ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/2019/QĐ-UBND
|
Thái
Nguyên, ngày 25 tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƯ TRÚ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP
ngày 06/8/2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp
giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh
Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý cư trú và hoạt động của người
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực từ ngày 15/8/2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu VT, NC.Sơn Sonnh\QD48.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Bắc
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƯ TRÚ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI NƯỚC
NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội
dung, hình thức phối hợp và trách nhiệm thực hiện của các Sở, ban, ngành và Ủy
ban nhân dân (viết tắt là UBND) các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Thái
Nguyên (sau đây gọi tắt là cấp huyện) và các cơ quan, đơn
vị liên quan trong công tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Các nội dung khác liên quan công
tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định của
pháp luật.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng với các Sở, ban,
ngành và UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có
liên quan trong công tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Nguyên
tắc phối hợp
1. Tuân thủ quy định của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số
64/2015/NĐ-CP ngày 06/8/2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Thường xuyên, chủ động, kịp thời
quản lý chặt chẽ, nhưng đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài cư
trú và hoạt động tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3. UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành tập
trung, thống nhất theo nguyên tắc: Công an tỉnh chủ trì công tác quản lý cư trú
và hoạt động của người nước ngoài tại Thái Nguyên; các Sở, ban, ngành căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có trách nhiệm phối hợp; UBND cấp
huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện thống nhất theo các
quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam, các văn bản của Bộ Công an, UBND tỉnh và Công an tỉnh.
4. Công tác phối hợp phải đảm bảo yêu
cầu chính trị, pháp luật và đối ngoại, không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm
vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
5. Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động
trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời.
Điều 4. Hình thức
phối hợp
1. Thông báo, trao đổi, cung cấp
thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng
kết.
3. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra
của các đoàn công tác liên ngành.
5. Thông qua Quy chế phối hợp công tác giữa các Sở, ban, ngành theo quy định.
6. Các hình thức khác phù hợp quy định
hiện hành.
Chương II
NỘI DUNG VÀ TRÁCH
NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp
xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn công tác quản lý cư trú và hoạt
động của người nước ngoài tại địa phương
1. Công an tỉnh có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng dự thảo, trình
UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quản lý người
nước ngoài cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện
trao đổi, thống nhất với Công an tỉnh trước khi trình UBND tỉnh ban hành hoặc
ban hành theo thẩm quyền các văn bản có nội dung liên quan đến công tác quản lý
người nước ngoài cư trú và hoạt động tại địa phương.
Điều 6. Phối hợp
trong công tác trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực
hiện pháp luật về cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương.
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban,
ngành và UBND cấp huyện tổng hợp tình hình, số liệu, kết quả xử lý, giải quyết các
vụ việc liên quan cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Thái Nguyên.
b) Kịp thời trao đổi, thông báo cho Sở
Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan và
UBND cấp huyện về chính sách pháp luật và chủ trương, biện pháp công tác quản
lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Chủ động thông báo tình hình, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động
của các đối tượng có yếu tố người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
c) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ
quan chức năng và UBND các cấp phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật
về cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Thái Nguyên; tập huấn, hướng dẫn
các đơn vị bảo lãnh và cá nhân liên quan thực hiện các quy định của pháp luật về
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; giải quyết thủ
tục về cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Thái Nguyên theo thẩm quyền.
d) Cung cấp, trao đổi thông tin theo
yêu cầu của các cơ quan chức năng về người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa
bàn tỉnh.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Trao đổi với Công an tỉnh ngay sau
khi nhận được thông tin về các tổ chức, cá nhân người nước ngoài do các Sở,
ban, ngành, cơ quan, tổ chức đề nghị cho phép đến hoạt động tại địa bàn tỉnh để
Công an tỉnh kiểm tra, xác minh trước khi quyết định theo
thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Hỗ trợ các cơ quan chức năng của tỉnh
về trao đổi thông tin liên quan để người nước ngoài tại địa
phương với các cơ quan lãnh sự nước ngoài.
c) Thông báo danh sách, nội dung,
chương trình hoạt động của phóng viên nước ngoài cho Công an tỉnh, Sở Thông tin
và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trực tiếp.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách
nhiệm: Phối hợp quản lý, trao đổi với Công an tỉnh và các
cơ quan, đơn vị liên quan về thông tin cư trú, hoạt động của người nước ngoài
thuộc khu vực, địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Công an tỉnh, và các
Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện thẩm định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu
tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b) Cung cấp cho Công an tỉnh và các Sở,
ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện thông tin các tổ chức có yếu tố nước ngoài
mới thành lập, thay đổi nội dung đăng ký hoặc thu hồi, giải thể.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp, trao đổi với
Công an tỉnh, Sở Tư pháp, và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác quản
lý lao động nước ngoài làm việc địa phương theo quy định của pháp luật.
b) Cung cấp cho Công an tỉnh và các Sở,
ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện về việc cấp, rút, hủy bỏ giấy phép lao động,
giấy xác nhận miễn giấy phép lao động đã cấp cho người nước ngoài.
c) Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình
hình về lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh
6. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, thẩm định dự thảo các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến yếu tố nước ngoài do các Sở, ban, ngành,
UBND cấp huyện soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ký, ban hành.
b) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh,
Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thực
hiện công tác quản lý người nước ngoài đến thực hiện các quy trình, thủ tục nhận
con nuôi trên địa bàn tỉnh; cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho
người nước ngoài theo thẩm quyền.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách
nhiệm: Cung cấp cho Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện thông tin về tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động
có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp và người nước ngoài
làm việc trong khu công nghiệp chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú
và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam.
b) Cung cấp cho Công an tỉnh và các Sở,
ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện thông tin về: Cá nhân, tổ chức nước ngoài
được cấp phép hoạt động trong khu công nghiệp; việc cấp, rút, hủy bỏ giấy phép
lao động, giấy xác nhận miễn giấy phép lao động đã cấp cho người nước ngoài làm
việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
9. UBND cấp huyện có trách nhiệm: Phổ
biến, giáo dục, tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã tổ
chức nắm, báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú người nước ngoài,
thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài ở địa phương và phối hợp với
các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề tại địa phương có liên quan yếu tố
nước ngoài.
10. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
có trách nhiệm:
a) Phổ biến, tuyên truyền các quy định
pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại
Thái Nguyên đến cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động do đơn vị quản lý;
phối hợp cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài do
đơn vị mình đón tiếp, bảo lãnh.
b) Thông báo ngay cho các cơ quan có
liên quan về việc hủy bỏ các giấy phép, giấy chứng nhận... có giá trị pháp lý
do người nước ngoài đã giả mạo hồ sơ để được cấp.
11. Các đơn vị bảo lãnh và cá nhân
trên địa bàn tỉnh mời, bảo lãnh, đón tiếp người nước ngoài có trách nhiệm: Thực
hiện quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam; hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành
quy định của pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống,
văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam.
Điều 7. Phối hợp
trong công tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại địa phương
1. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng kiểm tra, hướng dẫn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cư trú, hoạt động của người nước ngoài đối với các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
b) Trao đổi với Sở Ngoại vụ về tình
hình, kết quả xử lý, điều tra đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự,
bị tai nạn, tử vong theo quy định của pháp luật để báo cáo UBND tỉnh, Bộ Ngoại
giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài.
c) Chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức
công tác quản lý cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
d) Cấp giấy tờ có giá trị cư trú cho
người nước ngoài theo phân công, phân cấp.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh
và các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện quản lý, kiểm tra, xử lý những nội dung
liên quan công tác lãnh sự đối với người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Khi phát
hiện người nước ngoài bị tai nạn, tử vong... nhanh chóng trao đổi với cơ quan
chức năng Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện
của nước mà người đó là công dân.
b) Phối hợp với Công an tỉnh và các Sở,
ban, ngành, UBND cấp huyện giải quyết các vấn đề liên quan khi cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngoài có yêu cầu thăm lãnh sự hoặc có yêu cầu khác; hỗ trợ xác
định thân phận pháp lý của người nước ngoài, phương tiện giao thông liên quan đến
tai nạn giao thông để làm cơ sở đề xuất, giải quyết trong các trường hợp được
hưởng ưu đãi miễn trừ.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị chức năng xem xét, giải quyết nguyện vọng của cơ quan đại diện ngoại
giao, thân nhân người nước ngoài bị tai nạn, ốm đau, tử vong... khi có yêu cầu
trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có
trách nhiệm: Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
đưa người nước ngoài đến địa phương tham quan, du lịch. Phối hợp các đơn vị chức
năng của Công an tỉnh nắm tình hình, quản lý các đoàn khách quốc tế đến địa
phương tham quan, du lịch.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan và
UBND cấp huyện có trách nhiệm: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành, lĩnh vực, địa
bàn quản lý và phối hợp với Công an tỉnh thực hiện quy định về quản lý cư trú,
hoạt động của người nước ngoài tại địa phương; phối hợp xử lý, giải quyết các vụ
việc liên quan đến hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, vi phạm
hành chính.... có yếu tố người nước ngoài theo đề nghị của cơ quan chức năng.
5. Các đơn vị bảo lãnh và thân nhân
người nước ngoài tại địa phương có trách nhiệm:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh theo
đúng quy định của pháp luật.
b) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh
theo quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các
vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài do mình mời, bảo lãnh.
c) Phối hợp với cơ sở lưu trú khai
báo tạm trú cho người nước ngoài; quản lý hoạt động của người nước ngoài theo
đúng mục đích nhập cảnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
về việc chấm dứt bảo lãnh trước thời hạn tạm trú; đưa người nước ngoài xuất cảnh
khi hết thời hạn bảo lãnh.
d) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
nhà thầu...có sử dụng lao động nước ngoài, thực hiện quy trình tuyển chọn, quản
lý, sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm: Thực
hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định pháp luật; phối hợp với
cơ quan chức năng trong giải quyết các vấn đề liên quan người nước ngoài lưu
trú tại cơ sở.
Điều 8. Phối hợp
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý cư trú
và hoạt động của người nước ngoài tại địa phương
1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế
hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú
và hoạt động của người nước ngoài của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất
về công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 9. Phối hợp
xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại địa phương
1. Trường hợp người nước ngoài vi phạm
pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh, nhưng thuộc diện ưu đãi, miễn trừ thì thực
hiện theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
Nam.
2. Các cơ quan chức năng được quy định
tại Điều 29 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam kịp thời hoàn tất thủ tục tạm hoãn xuất cảnh, gia
hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh đối với
người nước ngoài được quy định tại Điều 28 của Luật, trao đổi với Công an tỉnh để phối hợp.
3. Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ kịp thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND cấp huyện về
phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam để chủ động phối hợp phòng
ngừa, phát hiện, xử lý.
Điều 10. Phối hợp
trong việc thống kê nhà nước về cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện thống kê nhà nước về cư trú, hoạt
động của người nước ngoài tại địa phương.
Điều 11. Chế độ
trao đổi thông tin
1. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu có yếu tố nước ngoài theo
chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu với các cơ
quan, đơn vị liên quan, đảm bảo điều kiện kết nối, định hướng xây dựng cơ sở dữ
liệu dùng chung về người nước ngoài.
2. Cung cấp, trao đổi thông tin bằng
văn bản hoặc qua thư điện tử công vụ theo định kỳ hằng năm hoặc yêu cầu đột xuất.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách
nhiệm thi hành
1. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà thầu... và các cá nhân liên quan
trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện
nghiêm túc Quy chế này. Định kỳ đánh giá kết quả việc thực hiện Quy chế, báo
cáo UBND tỉnh.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp
các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai
thực hiện Quy chế này; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình
hình, kết quả thực hiện Quy chế, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công an; tham mưu UBND
tỉnh thực hiện công tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật theo quy định.
3. Các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành
viên các cấp tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức và công dân thực hiện
Quy chế này.
Điều 13. Sửa đổi
Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu
phát sinh vướng mắc, bất cập, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị
xã và các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh bằng văn bản gửi về Công an tỉnh để
tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.