TỈNH
ỦY QUẢNG BÌNH
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
UBND TỈNH
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
--------------
|
Số:
13/QĐBCSĐ-UBND
|
Đồng
Hới, ngày 28 tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ
Căn cứ Điều lệ Đảng;
Căn cứ Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị về việc ban hành
Quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm vụ 2005
– 2010 (Quy chế số 01-QC/TU ngày 28/3/2006);
Căn cứ Quyết định số 525-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban
hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và Quyết định số 526-QĐ/TU ngày
17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới
thiệu cán bộ ứng cử;
Căn cứ Quy chế làm việc số 60/QC-BCS ngày 17/5/2005 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Công văn số 174/SNV ngày 15/02/2008,
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này
“Quy định về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ”.
Điều
2. Ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo
sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố có trách
nhiệm thực hiện Quyết định này kể từ ngày ký quyết định.
Nơi nhận:
- Ban TV Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh (để báo cáo);
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Các huyện, thành ủy;
- Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy;
- Các đ/c BCS Đảng UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Lưu VP, Sở Nội vụ.
|
TM.
BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BÍ THƯ
Phan Lâm Phương
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ
(Kèm theo Quyết định số 13QĐ/BCSĐ-UBND ngày 28/3/2008 của Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nội dung quản lý cán bộ
Trong Quy định
này, quản lý cán bộ bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tuyển chọn, bố
trí, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ và phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đánh giá cán
bộ.
3. Quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
4. Bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ.
5. Khen thưởng,
kỷ luật cán bộ.
6. Thực hiện chế
độ, chính sách cán bộ.
7. Kiểm tra,
giám sát công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý cán bộ.
1. Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, tổ chức đảng thống nhất
lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh, đi đôi với
phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính
trị về công tác cán bộ.
1.1. Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện về mặt nhà nước
các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ thuộc
thẩm quyền Ban cán sự Đảng UBND tỉnh theo đúng quy định.
1.2. Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của khối nhà nước; trực
tiếp quản lý đội ngũ cán bộ được phân cấp quản lý, đi đôi với phát huy trách
nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
1.3. Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các sở, ngành, cơ
quan, đơn vị, địa phương trong bộ máy Chính quyền; thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện công tác cán bộ của các cấp, các ngành.
2. Bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ
trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ.
2.1. Những vấn đề
về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, điều động, luân chuyển, cán bộ phải do tập thể Ban cán sự Đảng thảo luận
dân chủ và quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến của Bí thư Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh và ý kiến của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh khác nhau thì phải báo cáo
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
2.2. Bí thư Ban
cán sự Đảng UBND tỉnh có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định
của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ
trách.
Điều
3. Quản lý và quyết định đối với cán bộ
1. Mỗi cấp ủy, tổ
chức đảng, người đứng đấu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và
sử dụng cán bộ đang công tác, sinh hoạt trong tổ chức mình (kể cả các đồng chí Ủy
viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh) theo các nội dung quy định tại Điều 1 của Quy
định này trong phạm vi được phân cấp và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, thủ trưởng
cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình.
2. Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu trong nội dung quản lý cán
bộ đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
đồng thời phân công, phân cấp cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương quản
lý, trực tiếp quyết định một số khâu và một số chức danh cán bộ khác.
3. Trong trường
hợp một người đồng thời được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản
lý của các cấp khác nhau thì cấp cao hơn xem xét, quyết định.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ
MỤC
I. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Điều
4. Trách nhiệm Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
1. Chịu trách
nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Tỉnh ủy, của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về cán bộ và công tác cán bộ theo phân cấp quản lý.
2. Đề nghị Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
đánh giá, nhận xét, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng,
kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ trong bộ
máy Chính quyền thuộc quyền quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Quyết định bổ
nhiệm lại chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ủy quyền.
4. Tuyển chọn, bố
trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, nhận xét; điều
động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật;
nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với chức danh cán bộ thuộc diện Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh quản lý. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ra quyết định về mặt Nhà nước.
5. Quyết định
thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ trong bộ máy Chính quyền.
Điều
5. Mối quan hệ công tác.
- Phối hợp với
Ban Tổ chức Tỉnh ủy, các Ban Tỉnh ủy, Đảng ủy khối cơ quan Dân chính Đảng, Đảng
ủy khối doanh nghiệp và Ban Thường vụ huyện, thành ủy trong việc xây dựng Đảng
và quản lý cán bộ.
- Phối hợp với Đảng
đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết hoặc đề nghị cấp trên giải quyết về công
tác cán bộ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với
Ban cán sự Đảng, đảng đoàn và lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh (nơi không lập Đảng
đoàn, Ban cán sự đảng) giải quyết hoặc đề nghị cấp trên giải quyết về công tác
cán bộ theo quy định của pháp luật.
Điều
6. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nội vụ tham mưu giúp Ban cán sự đảng Ủy
ban nhân dân tỉnh.
1. Trình Ban cán
sự đảng UBND tỉnh các vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ.
2. Xây dựng và
hướng dẫn thực hiện quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo
quy định của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
3. Chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định nhân sự; đồng thời, tùy theo từng chức
danh cụ thể để xin ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp, đề xuất và trình
Ban cán sự đảng UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Hướng dẫn, kiểm
tra công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ; trực tiếp quản lý hồ sơ, lý lịch
cán bộ thuộc quyền quyết định của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh. Hướng dẫn thống nhất
việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức và viên chức, trực
tiếp quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức và viên chức của tỉnh.
MỤC
II. CHỨC DANH CÁN BỘ DO BAN CÁN SỰ ĐẢNG UBND TỈNH QUẢN LÍ
Điều
7. Chức danh cán bộ do Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý:
- Chi cục trưởng
chi cục thuộc sở và tương đương.
- Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng; Hiệu trưởng trường trung cấp chuyên nghiệp và
trường trung cấp nghề.
- Trưởng các đơn
vị thuộc các sở, ngành cấp tỉnh có phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên.
- Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước từ hạng 3 trở xuống, Phó Giám đốc
doanh nghiệp nhà nước hạng 2 và Kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước.
- Phó Giám đốc
các Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài và Phó Giám đốc dự án đầu
tư của nước ngoài do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư.
- Giáo sư, Phó
giáo sư, Tiến sỹ, Nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân.
- Xem xét và giới
thiệu nhân sự Chủ tịch hội, Phó Chủ tịch hội để các tổ chức Hội cấp tỉnh bầu.
- Xem xét và giới
thiệu nhân sự tham gia Ban chấp hành Trung ương Hội để các tổ chức Hội Trung
ương bầu.
Điều
8. Chức danh cán bộ do Ban cán sự Đảng UBND tỉnh ủy quyền Ban cán sự Đảng,
đảng đoàn và lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh (nơi không lập Đảng đoàn, Ban cán
sự đảng) quyết định sau khi có sự thỏa thuận bằng văn bản của Sở Nội vụ:
- Phó Chi cục
trưởng chi cục thuộc sở và tương đương.
- Phó hiệu trưởng
trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung cấp nghề.
- Trưởng các đơn
vị trực thuộc các sở, ngành cấp tỉnh có phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,6 trở xuống.
Điều
9. Ban cán sự Đảng, đảng đoàn và lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh (nơi
không lập Đảng đoàn, Ban cán sự đảng) quản lý các chức danh cán bộ đang công
tác tại cơ quan, đơn vị, cụ thể như sau:
1. Giúp Ban cán
sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý sử dụng và lập hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ
nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật… đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý đang công
tác tại cơ quan, đơn vị.
2. Quản lý cán bộ,
công chức, viên chức còn lại (trừ các chức danh nêu tại Điều 10, Điều 11, Quy định
ban hành kèm theo Quyết định số 525 QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, các chức danh nêu tại Điều 7 Quy định này) và phân cấp quản lý cán bộ, công
chức, viên chức cho các đơn vị trực thuộc đang công tác tại cơ quan, đơn vị.
- Đề nghị Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về tuyển chọn, bố trí, phân công
công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá, nhận xét, điều động, luân
chuyển; bổ nhiệm, miễn nhiệm; giới thiệu ứng cử; khen thưởng, kỷ luật đối với
các chức danh cán bộ của sở, ban, ngành thuộc quyền quyết định của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy và Ban cán sự đảng UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối
hợp, trao đổi ý kiến với Ban thường vụ huyện, thành ủy, Đảng ủy khối Doanh nghiệp
hoặc Đảng ủy khối cơ quan Dân Chính Đảng về bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều
động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng của
tổ chức thuộc ngành dọc quản lý công tác và sinh hoạt đảng trên địa bàn huyện,
thành phố. Ban cán sự đảng hoặc tập thể lãnh đạo sở, ban, ngành phân tích, thảo
luận, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Chuẩn bị nhân
sự chủ tịch, phó chủ tịch và nhân sự tham gia Ban chấp hành Trung ương của các
tổ chức Hội chính trị - xã hội – nghề nghiệp gửi Sở Nội vụ thẩm định để trình
Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc giới thiệu báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
- Cho ý kiến về
Đề án đại hội, chương trình, kế hoạch hoạt động đối với các Hội xã hội – nghề
nghiệp và Hội xã hội.
- Tuyển chọn, bố
trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, nhận xét, điều
động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực
hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.
Chương III
BỔ NHIỆM CÁN BỘ
Điều
10. Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, trách nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, thời
hạn, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ thực hiện theo các quy định tại Quyết
định số 526-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số
27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh
đạo và các văn bản hiện hành khác.
Điều
11. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
quản lý.
Căn cứ nhu cầu
công tác, Ban cán sự Đảng, đảng toàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành và cơ quan trực
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các bước sau:
1. Trình Ban cán
sự Đảng UBND tỉnh (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công
công tác đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.
2. Đề xuất nhân
sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương:
2.1. Đối với nguồn
nhân sự tại chỗ
a. Trên cơ sở
nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, tham khảo ý kiến của
cán bộ, công chức trong cơ quan, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ
quan, đơn vị và cơ quan tham mưu, đề xuất phương án nhân sự.
b. Tập thể lãnh
đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để lấy ý kiến của
cán bộ chủ chốt, hoặc cán bộ trong cơ quan, đơn vị (thành phần theo quy định tại
điểm c, khoản 2 của Điều này). Nhu cầu bổ nhiệm một người có thể lựa chọn một
người hoặc nhiều người.
c. Tổ chức lấy ý
kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự:
- Thành phần
tham gia lấy ý kiến:
+ Ở các Doanh
nghiệp nhà nước, gồm: Các đồng chí trong Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ; chủ tịch
Hội đồng quản trị; Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Doanh nghiệp; Đại
diện lãnh đạo; Công đoàn, Đoàn thanh niên; trưởng, phó phòng ban và tương đương
và trưởng các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
+ Ở các chi cục,
trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị thuộc sở, ban,
ngành cấp tỉnh và tương đương, gồm: Các đồng chí trong ban chấp hành đảng bộ hoặc
chi bộ; Lãnh đạo cơ quan; Đại diện lãnh đạo: Công đoàn, Đoàn thanh niên; trưởng,
phó phòng ban và tương đương và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
Đối với cơ quan,
đơn vị không có tổ chức các phòng, ban, đơn vị (bộ phận) trực thuộc thì tổ chức
lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan,
đơn vị.
- Trình tự lấy ý
kiến:
+ Trao đổi, thảo
luận về yêu cầu bổ nhiệm, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ.
+ Thông báo danh
sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập,
công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng
phát triển; dự kiến phân công công tác.
+ Giới thiệu bổ
sung (ngoài danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu).
+ Ghi phiếu lấy
ý kiến theo mẫu quy định (không phải ký tên).
- Kết quả phiếu
tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem
xét, nhưng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định.
- Đại diện Sở Nội
vụ tham gia Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm và thu phiếu, thông báo kết quả phiếu
tín nhiệm cán bộ cho cơ quan, đơn vị.
d. Người đứng đầu
cùng với tập thể lãnh đạo:
- Phân tích kết
quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến.
- Xác minh, kết
luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
- Lấy ý kiến (bằng
văn bản) của Ban Thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (nơi không có ban thường
vụ) hoặc chi ủy (nơi không có đảng ủy) về nhận được đề nghị bổ nhiệm.
- Tập thể lãnh đạo
thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự
được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán
thành.
- Trường hợp người
đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo
cáo đầy đủ lên Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Trường hợp tập
thể lãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người
đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau lên
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2.2. Đối với nguồn
nhân sự từ nơi khác:
a. Người đứng đầu,
các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị (có nhu cầu bổ nhiệm) đề xuất nhân sự
hoặc ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành (nơi không lập đảng
đoàn, ban cán sự) hoặc Sở Nội vụ giới thiệu.
b. Tập thể lãnh
đạo cơ quan, đơn vị (có nhu cầu bổ nhiệm) thảo luận thống nhất về chủ trương và
chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:
- Gặp cán bộ được
đề nghị bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
- Trao đổi ý kiến
với tập thể lãnh đạo và thường vụ đảng ủy hoặc đảng uy (nơi không có ban thường
vụ) hoặc chi ủy (nơi không có đảng ủy) cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ
trương điều động; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và thường
vụ cấp ủy hoặc đảng ủy (nơi không có ban thường vụ) hoặc chi ủy (nơi không có đảng
ủy) đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ.
- Thảo luận, nhận
xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
- Trường hợp cơ
quan cấp trên có dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ
quan, đơn vị, thì trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận
cán bộ về dự kiến điều động (nếu cơ quan đó không chủ động đề nghị).
- Trường hợp cán
bộ bảo đảm tiêu chuẩn bổ nhiệm nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác
nhất trí điều động thì cơ quan có yêu cầu bổ nhiệm hoặc Sở Nội vụ vẫn có thể
báo cáo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Làm tờ trình
và hồ sơ đề nghị cấp trên bổ nhiệm gồm:
3.1. Tờ trình đề
nghị bổ nhiệm của cơ quan trình (sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện).
3.2. Nhận xét và
đề nghị của tập thể lãnh đạo cơ quan trình,.
3.3. Bản tự nhận
xét, đánh giá cán bộ.
3.4. Bản nhận
xét của cấp ủy nơi cư trú.
3.5. Sơ yếu lí lịch:
Mẫu 2a-BNV/2007
3.6. Các bản sao
văn bản chứng chỉ có công chứng gồm: Bằng chuyên môn, bằng hoặc chứng nhận
trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, ngoại
ngữ…
3.7. Bản kê khai
tài sản, thu nhập (Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính
phủ); khi cần thiết phải có ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền về tài sản,
tài chính của cá nhân, đơn vị.
Điều
12. Bổ nhiệm lại
1. Yêu cầu bổ nhiệm
lại, điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ thực hiện theo các quy định
tại Quyết định số 526-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành
Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử và Quyết định số
27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh
đạo và các văn bản hiện hành khác.
2. Thủ tục bổ
nhiệm lại
- Trước 30 ngày
đến kỳ bổ nhiệm lại, cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi Ban cán sự Đảng và Sở Nội vụ.
- Lãnh đạo sở,
ngành cấp tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị
nghe báo cáo tự nhận xét, đánh giá của cán bộ bổ nhiệm lại và tham gia ý kiến bằng
văn bản và lấy ý kiến bằng phiếu kín; cách tổ chức, thành phần, trình tự lấy ý
kiến như khi bổ nhiệm.
- Đại diện Sở Nội
vụ tham gia Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm và thu phiếu, thông báo kết quả phiếu
tín nhiệm cán bộ cho cơ quan, đơn vị.
- Người đứng đầu
cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến
có bổ nhiệm lại hay không. Tập thể lãnh đạo xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp
có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Làm tờ trình
và hồ sơ đề nghị cấp trên bổ nhiệm lại bao gồm:
2.1. Tờ trình đề
nghị bổ nhiệm lại của cơ quan trình (của Sở, ngành, huyện, thành phố).
2.2. Nhận xét và
đề nghị của tập thể lãnh đạo cơ quan trình.
2.3. Bản tự nhận
xét, đánh giá cán bộ.
2.4. Bản sao nhận
xét của cấp ủy nơi cư trú.
2.5. Bản kê khai
tài sản, thu nhập – nếu chưa kê khai (Mẫu ban hành kèm theo Nghị định số
37/2007/NĐ-CP của Chính phủ) hoặc Bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung (Mẫu
ban hành kèm theo Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ); khi cần
thiết phải có ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền về tài sản, tài chính của cá
nhân, đơn vị.
3. Thẩm định,
xét duyệt đối với cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quyết định.
- Các cơ quan,
đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm gửi Ban cán sự, lãnh đạo sở, ban ngành (nơi không
lập ban cán sự) xem xét trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng thời gửi hồ sơ đề
nghị bổ nhiệm để Sở Nội vụ thẩm định.
- Đối với cán bộ
diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ủy quyền Ban cán sự Đảng UBND tỉnh bổ nhiệm
lại, Sở Nội vụ gửi văn bản xin ý kiến tham gia thẩm định nhân sự của các cơ
quan liên quan: Ủy ban kiểm tra của Tỉnh ủy; Đảng ủy khối cơ quan Dân Chính Đảng
hoặc đảng ủy khối doanh nghiệp.
- Sở Nội vụ và
các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ được giao và
chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình.
Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn yêu cầu, các cơ quan xem xét, thẩm
định nhân sự trả lời cho Sở Nội vụ. Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến trả
lời thì được coi như cơ quan đồng ý với đề nghị bổ nhiệm. Nếu vì lý do khách
quan mà không kịp trả lời thì thông báo cho Sở Nội vụ biết.
- Sở Nội vụ thẩm
định, hoàn chỉnh hồ sơ nhân sự, tổng hợp đầy đủ các ý kiến về nhân sự và làm tờ
trình, trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, báo cáo rõ ý kiến của các cơ quan liên
quan.
Thời hạn Sở Nội
vụ thẩm định nhân sự, hoàn chỉnh hồ sơ trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh là không
quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được các ý kiến của các cơ quan có liên
quan. Nếu vì lý do khách quan mà chưa kịp thẩm định trong thời hạn trên thì báo
cáo Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
- Ban cán sự Đảng
UBND tỉnh xem xét, quyết định việc dự cuộc họp của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh
xét duyệt, quyết định về nhân sự có đại diện lãnh đạo một số cơ quan có liên
quan khi cần thiết.
Điều
13. Từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ
1. Thực hiện
theo các quy định tại Quyết định số 526-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy và Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm
cán bộ, công chức lãnh đạo và các văn bản hiện hành khác.
2. Nguyên tắc,
thẩm quyền: Cấp nào quản lý cán bộ thì cấp đó quyết định từ chức, miễn nhiệm,
điều động và luân chuyển cán bộ theo quy định hiện hành.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
14. Ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị
trực thuộc tỉnh (nơi không lập ban cán sự đảng), UBND các huyện, thành phố căn
cứ vào Quyết định số 525-QĐ/TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban
hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, Quyết định số 526-QĐ/TU ngày
17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới
thiệu cán bộ ứng cử và Quyết định này để cụ thể hóa về phân cấp quản lý và
trình tự, thủ tục bổ nhiệm đối với cán bộ trong diện được phân cấp quản lý và
hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
Điều
15. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
Quy chế này./.