BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KIỂM LÂM
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
118/QĐ-VP
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CƠ QUAN KIỂM LÂM VÙNG I
CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM LÂM
Căn cứ Quyết định số
22/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Kiểm lâm;
Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ/BNN ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn thành lập Cơ quan Kiểm lâm vùng I trực thuộc Cục Kiểm
lâm trên cơ sở Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I;
Xét đề nghị của Giám đốc Cơ quan Kiểm lâm vùng I và Chánh văn phòng Cục Kiểm
lâm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Cơ
quan Kiểm lâm vùng I là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm lâm có chức năng nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ; quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo việc thực hiện pháp luật về
bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi hoạt động được phân
công; tổ chức hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Kiểm lâm vùng
I có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của
pháp luật.
3. Trụ sở của Cơ quan Kiểm lâm
vùng I đặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
4. Phạm vi hoạt động của Cơ quan Kiểm
lâm vùng I gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
viết chung là tỉnh): Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Hải Phòng.
Điều 2. Nhiệm
vụ, quyền hạn
1. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao khoa học công nghệ
a) Xây
dựng trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý bảo vệ, phát triển rừng
và quản lý lâm sản;
b) Ứng
dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thuộc
lĩnh vực quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi hoạt động được phân công;
c) Tổ
chức quản lý cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ theo quy định hiện hành của Nhà
nước;
d) Nghiên cứu chế tạo công cụ chữa
cháy rừng; xây dựng các mô hình phòng cháy và an toàn lửa rừng;
2. Quản
lý chuyên ngành
2.1. quản lý rừng trong phạm vi hoạt động được phân công
a) Triển khai thực hiện công tác
thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng;
b) Phối hợp triển khai thực hiện
công tác giao rừng, thuê rừng, canh tác nương rẫy;
c) Xây
dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án,
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý
lâm sản; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được duyệt;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
công tác bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái, giáo dục môi trường;
d) Thực
hiện công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động gây nuôi động vật, thực vật rừng theo sự phân công của Cục
trưởng;
đ) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng;
2.2. Bảo vệ rừng trong phạm vi hoạt động được phân công
a) Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy
cơ cháy rừng, phát hiện sớm lửa rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy
rừng chuyên ngành;
b) Phối hợp, hỗ trợ Chi cục kiểm
lâm trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức ứng trực, tham gia phòng
cháy, chữa cháy rừng ở các khu vực trọng điểm cháy rừng quốc gia;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, tham gia
thực hiện các hoạt động chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp
luật khác xâm hại rừng theo sự phân công của Cục trưởng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn các tỉnh chưa thành lập cơ quan
Kiểm lâm bao gồm: quản lý, sử dụng búa kiểm lâm; quản lý, sử dụng giấy phép lâm
sản đặc biệt; kiểm tra, phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính và khởi tố,
điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản
lý lâm sản.
3. Hoạt động dịch vụ
a) Cung ứng các loại công cụ,
thiết bị chuyên dụng trong lực lượng Kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ
nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao mô hình công nghệ mới thuộc lĩnh vực quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý
lâm sản;
c) Cung ứng giống các loài động
vật, thực vật rừng theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức các hoạt động du lịch
sinh thái.
4. Trình
Cục trưởng các chương trình, dự án đầu tư. Là chủ đầu tư các dự án theo sự phân
công của Cục trưởng.
5. Thực
hiện các hoạt động khuyến lâm trong vùng được phân công.
6. Xây dựng chương trình, dự án
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng
cháy, chữa cháy rừng; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo phân
cấp của Cục trưởng.
7. Tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về
quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
8. Quản lý tài
chính, tài sản được giao; thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng; cải cách hành chính theo quy định của Nhà nước.
9. Quản lý bộ máy
tổ chức; cán bộ, công chức, viên chức; chế độ tiền lương; khen thưởng, kỷ luật
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
10. Thực hiện các
nhiệm vụ khác theo phân công của Cục trưởng.
Điều 3. Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo cơ quan
Kiểm lâm vùng I có Giám đốc và các Phó giám đốc do Cục trưởng Cục Kiểm lâm bổ
nhiệm, miễn nhiệm.
Giám đốc chịu
trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phó giám
đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về
việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
2. Bộ máy làm việc
a) Phòng Quản lý bảo
vệ rừng;
b) Phòng Khoa học
và Công nghệ;
c) Đội Kiểm lâm cơ động và phòng
cháy, chữa cháy rừng;
d) Phòng Hành chính, tổng hợp;
d) Tổ chức dịch vụ công.
Giám
đốc Cơ quan Kiểm lâm vùng I xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Cơ quan
Kiểm lâm vùng I; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục
Kiểm lâm.
Điều 4. Hiệu
lực, trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực
sau mười lăm ngày kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Cục, Giám đốc
Cơ quan Kiểm lâm vùng I, Trưởng các phòng của Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN và PTNT;
- Chi Cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VP
|
CỤC
TRƯỞNG
Hà Công Tuấn
|