BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1179/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 6 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ -
KINH TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng
11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và
Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện công tác xây dựng,
tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế;
quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (sau đây gọi tắt là Vụ)
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài
hạn, 05 năm và hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn
đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp
luật liên quan Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định
đề nghị xây dựng và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của Vụ (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề
nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Lãnh đạo Bộ
giao.
4. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương
trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản
khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
5. Theo dõi việc thi hành pháp luật trong các lĩnh
vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vụ; đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải
quyết những vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ; giúp lãnh đạo Bộ chuẩn bị ý kiến pháp
lý nhằm tháo gỡ các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật
liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự - kinh tế; tham gia xử lý các vấn đề
pháp lý trong lĩnh vực dân sự - kinh tế (trừ các vấn đề có nội dung chủ yếu có
yếu tố nước ngoài).
6. Rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
7. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thống
nhất quản lý nhà nước về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm
vi cả nước; xây dựng, thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa; thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa theo quy định pháp luật.
8. Thực hiện công tác kiểm tra; tham gia thanh tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức
năng, nhiệm vụ của Vụ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp
luật và phân cấp của Bộ.
9. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống
kê thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định pháp luật và phân cấp của
Bộ.
11. Thực hiện truyền thông chính sách, phổ biến,
giáo dục pháp luật; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy
định pháp luật và phân cấp của Bộ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý
trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
12. Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành
chính, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; công tác văn thư, lưu trữ, bảo vệ
bí mật nhà nước và an toàn an ninh mạng; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và
các hành vi pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của
Vụ theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
13. Thực hiện ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ; quản
lý, vận hành, cập nhật nội dung Trang thông tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định pháp luật.
14. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán; quản lý, sử
dụng tài sản công theo quy định pháp luật và của Bộ.
15. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản
lý đội ngũ công chức của đơn vị theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên
chế
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Vụ:
Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng,
số lượng Phó Vụ trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước
pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ.
Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành
hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý, chỉ đạo một số
lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật
về những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các tổ chức thuộc Vụ:
- Phòng Pháp luật dân sự;
- Phòng Pháp luật kinh tế ngành;
- Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
- Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và tổng
hợp.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức
thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật
dân sự - kinh tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công
tác giữa các tổ chức thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
2. Biên chế công chức của Vụ thuộc biên chế công chức
của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan
hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với
Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên
quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau:
1. Vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ
trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc
được giao.
2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ
công tác với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong
lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu có vấn đề liên quan
đến các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị
đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong
việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên
quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ thì Vụ có trách nhiệm
phối hợp giải quyết.
Trường hợp vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến
khác nhau giữa Vụ với các đơn vị có liên quan thì Vụ trưởng có trách nhiệm báo
cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách theo quy định.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
và thay thế Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp
luật dân sự - kinh tế, Quyết định số 2646/QĐ-BTP ngày 25 tháng 10 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số
955/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế
và Quyết định số 956/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc
tế.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Giám đốc
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6 (để thực hiện);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để biết);
- Đảng ủy Bộ Tư pháp (để biết);
- Các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Bộ (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, TCCB, PLDSKT.
|
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
|
PHỤ LỤC
CÁC ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, DỰ ÁN, DỰ
THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ - KINH TẾ THUỘC NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA VỤ PHÁP LUẬT DÂN SỰ - KINH TẾ
(Kèm theo Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 28/6/2023 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp)
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế thực hiện nhiệm vụ
tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cơ bản trong
các lĩnh vực sau (trừ các dự thảo văn bản có nội dung chủ yếu có yếu tố nước
ngoài):
1. Pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự, hòa giải và
đối thoại tại Tòa án; chi phí tố tụng; hôn nhân và gia đình; chuyển đổi giới
tính, bản dạng giới; quyền con người trong lĩnh vực dân sự - kinh tế;
2. Pháp luật về sở hữu trí tuệ;
3. Pháp luật về thương mại, du lịch, phá sản, cạnh
tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
4. Pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã; hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa;
5. Pháp luật về đầu tư; đầu tư công; đầu tư theo
phương thức đối tác công tư; đấu thầu; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
6. Pháp luật về năng lượng, gồm: điện lực, năng lượng
nguyên tử, năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả;
7. Pháp luật về khoa học và công nghệ; chuyển giao
công nghệ, công nghệ cao; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng
sản phẩm, hàng hóa;
8. Pháp luật về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
9. Pháp luật về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin
tập trung;
10. Pháp luật về thông tin và truyền thông, bưu
chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện; công nghiệp công nghệ số, nền tảng số,
kinh tế số, xã hội số, dịch vụ số, chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia; công
nghệ thông tin; an toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử;
11. Pháp luật về ngân sách nhà nước, quỹ tài chính;
nợ công, quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
pháp luật về dự trữ quốc gia;
12. Pháp luật về kế toán, kiểm toán, quy hoạch, kế
hoạch;
13. Pháp luật về thuế (trừ pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu); pháp luật phí, lệ phí; giá;
14. Pháp luật về thủy sản, chăn nuôi và thú y; trồng
trọt và bảo vệ kiểm dịch thực vật; thủy lợi; đê điều; khuyến nông; lâm nghiệp;
phòng, chống thiên tai; nông nghiệp, nông dân, phát triển nông thôn;
15. Pháp luật về tín dụng, ngân hàng; bảo hiểm tiền
gửi, kinh doanh bảo hiểm; chứng khoán; các công cụ chuyển nhượng; xổ số, đặt cược,
trò chơi điện tử có thưởng, casino; kinh doanh vàng;
16. Pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên biển và tài nguyên khoáng sản;
17. Pháp luật về môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng
sinh học, khí tượng thủy văn;
18. Pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động
sản, đô thị, kiến trúc, quy hoạch đô thị;
19. Pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động;
bảo vệ sức khỏe người lao động;
20. Pháp luật về chế độ, chính sách tiền lương, phụ
cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, sinh hoạt phí đối với cán bộ, công chức, viên chức,
người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu, người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, người lao động, học sinh, sinh viên, người làm nghề công tác xã
hội và các đối tượng chính sách khác;
21. Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
pháp luật liên quan đến tài chính, chế độ, chính sách đối với người cao tuổi,
người khuyết tật, trẻ em;
22. Pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động;
23. Pháp luật về trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, hóa
chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
và một số nội dung khác liên quan đến dân sự, thương mại, đầu tư trong y tế;
24. Pháp luật về việc làm; pháp luật đưa lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
25. Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, học
nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; pháp luật về hành nghề
kỹ sư chuyên nghiệp;
26. Pháp luật về quản lý và chế độ, chính sách đối
với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
27. Pháp luật về công tác xã hội, bảo trợ xã hội
liên quan đến tài chính, chế độ, chính sách; chế độ, chính sách trợ giúp xã hội;
chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội; chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt
khó khăn;
28. Pháp luật về hoạt động dân sự, thương mại, đầu
tư trong các lĩnh vực: văn hóa, thể dục thể thao, điện ảnh, di sản văn hóa, y tế,
y tế dự phòng, dược, khám chữa bệnh, báo chí, xuất bản và hoạt động in ấn, giao
thông và an toàn giao thông./.