ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1199/QĐ-UBND
|
Gia Lai, ngày 25
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI VÀ 01 THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
UBND CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày
08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ
tục hành chính và
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều các nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính
và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính mới, 04 thủ tục hành chính sửa
đổi và 01 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND các xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Cục Kiểm soát TTHC - Bộ Tư pháp;
- CT các PCT UBND tỉnh;
- Phòng: QLĐT, KTHT (UBND cấp huyện sao gửi);
- UBND các xã (UBND cấp huyện sao gửi);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Thế Dũng
|
PHỤ
LỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần
I
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới
STT
|
TÊN THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
|
1
|
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ
tại nông thôn
|
2
|
Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ tại nông thôn
|
3
|
Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
|
2. Danh mục thủ tục hành chính
sửa đổi
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Tên VBQPPL quy định nội
dung sửa đổi TTHC
|
1
|
T-GLA-112787-TT
|
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
tại nông thôn
|
- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày
08/9/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về cấp giấy phép
xây dựng, giấy phép quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây
dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
|
2
|
T-GLA-121733-TT
|
Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ tại nông thôn
|
3
|
T-GLA-121717-TT
|
Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ tại nông thôn
|
4
|
T-GLA-112800-TT
|
Thủ tục cấp
giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
|
3. Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục hành
chính
|
Tên VBQPPL quy định
nội dung bãi bỏ TTHC
|
1
|
T-GLA-121740-TT
|
Đăng ký tập kết vật liệu xây dựng
|
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012
của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng.
|
Phần
II
NỘI
DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH MỚI
1. Thủ tục cấp
giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại nông
thôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp
hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã. Công chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm
tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn
trao cho người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc
không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã nơi cá
nhân nộp hồ sơ. Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải nộp lệ
phí, nộp lại giấy hẹn và ký vào sổ trả kết quả thủ tục hành chính.
* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h-11h, buổi chiều từ
13h-17h, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan
hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải
tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ;
- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực
một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công
trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp
(10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến hạn theo quy định
nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng
thời báo cáo cấp có thẩm quyền
quản lý trực tiếp
xem xét và chỉ đạo thực hiện,
nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp
giấy phép xây dựng sửa chữa,
cải tạo theo mẫu tại Phụ lục số 16 ban hành kèm theo Thông tư số
10/2012/TT-BXD .
h) Lệ phí: 50.000 đồng (Năm mươi
ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện
TTHC:
Giấy phép
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích
sử dụng đất, mục tiêu đầu
tư.
- Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm
xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo
an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh
không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ
thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều,
năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến
các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức,
cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy
định thực hiện; thiết
kế phải được thẩm định, phê duyệt
theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ
hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm
trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng
và tự chịu trách nhiệm về an toàn của
công trình và các công trình lân cận.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của
Chính
phủ
về cấp Giấy phép xây dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP
ngày 04/9/2012 của Chính phủ về
cấp Giấy phép xây dựng;
- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định
về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép
xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày
29/12/2006 của UBND tỉnh Gia
Lai về việc quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
Phụ
lục số 16
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Cải tạo/sửa
chữa ……..................
Kính gửi:
..............................................................
1. Tên chủ đầu tư:
........................................................................................
- Người đại diện:
.............................................Chức vụ:
.................................
- Địa chỉ liên hệ:
..............................................................................................
Số nhà: ................. Đường
....................Phường (xã) ......................................
Tỉnh, thành phố:
.............................................................................................
Số điện thoại: .................................................................................................
2. Hiện trạng công trình:
......................................................................
- Lô đất số:..........................................Diện
tích ............m2.
- Tại:
........................................... .
................................................
- Phường (xã)
..........................................Quận (huyện)
.....................................
- Tỉnh, thành phố:
..........................................................................................
- Loại công trình:
.................................................Cấp công trình:
.......................
- Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2.
- Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi
rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng,
tum).
- Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi
rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt
đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
..........................................................................
- Loại công trình:
.................................................Cấp công trình:
.......................
- Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2.
- Tổng diện tích sàn:……….. m2
(ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng,
tum).
- Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi
rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
- Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt
đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:
....................................................
- Chứng chỉ hành nghề số:
...............do ………….. Cấp ngày: .....................
- Địa chỉ: .................................................................................................
- Điện thoại: …………………..........................
- Giấy phép hành nghề số (nếu có):
.............................cấp ngày .....................
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:
...................... tháng.
6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy
phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này
các tài liệu:
1 -
2 -
|
.........
ngày ......... tháng ......... năm .........
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
|
2. Thủ tục cấp
lại giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của
pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã. Công
chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho
người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn
để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục
hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã nơi cá nhân nộp hồ sơ. Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, người nhận phải nộp lệ phí, nộp
lại giấy hẹn và ký vào sổ trả kết quả thủ tục hành chính.
* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả:
Buổi sáng từ 7h-11h, buổi chiều từ
13h-17h, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện: Trực
tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng,
trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại;
- Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường
hợp bị rách, nát).
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải
quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến hạn theo quy định nhưng cần
phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết
lý do, đồng thời báo cáo cấp
có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét
và chỉ đạo thực hiện,
nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
h) Lệ phí: 50.000 đồng
(Năm mươi ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép xây
dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với
các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất.
l) Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng;
- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của
UBND tỉnh Gia Lai về
việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép quy hoạch và quản
lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày
29/12/2006 của UBND tỉnh Gia Lai về
việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
3. Thủ tục cấp giấy
phép di dời công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ
hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp
hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân
xã. Công chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy
hẹn trao cho người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức
hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung,
hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết quả
giải quyết thủ tục
hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã nơi cá nhân nộp hồ sơ.
Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người nhận phải nộp lệ phí,
nộp lại giấy hẹn
và ký vào sổ trả kết quả thủ tục hành chính.
* Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h-11h, buổi
chiều từ 13h-17h, từ
thứ
2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà
nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công
trình theo mẫu tại Phụ lục số 20 Thông tư số 10/2012/TT-BXD ;
- Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc
bản vẽ thiết kế
thực trạng công trình được di dời, tỷ lệ 1/50 -1/200;
- Bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới, tỷ lệ
1/50 - 1/500;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt
móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới;
- Bản sao có chứng thực giấy tờ về quyền sử
dụng đất nơi công trình đang tồn tại và
nơi công trình sẽ di dời tới và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình.
- Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất
lượng hiện trạng của công
trình.
- Phương án di dời gồm:
+ Phần thuyết minh: Nêu được hiện trạng
công trình và hiện trạng khu vực công trình sẽ được di dời tới; các giải pháp di dời,
phương án bố trí sử dụng xe máy, thiết
bị, nhân lực; các giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và các công trình lân cận; bảo đảm
vệ sinh môi trường; tiến độ di dời. Phương án di dời phải do đơn vị, cá nhân có
điều kiện năng lực thực hiện;
+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến hạn theo quy định nhưng cần phải
xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải
thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có
thẩm quyền quản lý
trực tiếp xem xét và chỉ
đạo thực hiện, nhưng không được quá 10
ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định.
đ) Đối tượng thực
hiện TTHC:
Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân xã
g) Mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 20 Thông tư
số 10/2012/TT-BXD .
h) Lệ phí: 50.000 đồng
(Năm mươi ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện
TTHC:
Giấy phép di dời công
trình xây
dựng
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
*Điều kiện chung:
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục
đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
2. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm
xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới
đường đỏ, chỉ
giới xây dựng; đảm bảo an toàn
công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật
(giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng,
giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến
các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối
với nhà ở riêng lẻ có tổng diện
tích sàn nhỏ hơn
250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử,
văn hóa thì chủ đầu tư được tự
tổ chức thiết kế
xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
*Điều kiện riêng:
1. Phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông
thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
2. Đối với công trình ở khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn được
duyệt, thì phải phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng, được
thực hiện như sau:
- Trường hợp khu vực xây dựng chưa có quy
hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch
xây dựng xã nông
thôn mới) được duyệt thì Ủy ban nhân dân
cấp huyện có trách nhiệm quy định các khu vực khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nằm ngoài các khu vực quy hoạch điểm dân cư nông
thôn được duyệt, nằm ngoài các khu vực mà theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng
phải có giấy phép xây dựng thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy
phép
xây
dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng;
- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của
UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép quy hoạch
và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của
UBND tỉnh Gia
Lai về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy
phép xây dựng.
Phụ lục số
20
(Ban hành kèm theo
Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ
NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI DỜI CÔNG TRÌNH
Kính gửi:
..............................................................
1. Tên chủ sở hữu công trình di dời.......................................................................
- Người đại diện:
..............................................Chức vụ: .......................................
- Địa chỉ liên hệ:
........................................................................................................
- Số nhà: ................. Đường
....................Phường (xã) ..........................................
- Tỉnh, thành phố:
......................................................................................................
- Số điện thoại:
...........................................................................................................
2. Công trình cần di dời:
+ Loại công trình:
.................................................Cấp công trình:
.......................
+ Diện tích xây dựng tầng 1:
.............................................................................m2.
+ Tổng diện tích sàn: ..........................................................................................m2.
+ Chiều cao công trình:
......................................................................................m.
3. Địa điểm công trình cần di dời ;
……………… ...................................................
- Lô đất số:...............................................Diện
tích .......................................... m2.
- Tại:
......................................................... Đường:
................................................
- Phường (xã)
..........................................Quận (huyện)
.....................................
- Tỉnh, thành phố:
..................................................................................................
4. Địa điểm công trình di dời đến:
……………………………………………….
- Lô đất số:...............................................Diện
tích .......................................... m2.
- Tại:
......................................................... Đường:
................................................
- Phường (xã)
..........................................Quận (huyện)
.....................................
- Tỉnh, thành phố:
..................................................................................................
+ Số tầng:
..................................................................................................................
5. Đơn vị hoặc người thiết kế biện pháp di dời:
.......................................................
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Điện thoại: …………………..........................
- Địa chỉ:
.......................................................... Điện thoại:
.....................................
- Giấy phép hành nghề số (nếu có):
.............................cấp ngày .....................
6. Dự kiến thời gian hoàn thành di dời công
trình: .........................
7. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy
phép di dời, biện pháp di dời đã được duyệt, đảm bảo an toàn, vệ sinh, nếu xảy
ra sự cố gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này
các tài liệu:
1 -
2 -
|
.........
ngày ......... tháng ......... năm .........
Người
làm đơn
(Ký
ghi rõ họ tên)
|
B. THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH SỬA ĐỔI
1. Thủ tục cấp giấy
phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy
đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả của Ủy ban nhân dân
xã. Công chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ
sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết
giấy hẹn trao cho người nộp hồ sơ theo quy định
- Trường hợp hồ
sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả của Ủy ban nhân dân
xã nơi cá nhân nộp hồ sơ.
Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, người nhận phải nộp lệ phí, nộp lại giấy hẹn và ký vào sổ trả kết quả thủ tục hành
chính.
* Thời gian nhận
hồ sơ và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h-11h, buổi chiều từ 13h-17h, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ
ngày nghỉ, ngày lễ,
tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây
dựng theo mẫu tại
Phụ lục số 14 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một
trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về
đất
đai;
+ Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ
1/50 - 1/500 theo mẫu tại Phụ lục số 15 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
- Bản vẽ các mặt
đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước
mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
* Đối với công
trình xây chen có tầng hầm, ngoài
các tài liệu quy định trên, hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện
pháp thi công móng và tầng hầm của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho
công trình và công trình lân cận.
* Đối với nhà ở
riêng lẻ không bắt buộc
phải có báo cáo thẩm định, phê duyệt thiết kế; nhưng nếu quy mô từ 3 tầng
trở lên hoặc có
tổng
diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên thì phải do tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ điều kiện năng lực
theo quy định thiết kế. Cơ quan cấp phép xây dựng chỉ kiểm tra
tính hợp lệ của các bản vẽ kết cấu chịu
lực. Tổ chức, cá
nhân thiết kế và thẩm tra thiết
kế (nếu có) phải chịu trách
nhiệm về kết
quả thiết kế do mình thực hiện.
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến
hạn theo quy định nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy
phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho
chủ đầu tư biết lý
do, đồng thời báo cáo
cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem
xét và chỉ đạo thực
hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy
định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân
xã
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp
giấy phép xây dựng (Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng).
- Sơ đồ mặt bằng
xây dựng (Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng).
h) Lệ phí: 50.000 đồng
(Năm mươi ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện
TTHC:
Giấy phép xây dựng nhà ở riêng
lẻ tại nông thôn.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC:
*Điều kiện chung:
1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử
dụng đất, mục tiêu đầu
tư.
2. Tùy thuộc vào quy
mô, tính
chất,
địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các
quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công
trình và công trình lân cận và các yêu
cầu về: Giới hạn
tĩnh không, độ thông
thủy,
bảo đảm các yêu cầu
về
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật, phòng cháy chữa cháy (viết
tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước,
viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,
khu di sản
văn hóa,
di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công
trình dễ
cháy,
nổ, độc hại, các
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải
được tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực
theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt
theo quy định. Đối với nhà ở
riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn
250 m2 dưới 3 tầng và
không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu
tư được tự tổ chức thiết kế
xây dựng và tự chịu trách
nhiệm về an toàn của
công trình và các công trình lân cận.
*Điều kiện riêng:
- Phù hợp với quy hoạch
điểm dân cư nông thôn (quy hoạch
xây dựng xã nông thôn mới)
được Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt;
- Đối với công
trình ở khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn được duyệt, thì phải
phù hợp với quy định
của Ủy ban nhân dân
cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng được thực hiện như sau:
- Trường hợp khu vực xây dựng
chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới) được duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
quy định các khu vực
khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng để làm căn cứ cấp
giấy phép xây dựng. Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nằm ngoài các khu
vực quy hoạch điểm dân cư nông thôn được duyệt, nằm ngoài các khu
vực mà theo quy định của UBND cấp huyện khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng
thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
chi tiết một số nội dung của Nghị định
số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây
dựng;
- Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND ngày
08/9/2014 của UBND tỉnh Gia
Lai về việc ban hành quy định
về
cấp giấy
phép xây dựng, giấy phép quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng theo giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND
tỉnh Gia Lai về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng lệ phí cấp giấy
phép xây dựng.
_______________
* Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi.
Phụ lục số 14
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20
tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP XÂY DỰNG
(Sử
dụng cho nhà ở nông thôn)
Kính gửi: UBND
xã ............................................
1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................................................
- Số chứng minh thư:..................................... Ngày
cấp:...........................................................
- Địa chỉ thường trú: ................................................................................................................
- Số điện thoại:.........................................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:...............................................................................................................
3. Nội dung đề nghị cấp phép xây dựng:....................................................................................
- Diện tích xây dựng tầng một................................... m2...........................................................
- Tổng diện tích sàn.................................................. m2...........................................................
- Chiều cao công trình................................... m; số tầng ..........................................................
4. Cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy
phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các
tài
liệu:
1-
2-
|
………..ngày………tháng…….năm……….
Người
làm đơn
(Ký
ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục số 15
(Ban hành kèm theo
Thông tư số
10/2012/TT-BXD
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
2. Thủ tục điều
chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân
xã. Công chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy
hẹn trao cho người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ
sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành
chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã
nơi cá nhân nộp hồ sơ. Khi đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, người
nhận phải nộp lại giấy hẹn và ký vào sổ trả kết quả thủ tục hành
chính.
* Thời gian nhận hồ sơ và trả
kết quả: Buổi sáng từ 7h-11h, buổi chiều từ 13h-17h, từ thứ 2 đến
thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số
lượng hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 19 Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
- Bản chính giấy phép xây dựng
đã được cấp;
- Sơ đồ mặt bằng
xây dựng điều chỉnh theo mẫu
tại Phụ lục số 15 Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải
quyết:
- 10 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến hạn theo quy
định nhưng cần phải xem xét thêm
thì cơ quan cấp
giấy
phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu
tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ
đạo thực hiện,
nhưng không được quá 10 ngày làm việc
kể từ ngày hết hạn
theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện
TTHC: Ủy ban nhân dân xã
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng, theo mẫu
tại Phụ lục số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
- Sơ đồ mặt bằng
xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
h) Lệ phí: Không
i) Kết quả thực hiện
TTHC:
Giấy phép điều chỉnh
k) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
- Phù hợp với quy hoạch xây
dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
- Tùy thuộc vào
quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy
phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu
cầu về: Giới hạn tĩnh
không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu
về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt
là PCCC), hạ tầng
kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng,
giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn
hóa và đảm bảo khoảng cách đến
các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các
công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
I) Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ
về cấp Giấy phép xây dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn chi tiết một số nội
dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về
cấp Giấy phép xây
dựng;
- Quyết định số
20/2014/QĐ-UBND ngày
08/9/2014 của UBND tỉnh
Gia Lai về việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng theo giấy
phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND
ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Gia
Lai về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ
phí cấp giấy phép xây dựng.
_______________
* Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi.
Phụ lục số 19
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20 tháng 12
năm
2012 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY
PHÉP XÂY DỰNG
(Sử
dụng cho nhà ở nông thôn)
Kính gửi: UBND xã ……………………………………
1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................................................
- Số chứng minh thư:..................................... Ngày
cấp:...........................................................
- Địa chỉ thường trú:.................................................................................................................
- Số điện thoại:.........................................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:
3. Nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp:...........................................................................
-
-
4. Nội dung đề nghị điều chỉnh:
-
-
5. Cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép
xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1-
2-
|
………….ngày………tháng……..năm………..
Người
làm đơn
(Ký
ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục số 15
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20 tháng 12
năm
2012 của Bộ Xây dựng)
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
3. Thủ tục gia
hạn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực
hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
của pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả của Ủy ban nhân dân
xã. Công chức có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ
sơ đầy đủ, hợp lệ
thì viết giấy hẹn trao
cho người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc
không hợp lệ thì công chức
hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân
xã nơi cá nhân nộp hồ sơ. Khi đến nhận
kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, người nhận phải nộp lệ phí, nộp lại giấy hẹn và ký vào sổ trả kết quả thủ
tục hành chính.
* Thời gian nhận
hồ sơ và trả kết
quả: Buổi sáng từ 7h-11h buổi chiều từ 13h-17h, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng
hồ sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép
xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng;
- Bản chính giấy
phép xây dựng đã được cấp.
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải
quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến
hạn theo quy định nhưng cần phải xem xét thêm
thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý
do, đồng
thời
báo cáo cấp
có thẩm
quyền
quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá
10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo
quy định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện
TTHC:
Ủy ban nhân dân xã
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
h) Lệ phí: 10.000 đồng (Mười
ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép gia
hạn
k) Yêu cầu, điều kiện
thực hiện TTHC:
- Trong thời hạn
30 ngày, trước thời điểm giấy
phép xây dựng hết hạn, nếu công
trình chưa
được
khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép
xây dựng;
- Đối với công
trình được cấp giấy phép xây dựng tạm đã hết thời hạn tồn tại ghi trong
giấy
phép,
nhưng Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư được đề nghị cơ quan cấp
phép xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch.
I) Căn cứ pháp lý của
TTHC:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003;
- Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp Giấy phép xây
dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ
Xây dựng Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ
về cấp
Giấy
phép xây dựng;
- Quyết định số
20/2014/QĐ-UBND ngày
08/9/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về
việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép
quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn
tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND ngày
29/12/2006 của UBND tỉnh Gia Lai về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản
lý và sử dụng lệ phí cấp giấy
phép xây dựng.
_______________
* Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi.
4. Thủ tục cấp
giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn
bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; nộp hồ sơ tại Bộ phận
tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã. Công chức
có trách nhiệm tiếp
nhận, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ
sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ
sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức hướng dẫn để người nộp hồ
sơ bổ sung, hoàn thiện
hồ sơ.
Bước 2: Cá nhân nhận kết quả giải quyết
thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân
xã nơi cá nhân nộp hồ sơ. Khi đến nhận kết
quả giải quyết thủ tục hành
chính, người nhận phải nộp lệ phí, nộp lại giấy hẹn và ký vào sổ
trả kết quả thủ tục hành chính.
* Thời gian nhận hồ
sơ và trả
kết quả:
Buổi sáng từ 7h-11h, buổi chiều từ 13h-17h, từ thứ 2 đến
thứ 6 (trừ ngày nghỉ, ngày lễ, tết).
b) Cách thức thực
hiện:
Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành
chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ
sơ:
*Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp
giấy phép xây dựng tạm theo mẫu
tại Phụ lục số 14 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD (tiêu
đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
tạm");
- Bản sao được
công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về
đất đai;
- Hai bộ bản vẽ thiết
kế, mỗi bộ gồm:
+ Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ
1/50 - 1/500, theo mẫu tại Phụ lục số 15 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
- Bản vẽ các mặt
đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống
thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông
tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây
chen có tầng hầm, ngoài
các tài liệu quy định trên, hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện
pháp thi công móng và tầng hầm của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho
công trình và công trình lân cận.
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải
quyết:
- 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp đến hạn theo quy định
nhưng
cần
phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải
thông báo bằng văn bản cho
chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo
cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp
xem xét và chỉ đạo thực hiện,
nhưng không được quá 10 ngày làm việc
kể từ ngày hết hạn theo quy
định.
đ) Đối tượng thực hiện: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện
TTHC:
Ủy ban nhân dân xã.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây
dựng tạm theo mẫu tại
Phụ lục số 14 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD;
- Sơ đồ mặt bằng theo mẫu
tại Phụ lục số 15 của Thông tư số 10/2012/TT-BXD.
h) Lệ phí: 50.000 đồng (Năm mươi
ngàn đồng)
i) Kết quả thực hiện
TTHC: Giấy phép
k) Yêu cầu, điều kiện thực
hiện TTHC:
- Nằm trong khu vực
đã có quy hoạch chi
tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới) được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và công bố nhưng chưa có
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Phù hợp với mục
đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
- Đảm bảo an toàn
cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa
cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng,
giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng
cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình
quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích
sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong
khu vực bảo vệ di tích lịch sử,
văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức
thiết
kế
xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các
công trình lân cận.
- Phù hợp với quy
mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời
hạn tồn tại của công
trình ghi trong giấy phép
xây dựng tạm hết hạn và không
yêu cầu
bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công
bố. Trường hợp
không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi
chi phí cho việc phá dỡ công trình.
I) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị định số
64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ
về cấp Giấy phép xây dựng;
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày
20/12/2012 của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày
04/9/2012 của Chính phủ
về cấp Giấy phép xây dựng;
- Quyết định số
20/2014/QĐ-UBND ngày
08/9/2014 của UBND tỉnh Gia
Lai về việc ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng, giấy phép
quy hoạch và quản
lý
trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 125/2006/QĐ-UBND
ngày 29/12/2006 của UBND
tỉnh Gia Lai về
việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép xây dựng*.
_______________
* Phần in nghiêng là nội dung sửa đổi.
Phụ lục số 14
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20
tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY
DỰNG TẠM
(Sử
dụng cho nhà ở nông thôn)
Kính gửi: UBND
xã…………………………
1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................................................
- Số chứng minh thư:..................................... Ngày
cấp:...........................................................
- Địa chỉ thường trú:.................................................................................................................
- Số điện thoại:.........................................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:...............................................................................................................
3. Nội dung đề nghị cấp phép xây dựng: ..................................................................
- Diện tích xây dựng tầng một................................... m2...........................................................
- Tổng diện tích sàn.................................................. m2 ..........................................................
- Chiều cao công trình................................... m;
số tầng ..........................................................
4. Cam kết:
Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép
xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1-
2-
|
…………….ngày……..tháng……….năm……….
Người
làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục số 15
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20
tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)