THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1169/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày
18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án kiện
toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ
trung ương đến địa phương giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những
nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Đảm bảo việc kiện toàn tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường một cách tập trung, thống nhất đầu mối,
chặt chẽ; có sự phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp từ trung ương đến địa
phương, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán
bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính hài hòa về cơ
cấu, cân đối theo đặc thù lĩnh vực, vùng, miền và gắn liền với yêu cầu của công
việc theo tinh thần cải cách hành chính; đảm bảo các điều kiện cần thiết cho đội
ngũ cán bộ quản lý môi trường có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng
yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
3. Việc thực hiện cần có bước đi cụ
thể, phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn, đảm bảo thiết thực, hiệu quả
và khả thi.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi
trường từ trung ương đến địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hội nhập và phát triển
bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương
và địa phương theo hướng quản lý tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân
công, phân cấp hợp lý, cụ thể và rõ ràng.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ mới, theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
c) Đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có cơ cấu hợp lý; sắp xếp, bố
trí lại số biên chế hiện có và bổ sung kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể,
đặc thù của các cơ quan bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.
d) Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp huyện, xã được đào tạo về chuyên
môn, nghiệp vụ môi trường, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu
khác đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
đ) Điều kiện, cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường từ trung ương đến địa phương được bổ sung, tăng cường nhằm đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường từ trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một đầu
mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa
trung ương với địa phương.
a) Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trung ương và địa phương theo
trách nhiệm quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học.
b) Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Tổng cục Môi trường phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật
chuyên ngành, có sự phân công rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong lĩnh vực quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ,
ngành khác.
c) Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện,
xã; trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác môi
trường ở cấp xã. Nghiên cứu bổ sung chức năng thanh tra môi trường cho Chi cục
Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh.
2. Nghiên cứu, bổ sung, sắp xếp lại tổ
chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương
đến địa phương.
a) Ở trung ương, rà soát, sắp xếp
tinh gọn tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm
bảo khoa học, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong bộ,
trong tổng cục.
b) Ở cấp tỉnh, thành lập phòng quản
lý về bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường đối với các
tỉnh có khu bảo tồn, vườn quốc gia và rừng đặc dụng để tham mưu tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Về biên chế, bố
trí điều chuyển công chức hiện có trong Chi cục Bảo vệ môi trường.
c) Ở cấp huyện, các Phòng Tài nguyên
và Môi trường bố trí công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bảo vệ
môi trường; biên chế sử dụng trên cơ sở điều chuyển số biên chế hiện có của
Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đối với các huyện có khu đô thị lớn, khu vực tập
trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp thì bố trí lao động hợp đồng để thực
hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn
chi sự nghiệp môi trường.
d) Ở cấp xã, bố trí cán bộ thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Đối với các địa bàn ở khu đô thị
lớn, khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp thì phải bố trí lao
động hợp đồng, sử dụng kinh phí từ nguồn chi ngân sách sự nghiệp môi trường.
đ) Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương cho
giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn phát triển
mới, xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế.
3. Đánh giá nhu cầu, cơ cấu công chức,
viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự
nghiệp; cơ cấu sắp xếp lại dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức,
viên chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường.
a) Ban hành quy định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc đối với cán bộ chuyên trách quản lý môi trường cấp
xã trong việc tiêu chuẩn hóa các vị trí việc làm và chức danh của đội ngũ cán bộ
quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm
vụ được giao.
b) Sắp xếp, điều chuyển, bố trí công
chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ
trung ương đến địa phương đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao dựa trên các
tiêu chí về trình độ phát triển, mức độ phát triển công nghiệp, tính đa dạng
sinh học, dân số và các vấn đề môi trường chính.
4. Điều tra, đánh giá, xác định đối
tượng, nhu cầu, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác cho
các cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tập trung vào cấp
huyện, xã.
a) Điều tra, đánh giá, xác định đối
tượng và nhu cầu đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, các kỹ năng cơ bản
và xác định các đối tượng, khu vực trọng tâm, nội dung trọng tâm, trọng điểm cần
tăng cường năng lực quản lý môi trường.
b) Thiết kế chương trình đào tạo, tập
huấn cho các đối tượng, theo các nhu cầu đã được xác định, bao gồm: tài liệu
đào tạo, tập huấn; đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo; kế hoạch đào tạo;
các điều kiện bảo đảm thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn.
c) Tổ chức thực hiện các chương
trình, module đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường ở trung ương
và địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã.
5. Xây dựng và thực hiện các dự án lắp
đặt, cung cấp trang thiết bị, tin học hóa phục vụ công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
a) Xây dựng và thực hiện các dự án
cung cấp, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
b) Đầu tư phương tiện, trang thiết bị,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, quan trắc hiện trạng môi trường,
cảnh báo các sự cố về môi trường.
c) Tin học hoá và trang bị các phương
tiện, thiết bị thu nhận, phân tích, xử lý các số liệu, dữ liệu về môi trường.
d) Đầu tư trang thiết bị, máy móc,
công cụ hỗ trợ công tác quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tập
trung ưu tiên cấp huyện, xã.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Phân công trách nhiệm thực hiện Đề
án
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều phối việc tổ chức thực hiện Đề
án, tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án, định kỳ hàng
năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được
phân công tại Phụ lục kèm theo Đề án này.
- Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện phù hợp
với trách nhiệm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành sau
khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
- Tổng hợp, cân đối nhu cầu kinh phí
thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính trong quá trình tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án
phân bổ ngân sách để thực hiện Đề án.
b) Bộ Nội vụ
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo
Đề án này.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường
cấp tỉnh, huyện phù hợp với trách nhiệm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường,
Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
c) Bộ Tài chính
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách
bảo đảm nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng ngân sách thực hiện Đề án đúng quy
định và tiến độ kế hoạch của Đề án.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổng hợp và cân đối nhu cầu thực hiện
Đề án theo quy định hiện hành; phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí đầu tư thực hiện
Đề án theo quy định hiện hành.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở
giáo dục nghề nghiệp có đào tạo về lĩnh vực môi trường chủ động tham gia các hoạt
động đào tạo theo kế hoạch thực hiện Đề án.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
Tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm
vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Đề án này và bố trí ngân sách để thực hiện
các nội dung của Đề án về đào tạo, bồi dưỡng, chi trả tiền lương cán bộ hợp đồng,
đầu tư trang thiết bị, máy móc, công cụ hỗ trợ công tác quản lý môi trường tại
địa phương theo quy định.
2. Các dự án thực hiện Đề án
- Dự án “Nghiên cứu kinh nghiệm của
các nước, thực tiễn Việt Nam và xây dựng mô hình cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường ở trung ương và địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới”. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường.
- Dự án “Đầu tư trang thiết bị,
phương tiện phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cơ
quan trung ương và địa phương”. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho đầu
tư xây dựng cơ bản.
- Chương trình “Đào tạo, tập huấn
chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
từ trung ương đến địa phương, tập trung vào cấp huyện và xã giai đoạn 2017 -
2020”. Trong đó:
+ Chương trình đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại
ngữ lấy nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục và đào
tạo, chi thường xuyên.
+ Chương trình tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ về lĩnh vực môi trường lấy nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chi
cho sự nghiệp môi trường.
3. Kinh phí thực hiện Đề án
a) Kinh phí thực hiện Đề án bao gồm:
- Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
(Nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn chi sự nghiệp môi trường, chi thường xuyên,
chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo).
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp
pháp khác (nguồn tài trợ, viện trợ, xử phạt vi phạm hành chính về môi trường,
đóng góp xã hội hóa...).
b) Kinh phí thực hiện Đề án chủ yếu
cho các nội dung:
- Rà soát, xây dựng thể chế, cơ chế,
hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ
trung ương đến địa phương.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác cho đội ngũ cán bộ quản lý
môi trường từ trung ương đến địa phương, tập trung vào cấp huyện, xã.
- Đầu tư trang thiết bị, phương tiện
phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cơ quan trung
ương và địa phương.
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo nội dung, nhiệm vụ được phân
công dự toán kinh phí gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân bổ, thực hiện.
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, thẩm định nhu cầu của các bộ, cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ
tướng Chính phủ giao để thực hiện Đề án hàng năm theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết
định, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các bộ, ngành, địa
phương, các cơ quan liên quan phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: KTTH, KGVX, NN, CN;
- Lưu: VT, TCCV (2b).PC
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ)
STT
|
Nội
dung công việc
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh,
bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường từ trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất một
đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương
và giữa trung ương với địa phương
|
a
|
Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trung ương và địa phương
theo trách nhiệm quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Báo cáo rà soát chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trung ương và địa
phương.
|
2017 - 2020
|
b
|
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Tổng cục Môi trường phù hợp với quy định của các văn bản pháp luật
chuyên ngành hiện hành, có sự phân công rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường
với các bộ, ngành khác.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Báo cáo đề xuất hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Môi trường, có sự phân công rõ ràng,
tránh sự chồng chéo trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa
Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành khác.
|
2017 - 2020
|
c
|
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện,
xã; trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác
môi trường ở cấp xã. Nghiên cứu bổ sung chức năng thanh tra môi trường cho
Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Báo cáo đề xuất hoàn thiện chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện,
xã; trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác
môi trường ở cấp xã; bổ sung chức năng thanh tra môi trường
cho Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh.
|
2017 -2020
|
2.
|
Nghiên cứu, bổ sung, sắp xếp lại
tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung
ương đến địa phương
|
a
|
Ở trung ương, rà soát, sắp xếp tinh
gọn tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo
khoa học, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong bộ,
trong tổng cục.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng
cục Môi trường.
|
2017 - 2020
|
b
|
Ở cấp tỉnh, thành lập phòng quản lý
về bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường đối với các
tỉnh có khu bảo tồn, vườn quốc gia và rừng đặc dụng để tham mưu tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Đa dạng sinh học.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Dự thảo Thông tư hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
2017 - 2020
|
c
|
Ở cấp huyện, các Phòng Tài nguyên
và Môi trường bố trí công chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường trên cơ sở biên chế hiện có.
Ở cấp xã, bố trí cán bộ thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Dự thảo Thông tư hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Tài nguyên
và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
|
2017 - 2020
|
d
|
Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương cho
giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn phát
triển mới, xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, và một số bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
|
Báo cáo đề xuất mô hình tổ chức cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương cho
giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của giai đoạn phát
triển mới, xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế.
|
2017 - 2020
|
3.
|
Đánh giá nhu cầu, cơ cấu công chức,
viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự
nghiệp; cơ cấu sắp xếp lại dựa trên các nguyên tắc, tiêu chuẩn hóa công chức,
viên chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường
|
a
|
Ban hành quy định về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc đối với cán bộ chuyên trách quản lý môi trường
cấp xã trong việc tiêu chuẩn hóa các vị trí việc làm và chức danh của đội ngũ
cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Quy định về tiêu chuẩn các vị trí
việc làm và chức danh trong đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến
địa phương.
|
2017-2020
|
b
|
Sắp xếp, điều chuyển, bố trí công
chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đảm bảo
phù hợp với nhiệm vụ được giao dựa trên các tiêu chí về trình độ phát triển,
mức độ phát triển công nghiệp, tính đa dạng sinh học, dân số và các vấn đề
môi trường chính.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nội
vụ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Sắp xếp lại, đảm bảo về chất lượng
và số lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và
phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
|
2017-2020
|
4.
|
Điều tra, đánh giá, xác định đối
tượng, nhu cầu, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu
khác cho các cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tập
trung vào cấp huyện, xã
|
a
|
Điều tra, đánh giá, xác định đối tượng,
nhu cầu, xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
nghiệp vụ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các yêu cầu khác cho các
cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tập trung vào cấp huyện,
xã.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
|
Báo cáo đánh giá, xác định đối tượng
và nhu cầu đào tạo, nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tăng cường năng lực quản
lý môi trường.
|
2017-2020
|
b
|
Thiết kế chương trình đào tạo, tập huấn
cho các đối tượng, theo các nhu cầu đã được xác định, bao gồm: tài liệu đào tạo,
tập huấn; đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo; kế hoạch đào tạo; các điều
kiện bảo đảm thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
|
Khung chương trình, tài liệu, giảng
viên, kế hoạch đào tạo; các điều kiện bảo đảm thực hiện các chương trình đào
tạo.
|
2017 - 2020
|
c
|
Tổ chức thực hiện các chương trình,
module đào tạo, tập huấn cho các cán bộ quản lý môi trường ở trung ương và địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
|
Các khóa đào tạo và tập huấn cho
các cán bộ quản lý môi trường ở trung ương và địa
phương.
|
2017 - 2020
|
5.
|
Xây dựng và thực hiện các dự án
lắp đặt, cung cấp trang thiết bị, tin học hóa phục vụ công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
|
a
|
Xây dựng và thực hiện các dự án
cung cấp, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về bảo vệ môi trường.
|
2017-2020
|
b
|
Đầu tư phương tiện, trang thiết bị,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, quan trắc hiện trạng môi trường, cảnh báo các sự cố về môi trường.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giám sát, quan
trắc hiện trạng môi trường, cảnh báo các sự cố về môi trường.
|
2017-2020
|
c
|
Trang bị đầy đủ các phương tiện,
thiết bị thu nhận, phân tích, xử lý các số liệu, dữ liệu về môi trường.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thu nhận, phân tích, xử lý các số liệu, dữ
liệu về môi trường.
|
2017 - 2020
|
d
|
Đầu tư trang thiết bị, máy móc,
công cụ hỗ trợ công tác quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương, tập
trung ưu tiên cấp huyện, xã.
|
Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh
|
Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Phương tiện, trang thiết bị, cơ sở
vật chất văn phòng làm việc, trang thiết bị, máy móc, công cụ hỗ trợ đồng bộ,
thống nhất.
|
2017-2020
|