VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1296/QĐ-VPCP
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VÀ CÁC
PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số
33/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ ban
hành Quy chế làm việc Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) lãnh đạo toàn diện việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ theo quy định
của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo, điều
hành chung mọi mặt công tác của Văn phòng Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo, điều
hành cụ thể các công việc lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ theo quy định của pháp
luật.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân
công, ủy nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Phó Chủ
nhiệm) giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ
thể thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm trong từng lĩnh vực công tác của
Văn phòng Chính phủ, trừ những công việc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ
đạo.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn được giao, Phó Chủ nhiệm được thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm chủ động giải
quyết các công việc được phân công theo dõi, phụ trách và chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về những quyết định của mình. Đối với những
vấn đề quan trọng, nhạy cảm, ý kiến còn khác nhau thì phải kịp thời báo cáo,
xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Trong thực hiện các nhiệm vụ được
giao, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Chủ nhiệm khác phụ trách thì
các Phó Chủ nhiệm chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp có ý kiến
khác nhau thì Phó Chủ nhiệm đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ
trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Phó Chủ nhiệm không xử lý các vấn
đề ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công và những
vấn đề không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
4. Hàng tuần, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
chủ trì giao ban lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, giao ban Văn phòng Chính phủ để
xử lý công việc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định các vấn đề đưa ra giao ban
hàng tuần của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Theo yêu cầu
công việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định triệu tập họp tập thể lãnh đạo hoặc
họp với các Vụ, Cục, đơn vị liên quan để giải quyết những vấn đề cần thiết.
5. Trong trường hợp cần thiết hoặc
khi Phó Chủ nhiệm phụ trách lĩnh vực vắng mặt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp xử
lý công việc đã phân công cho Phó Chủ nhiệm hoặc chỉ định Phó Chủ nhiệm khác xử
lý thay. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và các Phó Chủ
nhiệm (quy định tại Điều 3 Quyết định này) tuỳ tình hình cụ thể, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh khi cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ được giao của Văn phòng Chính phủ.
6. Phó Chủ nhiệm được Bộ trưởng,
Chủ nhiệm giao trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác chung của một hoặc một số Vụ,
Cục, đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ và có thể được giao phụ trách, chỉ đạo một
số lĩnh vực chuyên ngành của các Vụ, Cục, đơn vị khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm
hoặc Phó Chủ nhiệm khác trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
7. Khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm vắng
mặt tại cơ quan, Phó Chủ nhiệm thường trực chịu trách nhiệm giải quyết công việc
thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Trong trường hợp Bộ trưởng, Chủ nhiệm
và Phó Chủ nhiệm thường trực cùng vắng mặt ở cơ quan thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy
quyền một Phó Chủ nhiệm phụ trách để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền
Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Phó Chủ nhiệm thường trực hoặc
Phó Chủ nhiệm được ủy quyền có trách nhiệm báo cáo đầy đủ công việc đã giải quyết
với Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
8. Ngoài các nhiệm vụ được Bộ
trưởng, Chủ nhiệm phân công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm cần thực hiện
nghiêm túc các nhiệm vụ do Thủ tướng, các Phó Thủ tướng trực tiếp giao.
Sau khi thực hiện các nhiệm vụ
được Thủ tướng, các Phó Thủ tướng trực tiếp giao, Phó Chủ nhiệm phải báo cáo lại
các công việc này với Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
Điều 2.
Nội dung công việc được phân công và trách nhiệm, quyền hạn
của Phó Chủ nhiệm
Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ
nhiệm và được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phân công theo dõi phụ trách từng lĩnh vực
công tác của Văn phòng Chính phủ (việc tham gia các Hội đồng, Ban Chỉ đạo liên
ngành của Chính phủ thực hiện theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ).
Phó Chủ nhiệm được thay mặt Bộ trưởng, Chủ nhiệm giúp Thủ tướng, Phó Thủ tướng
xử lý công việc thuộc lĩnh vực được giao và chịu trách nhiệm trực tiếp trước
pháp luật, trước Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng, Chủ nhiệm về những công
việc được phân công thuộc lĩnh vực công tác đó.
Trong phạm vi công tác được phân
công theo dõi, phụ trách, Phó Chủ nhiệm có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Văn
phòng Chính phủ xử lý các công việc cụ thể trong lĩnh vực được phân công; thường
xuyên nắm bắt thông tin về lĩnh vực phụ trách, kịp thời xử lý theo thẩm quyền
hoặc đề xuất với Bộ trưởng, Chủ nhiệm tham mưu cho Thủ tướng, Phó Thủ tướng những
vấn đề cần quan tâm chỉ đạo, giải quyết.
Sau khi làm việc với Thủ tướng
hoặc Phó Thủ tướng, Phó Chủ nhiệm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm
những nội dung công việc quan trọng hoặc liên quan đến trách nhiệm của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm.
2. Phó Chủ nhiệm trực tiếp họp,
làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan; xử lý và ký công văn, phiếu trình
trình Thủ tướng, Phó Thủ tướng thuộc lĩnh vực phụ trách. Trường hợp Phó Chủ nhiệm
phụ trách lĩnh vực vắng mặt thì Phó Chủ nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm cử
người xử lý thay công việc đó.
3. Đề cao trách nhiệm cá nhân,
phát huy trí tuệ của tập thể, chủ động phối hợp trong nghiên cứu và giải quyết
công việc nhằm bảo đảm kịp thời, chính xác và đúng pháp luật; không để công việc
chồng chéo, trùng lặp, chậm được xử lý hoặc bỏ sót công việc.
4. Giải quyết tốt công việc thuộc
lĩnh vực được phân công; nếu vượt quá thẩm quyền phải xin ý kiến và thực hiện sự
chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Trường hợp Bộ trưởng, Chủ nhiệm vắng mặt tại
cơ quan (không liên lạc được) mà công việc cần giải quyết gấp thì xin ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng phụ trách để thực hiện, sau đó báo cáo Bộ
trưởng, Chủ nhiệm biết.
5. Chủ động và chịu trách nhiệm
chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi, xử lý, đôn đốc, kiểm tra các Bộ,
ngành, địa phương xây dựng và thực hiện đúng chương trình, kế hoạch công tác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; tham dự các
phiên họp Chính phủ, các cuộc họp Thường trực Chính phủ, các cuộc họp, làm việc
của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức
liên quan để theo dõi và tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các
Phó Thủ tướng; dự họp giao ban hàng tuần của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và
giao ban Văn phòng Chính phủ.
6. Theo dự ủy nhiệm của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm đại diện cho Văn phòng Chính phủ tiếp khách nước
ngoài, tham dự họp với các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương,
cơ quan, tổ chức về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công theo
dõi, phụ trách.
7. Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm phối
hợp theo dõi lĩnh vực tổ chức nhân sự của các đơn vị được giao phụ trách của
Văn phòng Chính phủ.
Điều 3.
Phân công nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng, Chủ nhiệm, các
Phó Chủ nhiệm
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Nguyễn
Xuân Phúc
a. Lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
toàn diện mọi hoạt động của Văn phòng Chính phủ; theo dõi chỉ đạo chung về việc
xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ; trực tiếp báo cáo những vấn đề
quan trọng với Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng; ký trình Thủ tướng
Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ;
b. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các
công việc quan trọng thuộc tất cả các lĩnh vực công tác của Văn phòng Chính phủ
khi thấy cần thiết.
c. Theo dõi các lĩnh vực về
chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, công tác tổ chức cán bộ, công tác tổ chức
hành chính nhà nước và công vụ, thi đua khen thưởng nhà nước, quan hệ phối hợp
công tác của bốn Văn phòng Trung ương; theo dõi hoạt động của thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh.
d. Làm nhiệm vụ Ủy viên Ban Cán
sự Đảng Chính phủ, Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng Chính phủ; người phát ngôn của
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
đ. Làm Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng
cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ; quan hệ giữa lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
với các đoàn thể của Văn phòng Chính phủ;
e. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Tổng hợp, Vụ Thư ký - Biên tập, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Tổ chức
hành chính nhà nước và Công vụ.
2. Phó Chủ nhiệm Văn Trọng Lý
a. Phân công làm Phó Chủ nhiệm
thường trực;
b. Theo dõi lĩnh vực kinh tế
ngành (bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận
tải, xây dựng, bưu chính, viễn thông, tài nguyên, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm,
cứu nạn);
c. Làm Chủ tịch Hội đồng Lương
cơ quan Văn phòng Chính phủ;
d. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Kinh tế ngành;
3. Phó Chủ nhiệm Trần Quốc Toản
a. Theo dõi các lĩnh vực: khoa học
và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, lao động,
công nghệ thông tin, báo chí; dân số, kế hoạch hóa gia đình; thể dục thể thao;
phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, mại dâm;
b. Làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học
cơ quan Văn phòng Chính phủ;
c. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Khoa giáo - Văn xã, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Trung tâm Tin học;
4. Phó Chủ nhiệm Kiều Đình Thụ
a. Theo dõi các lĩnh vực quốc phòng,
an ninh, trật tự xã hội, đặc xá, dân tộc, tôn giáo, biên giới; khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng và buôn lậu; xây dựng pháp luật, tư pháp; quan hệ
giữa Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân, Tòa án
nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thể lệ hành chính và công
tác văn thư, lưu trữ, công báo;
b. Làm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ
huy quân sự Văn phòng Chính phủ;
c. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Pháp luật, Vụ Nội chính, Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham
nhũng, Vụ Hành chính.
5. Phó Chủ nhiệm Phạm Viết Muôn
a. Theo dõi lĩnh vực công tác đổi
mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã; phụ
trách công tác tài vụ, quản trị, hậu cần của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ;
thi đua khen thưởng của Văn phòng Chính phủ; theo dõi quản lý các dự án hợp tác
quốc tế của Văn phòng Chính phủ;
b. Làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua
- Khen thưởng Văn phòng Chính phủ; Trưởng ban thực hiện Quy chế dân chủ Văn
phòng Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ huy Phòng cháy, chữa cháy Văn phòng Chính phủ;
c. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Đổi mới doanh nghiệp, Vụ Tài vụ, Cục Quản trị, Cục Hành chính - Quản trị II,
Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Nhà khách 37 Hùng
Vương, Nhà Khách La Thành, Hội trường Thống Nhất, Nhà khách Tao Đàn.
6. Phó Chủ nhiệm Phạm Văn Phượng
a. Theo dõi các lĩnh vực: kinh tế
tổng hợp (bao gồm: kế hoạch và đầu tư, tài chính, giá cả, hải quan, ngân hàng,
chứng khoán, thương mại, thống kê, du lịch, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ quốc
gia, tiền lương…), theo dõi tổng hợp công tác địa phương (trừ thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh), kỷ luật nội bộ;
b. Làm Chủ tịch Hội đồng Kỷ luật
cơ quan Văn phòng Chính phủ;
c. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ
Kinh tế tổng hợp, Vụ Địa phương.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Các Phó Chủ nhiệm, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các
đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, đơn vị trực thuộc, Trợ lý TTCP, Thư ký PTTg,
Văn phòng Đảng ủy - CD - DTN;
- Lưu: VT, TCCB (6b)
|
BỘ
TRƯỞNG CHỦ NHIỆM
Nguyễn Xuân Phúc
|