BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1331/QĐ-BXD
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY
DỰNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định
số 15/2013/NĐ-CP);
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế
xây dựng công trình (Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
Căn cứ Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư
hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng (Thông tư số 09/2014/TT-BXD);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động
xây dựng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này 02 thủ
tục hành chính ban hành mới và 04 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung về “Công
tác thẩm tra thiết kế xây dựng” theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP,
Thông tư số 13/2013/TT-BXD và Thông tư số 09/2014/TT-BXD thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. (Nội dung chi tiết Phụ lục đính kèm
Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản
lý hoạt động xây dựng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ;
- Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VP, HĐXD; PC(KSTT).
|
BỘ TRƯỞNG
Trịnh Đình Dũng
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-BXD ngày 05/11/2014 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng)
Phần I:
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng
STT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. Thủ tục hành chính cấp huyện
|
1
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các
khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
|
Xây dựng
|
Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp
|
2
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế khi thay đổi thiết kế
hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban
quản lý các khu công nghiệp.
|
Xây dựng
|
Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp
|
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ
sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL quy
định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
I. Thủ tục hành chính cấp
trung ương
|
1
|
B-BXD-263330-TT
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
|
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
|
Xây
dựng
|
Bộ Xây dựng, Bộ
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
|
2
|
B-BXD-263334-TT
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế khi thay đổi thiết kế
hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền
giải quyết của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an.
|
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
|
Xây
dựng
|
Bộ Xây dựng, Bộ
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
|
II. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
B-BXD-263336-TT
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng
chuyên ngành.
|
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
|
Xây
dựng
|
Sở Xây dựng, Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
|
2
|
B-BXD-263338-TT
|
Thủ tục Thẩm tra thiết kế khi thay đổi thiết kế
hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền
giải quyết của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
|
- Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
- Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD
|
Xây
dựng
|
Sở Xây dựng, Sở
quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
|
Phần II:
NỘI DUNG CỤ THỂ
CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương
1. Thủ tục: Thủ tục Thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng,
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
1.1. Trình tự thực hiện:
- Đối với các công trình quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ thiết
kế kỹ thuật với công trình thực hiện thiết kế 3 bước, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công với công trình thực hiện thiết kế 1 bước hoặc 2 bước và các thiết kế khác
triển khai ngay sau thiết kế cơ sở đến Bộ Xây dựng hoặc các Bộ quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Công Thương); gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công
trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Nhà chung cư, công trình công cộng,
nhà máy xi măng, công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Nhà chung cư, công trình công cộng, nhà máy xi măng, công trình
hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư;
+ Công trình xử lý chất thải
rắn độc hại không phân biệt cấp trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quyết định đầu tư;
+ Công trình dân dụng, công
trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng quốc
gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình
sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Cầu, hầm, đường bộ; công trình đường
sắt bao gồm cả đường sắt đô thị, sân bay, bến, ụ nâng tàu, bến cảng đường thủy,
hệ thống cáp treo vận chuyển người;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Cầu, hầm, đường bộ trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
+ Công trình đường sắt bao gồm
cả đường sắt đô thị, sân bay, bến, ụ nâng tàu, bến cảng đường thủy, hệ thống
cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
+ Công trình giao thông quan
trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm thẩm
tra các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên không
phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ,
cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công,
đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
+ Công trình không phân biệt
cấp thuộc các loại: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước,
cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm
bơm và công trình thủy lợi khác thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư;
+ Công trình thuộc các dự án
nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ
giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Đường dây tải điện và trạm biến áp,
nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất
Alumin, nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường
ống (dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất
nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà máy thủy điện,
nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin trong dự án đầu
tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định đầu tư;
+ Công trình nhà máy lọc dầu,
chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa
lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho
chứa vật liệu nổ công nghiệp không phân biệt cấp thuộc dự án đầu tư do Bộ trưởng
Bộ Công Thương quyết định đầu tư;
+ Các công trình công nghiệp
quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
tổ chức thực hiện việc thẩm tra thiết kế xây dựng công trình với các công trình
thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn
về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra theo
quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên
môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để
chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được
công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều
kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy
định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu
tư ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo
quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết
quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập
trung; công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
(BTO), hợp tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn
hỗn hợp khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng
lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công
khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực
thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật
để chỉ định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản
tới chủ đầu tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo
cáo kết quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp.
- Trường hợp khi thẩm tra thiết
kế công trình đường bộ trong đô thị thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải,
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lấy ý
kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng về các hạng mục cây
xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ
thuật đô thị khác (nếu có) để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng,
tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
+ Trong thời hạn 7 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc lấy ý kiến, cơ quan chuyên môn về
xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải.
+ Nếu quá thời hạn nêu trên
mà cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng không có văn bản tham gia ý
kiến thì cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải có quyền
thông báo kết quả thẩm tra đối với các công trình đường trong đô thị cho chủ
đầu tư. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm
về việc không có ý kiến của mình.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng hoặc tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp,
lập thông báo kết quả thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông
tư số 13/2013/TT-BXD và đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu
dấu thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD. Trong kết quả thẩm tra cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu
cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên
môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ
sơ để lưu trữ;
- Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thông báo về kết
quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của
Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của cơ quan chuyên
môn về xây dựng trước khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được
thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp
ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ
đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã
chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra) về cơ quan chuyên môn về xây dựng để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì người
phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thêm các
nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1, Khoản 2
Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Xây dựng
hoặc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Giao thông Vận tải, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương); Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an.
Trường hợp thẩm tra thiết kế
công trình đường bộ trong đô thị, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông
vận tải gửi 01 bộ hồ sơ dự án các hạng mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước,
thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có)
đến Bộ Xây dựng để có ý kiến thống nhất về đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu
quả sử dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Quyết định phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng
công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở
đã được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê
duyệt với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa
cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết
kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng
dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
(bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Không quá 40 ngày làm việc
với công trình cấp đặc biệt, cấp I.
b) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình còn lại, trừ các công trình tại Điểm a, Điểm c của mục này.
c) Không quá 20 ngày làm việc
với công trình thiết kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng của Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình chuyên ngành; Bộ Quốc phòng và
Bộ Công an.
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
1.8. Lệ phí: Không có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu,
điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để
đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa
khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn,
hợp lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD
ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số
điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chú thích: Phần chữ in nghiêng
là nội dung sửa đổi, bổ sung.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………....
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ TRÌNH THẨM TRA
THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính gửi: (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây
dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý
nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông tin chung công trình:
1. Tên công trình:
2. Cấp công trình:
3. Thuộc dự án: Theo quyết định
đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu tư và các thông tin
để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm xây dựng:
6. Giá trị dự toán xây dựng công
trình:
7. Nguồn vốn đầu tư:
8. Các thông tin khác có liên
quan:
II. Danh mục hồ sơ gửi kèm bao
gồm:
1. Văn bản pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định phê duyệt dự án đầu
tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công
trình;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê
duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy
chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu
có);
- Và các văn bản khác có liên quan.
2. Tài liệu khảo sát, thiết kế,
dự toán:
Theo Điều 7 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà
thầu:
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư
về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng, trong
đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà thầu; kinh nghiệm của
chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và
đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép nhà thầu nước ngoài
(nếu có);
- Chứng chỉ hành nghề của các chức
danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà
thầu thiết kế;
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………..
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình………thuộc dự án đầu tư..............(kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình............................
- Thuộc dự án
đầu
tư:..................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..………………………………
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: …………….......................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:…………………………………………………………….
- Diện tích
chiếm đất:…………………………………………………………….
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:………………………………………
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….………………
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù
hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp
lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình.........................
- Thuộc dự án
đầu tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn
vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng
lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định
thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
2. Thủ tục: Thủ tục thẩm
tra thiết kế khi thay đổi thiết kế hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa,
cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Đối với các công trình quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, khi thay đổi thiết kế hạng mục
hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây
dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà có nội dung thay đổi về: địa
chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu chính của kết
cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công làm ảnh hưởng tới an toàn chịu lực của
công trình thì Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ thay đổi thiết kế xây dựng công trình;
hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo công trình đến Bộ Xây dựng hoặc các Bộ quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Công Thương); gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các
công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi thiết kế; sửa
chữa, cải tạo các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Nhà chung cư, công trình công cộng,
nhà máy xi măng, công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Nhà chung cư, công trình công cộng, nhà máy xi măng, công trình
hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án đầu tư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định đầu tư;
+ Công trình xử lý chất thải
rắn độc hại không phân biệt cấp trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quyết định đầu tư;
+ Công trình dân dụng, công
trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng
quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi
thiết kế; sửa chữa, cải tạo các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Cầu, hầm, đường bộ; công trình đường
sắt bao gồm cả đường sắt đô thị, sân bay, bến, ụ nâng tàu, bến cảng đường thủy,
hệ thống cáp treo vận chuyển người;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Cầu, hầm, đường bộ trong dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
+ Công trình đường sắt bao gồm
cả đường sắt đô thị, sân bay, bến, ụ nâng tàu, bến cảng đường thủy, hệ thống
cáp treo vận chuyển người không phân biệt cấp thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
+ Công trình giao thông quan
trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm thẩm
tra khi thay đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên
không phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả
lũ, cống lấy nước, cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy
công, đê, kè, trạm bơm và công trình thủy lợi khác;
+ Công trình không phân biệt
cấp thuộc các loại: Hồ chứa nước, đập ngăn nước, tràn xả lũ, cống lấy nước,
cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, đê, kè, trạm
bơm và công trình thủy lợi khác thuộc dự án đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư;
+ Công trình thuộc các dự án
nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ
giao.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi thiết kế;
sửa chữa, cải tạo các công trình sau:
+ Công trình cấp I trở lên không
phân biệt nguồn vốn thuộc các loại: Đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà
máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin,
nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống
(dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy
hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp;
+ Công trình cấp II, cấp III
thuộc các loại: Đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà máy thủy điện,
nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin trong dự án đầu
tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định đầu tư;
+ Công trình nhà máy lọc dầu,
chế biến khí, các công trình nhà kho và tuyến đường ống dẫn xăng, dầu, khí hóa
lỏng, nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm, nhà máy sản xuất và kho
chứa vật liệu nổ công nghiệp không phân biệt cấp thuộc dự án đầu tư do Bộ trưởng
Bộ Công Thương quyết định đầu tư;
+ Các công trình công nghiệp
quan trọng quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
tổ chức thực hiện việc thẩm tra khi thay đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo các
công trình với các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn
về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra với
các công trình thay đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo theo quy định tại Khoản 3
Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên
môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để
chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được
công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều
kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy
định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu
tư ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo
quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết
quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng lựa chọn
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ
định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu
tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả
thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp.
- Trường hợp khi thẩm tra thay
đổi thiết kế công trình đường bộ trong đô thị thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông
vận tải, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải có trách
nhiệm lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Xây dựng về các hạng
mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ
tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có) để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả
sử dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
+ Trong thời hạn 7 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc lấy ý kiến, cơ quan chuyên môn về
xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải.
+ Nếu quá thời hạn nêu trên
mà cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng không có văn bản tham gia ý
kiến thì cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải có quyền
thông báo kết quả thẩm tra đối với các công trình đường trong đô thị cho chủ
đầu tư. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm
về việc không có ý kiến của mình.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng hoặc tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế với các công trình thay
đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và
đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu dấu thẩm tra thiết kế theo
quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Trong kết quả thẩm tra cần nêu
rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra lại (nếu
có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm
tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ;
- Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có thông báo về kết
quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của
Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của cơ quan chuyên
môn về xây dựng trước khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được
thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp
ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang
lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã chỉnh
sửa theo kết quả thẩm tra) về cơ quan chuyên môn về xây dựng để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì
người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra
thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Bộ Xây dựng
hoặc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Bộ Giao thông Vận tải, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương); Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an.
Trường hợp thẩm tra thiết kế
công trình đường bộ trong đô thị, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông
vận tải gửi 01 bộ hồ sơ dự án các hạng mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước,
thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có)
đến Bộ Xây dựng để có ý kiến thống nhất về đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu
quả sử dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
2.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng thay đổi (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung thiết kế thay đổi đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát,
nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ
trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế thay đổi (bản chính hoặc bản
sao có đóng dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế thay đổi theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
khi thay đổi thiết kế (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Không quá 40 ngày làm việc
với công trình cấp đặc biệt, cấp I.
b) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình còn lại, trừ các công trình tại Điểm a, Điểm c của mục này.
c) Không quá 20 ngày làm việc với công trình thiết
kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng của Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình chuyên ngành; Bộ Quốc phòng và
Bộ Công an.
2.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
2.8. Lệ phí: Không
có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu,
điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để
đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa
khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn,
hợp lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD
ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số
điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chú thích: Phần chữ in nghiêng
là nội dung sửa đổi, bổ sung.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm
theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………....
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ
TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông
tin chung công trình:
1. Tên công
trình:
2. Cấp công
trình:
3. Thuộc dự
án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu
tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm
xây dựng:
6. Giá trị dự
toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn
đầu tư:
8. Các thông
tin khác có liên quan:
II. Danh
mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản
pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết
kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm
duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn
bản khác có liên quan.
2. Tài liệu
khảo sát, thiết kế, dự toán:
- Theo Điều 7
của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ
năng lực của các nhà thầu:
- Báo cáo tổng
hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà
thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm
theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép
nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ
hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ
đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình……… thuộc dự án đầu tư..............(kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công
trình................................Loại, cấp công
trình............................
- Thuộc dự án
đầu
tư:..................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..………………………..........
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: …………….......................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………..........
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………............
- Diện tích
chiếm đất:……………………………………………………...........
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:………………………………….......
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….………………
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ………..
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù
hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp
lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn
về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình.........................
- Thuộc dự án
đầu tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng
lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
II. Thủ tục hành chính cấp
tỉnh
1. Thủ tục: Thủ tục thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng,
Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Đối với các công trình quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP: Chủ đầu tư gửi
01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật với công trình thực hiện thiết kế 3 bước, hồ sơ
thiết kế bản vẽ thi công với công trình thực hiện thiết kế 1 bước hoặc 2 bước
và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo đường bưu điện
hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên
ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công
Thương).
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau: Các
loại nhà máy xi măng cấp II, cấp III; các công trình quy định tại Điểm a, Điểm
b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ- CP, trừ các công trình quy
định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình
sau: Các loại công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP,
trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm thẩm
tra các công trình sau: Các loại công trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy định tại Khoản 3 Điều 5
Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng
trực thuộc Sở Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra các công trình sau:
+ Công trình cấp III, cấp II
thuộc các loại: đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà máy thủy điện, nhà máy
nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, trừ các công trình quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD.
+ Công trình cấp IV, cấp III,
cấp II thuộc các loại: nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, nhà kho và tuyến đường
ống (dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy
hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, trừ các công trình quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD.
- Căn cứ điều kiện thực tế
của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện thẩm tra
thiết kế đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm thẩm tra của
Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn
về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra theo
quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn
về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ
đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công
bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện
năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của
pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư ký hợp
đồng với tư vấn thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo quy định
tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm
tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn vè xây dựng lựa chọn
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ
định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu
tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả
thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp.
- Trường hợp khi thẩm tra thiết
kế công trình đường bộ trong đô thị thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải,
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm lấy ý
kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Xây dựng về các hạng mục cây
xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ
thuật đô thị khác (nếu có) để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng,
tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
+ Trong thời hạn 7 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc lấy ý kiến, cơ quan chuyên môn về
xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải.
+ Nếu quá thời hạn nêu trên
mà cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Sở Xây dựng không có văn bản tham gia ý
kiến thì cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải có quyền
thông báo kết quả thẩm tra đối với các công trình đường trong đô thị cho chủ
đầu tư. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm
về việc không có ý kiến của mình.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng hoặc tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp,
lập thông báo kết quả thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông
tư số 13/2013/TT-BXD và đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu
dấu thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
Trong kết quả thẩm tra cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi
để trình thẩm tra lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ
chức cung cấp dịch vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ;
- Sở Xây dựng, các Sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành có thông báo về kết quả thẩm tra của tổ chức
tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của cơ quan chuyên
môn về xây dựng trước khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm
tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ
theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp
thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu
trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã chỉnh sửa
theo kết quả thẩm tra) về cơ quan chuyên môn về xây dựng để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì
người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra
thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây
dựng hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận
tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương).
Trường hợp thẩm tra thiết kế
công trình đường bộ trong đô thị, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông
vận tải gửi 01 bộ hồ sơ dự án các hạng mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát
nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có) đến Sở
Xây dựng để có ý kiến thống nhất về đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử
dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Quyết định phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng
công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở
đã được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê
duyệt với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa
cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế
kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng
dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
(bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Không quá 40 ngày làm việc
với công trình cấp đặc biệt, cấp I.
b) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình còn lại, trừ các công trình tại Điểm a, Điểm c của mục này.
c) Không quá 20 ngày làm việc
với công trình thiết kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Cơ quan chuyên môn về xây dựng
của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình chuyên ngành.
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
1.8. Lệ phí: Không có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu,
điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để
đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa
khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn,
hợp lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD
ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số
điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chú thích: Phần chữ in nghiêng
là nội dung sửa đổi, bổ sung.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm
theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………....
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ
TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số
13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm
định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông
tin chung công trình:
1. Tên công
trình:
2. Cấp công
trình:
3. Thuộc dự
án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu
tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm
xây dựng:
6. Giá trị dự
toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn
đầu tư:
8. Các thông
tin khác có liên quan:
II. Danh
mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản
pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết
kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm
duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn
bản khác có liên quan.
2. Tài liệu
khảo sát, thiết kế, dự toán:
- Theo Điều 7
của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ
năng lực của các nhà thầu:
- Báo cáo tổng
hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà
thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm
theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép
nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ
hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ
đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:………..
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình……… thuộc dự án đầu tư.............. (kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình............................
- Thuộc dự án
đầu tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..………………………..........
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: ……………......................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………..........
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………..........
- Diện tích
chiếm đất:…………………………………………………………..
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:……………………………………..
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….……………..
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……….
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù
hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp
lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn
về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
..........,
ngày......... tháng......... năm..........
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình.........................
- Thuộc dự án
đầu
tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng
lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
2. Thủ tục: Thủ tục thẩm
tra thiết kế khi thay đổi thiết kế hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa,
cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Đối với các công trình quy định
tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, khi thay đổi thiết kế hạng mục
hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây
dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà có nội dung thay đổi về: địa
chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu chính của kết
cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng tới an toàn chịu lực của công
trình thì Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ thay đổi thiết kế xây dựng công trình; hồ
sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo công trình đến Sở Xây dựng hoặc các Sở quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Công Thương).
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi thiết kế; sửa
chữa, cải tạo các công trình sau: Các loại nhà máy xi măng cấp II, cấp III; các
công trình quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP,
trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi
thiết kế; sửa chữa, cải tạo các công trình sau: Các loại công trình quy định
tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các công trình quy
định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm thẩm
tra khi thay đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo các công trình sau: Các loại công
trình quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, trừ các
công trình quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng trực thuộc Sở Công Thương chịu trách nhiệm thẩm tra khi thay đổi thiết kế;
sửa chữa, cải tạo các công trình sau:
+ Công trình cấp III, cấp II
thuộc các loại: đường dây tải điện và trạm biến áp, nhà máy thủy điện, nhà máy
nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất Alumin, trừ các công trình quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD.
+ Công trình cấp IV, cấp III,
cấp II thuộc các loại: nhà máy lọc hóa dầu, chế biến khí, nhà kho và tuyến đường
ống (dẫn xăng, dầu, khí hóa lỏng), nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy
hiểm, nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, trừ các công trình quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2014/TT-BXD.
40
- Căn cứ điều kiện thực tế
của các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện thẩm tra
thiết kế đối với một số công trình cấp III, IV thuộc trách nhiệm thẩm tra của
Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn
về xây dựng chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra thiết
kế với các công trình thay đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo theo quy định tại
Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên
môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để
chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được
công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều
kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy
định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu
tư ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo
quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết
quả thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng lựa chọn
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ
định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu
tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả
thẩm tra với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp.
- Trường hợp khi thẩm tra thay
đổi thiết kế công trình đường bộ trong đô thị thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông
vận tải, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải có trách
nhiệm lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Xây dựng về các hạng
mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ
tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có) để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả
sử dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
+ Trong thời hạn 7 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ về việc lấy ý kiến, cơ quan chuyên môn về
xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải.
+ Nếu quá thời hạn nêu trên
mà cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Sở Xây dựng không có văn bản tham gia ý
kiến thì cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông vận tải có quyền
thông báo kết quả thẩm tra đối với các công trình đường trong đô thị cho chủ
đầu tư. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm
về việc không có ý kiến của mình.
- Cơ quan chuyên môn về xây
dựng hoặc tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế với các công trình thay
đổi thiết kế; sửa chữa, cải tạo có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và
đóng dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu dấu thẩm tra thiết kế theo
quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Trong kết quả thẩm tra
cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra
lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch
vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ;
- Sở Xây dựng, các Sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành có thông báo về kết quả thẩm tra của tổ chức
tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của cơ quan chuyên
môn về xây dựng trước khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được
thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp
ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ
đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã
chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra) về cơ quan chuyên môn về xây dựng để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì
người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra
thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây dựng hoặc các Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công Thương).
Trường hợp thẩm tra thiết kế
công trình đường bộ trong đô thị, cơ quan chuyên môn về xây dựng của Sở Giao thông
vận tải gửi 01 bộ hồ dự án sơ các hạng mục cây xanh, chiếu sáng, cấp nước,
thoát nước, tuynel kỹ thuật và hạng mục hạ tầng kỹ thuật đô thị khác (nếu có)
đến Sở Xây dựng để có ý kiến thống nhất về đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu
quả sử dụng, tiết kiệm chi phí, bảo đảm cảnh quan và môi trường.
2.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng thay đổi (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung thiết kế thay đổi đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát,
nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ
trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế thay đổi (bản chính hoặc bản
sao có đóng dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế thay đổi theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
khi thay đổi thiết kế (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. a) Không quá 40 ngày làm việc với
công trình cấp đặc biệt, cấp I.
b) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình còn lại, trừ các công trình tại Điểm a, Điểm c của mục này.
c) Không quá 20 ngày làm việc
với công trình thiết kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng
của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình chuyên ngành.
2.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
2.8. Lệ phí: Không
có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn gốc
từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung; công
trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp tác
công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp khác
theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều
kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để
đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa
khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn,
hợp lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD
ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số
điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Chú thích: Phần chữ in nghiêng
là nội dung sửa đổi, bổ sung.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm
theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ
TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông
tin chung công trình:
1. Tên công
trình:
2. Cấp công
trình:
3. Thuộc dự
án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu
tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm
xây dựng:
6. Giá trị dự
toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn
đầu tư:
8. Các thông
tin khác có liên quan:
II. Danh
mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản
pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết
kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm
duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn
bản khác có liên quan.
2. Tài liệu
khảo sát, thiết kế, dự toán:
- Theo Điều 7
của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ
năng lực của các nhà thầu:
- Báo cáo tổng
hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà
thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm
theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép
nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ
hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ
đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình……… thuộc dự án đầu tư..............(kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình............................
- Thuộc dự án
đầu tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..………………………
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: …………….................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
- Diện tích
chiếm đất:……………………………………………………..
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:…………………………………
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….……….
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù hợp
của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp lý
của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với công
trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn
về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình.........................
- Thuộc dự án
đầu
tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng lực
của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
III. Thủ tục hành chính cấp
huyện
1. Thủ tục: Thủ tục Thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
1.1. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ điều kiện thực tế của
các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện thẩm tra
thiết kế đối với một số công trình cấp III, IV quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP thuộc trách nhiệm thẩm tra của Sở Xây dựng, Sở quản lý
công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các
khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
- Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế kỹ thuật với công trình thực hiện thiết kế 3 bước, hồ sơ thiết kế bản
vẽ thi công với công trình thực hiện thiết kế 1 bước hoặc 2 bước và các thiết
kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo đường bưu điện hoặc gửi trực
tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các
khu công nghiệp.
- Trường hợp Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp chỉ định
tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra theo quy định tại Khoản 3
Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thông
báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn các
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký
hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư ký hợp đồng với tư vấn
thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4
Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp để
quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn vè xây dựng lựa chọn
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ
định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu
tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả
thẩm tra với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý
các khu công nghiệp để tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc tổ chức tư vấn
trực tiếp thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả thẩm
tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và đóng
dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu dấu thẩm tra thiết kế theo
quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Trong kết quả thẩm tra
cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra
lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch
vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp có thông báo về kết
quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của
Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp trước
khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được
thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp
ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ
đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã
chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra) về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các
khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì
người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra
thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Quyết định phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng
công trình (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở
đã được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê
duyệt với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa
cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế
kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng
dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
(bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
1.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình tại Điểm b của mục này.
b) Không quá 20 ngày làm việc với công trình thiết
kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban
quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
1.8. Lệ phí: Không có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu,
điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để đảm
bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa khối
lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn, hợp
lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày
10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số điều
tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013
của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ
TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông
tin chung công trình:
1. Tên công
trình:
2. Cấp công
trình:
3. Thuộc dự
án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu
tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm
xây dựng:
6. Giá trị dự
toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn
đầu tư:
8. Các thông
tin khác có liên quan:
II. Danh
mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản
pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết
kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm
duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn
bản khác có liên quan.
2. Tài liệu
khảo sát, thiết kế, dự toán:
- Theo Điều 7
của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ
năng lực của các nhà thầu:
- Báo cáo tổng
hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà
thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm
theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép
nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ
hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ
đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình……… thuộc dự án đầu tư..............(kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình............................
- Thuộc dự án
đầu
tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………………….
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: ……………........................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:…………………………………………………………….
- Diện tích
chiếm đất:…………………………………………………………….
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:………………………………………
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….……………..
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ………..
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù
hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp
lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn
về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công
trình................................Loại, cấp công
trình.........................
- Thuộc dự án
đầu tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng
lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định
thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
2. Thủ tục: Thủ tục Thẩm
tra thiết kế khi thay đổi thiết kế hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa,
cải tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban
quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
2.1. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ điều kiện thực tế của
các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền thực hiện thẩm tra
thiết kế khi thay đổi thiết kế hạng mục hoặc toàn bộ công trình; sửa chữa, cải
tạo công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đối với một số công trình cấp III, IV quy định tại Khoản 1 Điều 21
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thuộc trách nhiệm thẩm tra của Sở Xây dựng, Sở quản
lý công trình xây dựng chuyên ngành cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý
các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thực hiện.
- Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế kỹ thuật hạng mục thay đổi thiết kế với công trình thực hiện thiết kế
3 bước, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công với công trình thực hiện thiết kế 1 bước
hoặc 2 bước và các thiết kế khác triển khai ngay sau thiết kế cơ sở theo đường
bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu
đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp chỉ định tổ
chức tư vấn, cá nhân thực hiện công tác thẩm tra theo quy định tại Khoản 3 Điều
21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì thực hiện như sau:
+ Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời gian 5 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp thông
báo bằng văn bản và chuyển trả hồ sơ trình thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn các
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để ký
hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong các nội dung chủ đầu tư ký hợp đồng với tư vấn
thẩm tra, phải có đầy đủ các nội dung thẩm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 4
Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra với Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp để
quản lý.
+ Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác: Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn vè xây dựng lựa chọn
tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên
trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra
thiết kế phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật để chỉ
định thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản tới chủ đầu
tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả
thẩm tra với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý
các khu công nghiệp để tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc tổ chức tư vấn
trực tiếp thẩm tra thiết kế có trách nhiệm tổng hợp, lập thông báo kết quả thẩm
tra thiết kế theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD và đóng
dấu vào các bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra. Mẫu dấu thẩm tra thiết kế theo
quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Trong kết quả thẩm tra
cần nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi để trình thẩm tra
lại (nếu có) trước khi cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc tổ chức cung cấp dịch
vụ thẩm tra đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ để lưu trữ;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp có thông báo về kết
quả thẩm tra của tổ chức tư vấn bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục 5 của
Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
- Chủ đầu tư xây dựng công
trình và nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo kết quả thẩm tra và ý kiến của Ủy ban nhân
dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp trước
khi quyết định phê duyệt thiết kế;
- Các bản vẽ thiết kế đã được
thẩm tra, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm
lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp
ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ
đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp (đã
chỉnh sửa theo kết quả thẩm tra) về Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các
khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp để quản lý.
- Trường hợp cần thiết thì
người phê duyệt thiết kế đề xuất với cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra
thêm các nội dung khác ngoài các nội dung cần thẩm tra đã quy định tại Khoản 1,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ
thiết kế xây dựng công trình theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ban quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
2.3. Thành phần hồ sơ, số lượng
hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm tra thiết kế
xây dựng thay đổi (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu
tư về các nội dung thiết kế thay đổi đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát,
nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ
trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Các hồ sơ khảo sát xây dựng
có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế thay đổi (bản chính hoặc bản
sao có đóng dấu của chủ đầu tư);
- Các bản vẽ và thuyết minh
thiết kế thay đổi theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư số
13/2013/TT-BXD;
- Dự toán xây dựng công trình
khi thay đổi thiết kế (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách
nhà nước.
2.3.2. Số lượng hồ sơ: 01
(bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian bắt đầu thẩm tra
thiết kế tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
a) Không quá 30 ngày làm việc
với các công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình tại Điểm b của mục này.
b) Không quá 20 ngày làm việc với công trình thiết
kế 1 bước và nhà ở riêng lẻ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Các tổ chức và cá nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban
quản lý các khu đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp.
2.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính:
Văn bản về báo cáo kết quả thẩm
tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2, Phụ lục 5 của Thông tư số
13/2013/TT-BXD.
2.8. Lệ phí: Không có.
Phí thẩm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12/6/2014
của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm
tra thiết kế công trình xây dựng.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai
Tờ trình thẩm tra thiết kế xây
dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính
- Đối với công trình sử dụng
toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách nhà nước; công trình sử dụng vốn có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước; công trình đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản tập trung;
công trình được đầu tư theo hình thức: Xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
tác công - tư (PPP) và những công trình đầu tư bằng những nguồn vốn hỗn hợp
khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, yêu cầu,
điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình;
+ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở
hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
+ Sự hợp lý của thiết kế để đảm
bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình: kiểm tra sự phù hợp giữa khối
lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; kiểm tra tính đúng đắn, hợp
lý của việc áp dụng chế độ chính sách, vận dụng đơn giá xây dựng công trình,
định mức xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và các
khoản mục chi phí khác, xác định giá trị dự toán công trình; đánh giá giải pháp
thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Đối với công trình không sử
dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP, yêu cầu, điều kiện về các nội dung thẩm tra là:
+ Điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu
của Hợp đồng và quy định của pháp luật: Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức
khảo sát, thiết kế; kiểm tra điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
+ Sự phù hợp của thiết kế với
các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
+ Mức độ đảm bảo an toàn khác,
bao gồm: Sự phù hợp của giải pháp thiết kế nền - móng với đặc điểm địa chất
công trình, kết cấu công trình và an toàn đối với các công trình lân cận; sự phù
hợp của giải pháp kết cấu với thiết kế công trình, với kết quả khảo sát xây dựng
và với công năng của công trình.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình;
- Thông tư số 09/2014/TT-BXD
ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số
điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
PHỤ
LỤC 1
(Kèm
theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
Tên địa phương,
ngày...... tháng......năm.....
|
TỜ
TRÌNH
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Kính
gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng)
- Căn cứ Điều 20, Điều 21 của
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD
ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê
duyệt thiết kế xây dựng công trình.
(Tên chủ đầu tư) trình (Cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
(TKKT/TKBVTC)....
I. Thông
tin chung công trình:
1. Tên công
trình:
2. Cấp công
trình:
3. Thuộc dự
án: Theo quyết định đầu tư được phê duyệt
4. Tên chủ đầu
tư và các thông tin để liên lạc (điện thoại, địa chỉ,...):
5. Địa điểm
xây dựng:
6. Giá trị dự
toán xây dựng công trình:
7. Nguồn vốn
đầu tư:
8. Các thông
tin khác có liên quan:
II. Danh
mục hồ sơ gửi kèm bao gồm:
1. Văn bản
pháp lý (bản chính hoặc bản sao dấu của chủ đầu tư):
- Quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương
đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết
kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản thẩm
duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có
thẩm quyền (nếu có);
- Và các văn
bản khác có liên quan.
2. Tài liệu
khảo sát, thiết kế, dự toán:
- Theo Điều 7
của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Hồ sơ
năng lực của các nhà thầu:
- Báo cáo tổng
hợp của chủ đầu tư về điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết
kế xây dựng, trong đó kê khai một số công trình chính đã thực hiện của nhà
thầu; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm
theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư;
- Giấy phép
nhà thầu nước ngoài (nếu có);
- Chứng chỉ
hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ
trì thiết kế của nhà thầu thiết kế;
(Tên chủ
đầu tư) trình (Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng) thẩm tra thiết
kế xây dựng công trình.... với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
|
ĐẠI DIỆN CHỦ
ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
Tên người đại diện
|
PHỤ
LỤC 2
(Kèm theo Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan, tổ
chức trực tiếp thẩm tra thiết kế
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan,
tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) đã nhận văn bản số ….
ngày........của…….… trình thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) xây dựng công
trình……… thuộc dự án đầu tư.............. (kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng;
Căn cứ Thông
tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm
tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế (TKKT/TKBVTC) của tổ chức tư vấn, cá nhân do Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ định (nếu có).
Các căn cứ
khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem
xét, (Cơ quan, tổ chức trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả
thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình............................
- Thuộc dự án
đầu
tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..………………………..........
- Giá trị dự
toán xây dựng công trình: …………….......................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………..........
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………..........
- Diện tích
chiếm đất:……………………………………………………...........
- Nhà thầu
thiết kế xây dựng công trình:…………………………………..........
- Nhà thầu
khảo sát xây dựng:………………………………….………...........
- Danh mục các
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……..........
- Tóm tắt các
giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật
công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung
hồ sơ thiết kế trình thẩm tra:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết
kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả
thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét, đánh giá:
a) Về điều
kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát,
thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù
hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng
cho công trình;
c) Về sự phù
hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt
(đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm
bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về
an toàn khác;
đ) Về sự hợp
lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với
công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu,
kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu có);
- Lưu.
|
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THẨM TRA THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC 5
(Kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày
15 tháng 8 năm 2013)
Cơ quan chuyên
môn
về xây dựng
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…………
V/v ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế công
trình.....
|
…………,
ngày...... tháng......năm.....
|
Kính gửi: …………………………………………………….
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) đã nhận văn bản số … ngày........của…….…xin ý kiến
về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu
tư...............
Căn cứ Báo cáo
thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn, cá nhân do Chủ đầu tư thuê. Các căn cứ
khác có liên quan…….(nếu có).
(Cơ quan
chuyên môn về xây dựng) có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng
công trình như sau:
1. Thông
tin chung về công trình:
- Tên công trình................................Loại,
cấp công trình.........................
- Thuộc dự án
đầu
tư:............................................................................
- Chủ đầu tư:
……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây
dựng:……………………………………………………
2. Về năng
lực của cá nhân thẩm tra thiết kế:
Ghi tóm tắt và
có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo
cáo kết quả thẩm tra thiết kế:
Ghi ý kiến
nhận xét:
a) Về sự đầy
đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình
xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội
dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận:
- Đủ điều kiện
hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ
sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối
với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư (để biết, chỉ đạo):
- Cơ quan cấp phép xây dựng công trình;
- Lưu.
|
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VỀ XÂY DỰNG
(Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu)
|