài khoản…………………….Tại ngân hàng……………………………………........

Họ tên người đại diện pháp luật………………………Chức danh………………… .......

CMND/Hộ chiếu số………………….do………………cấp ngày…./…./…………. ......

Hộ khẩu thường trú…………………………………………………………………. ......

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật” đối với loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

STT

Tên thuốc BVTV/ hoạt chất

Số UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cho phương tiện giao thông …………………………………………………………………….. (lưu ý: ghi rõ loại phương tiện vận chuyển, trọng tải phương tiện, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, tên người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người áp tải hàng, số CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu thường trú).

Tôi cam kết đảm bảo an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

 

 

........., ngày..........tháng .......năm...........
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc Bảo vệ thực vật

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

(Căn cứ Khoản 1,3 Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Viết tắt Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại phụ lục XXXIV Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

- Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự)

- Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao).

(Căn cứ Khoản 2, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

(Căn cứ điểm b, Khoản 1, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

(Căn cứ Khoản 3, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

(Căn cứ Điều 02 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không

(Căn cứ Khoản 2, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

-Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

(Căn cứ Khoản 3, Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: 600.000 đồng/lần.

(Căn cứ Biểu phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016).

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.

(Mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:

+ Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;

+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

+ Phương tiện giao thông;

+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;

+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;

+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ Khoản 2; Điều 61 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật (Viết tắt Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)).

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 231/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

 

Tên công ty, doanh nghiệp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

……., ngày …… tháng ……. năm …….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: .......................................................

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..............

Số điện thoại:....................................Fax:..........................E-mail:………………………….......

Số giấy phép hoạt động :………………………………………………………………………...

Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:...................................................

Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:

STT

Tên thuốc BVTV

Giấy chứng nhận đăng ký

Phương tiện quảng cáo

1.

 

 

 

 

 

 

Các tài liệu gửi kèm:

1.....................................................................................................................................................

2.....................................................................................................................................................

3………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Thủ tục cấp Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận cây đầu dòng nộp hồ sơ tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ĐắkLắk. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng.

- Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng.

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.

(Căn cứ Khoản 1,2 Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, (Viết tắt Thông tý 18/2012/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

+ Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có).

+ Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất).

(Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01(một) bộ.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 45 (Bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

(Căn cứ Khoản 2, Điều 1 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: Không

(Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Hiệu lực của Giấy công nhận là 05 năm kể từ ngày cấp.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: Không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Mẫu quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Giấy công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

(Mẫu quy định tại Phụ lục 02 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng phải có bản photocopy giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn.

(Căn cứ Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk.

1. Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………...............................

2. Địa chỉ:…………………………....................................................................

Điện thoại.................../Fax................/E-mail……………………..................

3. Tên giống:.....................................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..

5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

 

 

Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

UBND TỈNH ĐẮKLẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../………..

 

 

GIẤY CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ĐắkLắk công nhận:

Mã hiệu nguồn giống

Cây thứ 1:………………

Cây thứ 2:………………

Loài cây

1. Tên khoa học:……………..

2. Tên Việt Nam:…………….

3. Tên xuất xứ (nếu có):…………

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:……

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:……

Tuổi cây (năm)

Cây thứ 1:………………

Cây thứ 2:……………

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/ĐVT/số lượng)

Năm.......: Năm.......:

Giấy công nhận này có giá trị đến ngày……..tháng……năm 20....

 

 

Ngày … tháng … năm 20.…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

6. Thủ tục cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng nộp hồ sơ tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ĐắkLắk. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng;

+ Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản thẩm định vườn cây đầu dòng;

+ Trong thời hạn 5 (năm ) ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn, nêu rõ lý do.

- Đối với giống cây trồng mới chọn tạo trong nước hoặc nhập nội, sau khi được công nhận giống chính thức, trường hợp cần phải mở rộng nhanh vào sản xuất theo yêu cầu của địa phương, doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có nguồn giống gửi hồ sơ về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị công nhận vườn cây khảo nghiệm, vườn cây sản xuất thử là vườn cây đầu dòng.

(Căn cứ Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (Viết tắt là Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

+Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây, báo cáo về vườn cây đầu dòng.

Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: Nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng.

+ Giấy đề nghị của địa phương, doanh nghiệp có yêu cầu mở rộng nhanh giống vào sản xuất (Đối với giống cây trồng mới chọn tạo trong nước hoặc nhập nội).

(Căn cứ Khoản 1, điểm c, Khoản 3, Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01(một) bộ.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

(Căn cứ Khoản 2, Điều 1 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không

(Căn cứ Khoản 2, Điều 4 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Hiệu lực của Giấy công nhận là 05 năm kể từ ngày cấp.

(Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: Không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Mẫu quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Giấy công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

(Mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng phải có bản photocopy giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn.

(Căn cứ Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk

1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................

2. Địa chỉ:…………………………..............................................................

Điện thoại:.....................Fax: ...................E-mail: ……………………............

3. Tên giống:...............................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..

5. Các thông tin chi tiết về vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m²):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

 

 

Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

UBND TỈNH ĐẮKLẮK
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../………..

 

 

GIẤY CÔNG NHẬN VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk công nhận:

Mã hiệu nguồn giống

 

Loài cây

1. Tên khoa học:……………..

2. Tên Việt Nam:…………….

3. Tên xuất xứ (nếu có):……

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:…

Thời gian trồng

tháng……..năm……….

Diện tích vườn ()

 

Số lượng cây đầu dòng (cây)

 

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/ĐVT/số lượng)

Năm.......: Năm.......:

Giấy công nhận này có giá trị đến ngày……..tháng……năm 20....

 

 

Ngày … tháng … năm 20.…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

7. Thủ tục cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

a) Trình tự thực hiện:

- Trước khi hết hạn 3 (ba) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại phải gửi hồ sơ về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ĐắkLắk. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lại.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (Viết tắt là Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT)).

b) Cách thức thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ điểm a, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị công nhận lại;

+ Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất;

+ Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận gần nhất.

(Căn cứ điểm b, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 01(một) bộ.

(Căn cứ điểm a, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 15(mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(Căn cứ điểm c, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ nguồn giống.

(Căn cứ điểm a, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không

(Căn cứ điểm c, Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

f) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Hiệu lực của Giấy công nhận là 05 năm kể từ ngày cấp.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

g) Phí, lệ phí: Không

h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị công nhận lại cây đầu dòng; vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Mẫu quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

- Giấy công nhận lại cây đầu dòng; vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

(Mẫu quy định tại Phụ lục 02, 03 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng phải có bản photocopy giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn.

(Căn cứ Phụ lục 01 Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT).

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN LẠI CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk

1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................

2. Địa chỉ:……………………….................................................................

Điện thoại: ....................Fax: ..................E-mail……………………...........

3. Tên giống:..............................................................................................

4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng

Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..

5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận lại:

- Năm trồng:

- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............

- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........

- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):

Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:

- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):

- Diện tích vườn (m²):

- Khoảng cách trồng (m x m):

6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:

- Sơ đồ vườn cây;

- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;

Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;

- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.

 

 

Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)

(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)

 

UBND TỈNH ĐẮKLẮK
SỞ NÔNG NGHIỆP &PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........../………..

 

 

GIẤY CÔNG NHẬN VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM

(Cấp lại lần ....)

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ĐắkLắk công nhận:

Mã hiệu nguồn giống

 

Loài cây

1. Tên khoa học:……………..

2. Tên Việt Nam:…………….

3. Tên xuất xứ (nếu có):……

Địa chỉ nguồn giống

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:

Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có)

Thôn (Ấp/Bản)………

Xã……Huyện…….Tỉnh/TP:…

Thời gian trồng

tháng……..năm……….

Diện tích vườn ()

 

Số lượng cây đầu dòng (cây)

 

Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/ĐVT/số lượng)

Năm.......: Năm.......:

Giấy công nhận này có giá trị đến ngày……..tháng……năm 20....

 

 

Ngày … tháng … năm 20.…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ

B. Lĩnh vực: Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật nội địa (Đối với lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng KDTV)

a.Trình tự thực hiện:

- Chủ vật thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk (Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa). Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện TTHC trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

- Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ trả lại, hướng dẫn cho người nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định.

- Hồ sơ đầy đủ Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

+Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

+ Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa tham mưu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật nội địa thì Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa địa tham mưu Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

(Căn cứ Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT, ngày 14/10/2015 Quy định về KDTV Nội Địa (Viết tắt Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT)).

b. Cách thức thực hiện: Chủ vật thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk. Số 11 Hùng Vương - Tp. Buôn Ma Thuột.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

c.Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

(Căn cứ Khoản 2, Điều 8 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT).

d.Thời hạn giải quyết:

+Trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì Trạm Kiểm dịch thực vật Nội địa phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

(Căn cứ Điểm a,Khoản 5, Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức, cá nhân (Chủ thể).

(Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

- Cơ quan phối hợp: không.

(Căn cứ Khoản 5, Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

f. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. (Căn cứ Khoản 5, Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

g. Lệ phí:

- Theo quy định tại thông tư 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực BVTV); theo khối lượng vật thể đăng ký.

h. Tên mẫu đơn, tờ khai:

-Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).

(Căn cứ Khoản 1,5; Điều 8 Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT).

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

k. Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:

- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT, ngày 30/10/2014 Quy định trình tự, thủ tục KDTV nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện KDTV;

- Thông tư 35/2015/ TT-BNNPTNT, ngày 14/10/2015 Quy định về KDTV Nội Địa;

- Thông tư số 223/2012/TT-BTC, ngày 24/12/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

* Ghi chú: Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung/thay thế

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................., ngày.....tháng.....năm.............

GIẤY ĐĂNG KÝ

KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Kính gửi: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh ĐắkLắk.

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .................................................................................………..

Địa chỉ: ....................................................................................................................………..

Điện thoại:……….. Fax…………….E-mail: .........................................................…..........

Số Giấy CMND: .......................... Ngày cấp: .................. Nơi cấp: .......................………..

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:

1. Tên hàng: ......................................... Tên khoa học:…………………………………

Cơ sở sản xuất:……………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………….

2. Số lượng và loại bao bì:……………………………………………………………

3. Khối lượng tịnh: ..................................... Khối lượng cả bì:…………………………

4. Phương tiện chuyên chở:………………………………………………………….

5. Nơi đi:……………………………………………………………………………..

6. Nơi đến:……………………………………………………………………………

7. Mục đích sử dụng:………………………………………………………………….

8. Địa điểm sử dụng:………………………………………………………………….

9. Thời gian kiểm dịch:……………………………………………………………….

10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):……………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: .. bản chính; bản sao.

Vào sổ số: ............................. ngày ..../..../…….

 

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ
BẢO VỆ THỰC VẬT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

Đắk Lắk, ngày ………. tháng ……… năm 20……

 

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Số: ………/KDTV

Cấp cho: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………………………………………………

CĂN CỨ CẤP GIẤY:

□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ……… ngày…/…/……….;

□ Giấy đăng ký KDTV; □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác: ……………………………………………………………………….

CHỨNG NHẬN:

Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: …………………………………

Số lượng: ……………………………………………………………………………..

Khối lượng: ………………………………(viết bằng chữ)………………………….

Phương tiện vận chuyển:……………………………………………………………...

Nơi đi: ………………………………………………………………………………..

Nơi đến: ………………………………………………………………………………

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;

□ Phát hiện loài ………………….. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;

□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;

□ Lô vật thể trên được phép chở tới: ……………………………………………………….

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;

□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, □ .);

□ Điều kiện khác: …………………………………………………………………….

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.

 

E. Lĩnh vực Quản lý chất lượng NLS&TS.

1. Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:

a) Trình tự thực hiện:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nhu cầu cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi hồ sơ đề nghị tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (bộ phận một cửa) của cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện T T H C trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

(Căn cứ Khoản 1,2 Điều 19, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Viết tắt là Căn cứ Khoản 1,2 Điều 19, Thông tư số 45/2014/TT- BNNPTNT).

- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

- Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.

(Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, ngày 09 tháng 04 năm 2014, do các Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Viết tắt là Căn cứ Điều 11, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

b) Cách thức thực hiện:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nhu cầu cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi hồ sơ đề nghị qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (bộ phận một cửa) của cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

(Căn cứ Điều 10, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

* Đối với tổ chức:

+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

* Đối với cá nhân:

+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;

+ Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;

+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

(Căn cứ Điều 10, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

-Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.

(Căn cứ Điều 10, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

d) Thời hạn giải quyết:

- Trong thời gian 13 (mười ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

(Căn cứ Điều 11, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Người trực tiếp sản xuất kinh doanh.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 19, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT).

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Cơ quan phối hợp: Không

(Căn cứ Khoản 1 Điều 19, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT).

(Cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được Sở Nông nghiệp và PTNT phân công tại Quyết định số 1139/QĐ-SNN ngày 23/11/2015, về việc phân công nhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh về việc phân công cơ quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk).

f) Kết quả thực hiện TTHC:

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp. (Căn cứ Khoản 1, Điều 12, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).

g) Phí, lệ phí:

- Phí: 30.000 đồng/lần cấp/người

(Thu theo quy định tại thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp).

h) Mẫu đơn, tờ khai :

- Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

- Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT.

i) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: không.

k) Căn cứ pháp lý của TTHC.

- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Quyết định số 2489/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh về việc phân công cơ quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Quyết định số 1139/QĐ-SNN ngày 23/11/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công nhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

 

Phụ lục 4, Mẫu số 01a - Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Kính gửi: ..... (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân .......................................................................

Giấy CNĐKDN/VPĐD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số........................, cấp ngày...........tháng..........năm........., nơi cấp...........................

Địa chỉ:................................................, Số điện thoại................................

Số Fax.................................E-mail.............................................................

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, chúng tôi / Tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/Tôi theo nội dung của tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

(danh sách gửi kèm theo Mẫu đơn này).

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........
Đại diện Tổ chức/cá nhân
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Phụ lục 4, Mẫu số 01b- Danh sách đối tượng tham gia xác nhận kiến thức

(kèm theo Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của ......(tên tổ chức)

(ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT

Họ và Tên

Nam

Nữ

Số CMTND

Ngày, tháng, năm cấp

Nơi cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, ngày..........tháng........năm...........
Đại diện Tổ chức xác nhận
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

F. Lĩnh vực Phát triển nông thôn

1. Thủ tục: Phê duyệt chủ trương cánh đồng lớn

a) Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân có đơn đề nghị gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (mẫu đơn theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT). Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện T T H C trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

- Sau khi nhận được đơn đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan xem xét và trả lời bằng văn bản việc chấp thuận trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do (Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

b) Cách thức thực hiện:

- Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân có đơn đề nghị nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Địa chỉ: Số 47- Đường Nguyễn Tất Thành- Thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk Lắk (Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (phụ lục II, Thông tư 15 /2014/TT-BNNPNT), số lượng không quy định (Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

d) Thời gian giải quyết thủ tục hành chính:

- Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện nơi dự kiến xây dựng cánh đồng lớn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Văn bản chấp thuận.

h) Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15 /2014/TT-BNNPNT).

i) Phí, lệ phí:

- Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc chấp thuận Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí bắt buộc:

- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.

- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.

- Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:

+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân. (Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo phụ lục 1);

- Quy mô diện tích của cánh đồng lớn:Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu.

- Tiêu chí khuyến khích:

- Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung;

- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

 

Phụ lục II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN

(Căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
-------
…………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /

…………, ngày  tháng  năm 20…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CẢNH ĐỒNG LỚN

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…….

Căn cứ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/100/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn số…………....của UBND tỉnh………………….

…………….kính trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét và chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn tại xã………..huyện………..

tỉnh………....., với các nội dung như sau:

1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn………………………………...

2. Cơ quan xây dựng:

Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân ……………………………...

3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân, sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)

……………………………………………………………………………………

4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)

……………………………………………………………………………………

5. Nội dung và quy mô:

……………………………………………………………………………………

6. Địa điểm triển khai: (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)

……………………………………………………………………………………

7. Kinh phí đầu tư (Dự kiến):

……………………………………………………………………………………

8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):

……………………………………………………………………………………

……………….đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, chấp thuận chủ trương xây dựng cánh lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ…………..để………………..làm căn cứ thực hiện./.

 

 

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

2. Thủ tục: Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn

a) Trình tự thực hiện:

- Sau khi được chấp thuận chủ trương, doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân xây dựng Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 bộ hồ sơ để tổ chức thẩm định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả thực hiện T T H C trong trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp vào giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, ngày tết).

(Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo đường bưu điện hoặc ngay trong ngày nếu nhận hồ sơ trực tiếp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra mức độ đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu đơn vị nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ nếu hồ sơ còn thiếu (Căn cứ vào Điểm b Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT);

- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn;

- Trường hợp Dự án hoặc Phương án không được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân (Căn cứ vào Điểm c Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ).

b) Cách thức thực hiện:

- Doanh nghiệp hoặc tổ chức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ phận một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Địa chỉ: Số 47- Đường Nguyễn Tất Thành- Thành phố Buôn Ma Thuột- Tỉnh Đắk Lắk (Căn cứ vào Điểm b Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT).

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Đơn đề nghị phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (mẫu đơn theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 15 /2014/TT-BNNPNT);

- Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (theo mẫu Đề cương Dự án (phương án) cánh đồng lớn quy định tại Phụ lục III, Thông tư 15 /2014/TT-BNNPNT);

- Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện (bản chứng thực);

- Thông tin về năng lực tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân được tính bằng sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu trung bình 3 năm gần nhất; hoặc năng lực bảo quản và chế biến tính theo công suất kho, xưởng và máy móc thiết bị phục vụ chế biến hiện có của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân. Các thông tin này do doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin (Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT).

- Số lượng hồ sơ: 07 bộ(Căn cứ vào Điểm a Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT- BNNPTNT ).

d)Thời gian giải quyết:

- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn. (Căn cứ vào Điểm c Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện nơi dự án xây dựng cánh đồng lớn

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, hoặc văn bản thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lý do không được phê duyệt (Căn cứ vào Điểm c Khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT );

- Thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đảm bảo theo lộ trình thực hiện đối với cây hàng năm là 5 năm, đối với cây lâu năm là 7 năm (Căn cứ vào Khoản 5 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ).

h) Tên mẫu đơn, tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (Mẫu đơn theo Phụ lục IV của Thông tư 15 /2014/TT-BNNPNT) (Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT );

- Mẫu Đề cương Dự án (phương án) cánh đồng lớn (quy định tại Phụ lục III, Thông tư 15/2014/TT-BNNPNT)

(Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ).

i) Lệ phí:

- Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Việc phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí bắt buộc:

Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác;

Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững;

Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:

+ Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;

+ Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân. (Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo phụ lục 1)

Quy mô diện tích của cánh đồng lớn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành vùng nguyên liệu.

- Tiêu chí khuyến khích:

Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung;

Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất;

Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy cần thiết.

h) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

 

Phụ lục III

MẪU ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số: 15 /2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)

1. Tên Dự án (Phương án): Tên Dự án (Phương án) phải ghi rõ đây là Dự án (Phương án) cánh đồng lớn đối với loại cây trồng gì và địa bàn triển khai chính là ở đâu. Ví dụ: Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu tại huyện X, tỉnh Y.

2. Địa chỉ thực hiện Dự án (Phương án): Ghi đầy đủ địa chỉ tên các xã, huyện, tỉnh Dự án sẽ triển khai.

3. Các đối tác tham gia Dự án (Phương án):

a) Doanh nghiệp: Tên của các doanh nghiệp, loại hình dịch vụ kinh doanh chính (ví dụ chế biến xuất khẩu gạo), năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây.

b) Tổ chức đại diện của nông dân: Tên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và số lượng thành viên tham gia.

c) Nông dân: số lượng nông dân tham gia.

4. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:

- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm về việc phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Văn bản số / - SNN ngày tháng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về việc chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn

- Những căn cứ khác (nếu có)

5. Mục tiêu:

Nêu rõ các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác.

Phần II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN.

1. Bối cảnh xây dựng dự án: Giới thiệu các nội dung chính sau đây:

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản mà Dự án dự kiến đầu tư sản xuất. Những thuận lợi khó khăn hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang gặp phải.

- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ (sản lượng, chất lượng và giá cả nông sản) và những rủi ro của phương thức sản xuất hiện tại (không có liên kết).

- Cơ hội mà liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tạo ra cho các thành phần tham gia Dự án (Phương án).

2. Địa bàn triển khai và thời gian thực hiện:

- Địa bàn triển khai Tên địa điểm (mô tả theo Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn); đặc điểm kinh tế xã hội vùng sản xuất.

- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số năm và số vụ sản xuất mà Dự án (Phương án) dự kiến tổ chức xây dựng cánh đồng lớn.

3. Nội dung kế hoạch đầu tư sản xuất trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn, bao gồm các kế hoạch cụ thể sau:

- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản dự kiến theo từng năm, từng mùa vụ liên kết.

Kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất (mương máng, bờ vùng, đường nội đồng, trạm bơm, kho chứa, hệ thống điện).

- Kế hoạch đầu tư, chi phí vật tư, phân bón và lao động cho sản xuất theo mùa vụ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Kế hoạch tiêu thụ, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân.

4. Hình thức liên kết:

Mô tả cụ thể các hình thức liên kết dự kiến sẽ áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong cung cấp dịch vụ và vật tư phân bón cho nông dân.

- Vai trò của doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, chính quyền nhà nước và các tác nhân khác trong liên kết sản xuất.

5. Quy trình sản xuất và quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:

- Mô tả quy trình sản xuất (kỹ thuật làm đất; chủng loại giống; yêu cầu phẩm cấp chất lượng giống sử dụng trong sản xuất; quy trình bón phân, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ; quy trình thu hoạch và sơ chế và bảo quản...) được quy định trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (thường do các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề xuất và được các đối tác tham gia cánh đồng lớn như nông dân, doanh nghiệp cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp chấp nhận nhằm bảo đảm chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất).

- Mô tả phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

6. Các hoạt động và các giải pháp chính nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:

- Củng cố, đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng cánh đồng lớn.

- Xây dựng các tổ chức nông dân.

- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và hợp đồng cung cấp vật tư dịch vụ đầu vào cho sản xuất.

- Đào tạo, tập huấn cho nông dân.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Các giải pháp khác nếu có.

7. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:

- Xác định những khoản mục, hoạt động cần thiết nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Dự toán chi tiết kinh phí đầu tư thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

Phần III: HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

1. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án (Phương án):

- Lợi ích chung mà Dự án (Phương án) cánh đồng lớn có thể mang lại như: Nâng cao được chất lượng và giá bán nông sản; nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản; góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở địa phương.

- Lợi ích đối với nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân như: Nâng cao thu nhập cho người sản xuất; hạn chế rủi ro trong sản xuất.

- Lợi ích đối với các doanh nghiệp: Bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Đánh giá các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu:

- Các rủi ro về thị trường và giải pháp khắc phục trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Những rủi ro về mặt tổ chức thực hiện các Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

- Các rủi ro và rào cản khác Dự án hoặc Phương án có thể gặp phải.

Phần IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nêu cụ thể các nội dung sau đây trong Kế hoạch tổ chức thực hiện:

1. Kế hoạch xây dựng tổ chức đại diện của nông dân.

2. Kế hoạch đào tạo kỹ thuật cho nông dân.

3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.

4. Kế hoạch hỗ trợ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.

5. Kế hoạch tài chính.

6. Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.

 

 

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Phụ lục IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT
-------
…………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /-

……………., ngày  tháng  năm 20……

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh………………………………………
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh…………………

Căn cứ Thông tư sổ 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 /4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày -25/10/2013. của Thủ tướng - Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn số…… ngày……tháng…….năm………của UBND tỉnh……………………….; Căn cứ vào Văn bản chấp thuận số…..ngày...... tháng…..năm…….của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chấp thuận chủ trương xây dựng dự án (phương án) cánh đồng lớn.

………….kính trình ủy ban nhân dân tỉnh………...…, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại xã…………..huyện………..tỉnh………………., với các nội dung như sau:

1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ

2. Cơ quan xây dựng Dự án (Phương án):

Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân

3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)

4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

5. Nội dung và quy mô Dự án (Phương án):

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn):

……………………………………………………………………………………

7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):

……………………………………………………………………………………

8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):

……………………………………………………………………………………

9. Lộ trình thực hiện:

……………………………………………………………………………………

10. Dự kiến kết quả triển khai:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

11. Tổ chức thực hiện:

……………………………………………………………………………………

…………….đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh………., Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…………, xem xét, phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ……….để……….làm căn cứ thực hiện./.

 

 

GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1345/QĐ-UBND ngày 06/06/2017 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.110

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.198.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!