ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1167/QĐ-UBND
|
Phú
Yên, ngày 13 tháng 6 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn
cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành
chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tư pháp tại Tờ trình số 36/TTr-STP 08/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm
theo Quyết định này các thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực phổ
biến giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Phú Yên. (Danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- Phó CVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin và Công báo tỉnh;
- Sở Tư pháp-KSTT;
- Lưu: VT, NCT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hữu Thế
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC PHỔ
BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Phú Yên)
Phần I
DANH MỤC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành
chính sửa đổi, bổ sung
STT
|
Số hồ sơ TTHC
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL
quy định việc sửa đổi, bổ sung TTHC
|
Lĩnh vực Phổ biến giáo
dục pháp luật
|
1
|
T-PYE-274034-TT
|
Công nhận báo cáo viên pháp
luật (cấp huyện)
|
Thông tư số 10/2016/TT-BTP
ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định
về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
|
2
|
T-PYE-274035-TT
|
Miễn nhiệm báo cáo viên
pháp luật (cấp huyện)
|
Chú thích:
(1) Số hồ sơ TTHC
(trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được
sửa đổi, bổ sung.
(2) Tên, số, ký
hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của văn bản quy phạm pháp luật quy
định việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính.
Phần II
NỘI DUNG THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
Lĩnh vực
Phổ biến giáo dục pháp luật
1. Công
nhận báo cáo viên pháp luật (cấp huyện)
1.1.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cục Thi
hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự và cơ quan nhà nước cấp huyện
khác căn cứ vào yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và điều
kiện thực tế lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng
vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn làm
báo cáo viên pháp luật và có văn
bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật gửi Phòng Tư pháp tổng hợp trình UBND cấp huyện.
Bước 2:
Phòng Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo
cáo viên pháp luật.
Bước 3: Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới
đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận và báo cáo viên pháp luật và được công bố công khai trên Cổng thông tin
điện tử/Trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan,
tổ chức, đơn vị (trường hợp không có Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử).
1.2. Cách
thức thực hiện
Nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ phận tiếp phận và trả kết quả của UBND cấp
huyện.
1.3.
Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành
phần hồ sơ:
Văn bản đề
nghị công nhận báo cáo viên pháp luật. Văn bản đề
nghị phải đầy đủ các thông tin sau đây của người
được đề nghị công nhận:
- Họ
và tên;
- Chức
vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Trình
độ chuyên môn;
- Lĩnh
vực pháp luật chuyên môn sâu dự kiến kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật.
b) Số lượng hồ sơ: 01
bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính:
Cán bộ, công chức, viên chức
và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ
tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: UBND cấp huyện;
- Cơ quan hoặc người có thẩm
quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính
Quyết định công nhận báo cáo
viên pháp luật.
1.8. Lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện
thực hiện thủ tục hành chính: không.
1.11. Căn cứ pháp lý của
thủ tục hành chính
- Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP
ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên
pháp luật.
Ghi chú: Phần chữ in
nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.
2. Miễn nhiệm báo cáo viên
pháp luật (cấp huyện)
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
của Mặt trận cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Chi cục Thi
hành án dân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự và cơ quan nhà nước cấp huyện
khác có văn bản đề nghị miễn nhiệm báo
cáo viên pháp luật gửi đến Phòng Tư pháp tổng hợp trình UBND cấp huyện.
Bước 2: Phòng Tư pháp trình
Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên
pháp luật.
Bước 3: Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được gửi tới
đoàn thể, cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm và báo cáo viên pháp luật và được công bố công khai trên Cổng thông tin
điện tử/Trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan,
tổ chức, đơn vị (trường hợp không có Cổng thông tin điện tử/Trang thông tin điện tử).
2.2. Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
bưu điện đến Bộ phận tiếp phận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
2.3. Thành phần, số lượng
hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
Văn bản đề
nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Văn bản đề nghị
phải có đầy đủ các thông tin sau đây của báo cáo viên pháp luật
được đề nghị miễn nhiệm:
- Họ
và tên;
- Chức
vụ, chức danh (nếu có) và cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
- Số,
ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật;
- Lý
do của việc đề nghị miễn nhiệm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công
chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2.6.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có
thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện;
- Cơ quan hoặc
người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực
tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp;
- Cơ quan phối
hợp: Không.
2.7.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.8.
Lệ phí: không.
2.9.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật.
2.10.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên
pháp luật bao gồm:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên
chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc chuyển công tác khỏi cơ quan, tổ chức đã đề nghị công
nhận báo cáo viên pháp luật;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự
phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp
mà không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều
9 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
2.11.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ
biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật
- Thông tư số 10/2016/TT-BTP
ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định
về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Ghi chú: Phần chữ in
nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.