Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1186/QĐ-UBND 2020 Đề án Tổ chức lại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Giang

Số hiệu: 1186/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 20/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1186/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÀNH VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.

Căn cứ Kết luận số 594-KL/TU ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tổ chức lại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh: LĐVP, CVNCTH, Phòng HC-TC, QT-TV, TT.TT-CB;
- Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh;
- VNPT ioffice;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC LẠI VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÀNH VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
(kèm theo Quyết định số: 1186/QĐ-UBND ngày 20/7/2020 của UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH, HĐND VÀ UBND TỈNH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại 10 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Hà Giang; ngày 07/12/2018, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 32/NQ-HĐND về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019).

Đến nay, Bộ Chính trị đã có ý kiến tại Công văn số 12348-CV/VPTW ngày 16/6/2020 của Văn phòng Trung ương Đảng, trong đó nêu rõ: Kết thúc thí điểm việc hợp nhất 3 văn phòng (HĐND, Đoàn ĐBQH và UBND cấp tỉnh); đối với 12 địa phương đã thực hiện thí điểm, chuyển sang thực hiện ngay mô hình tổ chức 2 văn phòng tham mưu, giúp việc (Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Ngày 10/7/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-HĐND về việc Tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang. Do đó, việc xây dựng Đề án là cần thiết để cụ thể hóa các phương án, giải pháp xử lý tổ chức bộ máy, biên chế, tài sản, tài chính và các vấn đề khác liên quan trong quá trình Tổ chức lại1 Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

2. Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.

3. Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

4. Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

5. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

6. Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

7. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

8. Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

9. Công văn số 64/KSTT-KTN ngày 25/02/2020 của Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính;

10. Công văn số 12348-CV/VPTW ngày 16/6/2020 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc thông báo ý kiến Bộ Chính trị.

11. Kết luận số 594-KL/TU ngày 08/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ;

12. Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

III. THỰC TRẠNG

1. Vị trí, chức năng của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

1.1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang là cơ quan hành chính nhà nước tương đương cấp sở, thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, chỉ đạo điều hành về: Kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ nhà nước và thi đua - khen thưởng trên địa bàn tỉnh.

1.2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

2.1. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

a) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh.

b) Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương.

c) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

đ) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

e) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

g) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội theo phân cấp quản lý cán bộ và quy định của pháp luật.

h) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương; Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương.

2.2. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

a) Giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động đối ngoại.

c) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

d) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo công tác; tham mưu, phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

đ) Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát.

e) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết.

g) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.

h) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện việc: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.

i) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp; giúp Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra các văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh trình giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

k) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

l) Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ công tác với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.

m) Được ký văn bản thông báo ý kiến, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; được quyền đề nghị hoặc yêu cầu các đơn vị cùng cấp, cấp dưới phối hợp thực hiện nhiệm vụ; được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động theo quy định.

n) Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.

o) Giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

2.3. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động, quản lý, chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

- Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;

- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;

- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

- Theo dõi, đôn đốc các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;

- Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;

- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau

- Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;

- Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;

- Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;

- Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

e) Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến)

- Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;

- Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến.

g) Về cải cách hành chính

- Về kiểm soát thủ tục hành chính:

+ Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Cho ý kiến, thẩm định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc thống kê các thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tạo đường kết nối giữa trang tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

+ Tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề xuất việc phân công xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị khác có liên quan;

+ Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và quy định có liên quan; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

+ Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;

+ Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập hệ thống công chức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan ở địa phương.

- Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả tập trung đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, cơ quan ngang sở và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Thông tin, tuyên truyền và tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

h) Về công tác văn thư, lưu trữ

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý lưu trữ thông tin số trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài liệu hết giá trị của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị cần hủy tại Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; quyết định việc hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo, quy định của pháp luật;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;

- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, gồm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, tu bổ phục chế, bảo hiểm, bảo quản, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.

i) Về công tác thi đua, khen thưởng

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào thi đua và chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; tổng hợp, báo cáo định kỳ về thi đua, khen thưởng theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;

- Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

k) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.4. Các nhiệm vụ chung phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân và của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

- Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

- Tham mưu tổ chức, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân.

b) Về công tác Thông tin - Công báo

- Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Quản lý, phát hành Công báo tỉnh.

c) Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

- Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành;

- Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định;

- Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh (các phần mềm dùng chung).

2.5. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng: Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn.

2.6. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ

a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định.

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao.

đ) Quản lý cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định.

h) Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng

3.1. Lãnh đạo Văn phòng: Có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng.

3.2. Cơ cấu tổ chức

a) Các đơn vị hành chính (11 đơn vị):

(1) Phòng Công tác Đại biểu Quốc hội;

(2) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân;

(3) Phòng Kinh tế - Tổng hợp;

(4) Phòng Văn hóa - Xã hội;

(5) Phòng Nội chính - Pháp chế;

(6) Phòng Hành chính - Tổ chức;

(7) Phòng Quản trị - Tài vụ;

(8) Ban Tiếp công dân;

(9) Ban Thi đua - Khen thưởng;

(10) Chi cục Văn thư Lưu trữ;

(11) Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang.

b) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (02 đơn vị):

(1) Trung tâm Thông tin - Công báo;

(2) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.3. Biên chế, số lượng người làm việc, nhân sự

a) Biên chế:

- Biên chế được UBND tỉnh giao năm 2020 là 174 biên chế; trong đó biên chế công chức được giao tại Quyết định số 2904/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh là 133 biên chế (gồm 106 biên chế công chức và 27 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) Và Chỉ tiêu số lượng người làm việc được giao tại Quyết định số 2905/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh là 41 chỉ tiêu sự nghiệp khác.

- Biên chế đã thực hiện đến ngày 19/7/2020 là 161/174, trong đó: 103/106 công chức (đã bao gồm 01 cán bộ Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh và 06 công chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH được Văn phòng Quốc hội chuyển giao sang tỉnh quản lý nhưng chưa được giao biên chế), 36/41 số lượng người làm việc khác, 20/27 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP; còn 15 biên chế chưa sử dụng (trong đó 03 biên chế công chức, 05 chỉ tiêu số lượng người làm việc và 07 hợp đồng 68).

b) Nhân sự cụ thể gắn với biên chế đã thực hiện:

- Khối Văn phòng: 85/85 công chức2,02/02 số lượng người làm việc sự nghiệp khác, 16 hợp đồng theo Nghị định 68 và 01 hợp đồng có thời hạn trong hợp đồng 68:

(1) Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh: 01/01 (Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh).

(2) Thường trực HĐND tỉnh: 02/02 (02 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh).

(3) Thường trực UBND tỉnh: 03/04 (Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch UBND tỉnh).

(4) Ban Văn hóa Xã hội: 02/02.

(5) Ban Dân tộc: 01/01.

(6) Ban Kinh tế ngân sách: 01/02.

(7) Ban Pháp chế: 01/01.

(8) Lãnh đạo Văn phòng: 05/04 (trong đó 01 Phó Văn phòng là cán bộ Công an tỉnh biệt phái, không thuộc biên chế của Văn phòng).

(9) Phòng Công tác ĐBQH: 02/02.

(10) Phòng Công tác HĐND: 09/09.

(11) Phòng Nội chính - Pháp chế: 04/04.

(12) Phòng Kinh tế - Tổng hợp: 13/13.

(13) Phòng Văn hóa - Xã hội: 03/03.

(14) Trung tâm Phục vụ hành chính công: 03/03, trong đó có 01 công chức và 02 viên chức.

(15) Ban Tiếp công dân: 04/04.

(16) Phòng Hành chính - Tổ chức: 17/17, trong đó 16/16 công chức và 01/01 hợp đồng theo Nghị định 68.

(17) Phòng Quản trị - Tài vụ: 32/31, trong đó 16/16 công chức và 15 hợp đồng theo Nghị định 68 và 01 hợp đồng có thời hạn trong hợp đồng 68.

- Khối đơn vị trực thuộc: 20/21 công chức, 34/39 số lượng người làm việc khác và 04/04 hợp đồng theo Nghị định 68:

(1) Ban Thi đua - Khen thưởng: 13/14 chỉ tiêu, gồm 12/13 công chức và 01/01 hợp đồng theo Nghị định 68.

(2) Chi cục Văn thư - Lưu trữ: 19/20 trong đó 08/08 công chức, 08/09 số lượng người làm việc khác, 03/03 hợp đồng theo Nghị định 68.

(3) Trung tâm Thông tin - Công báo: 19/20 số lượng người làm việc khác.

(4) Nhà khách UBND tỉnh: 07/10 số lượng người làm việc khác.

(Có Danh sách kèm theo)

4. Tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị

4.1. Tài chính

- Tổng kinh phí được cấp năm 2020 là: 47.479.000.000đ.

- Đã sử dụng đến 30/6/2020 là: 18.758.000.000đ

- Tồn đến tháng 7/2020 là: 28.721.000.000d

4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trụ sở Văn phòng được bố trí tại tòa nhà làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND, UBND tỉnh.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC, NHÂN SỰ, TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, ĐẤT ĐAI VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CÓ LIÊN QUAN

1. Về tổ chức bộ máy

Chia tách Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh thành 02 Văn phòng tham mưu giúp việc theo đúng ý kiến của Bộ Chính trị tại Công văn số 12348-CV/VPTW ngày 16/6/2020 của Văn phòng Trung ương Đảng, cụ thể:

1.1. Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh

a) Về vị trí, chức năng: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 cua Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn: Chia tách nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh để chuyển sang Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh đảm bảo đầy đủ theo đúng Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ.

c) Về cơ cấu tổ chức (gồm 03 phòng):

Chuyển giao nguyên trạng 02 phòng chuyên môn; chia tách bộ phận Hành chính (thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh trước đây) Và bộ phận Hành chính - Tổ chức (thuộc Văn phòng HĐND tỉnh trước đây) từ Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh và bộ phận Quản trị từ Phòng Quản trị - Tài vụ thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh để thành lập phòng mới thuộc Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh (như thời điểm trước khi thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng), cụ thể:

(1) Phòng Công tác Đại biểu Quốc hội.

(2) Phòng Công tác Hội đồng nhân dân.

(3) Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị (thành lập mới).

1.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Về vị trí, chức năng: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn: Chia tách nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh để chuyển sang Văn phòng UBND tỉnh đảm bảo đầy đủ theo đúng Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Đề án của Tỉnh ủy về chuyển giao Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Chi cục Văn thư - Lưu trữ từ Sở Nội vụ sang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

c) Về cơ cấu tổ chức (gồm 11 phòng, đơn vị trực thuộc):

- Chuyển giao nguyên trạng 09 phòng, đơn vị sau đây từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang Văn phòng UBND tỉnh:

(1) Phòng Kinh tế - Tổng hợp;

(2) Phòng Văn hóa - Xã hội;

(3) Phòng Nội chính - Pháp chế;

(4) Ban Tiếp công dân;

(5) Ban Thi đua - Khen thưởng;

(6) Chi cục Văn thư Lưu trữ;

(7) Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang;

(8) Trung tâm Thông tin - Công báo;

(9) Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chia tách bộ phận Hành chính - Tổ chức từ Phòng Hành chính - Tổ chức thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang Văn phòng UBND tỉnh để thành lập Phòng Hành chính - Tổ chức (như thời điểm trước khi thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng).

- Chia tách bộ phận Quản trị - Tài vụ từ Phòng Quản trị - Tài vụ thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang Văn phòng UBND tỉnh để thành lập Phòng Quản trị - Tài vụ (như thời điểm trước khi thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng).

2. Biên chế, hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

2.1. Điều chuyển biên chế công chức, chỉ tiêu số lượng người làm việc, hợp đồng 68 từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang 02 đơn vị mới như sau:

a) Đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:

- Điều chuyển 34 biên chế (trong đó 28 biên chế công chức và 06 hợp đồng lao động 68) từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang2.

- Đối với 06 công chức (gồm 01 Lãnh đạo Văn phòng, 3 công chức Phòng Công tác Đại biểu Quốc hội, 02 công chức Phòng Quản trị - Tài vụ) Và 02 hợp đồng 68 thuộc Phòng Quản trị - Tài vụ3: Khi tiếp nhận từ Văn phòng Quốc hội về UBND tỉnh quản lý không được bàn giao biên chế, nên giữ nguyên như hiện nay. Lý do:

+ Năm 2016, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được chuyển giao về Văn phòng Quốc hội quản lý; UBND tỉnh có Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 điều chuyển 06 công chức về Văn phòng Quốc hội quản lý. Tuy nhiên, biên chế không thuộc thẩm quyền điều chuyển nên đưa vào biên chế chưa sử dụng.

+ Tại Kỳ họp thứ 3 - Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVII, UBND tỉnh đã trình cắt giảm biên chế của các cơ quan, đơn vị, cụ thể: Biên chế sở, ngành giảm 17, UBND các huyện giảm 11 và giảm 09 biên chế chưa sử dụng (gồm 06 chỉ tiêu của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đã điều động về Trung ương và 03 chỉ tiêu thu hồi do giảm trừ 50% số người nghỉ hưu, tinh giản của các cơ quan, đơn vị) để đảm bảo tỷ lệ tinh giản biên chế theo chỉ tiêu Bộ Nội vụ giao năm 2017 (HĐND tỉnh đã phê duyệt tại Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 11/12/2016).

Phương án bổ sung biên chế: Giao Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh rà soát, tham mưu, đề xuất phương án bổ sung số biên chế công chức do tỉnh đã trừ ứng tinh giản biên chế năm 2017, để đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho công chức, cũng như hoạt động của đơn vị. Trước mắt trong thời gian tổ chức lại, giao Sở Tài chính tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính đối với số công chức và lao động hợp đồng 68 này như hiện nay.

- Tổng biên chế, hợp đồng 68 của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh sau khi chia tách là 34 chỉ tiêu (trong đó 28 biên chế công chức và 06 hợp đồng lao động 68).

b) Đối với Văn phòng UBND tỉnh: Điều chuyển 140 biên chế, trong đó 78 biên chế công chức, 41 chỉ tiêu số lượng người làm việc sự nghiệp khác và 21 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang.

2.2. Giao Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (đơn vị mới):

- Bố trí, quản lý, sử dụng biên chế theo Quyết định giao biên chế hàng năm của Chủ tịch UBND tỉnh và quy định hiện hành.

- Xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

- Trên cơ sở Đề án điều chỉnh vị trí việc làm để xác định biên chế cần thiết, phù hợp, có lộ trình sắp xếp công chức, viên chức, lao động hợp đồng 68 và tinh giản biên chế theo quy định nhằm đảm bảo mục tiêu cải cách hành chính.

3. Nhân sự cụ thể

3.1. Đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:

a) Lãnh đạo Văn phòng:

- Lãnh đạo Văn phòng gồm: Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng (Lý do: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng; Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có không quá 02 Phó Chánh Văn phòng. Do đó, việc quy định không quá 3 Phó Văn phòng đảm bảo phù hợp với các quy định nêu trên và phù hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh).

- Điều động 02 Phó Văn phòng phụ trách Công tác Đại biểu Quốc hội và Công tác Hội đồng nhân dân từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang.

- Đối với chức danh Chánh Văn phòng: Đề nghị Thường trực Tỉnh ủy trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét giao Đảng Đoàn HĐND tỉnh thực hiện việc bổ nhiệm theo quy định hiện hành.

b) Lãnh đạo các phòng thuộc Văn phòng:

- Đối với các phòng chuyển giao nguyên trạng: Giữ nguyên như hiện nay.

- Đối với phòng thành lập mới: Do Chánh Văn phòng sắp xếp, bổ nhiệm theo quy định.

Trường hợp không được bổ nhiệm, thực hiện chính sách đối với công chức lãnh đạo theo quy định hiện hành.

c) Công chức, hợp đồng 68: Điều động theo phương án xử lý tổ chức bộ máy.

Chánh Văn phòng có trách nhiệm thực hiện sắp xếp, bố trí lại công chức, lao động Hợp đồng 68 vào các phòng theo Phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức và biên chế tại Đề án này, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức.

3.2. Đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Lãnh đạo Văn phòng:

- Lãnh đạo Văn phòng gồm: Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng (theo đúng Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ).

- Nhân sự cụ thể:

+ Điều động, bổ nhiệm Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh giữ chức Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

+ Điều động, bổ nhiệm 02 Phó Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh (phụ trách lĩnh vực hoạt động của UBND tỉnh, trong đó có 01 Phó Văn phòng là cán bộ Công an tỉnh biệt phái, không thuộc biên chế Văn phòng), giữ chức Phó Văn phòng UBND tỉnh.

b) Lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng:

- Đối với các phòng chuyển giao nguyên trạng: Giữ nguyên như hiện nay.

- Đối với phòng thành lập mới: Do Chánh Văn phòng sắp xếp, bổ nhiệm theo quy định.

Trường hợp không được bổ nhiệm, thực hiện chính sách đối với công chức lãnh đạo theo quy định hiện hành.

c) Công chức, viên chức, hợp đồng 68: Điều động theo phương án xử lý tổ chức bộ máy.

Chánh Văn phòng có trách nhiệm thực hiện sắp xếp, bố trí lại công chức, viên chức, lao động Hợp đồng 68 vào các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Văn phòng theo Phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức và biên chế tại Đề án này, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp.

3.3. Đối với nhân sự dôi dư (nếu có):

Đối với nhân sự không sắp xếp được vào vị trí việc làm của đơn vị mới (sau khi Tổ chức lại thành 2 Văn phòng và bố trí nhân sự theo Đề án vị trí việc làm): Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp và các ngành liên quan xem xét tham mưu cấp có thẩm quyền theo các hướng sau:

a) Sắp xếp về các cơ quan, đơn vị khác thuộc tỉnh theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, khi điều động nhân sự gắn với chỉ tiêu biên chế;

b) Giải quyết nghỉ theo chế độ quy định hiện hành hoặc cho phép cá nhân tự liên hệ công tác khác theo nguyện vọng.

4. Tài chính, tài sản

4.1. Trụ sở làm việc: Giữ nguyên như hiện nay tại tòa nhà Trụ sở làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh (Địa chỉ: Số 01, đường Đội Cấn, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang).

4.2. Tài chính, tài sản:

- Chuyển giao toàn bộ tài chính, tài sản, trang thiết bị hiện tại của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang 02 đơn vị mới theo phương án xử lý tổ chức bộ máy để tiếp tục quản lý và sử dụng ngay sau khi có quyết định tổ chức lại.

- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND tỉnh có trách nhiệm chốt số kinh phí được giao năm 2020 đến thời điểm có quyết định tổ chức lại Văn phòng để chuyển giao cho 02 đơn vị mới theo quy định.

- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm sắp xếp và sử dụng, thanh quyết toán về kinh phí, tài chính, tài sản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật hiện hành.

II. TÊN GỌI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH (sau khi chia tách)

1. Tên gọi: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.

2. Vị trí, chức năng

2.1. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang; của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

2.2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn (theo đúng Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ)

3.1. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

a) Tham mưu, tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đại biểu Quốc hội thực hiện quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;

b) Tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; thực hiện chỉ đạo của Đoàn đại biểu Quốc hội trong phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ hoạt động giám sát, khảo sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tại địa phương;

c) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp xúc cử tri; giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu, tổ chức phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

đ) Phối hợp phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; giúp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà đại biểu là thành viên và các hoạt động khác của các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội;

e) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, 06 tháng và cả năm; báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội 06 tháng, cả năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

g) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm, quản lý kinh phí và tài sản của Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm các điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;

h) Giúp Đoàn đại biểu Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan trung ương và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương; Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương;

i) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của Văn phòng.

3.2. Trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

a) Giúp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch điều hành công việc chung của Hội đồng nhân dân tỉnh; điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động đối ngoại.

c) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, cuộc họp của các Ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

d) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo công tác; tham mưu, phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn thiện các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

đ) Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong hoạt động giám sát; khảo sát, theo dõi, tổng hợp, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghị quyết về giám sát.

e) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp công dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân gửi đến Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân.

g) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết.

h) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.

i) Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện việc: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.

k) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề giữa hai kỳ họp; giúp Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra các văn bản do Ủy ban nhân dân trình giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.

l) Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

m) Tham mưu, phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giữ mối liên hệ công tác với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.

n) Được ký văn bản thông báo ý kiến, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; được quyền đề nghị hoặc yêu cầu các đơn vị cùng cấp, cấp dưới phối hợp thực hiện nhiệm vụ; được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu cho Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoạt động theo quy định.

o) Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện dự toán; quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.

p) Giúp Hội đồng nhân dân tỉnh: Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

3.3. Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan, của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh.

3.4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện việc quản lý công chức, người lao động của Văn phòng theo quy định của pháp luật.

3.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản

4.1. Tổ chức bộ máy

a) Lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh: Có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

- Việc bổ nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và phân cấp quản lý của tỉnh.

- Tại thời điểm có Quyết định tổ chức lại Văn phòng, giữ nguyên số lượng Lãnh đạo Văn phòng hiện có điều động từ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh sang.

b) Cơ cấu tổ chức: Thực hiện theo Phương án xử lý cơ cấu tổ chức nêu tại Mục I Phần II Đề án này.

4.2. Biên chế, hợp đồng 68

a) Biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, hợp đồng 68 của tỉnh do cấp có thẩm quyền giao theo quy định.

b) Năm 2020, tổng số biên chế, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh sau khi chia tách là 34 biên chế (trong đó 28 biên chế công chức và 06 hợp đồng lao động 68), điều chuyển từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang.

c) Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình UBND tỉnh xem xét quyết định và bố trí công chức, viên chức, hợp đồng 68 vào các phòng theo vị trí việc làm.

5. Mối quan hệ công tác

5.1. Văn phòng chủ động phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương trong công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang. Giữ mối liên hệ thường xuyên với các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, bảo đảm thực hiện công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.

5.2. Văn phòng có quan hệ công tác với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác ở địa phương để phối hợp phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

6. Chế độ làm việc

6.1. Chế độ làm việc của Văn phòng thực hiện theo chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên.

6.2. Căn cứ các quy định của pháp luật, Chánh Văn phòng ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế theo quy định.

III. TÊN GỌI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG UBND TỈNH (sau khi chia tách)

1. Tên gọi: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.

2. Vị trí, chức năng

2.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền. Đồng thời tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về thi đua - khen thưởng, văn thư, lưu trữ nhà nước trên địa bàn tỉnh và thực hiện quản lý văn thư - lưu trữ, công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

2.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn (theo đúng Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT- VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ4, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ5 và Đề án của Tỉnh ủy về chuyển giao Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh, Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh từ Sở Nội vụ sang trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh)

3.1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành

a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản;

c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

d) Theo dõi, đôn đốc các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;

đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác;

e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo;

c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

3.5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp;

b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;

d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3.6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến)

a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;

b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Đối với văn bản khác: kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến.

3.7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành;

c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;

d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.8. Về kiểm soát và cải cách thủ tục hành chính

a) Về kiểm soát thủ tục hành chính:

- Tham gia ý kiến, thẩm định nội dung quy định thủ tục hành chính tại đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Đôn đốc, kiểm soát chất lượng công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công khai thủ tục hành chính tại trụ sở nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính để công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo quy định;

- Chuẩn hóa, nhập, đăng tải, công khai, tích hợp, khai thác, quản lý dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

- Tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp, sáng kiến đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;

- Tham mưu tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương;

- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chinh trên địa bàn tỉnh.

b) Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông:

- Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại địa phương theo quy định;

- Xem xét, đánh giá quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành theo quy định;

- Phối hợp hoặc chủ trì tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh;

- Tổ chức thực hiện đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

c) Về xây dựng,vận hành cổng Dịch vụ công Quốc gia:

- Phối hợp thực hiện tích hợp đăng nhập một lần; đồng bộ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; tích hợp hệ thống và thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Tham mưu tổ chức thực hiện việc tái cấu trúc quy trình, xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh lên cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Tham gia quản lý, vận hành, khai thác-Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Kiểm soát, đánh giá, đôn đốc việc tổ chức giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trên cổng Dịch vụ công Quốc gia, cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh;

- Phối hợp, đôn đốc các đơn vị đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin để Cổng Dịch vụ công Quốc gia vận hành thông suốt, hiệu quả.

d) Về đơn giản hóa chế độ báo cáo:

- Tổ chức rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa và tham mưu xây dựng, trình ban hành quyết định quy định chế độ báo cáo của địa phương đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước;

- Tham mưu tổ chức xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của địa phương;

- Phối hợp thực hiện tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin báo cáo của địa phương với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ để hình thành Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia;

- Phối hợp cung cấp thông tin về tình hình biến động các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (theo Bộ chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 24/02/2020) trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ hoặc Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, cơ quan để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

đ) Thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả tập trung đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, cơ quan ngang sở và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

e) Thông tin, tuyên truyền và tổng hợp, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

3.9. Về công tác văn thư, lưu trữ

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý lưu trữ thông tin số trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục tài liệu hết giá trị của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, quyết định hủy tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị cần hủy tại Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; quyết định việc hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;

e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ;

g) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ: Giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;

h) Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện nhiệm vụ của Lưu trữ lịch sử của tỉnh, gồm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu; thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, tu bổ phục chế, bảo hiểm, bảo quản, giải mật tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;

k) Cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

l) Thực hiện các hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.

3.10. Về công tác thi đua, khen thưởng

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế thực hiện các phong trào thi đua và chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến;

b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ở các sở, ban, ngành, ở cấp huyện, cấp xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra những vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật;

c) Thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, của cấp huyện, cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ở địa phương và cơ sở, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng theo quy định;

d) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng; tổng hợp, báo cáo định kỳ về thi đua, khen thưởng theo quy định. Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân cấp; tham mưu tổ chức thực hiện việc trao tặng, đón nhận các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;

đ) Làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.

3.11. Về công tác Thông tin - Công báo:

a) Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của Văn phòng.

b) Quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Quản trị, vận hành Trang thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh; Thu thập thông tin phản hồi, ý kiến kiến nghị của người dân đối với các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh và cập nhật thông tin của Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri trên Trang thông tin điện tử; xuất bản Bản tin hoạt động Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Giang và các ấn phẩm;

d) Quản lý, phát hành Công báo tỉnh.

3.12. Quản lý, vận hành hệ thống thông tin điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh (các phần mềm dùng chung).

3.13. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:

a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3.14. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng:

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn.

3.15. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định;

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao;

đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;

e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập "trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định;

3.16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản

4.1. Tổ chức bộ máy

a) Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng theo quy định của pháp luật.

- Tại thời điểm có Quyết định tổ chức lại Văn phòng, giữ nguyên số lượng Lãnh đạo Văn phòng hiện có điều động từ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh sang để bổ nhiệm theo Đề án này.

b) Cơ cấu tổ chức: Thực hiện theo Phương án xử lý cơ cấu tổ chức nêu tại Mục I Phần II Đề án này.

4.2. Biên chế, hợp đồng 68

a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức, chỉ tiêu số lượng người làm việc, hợp đồng 68 của tỉnh do cấp có thẩm quyền giao theo quy định.

b) Năm 2020, tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi chia tách là 140 biên chế (trong đó 78 biên chế công chức, 41 chỉ tiêu số lượng người làm việc sự nghiệp khác và 21 hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP), điều chuyển từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang.

c) Chánh Văn phòng UBND có trách nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình UBND tỉnh xem xét quyết định và bố trí công chức, viên chức, hợp đồng 68 vào các phòng, đơn vị trực thuộc theo vị trí việc làm.

5. Mối quan hệ công tác

5.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ.

5.2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

5.3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền.

6. Chế độ làm việc

6.1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị trực thuộc làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

6.2. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

6.3. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ, được Chánh Văn phòng phân công theo dõi từng lĩnh vực công việc, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về lĩnh vực công việc được phân công.

Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

6.4. Trưởng các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách lĩnh vực về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình.

6.5. Công chức, viên chức chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phân công công việc của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo Phòng, đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo theo quy chế làm việc của cơ quan.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. BAN TỔ CHỨC - NỘI VỤ TỈNH

1. Thẩm định Đề án này và hồ sơ có liên quan trình cấp có thẩm quyền; là đầu mối để các đơn vị phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.

2. Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền:

a) Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo Đề án này và quy định hiện hành.

b) Sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm lãnh đạo 02 Văn phòng (đơn vị mới sau khi chia tách) theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo đồng thời với việc chia tách tổ chức bộ máy và không ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị.

3. Phối với với 02 đơn vị mới (Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) trong việc triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách (nếu có) trong quá trình trước và sau khi chia tách cho đến khi 02 Văn phòng đi vào hoạt động theo quy định.

4. Tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh:

a) Điều chuyển biên chế công chức, chỉ tiêu số lượng người làm việc, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và điều động công chức, viên chức, người lao động từ Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh sang Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo Đề án này và quy định hiện hành.

b) Thẩm định, trình phê duyệt Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của.02 đơn vị mới sau khi chia tách tổ chức bộ máy theo quy định.

5. Có trách nhiệm rà soát, tham mưu, đề xuất phương án bổ sung biên chế công chức (06 biên chế công chức tỉnh đã trừ ứng tinh giản biên chế năm 2017 sau khi Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được chuyển giao về Văn phòng Quốc hội quản lý, như đã nêu tại Khoản 2 Mục I Phần II Đề án này), cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh sau khi chia tách, để đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho công chức, cũng như hoạt động của đơn vị.

II. SỞ TÀI CHÍNH

1. Chỉ đạo việc kiểm kê và hướng dẫn bàn giao về: Kinh phí, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất trang thiết bị của các đơn vị trong quá trình trước và sau khi chia tách cho đến khi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đi vào hoạt động.

2. Chủ trì trong việc giải quyết các nội dung có liên quan về tài chính.

3. Trình UBND tỉnh điều chỉnh dự toán kinh phí theo chỉ tiêu biên chế được phê duyệt và phương án xử lý tài sản sau chia tách thành 02 văn phòng.

4. Sau khi chia tách Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, trước mắt nghiên cứu, cân đối kinh phí tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính đối với số công chức và hợp đồng 68 do UBND tỉnh tiếp nhận từ Văn phòng Quốc hội nhưng chưa gắn với biên chế, cho đến khi được cấp có thẩm quyền giao bổ sung biên chế theo Đề án này và quy định hiện hành.

III. VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (đơn vị trước khi chia tách)

1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng Đề án Tổ chức lại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, theo đúng ý kiến của Bộ Chính trị tại Công văn số 12348-CV/VPTW ngày 16/6/2020 của Văn phòng Trung ương Đảng và gửi Ban Tổ chức - Nội vụ thẩm định, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

2. Tiến hành khóa sổ sách kế toán, lập báo cáo kiểm kê công nợ, kiểm kê tài sản, vật tư, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ và thực hiện thanh quyết toán các nguồn kinh phí đã chi đến thời điểm chia tách và tổ chức bàn giao tài chính, tài sản, trang thiết bị, hồ sơ sổ sách có liên quan đến công chức, viên chức, hợp đồng 68, hợp đồng lao động về đơn vị mới để làm cơ sở lập báo cáo tài chính theo quy định. Đồng thời thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình trước và sau khi chia tách tổ chức bộ máy cho đến khi Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đi vào hoạt động.

3. Thực hiện việc lưu trữ hồ sơ tài liệu khi chia tách tổ chức bộ máy theo quy định của Luật Lưu trữ.

IV. VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VÀ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH (đơn vị mới sau khi chia tách)

1. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tại Đề án và chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị khi thực hiện phương án chia tách 02 Văn phòng theo Đề án này.

2. Xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm gửi Ban Tổ chức - Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện.

3. Xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế cụ thể của 02 Văn phòng gửi Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh thẩm định, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

4. Sắp xếp, bố trí Lãnh đạo cấp phòng, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo vị trí việc làm và Quyết định giao biên chế của Chủ tịch UBND tỉnh.

5. Ban hành Quy chế làm việc của cơ quan và tổ chức thực hiện theo quy định, đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị mới sau khi chia tách.

6. Thực hiện việc quản lý, sử dụng công chức, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của đơn vị mới theo quy định và phân cấp của tỉnh.

7. Ngoài ra, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng dự thảo Quyết định kiện toàn vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của 06 đơn vị trực thuộc (gồm: Ban Tiếp công dân; Ban Thi đua - Khen thưởng; Chi cục Văn thư Lưu trữ; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang; Trung tâm Thông tin - Công báo và Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh), gửi Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh để giải quyết; trường hợp vượt quá thẩm quyền, tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết theo quy định./.

 

DANH SÁCH

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH, HĐND VÀ UBND TỈNH

(Có mặt đến ngày 19/7/2020)

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ

Nam

Nữ

A

LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQH, HĐND, UBND TỈNH; LÃNH ĐẠO CÁC BAN HĐND TỈNH VÀ LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG

I

Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh

 

 

 

1.

Vương Ngọc Hà

 

15/9/1977

Phó trưởng Đoàn ĐBQH

II

Thường trực HĐND tỉnh

 

 

 

2.

Chúng Thị Chiên

 

07/02/1969

Phó Chủ tịch Thường trực

3.

Hoàng Văn Vịnh

24/10/1964

 

Phó Chủ tịch

III

Lãnh đạo UBND tỉnh

 

 

 

4.

Nguyễn Văn Sơn

14/9/1964

 

Chủ tịch

5.

Trần Đức Quý

07/01/1965

 

Phó Chủ tịch

6.

Hà Thị Minh Hạnh

 

23/7/1969

Phó Chủ tịch

IV

Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh

 

 

*

Ban Văn hóa xã hội

 

 

 

7.

Hoàng Văn Kiên

19/12/1963

 

Trưởng Ban

8.

Hùng Thị Giang

 

26/5/1981

Phó Ban

*

Ban Dân tộc

 

 

 

9.

Bùi Quang Trí

27/8/1973

 

Trưởng Ban

*

Ban Kinh tế ngân sách

 

 

 

10.

Ngô Xuân Nam

24/5/1975

 

Phó Ban

*

Ban Pháp chế

 

 

 

11.

Sền Văn Bắc

15/10/1975

 

Phó Ban

V

Lãnh đạo Văn phòng

 

 

 

12.

Lương Văn Đoàn

26/9/1973

 

Chánh Văn phòng

13.

Nguyễn Huy sắc

06/5/1976

 

Phó Văn phòng

14.

Phạm Thị Hồng Yên

 

23/9/1974

Phó Văn phòng

15.

Nguyễn Thị Thanh Thủy

 

03/11/1978

Phó Văn phòng

16.

La Tiến Sang

03/7/1975

 

Phó Văn phòng (biệt phái)

B

CÁC PHÒNG, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VĂN PHÒNG

I

Phòng Công tác ĐBQH

 

 

 

17.

Lê Ngọc Hà

 

20/6/1980

Phó phòng

18.

Trần Thị Thu Hiền

 

10/12/1983

Chuyên viên

II

Phòng công tác HĐND

 

 

 

19.

Nguyễn Văn Thơi

28/9/1960

 

Trưởng phòng

20.

Bùi Văn Tân

17/6/1978

 

Phó phòng

21.

Hoàng Thị Thu Hiền

 

12/6/1980

Phó phòng

22.

Hoàng Văn Đồng

10/11/1965

 

Phó phòng

23.

Lý Xuân Thắng

11/10/1984

 

Chuyên viên

24.

Chúng Ngọc Mai

 

28/8/1990

Chuyên viên

25.

Trần Thị Liên

 

13/11/1988

Chuyên viên

26.

Trần Thùy Linh

 

15/3/1991

Chuyên viên

27.

Hoàng Đức Tuyên

06/04/1994

 

Chuyên viên

III

Phòng Nội chính - Pháp chế

 

 

 

28.

Lê Văn Đạt

31/12/1980

 

Trưởng phòng

29.

Lành Văn Sơn

10/10/1968

 

Phó phòng

30.

Nguyễn Văn Lượng

15/8/1983

 

Phó phòng

31.

Nguyễn Lê Huy

14/8/1988

 

Chuyên viên

IV

Phòng Kinh tế - Tổng hợp

 

32.

Nguyễn Tiến Hùng

09/5/1975

 

Trưởng phòng

33.

Vũ Quảng Đại

31/12/1975

 

Phó phòng

34.

Ngô Trọng Hà

14/7/1965

 

Phó phòng

35.

Cao Văn Hồng

09/8/1972

 

Phó phòng

36.

Đặng Hà Hưng

07/7/1983

 

Phó phòng

37.

Nguyễn Mỹ Cảnh

25/9/1976

 

Phó phòng

38.

Lê Anh Hải

07/7/1978

 

Phó phòng

39.

Trần Đức Nghĩa

17/10/1977

 

Phó phòng

40.

Đoàn Trung Hải

18/10/1968

 

Phó phòng

41.

Lý Xuân Tiến

04/1/1979

 

Phó phòng

42.

Nguyễn Anh Đức

23/9/1984

 

Phó phòng

43.

Hoàng Đức Thành

10/4/1983

 

Phó phòng

44.

Nguyễn Song Toàn

04/6/1985

 

Phó phòng

V

Phòng Văn hóa - Xã hội

 

 

 

45.

Hoàng Quốc Cứ

17/01/1971

 

Trưởng phòng

46.

Trần Quang Phương

8/2/1976

 

Phó phòng

47.

Phạm Huy Trà

05/09/1973

 

Phó phòng

VI

Trung tâm Phục vụ HCC

 

 

 

48.

Nguyễn Đức Mạnh

01/11/1984

 

Phó Giám đốc

 

Viên chức

 

 

 

49.

Bùi Văn Huy

13/3/1989

 

Chuyên viên

50.

Đoàn Diệu Hương

 

23/8/1986

Chuyên viên

VII

Ban Tiếp công dân

 

 

 

51.

Đặng Quang Huy

23/12/1972

 

Phó Trưởng Ban

52.

Trần Thanh Lương

18/4/1969

 

Chuyên viên

53.

Đào Thị Lan

 

28/8/1974

Chuyên viên

54.

Vừ Thị Thanh

 

3/8/1984

Chuyên viên

VIII

Phòng Hành chính - Tổ chức

 

 

 

55.

Tráng Thị Lan Hương

 

24/12/1978

Trưởng phòng

56.

Nguyễn Trần Dương

21/3/1984

 

Phó phòng

57.

Nguyễn Thị Thu Hà

 

08/4/1971

Phó phòng

58.

Lộc Thị Tuyên

 

27/9/1978

Phó phòng

59.

Nguyễn Thi Thúy Hạ

 

03/11/1969

Chuyên viên

60.

Nguyễn Thị Tâm

 

29/9/1980

Chuyên viên

61.

Triệu Thị Thi

 

10/07/1990

Chuyên viên Cao đẳng

62.

Nguyễn Thị Thu Hà

 

02/9/1978

Cán sự

63.

Phùng Ngọc Hải

02/9/1961

 

Nhân viên

64.

Lê Quang Vinh

15/5/1961

 

Nhân viên

65.

Nguyễn Thị Thu Hằng

 

30/7/1984

Chuyên viên

66.

Nguyễn Thị Tuyết

 

4/6/1990

Chuyên viên

67.

Vũ Thị Huyền Lê

 

25/5/1991

Van Thư

68.

Đỗ Thị Hằng

 

14/8/1989

Chuyên viên

69.

Phùng Thị Hồng Thanh

 

24/8/1987

Văn thư

70.

Hà Thị Thích

 

18/8/1976

Văn Thư - Lưu trữ

71.

Nguyễn Phú Cường

01/10/1974

 

Nhân viên

IX

Phòng QTTV

 

 

72.

Đỗ Thị Chi Lăng

 

04/4/1979

Trưởng phòng

73.

Bùi Sĩ Thanh Sơn

12/4/1970

 

Phó phòng

74.

Nông Văn Thanh

08/10/1970

 

Phó phòng

75.

Nguyễn Thị Thanh Hải

 

24/9/1974

Phó phòng

76.

Phan Trọng Tuấn

05/6/1974

 

Chuyên viên

77.

Lê Thùy Dương

 

05/6/1980

Kế toán

78.

Ngô Thị Thư

 

27/10/1996

Chuyên viên

79.

Lê Công Dũng

26/5/1964

 

Lái xe

80.

Ngô Anh Tuấn

25/5/1969

 

Lái xe

81.

Ngô Văn Hưng

01/5/1963

 

Lái xe

82.

Lê Tuấn Giang

11/01/1973

 

Lái xe

83.

Trần Đình Thảo

13/4/1973

 

Lái xe

84.

Nguyễn Văn Vinh

06/11/1968

 

Lái xe

85.

Vi Văn Hợi

05/02/1968

 

Lái xe

86.

Vũ Bắc Thanh

13/12/1960

 

Lái xe

87.

Ngô Đức Huân

01/6/1963

 

Lái xe

88.

Lê Đại Vương

01/7/1987

 

Lái xe

89.

Đoàn Thái Hùng

15/7/1974

 

Lái xe

90.

Lù Ngọc Quỳnh

15/3/1977

 

Lái xe

91.

Nguyễn Văn Thường

21/6/1975

 

Lái xe

92.

Mai Đức Nhiệm

11/10/1983

 

Nhân viên

93.

Hoàng Thị Trầm

 

28/6/1989

Nhân viên

94.

Lý Thị Tuyền

 

25/10/1993

Nhân viên

95.

Trương Thị Thái Hà

 

7/6/1992

Nhân viên

96.

Nguyễn Thị Oanh

 

14/2/1995

Nhân viên

97.

Nguyễn Thị Phương

 

20/11/1994

Nhân viên

98.

Đoàn Thu Phương

 

12/1/1993

Nhân viên

99.

Lý Thị Ngơi

 

06/6/1995

Nhân viên

100.

Phạm Thị Thoa

 

19/8/1986

Nhân viên

101.

Nguyễn Thị Hương Giang

 

01/9/1992

Nhân viên

102.

Nông Thị Đào

 

15/11/1988

Nhân viên

103.

Nguyễn Thị My

 

20/10/1995

Nhân viên hợp đồng có thời hạn, trong HĐ 68

X

Ban TĐKT

 

 

 

104.

Trần Trọng Thành

23/7/1965

 

Trưởng Ban

105.

Nguyễn Văn Hòa

01/6/1972

 

Phó Ban

 

Phòng Nghiệp vụ 1

 

 

 

106.

Hoàng Thị Nhi

 

19/02/1970

Chuyên viên Cao đẳng

107.

Lê Thị Hằng

 

30/4/1986

Chuyên viên

108.

Nguyễn Thanh Thủy

 

07/01/1982

Chuyên viên

 

Phòng nghiệp vụ 2

 

 

 

109.

Nguyễn Trần Hùng

09/01/1984

 

Chuyên viên Cao đẳng

110.

Hoàng Hải Yến

 

05/3/1979

Chuyên viên

111.

Lã Thị Như Quỳnh

 

04/7/1983

Phó phòng

112.

Đỗ Bảo Quỳnh

 

08/12/1989

Chuyên viên

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

 

 

 

113.

Lê Việt Hùng

06/5/1977

 

Trưởng phòng

114.

Nguyễn Thị Vân

 

20/12/1971

Kế toán

115.

Phạm Thị Vân Anh

 

25/6/1977

Văn thư

116.

Vũ Duy Công (68)

01/6/1990

 

Nhân viên

XI

Chi cục Văn thư lưu trữ

 

 

 

*

Công chức

 

 

 

117.

Nguyễn Thị Hằng

 

12/8/1968

Chi Cục trưởng

118.

Nguyễn Văn Phong

12/6/1977

 

Phó Chi cục

119.

Bàn Thị Hường

 

29/3/1973

Phó Chi cục

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

 

 

120.

Vi Thị Chuyên

 

16/6/1980

Trưởng phòng

121.

Phạm Thị Thúy Liễu

 

21/10/1974

Kế toán

122.

Lý Mạnh Cường (68)

01/12/1963

 

Nhân viên

123.

Phan Thị Linh (68)

 

24/4/1989

Nhân viên

124.

Nguyễn Phương Nam (68)

03/01/1990

 

Lái xe

 

Phòng QLNV văn thư lưu trữ

 

 

125.

Nguyễn Hoàng

15/11/1983

 

Phó phòng

126.

Hoàng Thị Thu Hằng

 

30/11/1985

Chuyên viên

127.

Đào Thị Hồng

 

20/11/1980

Chuyên viên

*

Viên chức

 

 

 

 

Kho lưu trữ chuyên dụng Chi Cục VTLT

 

 

128.

Vương Thị Nga

 

05/3/1979

Trưởng phòng

129.

Mã Thị Chiêm

 

20/02/1979

Lưu trữ viên

130.

Nguyễn Thị Nhung

 

27/02/1977

Viên chức

131.

Nguyễn Thị Duyệt

 

23/5/1991

Viên chức

132.

Đào Thanh Vân

 

01/10/1989

Viên chức

133.

Nguyễn Đức Hạnh

25/02/1991

 

Viên chức

134.

Nguyễn Thị Thủy

 

18/11/1989

Viên chức

135.

Nguyễn Thị Dung

 

30/6/1991

Viên chức

XII

Trung tâm Thông tin - CB

 

 

 

136.

Phạm Minh Tuấn

11/7/1973

 

Phó Giám đốc (phụ trách)

137.

Hồ Thị Giang

 

03/5/1983

Phó giám đốc

138.

Trần Thị Quyên

 

27/11/1970

Phó Giám đốc

 

Phòng Hành chính công báo

 

 

 

139.

Nguyễn Thị Lan Phương

 

05/9/1983

Trưởng phòng

140.

Nguyễn Thu Phương

 

15/2/1977

Kế toán

141.

Nguyễn Thị Thu Ngân

 

29/4/1974

Nhân viên

142.

Nông Thị Thúy Liễu

 

10/12/1972

Nhân viên

 

Phòng Cổng TTĐT

 

 

 

143.

Trần Anh Khánh

24/10/1980

 

Trưởng phòng

144.

Đoàn Thị Hồng Minh

 

05/9/1980

Phó phòng

145.

Trần Thị Mai

 

17/12/1969

Viên chức

146.

Nguyễn Thị Đoan

 

15/4/1981

Phó phòng

147.

Hoàng Thu Hường

 

27/4/1989

Viên chức

148.

Trương Lan Phương

 

01/07/1986

Viên chức

149.

Hoàng Thị Thu Huyền

 

26/8/1990

Viên chức

 

Phòng CNTT

 

 

 

150.

Nguyễn Quang Hưng

05/5/1987

 

Trưởng phòng

151.

Phạm Đình Trung

26/12/1986

 

Viên chức

152.

Nguyễn Tiến Điệp

25/11/1990

 

Viên chức

153.

Phan Thanh Hà

 

24/10/1985

Viên chức

154.

Đinh Trường Huy

13/01/1984

 

Viên chức

XIII

Nhà Khách UBND tỉnh

 

 

 

155.

Phùng Văn Hùng

11/4/1970

 

Chủ nhiệm

156.

Nguyễn Thị Tuyết

 

10/8/1980

Kế toán

157.

Nguyễn Thị Nhịp

 

06/3/1980

Viên chức

158.

Nguyễn Thanh Bình

02/12/1969

 

Viên chức

159.

Phạm Thị Thanh Mai

 

08/02/1973

Viên chức

160.

Hoàng Thị Giang

 

17/12/1991

Viên chức

161.

Đặng Thị Thủy

 

18/7/1977

Viên chức

Ghi chú: Danh sách gồm 161 người, trong đó: 103 công chức; 01 Phó Văn phòng là cán bộ Công an tỉnh biệt phái không thuộc biên chế của Văn phòng; 36 viên chức; 20 Hợp đồng 68, 01 nhân viên hợp đồng có thời hạn, trong HĐ 68.

 

DANH SÁCH

CÁN BỘ LÃNH ĐẠO ĐOÀN ĐBQH, THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH, CÁC BAN HĐND TỈNH TỈNH TÍNH TRONG BIÊN CHẾ VÀ THUỘC BIÊN CHẾ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG CHỨC, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH VÀ HĐND TỈNH

(Sau khi chia tách Văn phòng năm 2020)

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ

Nam

Nữ

I

Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh

 

 

1.

Vương Ngọc Hà

 

15/9/1977

Phó trưởng Đoàn ĐBQH

II

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

 

 

2.

Chúng Thị Chiên

 

07/02/1969

Phó Chủ tịch Thường trực

3.

Hoàng Văn Vịnh

24/10/1964

 

Phó Chủ tịch

III

Lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh

 

 

*

Ban Văn hóa xã hội

 

 

 

4.

Hoàng Văn Kiên

19/12/1963

 

Trưởng Ban

5.

Hùng Thị Giang

 

26/5/1981

Phó Ban

*

Ban Dân tộc

 

 

 

6.

Bùi Quang Trí

27/8/1973

 

Trưởng Ban

*

Ban Kinh tế ngân sách

 

 

 

7.

Ngô Xuân Nam

24/5/1975

 

Phó Ban

*

Ban Pháp chế

 

 

 

8.

Sền Văn Bắc

15/10/1975

 

Phó Ban

IV

Lãnh đạo Văn phòng

 

 

Lãnh đạo Văn phòng do Đảng Đoàn HĐND tỉnh thực hiện việc bầu cử, bổ nhiệm theo quy định hiện hành

9.

Phạm Thị Hồng Yên

 

23/9/1974

Phó Văn phòng (chức danh trước khi chia tách Văn phòng)

10.

Nguyễn Thị Thanh Thủy

 

03/11/1978

V

Phòng Công tác Đại biểu Quộc hội

 

 

11.

Lê Ngọc Hà

 

20/6/1980

Phó phòng

12.

Trần Thị Thu Hiền

 

10/12/1983

Chuyên viên

VI

Phòng công tác Hội đồng nhân dân

 

 

13.

Nguyễn Văn Thơi

28/9/1960

 

Trưởng phòng (chức danh trước khi chia tách Văn phòng)

14.

Bùi Văn Tân

17/6/1978

 

Phó phòng

15.

Hoàng Thị Thu Hiền

 

12/6/1980

Phó phòng

16.

Hoàng Văn Đồng

10/11/1965

 

Phó phòng

17.

Lý Xuân Thắng

11/10/1984

 

Chuyên viên

18.

Chúng Ngọc Mai

 

28/8/1990

Chuyên viên

19.

Trần Thị Liên

 

13/11/1988

Chuyên viên

20.

Trần Thùy Linh

 

15/3/1991

Chuyên viên

21.

Hoàng Đức Tuyên

06/04/1994

 

Chuyên viên

VII

Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị

 

 

22.

Nguyễn Thị Thu Hà

 

08/4/1971

Phó phòng

23.

Nguyễn Thị Thanh Hải

 

24/9/1974

Phó phòng

24.

Nông Văn Thanh

08/10/1970

 

Phó phòng

25.

Nguyễn Thị Thúy Hạ

 

03/11/1969

Chuyên viên

26.

Triệu Thị Thi

 

10/07/1990

Chuyên viên Cao đẳng

27.

Nguyễn Thị Thu Hà

 

02/9/1978

Cán sự

28.

Vũ Thị Huyền Lê

 

25/5/1991

Văn Thư

29.

Phan Trọng Tuấn

05/6/1974

 

Chuyên viên

30.

Vi Văn Hợi

05/02/1968

 

Lái xe

31.

Vũ Bắc Thanh

13/12/1960

 

Lái xe

32.

Ngô Đức Huân

01/6/1963

 

Lái xe

33.

Lê Đại Vương

01/7/1987

 

Lái xe

34.

Đoàn Thái Hùng

15/7/1974

 

Lái xe

35.

Lù Ngọc Quỳnh

15/3/1977

 

Lái xe

36.

Phạm Thị Thoa

 

19/8/1986

Nhân viên

37.

Nguyễn Thị Hương Giang

 

01/9/1992

Nhân viên

Ghi Chú: - Danh sách gồm 37 người, trong đó: 32 cán bộ lãnh đạo và công chức; 05 Hợp đồng 68.

- Việc bố trí, sắp xếp công chức, người lao động và bổ nhiệm lãnh đạo các Phòng thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh do Chánh Văn phòng quyết định đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức theo quy định hiện hành.

 

DANH SÁCH

CÁN BỘ LÃNH ĐẠO UBND TỈNH THUỘC BIÊN CHẾ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

(Sau khi chia tách văn phòng năm 2020)

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ

Nam

Nữ

I

Lãnh đạo UBND tỉnh

 

 

 

1.

Nguyễn Văn Sơn

14/9/1964

 

Chủ tịch

2.

Trần Đức Quý

07/01/1965

 

Phó Chủ tịch

3.

Hà Thị Minh Hạnh

 

23/7/1969

Phó Chủ tịch

II

Lãnh đạo Văn phòng

 

 

Lãnh đạo Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh điều động, bổ nhiệm theo quy định

4.

Lương Văn Đoàn

26/9/1973

 

Chánh Văn phòng

5.

Nguyễn Huy Sắc

06/5/1976

 

Phó Văn phòng

6.

La Tiến Sang

03/7/1975

 

Phó Văn phòng (biệt phái)

III

Phòng Nội chính - Pháp chế

 

 

7.

Lê Văn Đạt

31/12/1980

 

Trưởng phòng

8.

Nguyễn Văn Lượng

15/8/1983

 

Phó phòng

9.

Nguyễn Lê Huy

14/8/1988

 

Chuyên viên

IV

Phòng Kinh tế - Tổng hợp

 

 

10.

Nguyễn Tiến Hùng

09/5/1975

 

Trưởng phòng

11.

Vũ Quảng Đại

31/12/1975

 

Phó phòng

12.

Ngô Trọng Hà

14/7/1965

 

Phó phòng

13.

Cao Văn Hồng

09/8/1972

 

Phó phòng

14.

Đặng Hà Hưng

07/7/1983

 

Phó phòng

15.

Nguyễn Mỹ Cảnh

25/9/1976

 

Phó phòng

16.

Lê Anh Hải

07/7/1978

 

Phó phòng

17.

Trần Đức Nghĩa

17/10/1977

 

Phó phòng

18.

Đoàn Trung Hải

18/10/1968

 

Phó phòng

19.

Lý Xuân Tiến

04/01/1979

 

Phó phòng

20.

Nguyễn Anh Đức

23/9/1984

 

Phó phòng

21.

Hoàng Đức Thành

10/4/1983

 

Phó phòng

22.

Nguyễn Song Toàn

04/6/1985

 

Phó phòng

V

Phòng Văn hóa Xã hội

 

 

 

23.

Hoàng Quốc Cứ

17/01/1971

 

Trưởng phòng

24.

Trần Quang Phương

08/02/1976

 

Phó phòng

25.

Phạm Huy Trà

05/09/1973

 

Phó phòng

VI

Trung tâm Phục vụ Hành chính công

 

 

26.

Nguyễn Đức Mạnh

01/11/1984

 

Phó Giám đốc

 

Viên chức

 

 

 

27.

Bùi Văn Huy

13/3/1989

 

Chuyên viên

28.

Đoàn Diệu Hương

 

23/8/1986

Chuyên viên

VII

Ban Tiếp công dân

 

 

 

29.

Đặng Quang Huy

23/12/1972

 

Phó Trưởng Ban

30.

Trần Thanh Lương

18/4/1969

 

Chuyên viên

31.

Đào Thị Lan

 

28/8/1974

Chuyên viên

32.

Vừ Thị Thanh

 

03/8/1984

Chuyên viên

VIII

Phòng Hành chính - Tổ chức

 

 

33.

Tráng Thị Lan Hương

 

24/12/1978

Trưởng phòng

34.

Nguyễn Trần Dương

21/3/1984

 

Phó phòng

35.

Lộc Thị Tuyên

 

27/9/1978

Phó phòng

36.

Nguyễn Thị Tâm

 

29/9/1980

Chuyên viên

37.

Phùng Ngọc Hải

02/9/1961

 

Nhân viên

38.

Lê Quang Vinh

15/5/1961

 

Nhân viên

39.

Nguyễn Thị Thu Hằng

 

30/7/1984

Chuyên viên

40.

Nguyễn Thị Tuyết

 

4/6/1990

Chuyên viên

41.

Đỗ Thị Hằng

 

14/8/1989

Chuyên viên

42.

Phùng Thị Hồng Thanh

 

24/8/1987

Văn thư

43.

Hà Thị Thích

 

18/8/1976

Văn Thư - Lưu trữ

44.

Nguyễn Phú Cường

01/10/1974

 

Nhân viên

IX

Phòng Quản trị - Tài vụ

 

 

45.

Đỗ Thị Chi Lăng

 

4/4/1979

Trưởng phòng

46.

Lành Văn Sơn

10/10/1968

 

Phó phòng

47.

Bùi Sĩ Thanh Sơn

12/4/1970

 

Phó phòng

48.

Lê Thuỳ Dương

 

5/6/1980

Kế toán

49.

Ngô Thị Thư

 

27/10/1996

Chuyên viên

50.

Lê Công Dũng

26/5/1964

 

Lái xe

51.

Ngô Anh Tuấn

25/5/1969

 

Lái xe

52.

Ngô Văn Hưng

1/5/1963

 

Lái xe

53.

Lê Tuấn Giang

11/01/1973

 

Lái xe

54.

Trần Đình Thảo

13/4/1973

 

Lái xe

55.

Nguyễn Văn Vinh

06/11/1968

 

Lái xe

56.

Nguyễn Văn Thường

21/6/1975

 

Lái xe

57.

Mai Đức Nhiệm

11/10/1983

 

Nhân viên

58.

Hoàng Thị Trầm

 

28/6/1989

Nhân viên

59.

Lý Thị Tuyền

 

25/10/1993

Nhân viên

60.

Trương Thị Thái Hà

 

07/6/1992

Nhân viên

61.

Nguyễn Thị Oanh

 

14/02/1995

Nhân viên

62.

Nguyễn Thị Phương

 

20/11/1994

Nhân viên

63.

Đoàn Thu Phương

 

12/1/1993

Nhân viên

64.

Lý Thị Ngơi

 

06/6/1995

Nhân viên

65.

Nông Thị Đào

 

15/11/1988

Nhân viên

66.

Nguyễn Thị My

 

20/10/1995

Nhân viên hợp đồng có thời hạn, trong HĐ 68

X

Ban Thi đua Khen thưởng

 

 

 

Lãnh đạo Ban

 

 

 

67.

Trần Trọng Thành

23/7/1965

 

Trưởng Ban

68.

Nguyễn Văn Hòa

01/6/1972

 

Phó Ban

 

Phòng Nghiệp vụ 1

 

 

 

69.

Hoàng Thị Nhi

 

19/2/1970

Chuyên viên Cao đẳng

70.

Lê Thị Hằng

 

30/4/1986

Chuyên viên

71.

Nguyễn Thanh Thủy

 

07/01/1982

Chuyên viên

 

Phòng nghiệp vụ 2

 

 

 

72.

Nguyễn Trần Hùng

09/01/1984

 

Chuyên viên Cao đẳng

73.

Hoàng Hải Yến

 

05/3/1979

Chuyên viên

74.

Lã Thị Như Quỳnh

 

04/7/1983

Phó phòng

75.

Đỗ Bảo Quỳnh

 

08/12/1989

Chuyên viên

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

 

 

76.

Lê Việt Hùng

06/5/1977

 

Trưởng phòng

77.

Nguyễn Thị Vân

 

20/12/1971

Kế toán

78.

Phạm Thị Vân Anh

 

25/6/1977

Văn thư

79.

Vũ Duy Công

01/6/1990

 

Nhân viên (HĐ 68)

XI

Chi cục Văn thư lưu trữ

 

 

 

Công chức

 

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục

 

 

 

80.

Nguyễn Thị Hằng

 

12/8/1968

Chi Cục trưởng

81.

Nguyễn Văn Phong

12/6/1977

 

Phó Chi cục

82.

Bàn Thị Hường

 

29/3/1973

Phó Chi cục

 

Phòng Hành chính Tổng hợp

 

 

83.

Vi Thị Chuyên

 

16/6/1980

Trưởng phòng

84.

Phạm Thị Thúy Liễu

 

21/10/1974

Kế toán

85.

Lý Mạnh Cường

01/12/1963

 

Nhân viên (HĐ 68)

86.

Phan Thị Linh

 

24/4/1989

Nhân viên (HĐ 68)

87.

Nguyễn Phương Nam

03/01/1990

 

Lái xe (HĐ 68)

 

Phòng QLNV văn thư lưu trữ

 

 

88.

Nguyễn Hoàng

15/11/1983

 

Phó phòng

89.

Hoàng Thị Thu Hằng

 

30/11/1985

Chuyên viên

90.

Đào Thị Hồng

 

20/11/1980

Chuyên viên

 

Viên chức

 

 

 

 

Kho lưu trữ chuyên dụng

 

 

91.

Vương Thị Nga

 

05/3/1979

Trưởng phòng

92.

Mã Thị Chiêm

 

20/2/1979

Lưu trữ viên

93.

Nguyễn Thị Nhung

 

27/2/1977

Viên chức

94.

Nguyễn Thị Duyệt

 

23/5/1991

Viên chức

95.

Đào Thanh Vân

 

01/10/1989

Viên chức

96.

Nguyễn Đức Hạnh

25/2/1991

 

Viên chức

97.

Nguyễn Thị Thủy

 

18/11/1989

Viên chức

98.

Nguyễn Thị Dung

 

30/6/1991

Viên chức

XII

Trung tâm Thông tin - Công báo

 

 

 

Lãnh đạo Trung tâm

 

 

 

99.

Phạm Minh Tuấn

11/7/1973

 

Phó Giám đốc (phụ trách)

100.

Hồ Thị Giang

 

03/5/1983

Phó Giám đốc

101.

Trần Thị Quyên

 

27/11/1970

Phó Giám đốc

 

Phòng Hành chính công báo

 

 

102.

Nguyễn Thị Lan Phương

 

05/9/1983

Trưởng phòng

103.

Nguyễn Thu Phương

 

15/2/1977

Kế toán

104.

Nguyễn Thị Thu Ngân

 

29/4/1974

Nhân viên

105.

Nông Thị Thúy Liễu

 

10/12/1972

Nhân viên

 

Phòng Cổng Thông tin điện tử

 

 

106.

Trần Anh Khánh

24/10/1980

 

Trưởng phòng

107.

Đoàn Thị Hồng Minh

 

05/9/1980

Phó phòng

108.

Trần Thị Mai

 

17/12/1969

Viên chức

109.

Nguyễn Thị Đoan

 

15/4/1981

Phó phòng

110.

Hoàng Thu Hường

 

27/4/1989

Viên chức

111.

Trương Lan Phương

 

01/07/1986

Viên chức

112.

Hoàng Thị Thu Huyền

 

26/8/1990

Viên chức

 

Phòng Công nghệ thông tin

 

 

113.

Nguyễn Quang Hưng

05/5/1987

 

Trưởng phòng

114.

Phạm Đình Trung

26/12/1986

 

Viên chức

115.

Nguyễn Tiến Điệp

25/11/1990

 

Viên chức

116.

Phan Thanh Hà

 

24/10/1985

Viên chức

117.

Đinh Trường Huy

13/01/1984

 

Viên chức

XIII

Nhà Khách UBND tỉnh

 

 

118.

Phùng Văn Hùng

11/4/1970

 

Chủ nhiệm

119.

Nguyễn Thị Tuyết

 

10/8/1980

Kế toán

120.

Nguyễn Thị Nhịp

 

06/3/1980

Viên chức

121.

Nguyễn Thanh Bình

02/12/1969

 

Viên chức

122.

Phạm Thị Thanh Mai

 

08/02/1973

Viên chức

123.

Hoàng Thị Giang

 

17/12/1991

Viên chức

124.

Đặng Thị Thủy

 

18/7/1977

Viên chức

Ghi Chú: - Danh sách gồm 124 người, trong đó: 71 cán bộ lãnh đạo và công chức; 01 cán bộ Công an tỉnh biệt phái không thuộc biên chế của Văn phòng; 36 viên chức; 15 Hợp đồng 68 và 01 hợp đồng có thời hạn trong Hợp đồng 68.

- Việc bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, người lao động và bổ nhiệm lãnh đạo các Phòng, đơn vị trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh do Chánh Văn phòng quyết định đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo quy định hiện hành.



1 Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định: “3. Tổ chức lại tổ chức hành chính là việc sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức hành chính dưới các hình thức: chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ để hình thành tổ chức hành chính mới”.

2 Do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đồng chí Trưởng Ban Kinh tế ngân sách thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh mới được bố trí công việc khác.

2 Khi thực hiện thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh điều chuyển nguyên trạng 41 chỉ tiêu, trong đó có 29 biên chế công chức, 06 số lượng người làm việc khác và 06 hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (tại Quyết định số 155/QĐ-UBND, ngày 23/01/2019 của UBND tỉnh) sang Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang; tại thời điểm đó đã thực hiện 37/41 chỉ tiêu, còn 04 biên chế chưa thực hiện.

Đến tháng 01/2020 đã tuyển dụng 03 công chức thuộc biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh (đ/c Linh, Tuyên, Lê); đồng thời theo Kế hoạch 182/KH-UBND ngày 13/6/2018 của UBND tỉnh, năm 2020 Văn phòng HĐND tỉnh phải cắt giảm và đã thực hiện cắt giảm 01 biên chế. Như vậy đã sử dụng hết số biên chế chưa sử dụng trước khi thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng.

3 Năm 2016, UBND tỉnh bàn giao về Văn phòng Quốc hội có 01 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; nhưng ngày 24/12/2018, Văn phòng Quốc hội bàn giao về Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận 02 lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP mà không chuyển giao chỉ tiêu hợp đồng lao động.

4 Chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp sang Văn phòng UBND tỉnh.

5 Thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1186/QĐ-UBND ngày 20/07/2020 về phê duyệt Đề án Tổ chức lại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.465

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.108.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!