ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2024/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 25
tháng 4 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen
thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số
98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số
86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu
chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, ‘Thôn,
tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
Căn cứ Thông tư số
01/2024/TT-BNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện
pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nội vụ tại Tờ trình số 325/TTr-SNV ngày 28 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể
từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
2. Quyết định này thay thế Quyết
định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Hưng Yên.
Điều 3.
Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các tập thể,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Văn
|
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Kèm theo Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hưng Yên)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về
công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, bao gồm: phạm vi, đối
tượng; nguyên tắc thi đua, khen thưởng; nguyên tắc xét danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng; tổ chức phong trào thi đua; đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng
danh hiệu thi đua; đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định tặng
các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng;
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua; quỹ
thi đua, khen thưởng; mẫu khung, bằng kỷ niệm chương, các danh hiệu thi đua và
hình thức khen thưởng.
2. Các nội dung về công tác thi
đua, khen thưởng có liên quan khác không được quy định trong Quy định này được
thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
các đối tượng sau:
1. Cá nhân, tập thể, hộ gia
đình người Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong hệ thống chính trị của tỉnh và các tổ chức khác được cấp có thẩm quyền
công nhận hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực
thuộc bộ, ban, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế; các tổ chức kinh tế khác.
5. Cá nhân, tập thể người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài; cơ quan, tổ chức
nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam có nhiều đóng góp cho sự nghiệp
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Điều 3.Giải
thích từ ngữ
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh và các tổ chức
được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc bộ,
ngành Trung ương, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác đóng trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức kinh tế khác là tổ
chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
3. Hồ sơ giấy đề nghị khen thưởng
là văn bản, giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý phản ánh các thông tin về việc
đề nghị khen thưởng gồm các thành phần: văn bản đề nghị khen thưởng của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; báo cáo
thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình; các văn bản, tài liệu minh chứng
các thành tích đạt được trong báo cáo thành tích và các văn bản, giấy tờ, tài
liệu có liên quan khác.
4. Số hóa hồ sơ là việc quét
(scan), nhập dữ liệu có sẵn trên hồ sơ giấy nhằm chuyển dữ liệu dạng văn bản giấy
sang dạng thông tin, văn bản điện tử và được lưu trữ trong hồ sơ điện tử đề nghị
khen thưởng trên Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh và Hệ thống
Thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
5. Hồ sơ điện tử đề nghị khen
thưởng là tài liệu điện tử được hình thành trên cơ sở số hóa hồ sơ giấy và được
lưu trữ trên Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh và Hệ thống Thông
tin một cửa điện tử của tỉnh.
6. Tài khoản người dùng là tên
và mật khẩu để đăng nhập vào Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ điện
tử đề nghị khen thưởng là việc xây dựng, cập nhật nội dung, trạng thái, khai
thác, lưu trữ hồ sơ điện tử đề nghị khen thưởng.
8. Khai thác hồ sơ điện tử đề
nghị khen thưởng là việc thực hiện các chức năng tra cứu, tìm kiếm, xem thông
tin về thi đua, khen thưởng hoặc tổng hợp các tiêu chí thông tin, thống kê, báo
cáo, xuất, in các kết quả thông tin của hồ sơ điện tử.
Điều 4. Nguyên
tắc thi đua, khen thưởng
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 5.
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Nguyên tắc xét danh hiệu thi
đua và hình thức khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định
số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và thực hiện theo các nguyên tắc
sau:
1. Chú trọng khen thưởng gương
người tốt, việc tốt, hành động dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, chống tiêu cực,
chống tham nhũng; các lĩnh vực khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân, tập thể từ
yếu kém phấn đấu thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
2. Thời gian đề nghị khen thưởng
lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định
khen thưởng lần trước; đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập
được thành tích thì thời gian đề nghị khen thưởng lần sau được tính theo thời
gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
3. Khen thưởng cho người đứng đầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó
lãnh đạo, quản lý.
4. Các trường hợp không xét
khen thưởng
a) Tổ chức thi đua, khen thưởng
trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ
lợi.
b) Có hành vi gian dối trong việc
kê khai thành tích, cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ
để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu trong năm đó cấp có thẩm quyền
phê bình bằng văn bản về việc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tập thể lãnh đạo cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến vụ
việc tiêu cực, tham nhũng, sai phạm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có dấu hiệu sai phạm đang chờ
các cơ quan có thẩm quyền kết luận.
d) Các tập thể có kết quả đánh
giá tổ chức đảng, đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ
(đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức đảng, đoàn thể); các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có tập thể, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động có hành
vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên (riêng đối
với danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” có cá nhân vi phạm bị xử lý kỷ luật
từ hình thức cảnh cáo trở lên); có kết luận bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền về việc cá nhân, tập thể để xảy ra lãng phí, tham nhũng, tiêu cực gây thiệt
hại, thất thoát tài sản của Nhà nước; nội bộ mất đoàn kết hoặc để xảy ra vụ việc
gây ảnh hưởng dư luận xã hội.
đ) Cá nhân, tập thể thực hiện
công việc theo chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phải đảm nhiệm hoặc được giao
(trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ; điểm
b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 19 Quy định này).
e) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị không tổ chức thực hiện sơ kết,
tổng kết phong trào thi đua.
g) Báo cáo thành tích không có
xác nhận của thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý và cấp trình khen
thưởng; nội dung thể hiện không đầy đủ các thành tích theo tiêu chuẩn quy định
và không cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu minh chứng cho các thành tích
kèm theo.
Chương II
HÌNH THỨC TỔ CHỨC THI
ĐUA, NỘI DUNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA; TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI TỔ CHỨC PHONG
TRÀO THI ĐUA
Điều 6.
Hình thức tổ chức thi đua, nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Hình thức tổ chức thi đua, nội
dung tổ chức phong trào thi đua được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều
17 Luật Thi đua, khen thưởng và Điều 2, Điều 3 Thông tư số 01/2024/TT-BNV ngày
24 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật
Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Khi tổ chức phong trào thi
đua theo chuyên đề, các cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi kế hoạch tổ chức phát động
phong trào thi đua về Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn khen thưởng.
3. Sau khi tiến hành sơ kết, tổng
kết các phong trào thi đua, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện
khen thưởng theo thẩm quyền; chỉ lựa chọn các cá nhân, tập thể, hộ gia đình là
những nhân tố mới, có thành tích xuất sắc tiêu biểu, có khả năng nhân rộng điển
hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua đề nghị cấp trên xem xét,
khen thưởng.
4. Khi sơ kết, tổng kết phong
trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động,
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện phong trào thi đua
lựa chọn các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong thực hiện
phong trào thi đua, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, cụ thể:
a) Đối với phong trào thi đua
có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên: Lựa chọn cá nhân, tập thể có thành
tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua, đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, lựa chọn tập thể dẫn
đầu phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh” khi tổng
kết phong trào;
b) Đối với phong trào thi đua
có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên: Lựa chọn cá nhân, tập thể có thành
tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua, đề nghị Thủ tướng
Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, lựa
chọn tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động đề nghị
Chính phủ tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” khi sơ kết, tổng kết phong
trào.
Điều 7.
Trách nhiệm phát động, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện, tổ chức phát động phong trào thi đua trên địa
bàn tỉnh.
2. Thủ trưởng các cơ quan, ban,
ngành cấp tỉnh, cấp huyện; Trưởng các cụm, khối thi đua của tỉnh; cơ quan được
giao chủ trì tổ chức thực hiện phong trào thi đua; các cơ quan, đơn vị Trung
ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã; Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã có
trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
- xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội cùng cấp để
tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức triển khai phong trào thi đua trong phạm vi
quản lý;
b) Tuyên truyền; phối hợp tuyên
truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp
Nhân dân tham gia các phong trào thi đua;
c) Chủ động phát hiện, lựa chọn
cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xứng đáng để khen thưởng theo thẩm
quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; tôn vinh các điển hình tiên tiến, tạo
điều kiện cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình được khen thưởng, các điển hình
tiên tiến trao đổi, giao lưu, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng những sáng kiến,
mô hình hay, cách làm hiệu quả; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức
thực hiện phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng;
d) Phối hợp với Sở Nội vụ hướng
dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, tiến hành sơ kết, tổng kết,
khen thưởng phong trào thi đua; công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị và cụm, khối thi đua.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức hoặc phối hợp với
các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy,
cơ quan Nhà nước các cấp để phát động, triển khai các cuộc vận động, các phong
trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động
giữa các tổ chức thành viên; tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động
viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân tham gia phong trào thi đua và
thực hiện chính sách khen thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo
chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các
giải pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4. Trách nhiệm của cơ quan Thường
trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ):
a) Căn cứ nội dung phát động
phong trào thi đua của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; Chỉ thị, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh;
nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn của
tỉnh, giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tham mưu phát động phong trào
thi đua, đề xuất chủ trương, chương trình, kế hoạch, nội dung, biện pháp thi
đua, tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt các mục
tiêu, nhiệm vụ đề ra; tham mưu sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tham mưu sơ kết, tổng kết các
phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; phát hiện cá nhân, tập
thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; tiếp
nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng và tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc tham
mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng
theo quy định; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen
thưởng trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và các tầng lớp Nhân dân tham gia các phong trào thi
đua và thực hiện tốt công tác xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng, tuyên
truyền điển hình tiên tiến.
5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua trong phạm vi quản lý và triển
khai các phong trào thi đua do cấp trên phát động; phát hiện, tuyên truyền,
nhân rộng điển hình tiên tiến; tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua
theo quy định; kịp thời tuyên dương, khen thưởng, đề nghị cấp có thẩm quyền
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong các
phong trào thi đua.
6. Các cơ quan thông tin đại
chúng thường xuyên tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; mục đích, ý nghĩa của phong
trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh; vị trí vai trò, tầm quan trọng
của thi đua yêu nước; phản ánh đúng kết quả, bài học kinh nghiệm trong tổ chức
thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, những đổi mới trong công tác thi
đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương và cơ
quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất
sắc trong phong trào thi đua; biểu dương, tôn vinh, nêu gương các điển hình
tiên tiến, người tốt, việc tốt; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về
thi đua, khen thưởng.
Chương
III
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ
TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA; ĐỐI TƯỢNGVÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 8.
Danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu thi đua được
quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn
danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội; cá nhân, tập thể đang công tác, học tập tại cơ sở giáo
dục theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo thực hiện theo quy định tại
khoản 1, 4 Điều 32 Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 9.
Danh hiệu“Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua
cấp tỉnh” để tặng hằng năm cho cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật
Thi đua, khen thưởng.
2. Thời điểm đề nghị xét tặng
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” ngay sau khi được công nhận đạt danh hiệu
“Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ 3.
Điều 10.
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ
sở” để tặng hằng năm cho cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Thi
đua, khen thưởng.
Điều 11.
Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
để tặng hằng năm cho cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật
Thi đua, khen thưởng.
2. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
để tặng hằng năm cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật
Thi đua, khen thưởng.
3. Việc bình xét danh hiệu “Lao
động tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện theo quy định tại
khoản 5 Điều 1 Thông tư số 01/2024/TT-BNV.
Điều 12.
Danh hiệu “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”
1. Đối tượng xét tặng danh hiệu
“Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”
a) Tập thể thuộc cụm, khối thi
đua thuộc tỉnh (gồm các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cụm, khối thi đua thuộc
tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập).
b) Tập thể thuộc cụm, khối thi
đua các cơ quan, tổ chức, đơn vị do tỉnh quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế,
quỹ lương và doanh nghiệp vốn Nhà nước do tỉnh quản lý (gồm các phòng, ban, chi
cục, đơn vị sự nghiệp công lập, xí nghiệp và tương đương thuộc cụm, khối thi
đua các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do thủ trưởng các cơ quan, tổ chức,
đơn vị và người đứng đầu doanh nghiệp quyết định thành lập).
2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu
“Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu
phong trào thi đua của cụm, khối thi đua của tỉnh đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội bộ đoàn kết,
tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tích cực thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
b) Hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; được đánh giá, xếp loại chất lượng
ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong tỉnh, đối
với doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định
của pháp luật;
c) Có nhân tố mới, mô hình mới
để các tập thể khác trong tỉnh học tập, có các biện pháp cải tiến trong lao động,
sản xuất, công tác.
3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Ủy
ban nhân dân tỉnh” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề
do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi
tổng kết phong trào đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết,
tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
và các tệ nạn xã hội khác;
b) Hoàn thành xuất sắc các nội
dung phong trào thi đua theo kế hoạch của tỉnh đề ra;
c) Kết quả tổ chức thực hiện
phong trào thi đua có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành, lĩnh vực,
địa phương.
d) Thực hiện tốt công tác xây dựng,
phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng, tuyên truyền điển hình tiên tiến trong phong
trào thi đua.
4. Tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn
đầu phong trào thi đua để đề nghị tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Ủy ban nhân
dân tỉnh” phải thông qua bình xét, đánh giá, so sánh giữa các tập thể trong từng
cụm, khối thi đua của tỉnh.
5. Trưởng cụm, khối thi đua thực
hiện việc chấm điểm, bình xét, suy tôn đối với tập thể dẫn đầu cụm, khối thi
đua hằng năm; cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua
do Ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện bình xét, đánh giá đối với tập thể dẫn đầu
phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ
03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.
Điều 13.
Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
1. Đối tượng xét tặng
a) Phòng, ban, chi cục, đơn vị
sự nghiệp công lập và tương đương thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị do
tỉnh quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, quỹ lương.
b) Khoa, phòng, bộ môn, tổ, đội,
tiểu đội và các tổ chức cấu thành khác thuộc, trực thuộc các đơn vị quy định tại
điểm a khoản này.
c) Phòng, xí nghiệp và tương
đương thuộc doanh nghiệp vốn Nhà nước do tỉnh quản lý.
d) Tổ, đội, phân xưởng và tương
đương thuộc, trực thuộc đơn vị quy định tại điểm c khoản này.
2. Tiêu chuẩn xét tặng: Danh hiệu
“Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 14.
Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
1. Đối tượng xét tặng: Danh hiệu
“Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho các tập thể quy định tại khoản
1 Điều 13 Quy định này.
2. Tiêu chuẩn xét tặng: Danh hiệu
“Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho tập thể thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 15.
Danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”
Danh hiệu “Xã, phường, thị trấn
tiêu biểu” để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua
cấp huyện, đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Thi đua, khen
thưởng; khung tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng danh hiệu “Xã, phường, thị trấn
tiêu biểu” quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng
12 năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ
sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”; không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản
6 Điều 6 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP và đạt các tiêu chuẩn quy định chi tiết tại
Phụ lục số 01 kèm theo Quy định này.
Điều 16.
Danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”
Danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn
hóa” được tặng hằng năm cho thôn, tổ dân phố trong phạm vi cấp xã đạt các tiêu
chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 30
Luật Thi đua, khen thưởng; khoản
2 Điều 6 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày
07 tháng 12 năm 2023 của Chính
phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu
“Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
không vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định
số 86/2023/NĐ-CP và đạt các tiêu chuẩn quy định chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm
theo Quy định này.
Điều 17.
Danh hiệu ‘‘Gia đình văn hóa’’
Danh hiệu “Gia đình văn hóa” được
tặng hằng năm cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 31
Luật Thi đua, khen thưởng; khoản 1 Điều 6 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP ngày 07
tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục,
hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu”; không vi phạm một trong những trường hợp quy định
tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 86/2023/NĐ-CP và đạt các tiêu chuẩn quy định
chi tiết tại Phụ lục số 03 kèm theo Quy định này.
Điều 18.
Các loại hình khen thưởng, hình thức khen thưởng
1. Các loại hình khen thưởng được
quy định tại Điều 8 Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Các hình thức khen thưởng được
quy định tại Điều 9 Luật Thi đua, khen thưởng.
Điều 19. Bằng
khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu
chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc được
bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được nhiều thành tích hoặc
thành tích đột xuất (thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch nhiệm vụ
mà cá nhân phải đảm nhiệm hoặc được giao), có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và tác dụng nêu gương trên địa bàn tỉnh;
c) Có nhiều đóng góp vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công
tác xã hội, từ thiện nhân đạo;
d) Có 02 lần liên tục được tặng
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công
nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công
nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề
án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu
quả trong phạm vi cơ sở;
đ) Cá nhân là tri thức, nhà
khoa học đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, c, d khoản này hoặc
có một trong những thành tích đóng góp vào sự phát triển của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, địa phương, cụ thể như sau:
Chủ nhiệm (hoặc đồng chủ nhiệm)
ít nhất 01 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ được đánh giá
đạt loại Xuất sắc hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước được đánh
giá Đạt trở lên;
Có giải pháp, sáng kiến, công
trình khoa học được triển khai áp dụng ở tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
thiết thực, góp phần vào sự phát triển của tỉnh và được cơ quan có thẩm quyền
công nhận;
Cá nhân hoặc nhóm tác giả có giải
pháp, sáng kiến, công trình khoa học đoạt giải Đặc biệt, giải Nhất, giải Nhì,
giải Ba trong các hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, khoa học kỹ thuật từ cấp
tỉnh trở lên;
Chủ trì nhiệm vụ khoa học và
công nghệ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên nghiệm thu đạt loại xuất sắc, được
áp dụng trong thực tiễn và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần thiết
thực vào sự phát triển chung của tỉnh;
Là chủ nhiệm của công trình đạt
một trong các giải thưởng áp dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh gồm: Giải thưởng
Nguyễn Đức Cảnh do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng; Giải thưởng
Lương Đình Của do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng; Giải
thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng về khoa học và công nghệ
của các tổ chức quốc tế.
e) Công nhân, nông dân, người
lao động đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản này
hoặc có một trong những thành tích đóng góp vào sự phát triển của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Công nhân, nông dân, người lao
động lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có phạm vi ảnh hưởng
trong lĩnh vực, ngành, nghề;
Công nhân có sáng kiến mang lại
lợi ích giá trị cao, có phạm vi ảnh hưởng trong doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế khác và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
Nông dân có mô hình sản xuất hiệu
quả, ổn định từ 01 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã và
giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
g) Cá nhân đoạt giải hoặc cá
nhân được cơ quan có thẩm quyền phân công trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo, huấn
luyện cho cá nhân, tập thể đạt các thành tích gồm: Giải Đặc biệt, giải Nhất, giải
Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích hoặc Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy
chương Đồng và tương đương trong các cuộc thi, hội thi, hội thao, hội diễn, giải
thưởng cấp quốc gia, khu vực, quốc tế hoặc cá nhân, tập thể đoạt giải Đặc biệt,
giải Nhất, giải Nhì, giải Ba hoặc Huy chương Vàng, Huy chương Bạc, Huy chương Đồng
và tương đương trong các hội thi, hội thao, hội diễn, giải thưởng từ cấp tỉnh
trở lên (trừ trường hợp đã được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương tuyên
dương, khen thưởng), trường hợp cá nhân, tập thể đoạt giải cao ở nhiều nội dung
trong một cuộc thi thì chỉ được xét khen thưởng cho thành tích cao nhất.
2. Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu
chuẩn sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc được
bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích xuất sắc
đột xuất (thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch nhiệm vụ mà tập thể
phải đảm nhiệm hoặc được giao), có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của tỉnh và có tác dụng nêu gương trên địa bàn tỉnh;
c) Có đóng góp vào sự phát triển
kinh tế - xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện
nhân đạo;
d) Có 02 năm liên tục được công
nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc,
thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần trong tập thể, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
3. Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt
một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có thành tích đóng
góp vào sự phát triển của tỉnh.
4. Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được
bình xét trong phong trào thi đua;
b) Có một trong những đóng góp
tích cực, tiêu biểu cho địa phương, xã hội như: hiến đất cho các công trình, dự
án, chương trình của Nhà nước, tỉnh, địa phương, có nhiều đóng góp về tiền, vật
chất hoặc công sức cho các hoạt động xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công
trình, dự án của Nhà nước, tỉnh, địa phương và các hoạt động công ích khác, tổ
chức hoặc tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
c) Có nhiều thành tích trong sản
xuất kinh doanh, có mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, ổn định từ 02 năm trở
lên, giúp đỡ có hiệu quả nhiều hộ nghèo, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động
và được địa phương ghi nhận.
5. Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng cho cá nhân, tập thể thuộc tổ chức tôn giáo chấp hành
tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có nhiều đóng góp
trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và phát triển tỉnh Hưng
Yên; có công lao đóng góp lớn trong giải quyết các vụ việc, vấn đề phức tạp,
các điểm nóng về tôn giáo.
6. Khen thưởng đối ngoại
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
cá nhân, tập thể người nước ngoài chấp hành tốt quy định của pháp luật của nước
sở tại và các quy định có liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật tại
Việt Nam, có thành tích đóng góp trong xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị,
hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
7. Các trường hợp khác
a) Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng trường đại học, cao đẳng, cơ quan, đơn vị Trung ương
trực thuộc bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không tham
gia cụm, khối thi đua của tỉnh nhưng có nhiều đóng góp cho sự phát triển trên
các lĩnh vực của tỉnh.
b) Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh để tặng cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương khi các cơ
quan, tổ chức, đơn vị tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống là các
năm tròn (là năm có chữ số cuối cùng là “0”) và năm lẻ 5 (là năm có chữ số cuối
cùng là “5”).
Điều 20.
Giấy khen
1.Tặng cho cá nhân, tặng cho tập
thể gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở
lên; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực
tham gia các phong trào thi đua do cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện
và phát động;
b) Có thành tích trong các
phong trào thi đua hoặc lập thành tích tại các hội thi, hội thao, hội diễn, giải
thưởng;
c) Lập được nhiều thành tích
trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và có phạm vi ảnh hưởng đối với cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc có nhiều đóng góp cho sự xây dựng và phát triển của cơ
quan, tổ chức, đơn vị;
d) Lập được thành tích đột xuất
khi dũng cảm cứu người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc trong
chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phòng chống tội phạm, phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu nạn, hỏa hoạn, dịch bệnh có phạm vi ảnh hưởng và tác dụng nêu gương
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Có sáng kiến, giải pháp kỹ
thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo
được cơ quan, tổ chức, đơn vị ghi nhận.
2. Tặng cho công nhân, nông
dân, người lao động gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn về cá nhân quy định tại khoản
1 Điều này hoặc lập được nhiều thành tích trong lao động, sản xuất, có mô hình
sản xuất hiệu quả, ổn định, giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc
làm cho người lao động, có phạm vi ảnh hưởng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Tặng cho hộ gia đình gương mẫu
chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có đóng góp bằng công sức, đất
đai và tài sản cho địa phương, xã hội, hoặc có đóng góp vào sự phát triển của địa
phương;
b) Có thành tích trong các
phong trào thi đua.
4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế xây dựng cụ thể tiêu chuẩn
xét tặng Giấy khen thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
Điều 21.
Công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể
1. Việc công nhận mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể là cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ
thống chính trị của tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật
Viên chức; Nghị định của Chính phủ; Quy định của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
và các văn bản có liên quan.
2. Việc công nhận mức độ hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể được đề nghị khen thưởng được thực hiện
theo quy định của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm điểm và đánh giá xếp loại
chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị và quy định
của các văn bản quy định có liên quan.
3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị căn cứ các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại đối với cá nhân, tập thể thuộc thẩm
quyền quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, xếp loại đối với cá
nhân, tập thể thuộc thẩm quyền được đề nghị khen thưởng.
4. Việc công nhận mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể không phải là cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị do tỉnh quản lý về tổ chức bộ
máy, biên chế, quỹ lương (trừ công nhân, nông dân, người lao động) thực hiện
theo quy định của pháp luật và quy định của đơn vị đối với từng đối tượng (nếu
có).
Điều 22.
Công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng,
phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và
công nghệ để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, công nhận hiệu quả áp dụng và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng
trong tỉnh, toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công
trình khoa học và công nghệ
Hội đồng sáng kiến, Hội đồng
khoa học cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, công
nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh,
toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học
và công nghệ để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”,
“Chiến sỹ thi đua toàn quốc” và đề nghị các hình thức khen thưởng theo quy định.
2. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng
khoa học các cấp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định thành lập;
nhiệm vụ, thành phần Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học các cấp; mẫu văn bản
chứng nhận hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về
hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài
khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định
tại khoản 8 Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
2. Hội đồng
sáng kiến, Hội đồng khoa học các cấp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định thành lập. Nhiệm vụ, thành phần Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học
các cấp; mẫu văn bản chứng nhận hoặc xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng của
sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ thực
hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
3. Việc
công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến,
đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ làm căn cứ
xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại
Điều 7 Thông tư số 01/2024/TT-BNV.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH TẶNG
DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG; HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH
HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG; HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA,
HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG VÀ THU HỒI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG
Điều 23.
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”; danh hiệu “Tập
thể lao động xuất sắc”; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”; danh hiệu “Xã,
phường, thị trấn tiêu biểu”; Bằng khen, Kỷ niệm chương và các danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
2. Thủ trưởng các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương; Tổng giám đốc, Giám đốc
doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”,
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến” và Giấy
khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng
Giấy khen.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định tặng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, danh hiệu “Tập thể
lao động tiên tiến”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, danh hiệu “Lao động
tiên tiến” và Giấy khen.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, danh hiệu “Gia đình văn hóa”
và Giấy khen.
Điều 24.
Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền đề nghị xét tặng
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 1,
2, 3, 4, 6 Điều 83 Luật Thi đua, khen thưởng; Điều 29 Nghị định số
98/2023/NĐ-CP .
2. Khen thưởng cá nhân, tập thể
trong Hội đồng nhân dân các cấp; cá nhân, tập thể làm chuyên trách công tác đảng,
đoàn thể; Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định
tại khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư số 01/2024/TT-BNV.
3. Khen thưởng đối với tổ chức,
cá nhân thuộc tổ chức tôn giáo
Căn cứ vào thành tích đạt được,
phạm vi ảnh hưởng của thành tích, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị
cấp trên khen thưởng cho tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh
có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng và
phát triển tỉnh Hưng Yên; có công lao đóng góp lớn trong giải quyết các vụ việc,
vấn đề phức tạp, các điểm nóng về tôn giáo.
4. Cơ quan được giao chủ trì tổ
chức thực hiện phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân tỉnh phát động; Trưởng cụm,
khối thi đua phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phát hiện, lựa chọn các
cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để khen thưởng
hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị; thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng
đột xuất theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng đối với gương người
tốt, việc tốt; cá nhân có hành động dũng cảm, cứu người, cứu tài sản, truy bắt
tội phạm, chống tham nhũng và các hoạt động, thành tích nổi bật khác đem lại
giá trị, lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực.
6. Thẩm quyền đề nghị cấp trên
khen thưởng đối với nông dân
a) Hội Nông dân cấp xã.
b) Hội Nông dân cấp huyện.
c) Hội Nông dân cấp tỉnh.
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị
phát hiện nông dân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, đóng góp cho sự phát triển
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
7. Cá nhân, tập thể ngoài tỉnh,
người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích đóng góp đối với sự
phát triển của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực nào thì thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về
ngành, lĩnh vực hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi cá nhân, tập thể đóng góp khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen
thưởng.
8. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức
tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện
cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền
khen thưởng.
Điều 25.
Quy định chung về hồ sơ, thủ tục
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng
các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại quyết
định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực thi
đua, khen thưởng và các văn bản có liên quan.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh
hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải đảm bảo đúng thời hạn, thành phần, số
lượng và các văn bản, tài liệu minh chứng cho các thành tích nêu trong báo cáo
thành tích; văn bản, tài liệu minh chứng phải là bản chính hoặc bản sao có chứng
thực của cơ quan có thẩm quyền; văn bản có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu
giáp lai.
a) Tờ trình của cơ quan, tổ chức,
đơn vị trình cấp có thẩm quyền xét, quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể,
hộ gia đình phải nêu rõ trường hợp đề nghị khen thưởng đủ điều kiện, tiêu chuẩn,
thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
b) Báo cáo thành tích phải có
xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý và các cấp
trình khen; nội dung báo cáo phải thể hiện rõ, đầy đủ các thành tích xuất sắc
tiêu biểu theo tiêu chuẩn quy định đối với các danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng và việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước của cá nhân, tập thể, hộ gia đình được đề nghị khen thưởng;
ghi cụ thể số, ký hiệu, ngày tháng năm của các văn bản của cấp có thẩm quyền về
đánh giá, xếp loại, công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, quyết định
tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và các thành tích khác (trừ
trường hợp khen thưởng theo thủ tục đơn giản); đối với tập thể không có tổ chức
đảng, đoàn thể trong báo cáo thành tích phải thể hiện là tập thể không có tổ chức
đảng, đoàn thể. Báo cáo thành tích phải được lập trong thời gian không quá 15
ngày trước khi cơ quan, tổ chức, đơn vị ký ban hành tờ trình đề nghị khen thưởng
và thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số
98/2023/NĐ-CP (báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cho công nhân, nông dân,
người lao động: cơ quan, tổ chức, đơn vị trình khen thưởng có trách nhiệm hướng
dẫn công nhân, nông dân, người lao động xây dựng báo cáo thành tích và hoàn thiện
hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định).
c) Nội dung sáng kiến, đề tài
khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong báo cáo thành
tích để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải nêu
rõ tên đầy đủ, chính xác; bất cập, hạn chế khi chưa có sáng kiến, đề tài khoa học,
đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ; phân tích đánh giá hiệu quả
áp dụng, khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong thực tiễn.
3. Phối hợp cung cấp thông tin
đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình được đề nghị khen thưởng
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức,
đơn vị thực hiện khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng;
Trưởng cụm, khối thi đua hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức thực hiện phong
trào thi đua khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng chịu trách nhiệm lấy
ý kiến phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng đối với cá nhân, tập
thể, hộ gia đình được đề nghị khen thưởng (trường hợp thấy cần thiết) gồm các nội
dung: Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và kết quả hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể (nếu có); ý kiến của
cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.
Đối với đơn vị sản xuất, kinh
doanh: thực hiện quy định của pháp luật về thuế, kiểm toán, bảo hiểm xã hội, bảo
vệ môi trường, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm.
b) Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị nhận được văn bản đề nghị phối hợp cung cấp thông tin đối với cá
nhân, tập thể, hộ gia đình được đề nghị khen thưởng có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày văn bản được phát hành trên
Hệ thống quản lý văn bản đi đến (nếu có) hoặc nhận được văn bản tính theo dấu
bưu điện, nếu là văn bản giấy) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
được lấy ý kiến.
4. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với tập thể hoặc cá nhân là người
đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác có nghĩa vụ nộp ngân
sách nhà nước; thực hiện các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm xã hội cho người lao động;
thuộc đối tượng phải kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán thì
trong báo cáo thành tích phải nêu rõ việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung nêu trên trong thời gian xét
khen thưởng và cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu minh chứng kèm theo; đồng
thời, có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện tốt các
quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị,
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác như: thuế, kiểm toán, bảo hiểm xã hội, bảo
vệ môi trường, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,
an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm.
5. Cá nhân, tập thể, hộ gia
đình có trách nhiệm kê khai trung thực các thành tích đạt được, cung cấp đầy đủ
các văn bản, tài liệu minh chứng cho các thành tích và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác trong việc kê khai báo cáo thành tích, các văn bản,
tài liệu minh chứng trong hồ sơ đề nghị khen thưởng.
6. Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong việc khen thưởng, đề nghị cấp trên khen thưởng
đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình đảm bảo chấp hành tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đáp ứng tiêu chuẩn các danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng; tính chính xác của các thành tích nêu trong báo
cáo thành tích và các thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.
7. Khen thưởng theo thủ tục đơn
giản: Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực
hiện đối với các trường hợp quy định tại Điều 85 Luật Thi đua, khen thưởng; hồ
sơ, thời gian đề nghị, thời gian thẩm định và trình khen thưởng đối với các trường
hợp khen thưởng theo thủ tục đơn giản thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4
Điều 40 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
Điều 26.
Thời gian nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ
1. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị
xét tặng các danh hiệu: “Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh”, “Tập thể lao động
xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”; Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh gồm:
a) Khen thưởng công trạng
Khen thưởng tổng kết năm công
tác: trước ngày 31tháng 01 hằng năm.
Khen thưởng tổng kết năm học
(ngành Giáo dục và Đào tạo): trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
Khen thưởng tổng kết hoạt động
của cụm, khối thi đua: ngay sau khi tổng kết hoạt động cụm, khối thi đua.
Khen thưởng thành tích xuất sắc
trong thực hiện nhiệm vụ: ngay sau khi lập được thành tích.
b) Khen thưởng phong trào thi
đua: ngay sau khi kết thúc đợt thi đua hoặc trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện
sơ kết, tổng kết phong trào thi đua ít nhất 20 ngày.
c) Khen thưởng đột xuất: ngay
sau khi lập được thành tích.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp
tỉnh nộp về Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh
Hưng Yên hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Hệ thống Thông tin một cửa điện tử của tỉnh;
đồng thời, tạo lập, cập nhật dữ liệu điện tử, chuyển hồ sơ điện tử đề nghị khen
thưởng trên Phần mềm quản lý công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh.
Điều 27. Hủy
bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và thu hồi hiện vật
khen thưởng
1. Quyết định tặng danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị
thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Thi đua, khen
thưởng.
2. Căn cứ vào kết luận của cơ
quan có thẩm quyền xác định cá nhân, tập thể, hộ gia đình có hành vi vi phạm
thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Thi đua, khen
thưởng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trình khen thưởng có trách nhiệm đề nghị cấp
có thẩm quyền khen thưởng ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng và thu hồi hiện vật, tiền thưởng theo quy định;
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân là thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm
quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
3. Thu hồi hiện vật khen thưởng
và tiền thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền
của tỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Nghị định số
98/2023/NĐ-CP .
Điều 28. Cấp
đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng
1. Cơ quan có thẩm quyền quyết
định khen thưởng giải quyết cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng trong 15 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp đổi; tập thể, cá nhân khi được cấp đổi,
cấp lại bằng sẽ được nhận kèm theo giấy chứng nhận cấp đổi, cấp lại.
2. Hiện vật khen thưởng thu lại
do cấp đổi, cơ quan có thẩm quyền cấp đổi có trách nhiệm thực hiện thanh lý hoặc
xử lý, tiêu hủy theo quy định.
Điều 29.
Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen thưởng
1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
(Ban Thi đua - Khen thưởng)
a) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen
thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; các danh hiệu
thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Quản lý, lưu trữ hồ sơ điện
tử đề nghị khen thưởng trên Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh: Thực
hiện việc quản lý tài khoản người dùng, cấp, hạn chế, mở rộng hoặc hủy bỏ quyền
truy cập vào Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị; đảm bảo việc kết nối, vận hành ổn định, thông suốt, an toàn của Phần mềm
quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tạo lập,
cập nhật hồ sơ điện tử trên Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh; thực
hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử công tác thi đua, khen thưởng
theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, đơn vị
a) Quản lý, lưu trữ hồ sơ khen
thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng
của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Tạo lập, cập nhật, chuyển hồ
sơ điện tử đề nghị trên Phần mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh ngay sau
khi phát hành văn bản đề nghị khen thưởng;
c) Cá nhân được giao quản lý Phần
mềm quản lý thi đua, khen thưởng của tỉnh không được cung cấp hoặc để lộ hồ sơ,
tài khoản người dùng của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho cá nhân, cơ quan, tổ chức,đơn
vị khác; có trách nhiệm khai thác, cung cấp dữ liệu thi đua, khen thưởng theo
nhiệm vụ công việc được giao, yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc cơ quan có thẩm quyền;
d) Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ
sơ giấy, hồ sơ điện tử công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật
về lưu trữ.
Chương V
HỘI ĐỒNG THI ĐUA-KHEN
THƯỞNG; TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CỤM, KHỐI THI ĐUA VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG CÁC DANH
HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 30. Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
tỉnh: Là cơ quan do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, có trách nhiệm
tham mưu, tư vấn Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh.
2. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng, gồm:
Phó Chủ tịch thứ nhất: Phó Chủ
tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh;
Phó Chủ tịch Thường trực: Giám
đốc Sở Nội vụ;
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh;
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh.
c) Chủ tịch Hội đồng quyết định
cơ cấu, thành phần các thành viên Hội đồng; ban hành Quy chế hoạt động của Hội
đồng;
d) Thư ký của Hội đồng: Công chức
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh
và công chức thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ.
3. Cơ quan Thường trực Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh là Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ;
4. Nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP và Quy chế hoạt động của Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh.
Điều 31. Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức,
đơn vị (đối với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác là người đại diện pháp luật
của các đơn vị đó) có trách nhiệm thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, thành phần, tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp
mình để tham mưu, tư vấn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý.
Điều 32. Tổ
chức cụm, khối thi đua
1. Cụm, khối thi đua trên địa
bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, thành lập.
2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức, đơn vị căn cứ vào tình hình thực tiễn, cụ thể thành viên của cụm, khối
thi đua các phòng, ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập, xí nghiệp và tương
đương thuộc, trực thuộc;ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi
đua đảm bảo theo quy định.
Điều
33.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cụm, khối thi đua
Cụm, khối thi đua được tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện các phong trào thi đua do Trung ương, Ủy ban nhân
dân tỉnh, cụm, khối thi đua phát động; tổ chức tổng kết đánh giá, chấm điểm,
bình xét, suy tôn các tập thể dẫn đầu, tiêu biểu đề nghị cấp có thẩm quyền xét
tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.
Điều 34.
Thẩm quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Người có thẩm quyền quyết định
tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định tại khoản khoản
4 Điều 79 và khoản 1, 2, 3, 4 Điều 80 Luật Thi đua, khen thưởng,đồng thời có thẩm
quyền trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen
thưởng.
2. Người có thẩm quyền quyết định
tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền
trao tặng.
Điều 35. Tổ
chức trao tặng và đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
Việc trao tặng, đón nhận danh
hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận
danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 25,
Điều 26, Điều 27Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
Điều 36.
Nguồn hình thành, mức trích quỹ thi đua, khen thưởng
Quỹ thi đua, khen thưởng của
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở giáo dục tư thục
và dân lập được hình thành theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Thi đua, khen
thưởng; khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 50 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
Điều 37.
Quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quản lý, sử dụng quỹ thi
đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 11 Luật Thi
đua, khen thưởng; Điều 51, Điều 52 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
2. Quỹ thi đua, khen thưởng của
tỉnh giao cơ quan Thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Ban Thi
đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ) quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tiền thưởng được trích từ Quỹ
thi đua, khen thưởng của tỉnh đối với cá nhân, tập thể thuộc tỉnh được Chủ tịch
nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định khen thưởng, trừ các trường hợp do do bộ, ngành được giao nhiệm vụ
chủ trì công tác tổ chức xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và “Giải thưởng Hồ
Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” chi trả tiền thưởng cho cá nhân được khen thưởng
và hạch toán chi thành mục riêng.
4. Khen thưởng thành tích thực
hiện chương trình mục tiêu, dự án được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của
chương trình mục tiêu, dự án đó; trường hợp nguồn kinh phí chương trình mục
tiêu, dự án không được trích thưởng thì khen thưởng theo quy định của pháp luật
về thi đua, khen thưởng.
Điều 38.
Nguyên tắc tính tiền thưởng, mức tiền thưởng và tặng phẩm
Nguyên tắc tính tiền thưởng, mức
tiền thưởng và chế độ đãi ngộ kèm theo các danh hiệu thi đua, Bằng khen, Giấy
khen, Kỷ niệm chương thực hiện theo quy định tại Điều 53, Điều 54, Điều 58 Nghị
định số 98/2023/NĐ-CP .
Chương VI
MẪU KHUNG, BẰNG KỶ NIỆM
CHƯƠNG, CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 39. Mẫu
huy hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và mẫu Kỷ niệm chương
1. Huy hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp
tỉnh” có kết cấu chia làm 02 phần: Cuống huy hiệu và thân huy hiệu.
a) Cuống huy hiệu: Chất liệu bằng
đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co, kích thước 24 mm x 12 mm, sơn nền và viền ngoài
màu vàng.
b) Thân huy hiệu: Hình sao vàng
năm cánh cách điệu dập nổi, đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng
40 mm, phía trong có hai bông lúa vàng, ở giữa có lá cờ Tổ quốc, xung quanh có
dòng chữ “CHIẾN SỸ THI ĐUA TỈNH HƯNG YÊN”, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ
12, màu đỏ, chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co (Chi tiết theo Mẫu số
01 kèm theo Quy định này).
2. Kỷ niệm chương của tỉnh có kết
cấu gồm có 02 phần: Cuống Kỷ niệm chương và thân Kỷ niệm chương.
Sở Nội vụ tham mưu, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cụ thể về
tên Kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng, kích thước Cuống và thân Kỷ
niệm chương, nội dung được in trên Kỷ niệm chương của tỉnh.
Điều 40. Mẫu
Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh”
Mẫu Bằng khen của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh; Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” thực
hiện theo quy định tại Điều 103 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , cụ thể:
1. Hình thức
a) Kích thước: Bằng được in
trên khổ giấy A3, kích thước là 360 mm x 237 mm.
b) Họa tiết trang trí xung
quanh: Đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn nhưng không giống hoặc
tương tự với các Bằng khen cấp Nhà nước; chính giữa phía trên là Quốc huy Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; biểu tượng của các cơ quan tổ chức thay cho
Quốc huy đối với Bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp
tỉnh, không có hoa văn bốn góc bên ngoài đường diềm trang trí và khối hoa văn
chuyển tiếp giữa Quốc huy và đường diềm trang trí; đối với Bằng chứng nhận Chiến
sĩ thi đua có thêm hàng cờ đỏ hai bên Quốc huy hoặc biểu tượng của cơ quan, tổ
chức.
c) Hình nền: màu vàng, không có
hoa văn.
2. Nội dung
a) Dòng thứ nhất: Quốc hiệu “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 15, kiểu chữ đứng, đậm màu đen.
b) Dòng thứ hai: Tiêu ngữ “Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu,
chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách
chữ, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
c) Dòng thứ ba: “Chức vụ của
người có thẩm quyền quyết định khen thưởng” CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG
YÊN, chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 24, kiểu chữ đứng, đậm,
màu đỏ.
d) Dòng thứ tư: “TẶNG” đối với
Bằng khen hoặc “TẶNG DANH HIỆU” đối với bằng chứng nhận Chiến sĩ thi đua, chữ
in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 22, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
đ) Dòng thứ năm: Tên hình thức
khen thưởng: BẰNG KHEN hoặc danh hiệu thi đua CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH, chữ in
hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 38, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
e) Các dòng tiếp theo: Tên của
tập thể, cá nhân, hộ gia đình được khen thưởng; địa chỉ hoặc chức danh đơn vị
công tác đối với cá nhân đang công tác ở các cơ quan đơn vị hoặc cơ quan chủ quản
đối với tập thể, thành tích của tập thể, cá nhân, hộ gia đình được khen thưởng,
chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu
chữ nghiêng, đậm, màu đen.
g) Ở phía dưới bên trái: “Số
quyết định, ngày, tháng, năm” ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành quyết định;
“Số sổ vàng” đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được khen
thưởng trong quyết định; chữ của hai dòng in thường, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 10, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
h) Phía dưới bên phải: Địa
danh, ngày, tháng, năm; chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 12,
kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen; dưới dòng địa danh là dòng chữ ghi chức vụ của
người có thẩm quyền quyết định khen thưởng, chữ in hoa, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
k) Khoảng
trống để ký tên, đóng dấu, ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen
thưởng.
Mẫu bằng được minh họa tại Mẫu
số 02, 03 kèm theo Quy định này.
Điều 41. Mẫy
Giấy khen, Bằng “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Mẫy Giấy khen, Bằng “Chiến sĩ
thi đua cơ sở” thực hiện theo quy định tại Điều 104 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ,
cụ thể:
1. Hình thức
a) Kích thước: Bằng được in
trên khổ giấy A4, kích thước là 297 mm x 210 mm.
b) Họa tiết hoa văn trang trí
xung quanh: Đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn nhưng không giống
hoặc tương tự với hoa văn trên các Bằng khen cấp Nhà nước; chính giữa phía trên
là Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với “Giấy khen” và bằng
chứng nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương
đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, “Giấy
khen” của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; biểu tượng của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị đối với “Giấy khen”, bằng chứng nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, Tổng Giám đốc, Giám đốc
doanh nghiệp, hợp tác xã; “Giấy khen” của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp; đối với bằng chứng
nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở” có thêm hàng cờ đỏ hai bên Quốc huy hoặc biểu tượng
của các cơ quan đoàn thể; không có hoa văn bốn góc bên ngoài đường diềm và khối
hoa văn chuyển tiếp giữa Quốc huy và đường diềm trang trí.
c) Hình nền bằng để trắng.
2. Nội dung
a) Dòng thứ nhất: Quốc hiệu “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
b) Dòng thứ hai: Tiêu ngữ “Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu,
chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách
chữ, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Đối với “Giấy khen”, bằng chứng nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của các cơ quan Đảng
thay dòng Quốc hiệu bằng dòng chữ “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” chữ in hoa, phông chữ
“Times New Roman”, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
c) Dòng thứ ba: “Chức vụ của
người có thẩm quyền quyết định khen thưởng”; chữ in hoa, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
d) Dòng thứ tư: “TẶNG” đối với
Giấy khen, “TẶNG DANH HIỆU” đối với Bằng “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; chữ in hoa,
phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
đ) Dòng thứ năm: Tên hình thức
khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua; chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ
chữ 38, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
e) Các dòng tiếp theo: Tên của
đơn vị, cá nhân được khen thưởng; địa chỉ (hoặc chức danh, đơn vị công tác đối
với cá nhân đang công tác ở các cơ quan đơn vị hoặc cơ quan chủ quản đối với tập
thể), thành tích của tập thể, cá nhân được khen thưởng; chữ in thường, phông chữ
“Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu
đen.
g) Phía dưới bên trái: “Số quyết
định, ngày, tháng, năm” ghi theo số, ngày, tháng, năm ban hành quyết định; “Số
sổ vàng” đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được khen thưởng
trong quyết định; chữ của hai dòng in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ
chữ 10, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
h) Phía dưới bên phải: Địa
danh, ngày, tháng, năm; chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 12,
kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
Dưới dòng địa danh là dòng chữ
ghi chức vụ của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng; chữ in hoa, phông
chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
i) Khoảng trống để ký tên, đóng
dấu, ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
Mẫu bằng được minh họa tại Mẫu
số 04, 05 kèm theo Quy định này.
Điều 42. Mẫu
Bằng Kỷ niệm chương của tỉnh, Bằng chứng nhận “Gia đình văn hóa”
1. Mẫu Bằng Kỷ niệm chương của
tỉnh
a) Kích thước Bằng thực hiện
theo quy định tại Điều 105 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP .
b) Nội dung, họa tiết hoa văn
trang trí trên Bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
2. Mẫu Bằng chứng nhận “Gia
đình văn hóa”
Kích thước Bằng thực hiện theo
quy định tại Điều 105 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , cụ thể:
a) Hình thức
Kích thước được in trên khổ giấy
A5, kích thước 210 mm x 148 mm.
Họa tiết hoa văn trang trí xung
quanh: Đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn không giống hoặc
tương tự với các Bằng khen cấp Nhà nước; chính giữa phía trên là Quốc huy Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hàng cờ đỏ hai bên.
Hình nền Bằng để trắng.
b) Nội dung
Dòng thứ nhất: Quốc hiệu “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
Dòng thứ hai: Tiêu ngữ “Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu,
chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách
chữ, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
Dòng thứ ba: “Chức vụ của người
có thẩm quyền quyết định khen thưởng”, chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”,
cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
Dòng thứ tư: “TẶNG DANH HIỆU”
chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu
đen.
Dòng thứ năm: Tên danh hiệu thi
đua, chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 36, kiểu chữ đứng, đậm, màu
đỏ.
Các dòng tiếp theo: Tên của gia
đình, địa chỉ, thành tích của gia đình khen thưởng, chữ in thường, phông chữ
“Times New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ in nghiêng, đậm, màu
đen.
Phía dưới bên trái: “Số quyết định,
ngày, tháng, năm” ghi theo số, ngày tháng năm ban hành quyết định; “Số sổ vàng”
đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được khen thưởng trong
quyết định; chữ của hai dòng in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 10,
kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
Phía dưới bên phải: Địa danh,
ngày, tháng, năm; chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 12, kiểu
chữ nghiêng, đậm, màu đen.
Ngay dưới dòng địa danh là dòng
chữ ghi chức vụ của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng, chữ in hoa,
phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
Khoảng trống để ký tên, đóng dấu,
ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen thưởng.
Mẫu bằng được minh họa tại Mẫu
số 06 kèm theo Quy định này.
Điều 43. Mẫu
Bằng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”
Thực hiện theo quy định tại Điều
106 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , cụ thể:
1. Hình thức
a) Kích thước: Bằng được in
trên khổ giấy A4, kích thước 297 mm x 210 mm.
b) Họa tiết hoa văn trang trí xung
quanh:Đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn không giống hoặc
tương tự với các Bằng khen cấp Nhà nước; chính giữa phía trên là Quốc huy Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hàng cờ đỏ hai bên.
c) Hình nền bằng để trắng.
2. Nội dung
a) Dòng thứ nhất: Quốc hiệu “CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
b) Dòng thứ hai: Tiêu ngữ “Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen và ở liền phía dưới Quốc hiệu,
chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách
chữ, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
c) Dòng thứ ba: “Chức vụ của
người có thẩm quyền quyết định khen thưởng”, chữ in hoa, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu đỏ.
d) Dòng thứ tư: “TẶNG DANH HIỆU”
chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, màu
đen.
đ) Dòng thứ năm: Tên danh hiệu
thi đua, chữ in hoa, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 38, kiểu chữ đứng, đậm,
màu đỏ.
e) Các dòng tiếp theo ghi tên của
đơn vị được tặng danh hiệu thi đua, địa chỉ (hoặc cơ quan chủ quản đối với tập
thể), thành tích của tập thể được khen thưởng; chữ in thường, phông chữ “Times
New Roman”, cỡ chữ căn chỉnh cho phù hợp, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
g) Phía dưới bên trái: “Số quyết
định, ngày, tháng, năm” ghi theo số, ngày tháng năm ban hành quyết định; “Số sổ
vàng” đặt dưới dòng số quyết định ghi số thứ tự của đối tượng được khen thưởng
trong quyết định; chữ của hai dòng in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ
chữ 10, kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen.
h) Phía dưới bên phải: Địa
danh, ngày, tháng, năm, chữ in thường, phông chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 12,
kiểu chữ nghiêng, đậm, màu đen; dưới dòng địa danh là dòng chữ ghi chức vụ của
người có thẩm quyền quyết định khen thưởng, chữ in hoa, phông chữ “Times New
Roman”, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, màu đen.
l) Khoảng
trống để ký tên, đóng dấu, ghi họ và tên người có thẩm quyền quyết định khen
thưởng.
Mẫu bằng được minh họa tại Mẫu
số 07, 08, 09 kèm theo Quy định này.
Điều 44. Mẫu
Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh
Mẫu Cờ thi đua của Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 109 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP , cụ thể:
1. Hình thức: Cờ có kích thước
(800 mm x 600 mm); chất liệu: Vải sa tanh hai lớp màu đỏ cờ.
2. Nội dung thêu: Cờ được thêu
bằng chỉ màu vàng, chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, phông chữ và cỡ chữ tùy theo
nội dung của cờ để căn chỉnh cho phù hợp đảm bảo đẹp, trang trọng và có các nội
dung chính sau:
a) Dòng thứ nhất: ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH HƯNG YÊN, chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm;
b) Dòng thứ hai: “TẶNG”, chữ in
hoa, kiểu chữ đứng, đậm;
c) Dưới dòng thứ hai, chính giữa
là ngôi sao vàng năm cánh;
d) Dưới ngôi sao: “Tên đơn vị
được tặng thưởng Cờ thi đua” và dòng “ĐƠN VỊ DẪN ĐẦU PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM HOẶC
PHONG TRÀO THI ĐUA”, năm được ghi là năm đơn vị có thành tích được xét tặng
danh hiệu, phong trào thi đua được ghi là phong trào thi đua do bộ, ban, ngành,
tỉnh phát động, chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
Mẫu Cờ được minh họa tại Mẫu số
10 kèm theo Quy định này.
Điều 45. Mẫu
khung Bằng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
Khung được cấp cùng với bằng của
các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; kích thước, chất liệu đảm bảo đẹp,
trang trọng phù hợp với từng hình thức khen thưởng.
Điều 46. Hộp
đựng huy hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, Kỷ niệm chương
Hộp đựng huy hiệu “Chiến sĩ thi
đua cấp tỉnh”, Kỷ niệm chương có kích thước, chất liệu đảm bảo đẹp, trang trọng
phù hợp với từng hình thức khen thưởng; nắp phía trên bên ngoài hộp có in hình
Quốc huy.
Chương
VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 47.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Người đứng đầu các cơ quan,
tổ chức, đơn vị do tỉnh quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, quỹ lương và các tổ
chức khác được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc thành lập theo quy định của
pháp luật Việt Nam; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; cơ quan, tổ chức, đơn vị
trực thuộc bộ, ban, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo hoặc người
đại diện pháp luật của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác và các cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định
của pháp luật về công tác thi đua khen thưởng và nội dung tại Quy định này; xây
dựng và triển khai thực hiện các quy định về công tác thi đua, khen thưởng đảm
bảo theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được
đề nghị phối hợp cung cấp thông tin đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình được
đề nghị khen thưởng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung được lấy ý kiến.
Điều 48.
Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ ban hành văn bản hướng dẫn quy trình, cách thức đánh giá, bình xét, trình tự,
thủ tục, hồ sơ xét, tặng các danh hiệu: “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”;
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Gia đình văn hóa”.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn,kiểm
tra việc áp dụng các tiêu chuẩn, triển khai các nội dung liên quan trong quá
trình xét, tặng các danh hiệu: “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; “Thôn, tổ dân
phố văn hóa”; “Gia đình văn hóa”.
3. Thẩm định hồ sơ, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định tặng danh hiệu“Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc xét, tặng các danh hiệu:
“Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Gia đình văn hóa” và đề nghị xét, tặng danh hiệu
“Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.
5. Theo dõi, tổng hợp việc tổ
chức thực hiện các quy định liên quan đến việc xét tặng các danh hiệu: “Xã, phường,
thị trấn tiêu biểu”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Gia đình văn hóa”; phối hợp với
Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan
đến việc xét, tặng các danh hiệu này (nếu có).
6. Thực hiện công tác thống kê,
báo cáo việc xét, tặng các danh hiệu: “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; “Thôn,
tổ dân phố văn hóa”; “Gia đình văn hóa” theo quy định.
Điều 49.
Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Tham mưu Hội đồng sáng kiến,
Hội đồng khoa học cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ
đề nghị xét, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhận rộng, phạm vi ảnh hưởng trong
toàn tỉnh, toàn quốc của sáng kiến, đề án khoa học, đề tài khoa học, công trình
khoa học và công nghệ.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
triển khai thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động sáng kiến, nghiên cứu
khoa học; hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đề nghị xét, công nhận hiệu quả áp
dụng, khả năng nhận rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh, toàn quốc của sáng
kiến, đề án khoa học, đề tài khoa học, công trình khoa học và công nghệ nhằm
tăng số lượng đề nghị xét, tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp
tỉnh, cấp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Sở Nội vụ tham
mưu, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng cá nhân, tập thể có sáng kiến, đề án
khoa học, đề tài khoa học, công trình khoa học và công nghệ đem lại nhiều lợi
ích, giá trị cho cộng đồng, xã hội, có hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng và
phạm vi ảnh hưởng trong toàn tỉnh, toàn quốc.
Điều 50.
Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng
dẫn,theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về công tác thi đua khen thưởng và Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi văn bản về Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho
phù hợp./.
PHỤ LỤC 01
CHI TIẾT TIÊU CHUẨN DANH HIỆU “XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TIÊU BIỂU”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2024/QĐ-CTUBND ngày 25 tháng 4 năm 2024
của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên tiêu chuẩn
|
Khung tiêu chuẩn
|
Nội dung tiêu chuẩn
|
Yêu cầu
|
I. Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội được giao
|
1. Bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
khác
|
- Trong năm đề nghị công nhận
danh hiệu, xã, phường, thị trấn không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
không có công dân cư trú trên địa bàn xã phạm tội nghiêm trọng trở lên;số vụ
phạm tội về trật tự xã hội, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, cháy, nổ được
kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).
- Xã, phường, thị trấn không
thuộc danh sách trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, xã trọng điểm phức tạp
về trật tự, an toàn xã hội.
- Xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định.
|
Đạt
|
2. Hợp tác và liên kết phát
triển kinh tế xã hội
|
- Có các mô hình kinh tế hợp
tác và liên kết phát triển kinh tế xã hội (hợp tác xã, hội doanh nhân, doanh
nghiệp);
- Có nhiều hoạt động phát triển
sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người
dân;
- Có từ 85% trở lên hộ gia
đình của địa phương được tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật, kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh.
|
Đạt
|
3. Thực hiện tốt công tác
quân sự, quốc phòng của địa phương
|
- Thực hiện công tác phổ biến
kiến thức về quốc phòng và an ninh cho toàn dân; bồi dưỡng kiến thức về quốc
phòng và an ninh cho các đối tượng.
- Thực hiện tốt công tác đăng
ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị theo quy định của
Luật lực lượng dự bị động viên; sẵn sàng động viên khi có lệnh của cấp có thẩm
quyền.
- Hằng năm hoàn thành chỉ
tiêu tuyển quân theo quy định; thực hiện tốt công tác tuyển sinh theo hướng dẫn
của Bộ Quốc phòng.
|
Đạt
|
II. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển
|
1. Thu nhập bình quân đầu người
bằng hoặc cao hơn năm trước
|
Tại thời điểm đề nghị xét
danh hiệu, thu nhập bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn thu nhập bình quân
đầu người của toàn tỉnh.
|
Đạt
|
2. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều thấp
hơn so với mức trung bình của địa phương
|
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của
xã, phường, thị trấn thấp hơn tỉ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện, thị xã,
thành phố và thấp hơn tỉ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh.
|
Đạt
|
3. Hệ thống đường điện đảm bảo
an toàn trên địa bàn
|
- 100% hộ gia đình sử dụng điện
có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an
toàn, tin cậy và ổn định.
- Xã, phường, thị trấn không
có điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
|
Đạt
|
4. Tổ chức, quản lý, sử dụng
đúng mục đích và hoạt động có hiệu quả các công trình công cộng, trường học,
trạm y tế
|
100% các công trình công cộng,
trường học, trạm y tế trên địa bàn được sử dụng đúng mục đích, công năng và
hoạt động đạt hiệu quả.
|
Đạt
|
III. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú
|
1. Tỷ lệ thôn, khu phố đạt
danh hiệu thôn, khu phố văn hóa trong năm
|
100% thôn, tổ dân phố trên địa
bàn xã được công nhận danh hiệu làng, tổ dân văn hóa tại thời điểm đề nghị
công nhận, trong đó ít nhất có
70% thôn, tổ dân phố văn hóa
đạt danh hiệu 5 năm liên tục trở lên.
|
Đạt
|
2. Thiết chế văn hóa, thể
thao có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm; được quản lý, sử dụng đúng mục
đích, hoạt động thường xuyên, hiệu quả
|
- Xã, phường, thị trấn có nhà
văn hóa đạt chuẩn, sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của địa
phương; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa và địa điểm luyện tập thể dục thể
thao.
- Hệ thống thiết chế văn hóa,
thể thao của địa phương có đầy đủ trang thiết bị; được quản lý, sử dụng đúng
mục đích, hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
|
Đạt
|
3. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
|
- 80% trở lên hộ gia đình
trên địa bàn xã, phường, thị trấn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang, lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan,
không có các hủ tục lạc hậu xảy ra trên địa bàn.
|
Đạt
|
4. Bảo tồn, phát huy các giá
trị lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các hình thức sinh hoạt văn
hóa, thể thao dân gian truyền thống của địa phương
|
- Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh của xã, phường, thị trấn được ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và
phát huy giá trị đúng quy định; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được
phát huy thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao tại địa phương;
- Tại thời điểm đề nghị công
nhận danh hiệu, xã, phường, thị trấn không có các hoạt động khiếu nại, khiếu
kiện về di tích, danh thắng; không vi phạm trong hoạt động trùng tu, tôn tạo
di tích.
|
Đạt
|
IV. Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp
|
1. Thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ
|
- Khu kinh doanh, dịch vụ,
chăn nuôi, giết mổ, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã, phường, thị trấn có
hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường; 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi
trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
- Chất thải rắn, chất thải nhựa,
nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bằng biện pháp phù hợp, đáp ứng các
yêu cầu về bảo vệ môi trường; chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp trên địa
bàn được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các
sản phẩm thân thiện với môi trường theo quy định.
- Xã, phường, thị trấn có các
hoạt động trồng cây xanh ở các điểm công cộng; thường xuyên tổng vệ sinh đường
làng, ngõ xóm;
- Xã, phường, thị trấn có các
biện pháp hữu hiệu, khả thi về phòng, chống cháy nổ.
|
Đạt
|
2. Nghĩa trang, cơ sở hỏa
táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch tại địa
phương
|
Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng
(nếu có) trên địa bàn đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch tại
địa phương.
|
Đạt
|
3. Tỷ lệ hộ gia đình được sử
dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung
|
- 100% hộ gia đình trên địa
bàn sử dụng nước sạch theo quy định; có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ).
- 100% hộ gia đình và cơ sở sản
xuất trên địa bàn, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an
toàn thực phẩm; không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm lớn (≥30 người mắc)
trên địa bàn quản lý.
|
Đạt
|
4. Cảnh quan, không gian
xanh- sạch-đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các
khu dân cư tập trung
|
Cảnh quan, không gian của xã,
phường, thị trấn đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp; chất thải, nước thải, rác thải
được thu gom, xử lý theo quy định về bảo vệ môi trường, không để xảy ra tồn đọng
nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung.
|
Đạt
|
V. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước
|
1. Tuyên truyền, tổ chức thực
hiện nghiêm các chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
|
Xã, phường, thị trấn thực hiện
tốt công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện nghiêm các đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
|
Đạt
|
2. Triển khai dịch vụ công trực
tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định
|
- Thủ tục hành chính phục vụ
người dân, doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện, đúng quy định và không để xảy
ra khiếu nại vượt cấp.
- Xã, phường, thị trấn tổ chức
triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định.
- 100% các hồ sơ giải quyết
thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả đúng quy trình
điện tử đã được cấu hình trên hệ thống đúng các quy định hiện hành; đảm bảo
việc lưu trữ.
|
Đạt
|
3. Tổ chức thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương
|
- 100% thôn, tổ dân phố xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước cộng đồng; có tổ tự quản hoạt động thường
xuyên; mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; tổ chức thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở;
- Xã, phường, thị trấn có các
hoạt động tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện chính
sách, pháp luật của chính quyền địa phương.
|
Đạt
|
4. Xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn tiếp cận pháp luật
|
Xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
|
Đạt
|
PHỤ LỤC 02
CHI TIẾT TIÊU CHUẨN DANH HIỆU “THÔN, TỔ DÂN PHỐ VĂN
HÓA”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2024/QĐ-CTUBND ngày 25 tháng 4 năm 2024
của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên tiêu chuẩn
|
Khung tiêu chuẩn
|
Nội dung tiêu chuẩn
|
Yêu cầu
|
I. Đời sống kinh tế ổn định và phát triển
|
1. Tỷ lệ người trong độ tuổi
lao động có việc làm và thu nhập ổn định
|
- 90% trở lên số người trong
độ tuổi lao động ở thôn, tổ dân phố có việc làm và thu nhập ổn định.
- Thu nhập bình quân đầu người
của thôn, tổ dân phố bằng hoặc cao hơn thu nhập bình quân đầu người của huyện,
thị xã, thành phố.
|
Đạt
|
2. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận
nghèo thấp
|
Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận
nghèo của thôn, tổ dân phố thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo của
xã, phường, thị trấn và thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo của huyện,
thị xã, thành phố.
|
Đạt
|
3. Phát triển ngành nghề truyền
thống hoặc có đóng góp về văn hóa, công nghệ, khoa học kỹ thuật cho địa
phương
|
Thôn, tổ dân phố có hoạt động
phát triển ngành nghề truyền thống hoặc có đóng góp về văn hóa, công nghệ, khoa
học kỹ thuật cho địa phương.
|
Đạt
|
4. Tham gia, hưởng ứng các
phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức
|
Thôn, tổ dân phố tích cực
tham gia, hưởng ứng đầy đủ các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
do địa phương tổ chức.
|
Đạt
|
II. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú
|
1. Nhà văn hóa, sân thể thao,
điểm đọc sách phục vụ cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn của thôn, tổ
dân phố
|
Thôn, tổ dân phố có nhà văn
hóa đạt chuẩn, khu hoạt động thể thao và tủ sách,đáp ứng nhu cầu phục vụ cộng
đồng dân cư.
|
Đạt
|
2. Trẻ em trong độ tuổi đi học
được đến trường
|
Thôn, tổ dân phố có tỷ lệ huy
động trẻ em vào nhà trẻ đạt từ 40% trở lên, tỷ lệ huy động trẻ em vào mẫu
giáo đạt 98% trở lên, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
|
Đạt
|
3. Tổ chức hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh
|
Thôn, tổ dân phố thường xuyên
tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí
lành mạnh; có ít nhất 01 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ hoặc thể dục thể thao hoạt
động thường xuyên, hiệu quả.
|
Đạt
|
4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
|
- 80% trở lên số hộ gia đình trong
thôn, tổ dân phố thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Không có hành vi truyền bá
và hành nghề mê tín dị đoan, không có các hủ tục lạc hậu xảy ra trên địa bàn.
|
Đạt
|
5. Thực hiện tốt công tác hòa
giải ở cơ sở; công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
|
- Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp,
vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành đạt 90% trở lên.
- Thôn, tổ dân phố không để
phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu
hành văn hóa phẩm độc hại.
|
Đạt
|
6. Bảo tồn, phát huy các giá
trị di sản văn hóa, các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền
thống của địa phương
|
- Di tích lịch sử văn hóa của
thôn, tổ dân phố được ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng
quy định; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy thông qua
các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao tại địa phương.
- Thôn, tổ dân phố không có
các hoạt động khiếu nại, khiếu kiện về di tích, danh thắng; không vi phạm
trong hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích.
|
Đạt
|
III. Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp
|
1. Hoạt động sản xuất, kinh
doanh đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
|
Hoạt động sản xuất, kinh
doanh, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi
trường và đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
|
Đạt
|
2. Thực hiện việc mai táng, hỏa
táng (nếu có) đúng quy định của pháp luật và theo quy hoạch của địa phương
|
100% đám tang trên địa bàn thực
hiện việc mai táng, hỏa táng (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy hoạch
của địa phương.
|
Đạt
|
3. Các địa điểm vui chơi công
cộng được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ
|
100% các điểm vui chơi công cộng
trên địa bàn thôn, tổ dân phố thường xuyên được tôn tạo, bảo vệ và giữ gìn sạch
sẽ.
|
Đạt
|
4. Tham gia tự quản trong việc
giữ gìn vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh
|
- Thôn, tổ dân phố có tổ vệ
sinh, thường xuyên quét dọn, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung;tỷ lệ chất
thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom,
xử lý theo quy định đạt từ 98% trở lên.
- Thôn, tổ dân phố thực hiện
công tác phòng, chống dịch bệnh, có biện pháp khống chế, không làm lây lan dịch
bệnh.
|
Đạt
|
IV. Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các phong
trào thi đua của địa phương
|
1. Tích cực tham gia tuyên
truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước
|
Thôn, tổ dân phố tích cực
tham gia tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện nghiêm các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm
vụ trở lên, các tổ chức đoàn thể sinh hoạt có hiệu quả, được xếp loại vững mạnh
trở lên.
|
Đạt
|
2. Tổ chức triển khai các
phong trào thi đua của địa phương
|
Thôn, tổ dân phố tổ chức phổ
biến, tuyên truyền, triển khai kịp thời, đầy đủ các phong trào thi đua do địa
phương phát động.
|
Đạt
|
3. Các tổ chức tự quản ở cộng
đồng hoạt động có hiệu quả
|
Thôn, tổ dân phố thành lập
các mô hình tự quản,các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả nhằm
phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật
tự, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm
bảo an toàn giao thông trên địa bàn.
|
Đạt
|
4. Tỷ lệ hộ gia đình trên địa
bàn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”
|
Có từ 92.5% trở lên số hộ gia
đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó có ít nhất 70% gia
đình văn hóa được công nhận 3 năm liên tục trở lên.
|
Đạt
|
5. Thực hiện tốt công tác
phòng, chống bạo lực gia đình/ bạo lực trên cơ sở giới
|
- Thôn, tổ dân phố tổ chức
các hoạt động tuyên truyền công tác phòng, chống bạo lực gia đình/ bạo lực
trên cơ sở giới; thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ về gia đình.
- Trong năm đề nghị xét công
nhận danh hiệu văn hóa, trên địa bàn thôn,tổ dân phố không có vụ bạo lực gia
đình bị xử lý.
|
Đạt
|
V. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
trong cộng đồng
|
1. Thực hiện các cuộc vận động,
phong trào thi đua yêu nước do trung ương và địa phương phát động
|
Thôn, tổ dân phố triển khai kịp
thời, đầy đủ các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do trung ương và
địa phương phát động.
|
Đạt
|
2. Quan tâm, chăm sóc người
cao tuổi, trẻ em, người có công, người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ
và người có hoàn cảnh khó khăn
|
Thôn, tổ dân phố có các hoạt
động hiệu quả nhằm quan tâm, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em, người có công,
người khuyết tật, người lang thang, cơ nhỡ và người có hoàn cảnh khó khăn.
|
Đạt
|
3. Triển khai hiệu quả các mô
hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và các mô
hình về văn hóa, gia đình tại cơ sở
|
Thôn, tổ dân phố có ít nhất
01 mô hình về “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” hoặc
mô hình về văn hóa, gia đình tại cơ sở hoạt động có hiệu quả.
|
Đạt
|
PHỤ LỤC 03
CHI TIẾT TIÊU CHUẨN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2024/QĐ-CTUBND ngày 25 tháng 4 năm 2024
của Chủ tịch UBND tỉnh)
Tên tiêu chuẩn
|
Khung tiêu chuẩn
|
Nội dung tiêu chuẩn
|
Yêu cầu
|
I. Gương mẫu chấp hành tốt
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
|
1. Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng
và quy định của pháp luật
|
- 100% các thành viên trong gia đình chấp hành tốt các chủ trương của
Đảng, quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc,
học tập và cư trú.
- Thành viên trong gia đình không lợi dụng tập trung đông người, khiếu
nại tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
|
Đạt
|
2. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
theo quy định
|
Các thành viên gia đình tích cực thực hiện, tuyên truyền, vận động
nhân dân nơi cư trú thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tại khu dân cư;
không vi phạm các quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội.
|
Đạt
|
3. Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy
|
- Thành viên trong gia đình không gây mất an ninh trật tự, không vi
phạm pháp luật về trật tự công cộng, an toàn giao thông;chủ động thực hiện biện
pháp phòng cháy, chữa cháy.
- Gia đình tích cực tham gia các mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ
nạn xã hội gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do địa phương
phát động.
|
Đạt
|
4. Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng
theo quy định của pháp luật về môi trường
|
Các hoạt động của gia đình bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh
hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường.
|
Đạt
|
II. Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học
tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương
|
1. Tham gia các hoạt động nhằm
bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên
và môi trường của địa phương
|
- Các thành viên gia đình
tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tại địa phương; chăm sóc, bảo
vệ, giữ gìn cơ sở vật chất, cảnh quan tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh, di tích của địa phương.
- Gia đình thường xuyên chỉnh
trang nhà ở, cải tạo vườn tạp; thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường,
đổ rác và chất thải đúng quy định; tham gia xây dựng cảnh quan môi trường nơi
cư trú xanh - sạch - đẹp.
|
Đạt
|
2. Tham gia các phong trào từ
thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình
học tập
|
- Gia đình tích cực tham gia
đầy đủ các phong trào do địa phương phát động như các phong trào nhân đạo từ
thiện, đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, khuyến học khuyến tài.
- Gia đình có tham gia các mô
hình "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập" tại địa phương
(nếu có).
|
Đạt
|
3. Tham gia sinh hoạt cộng đồng
ở nơi cư trú
|
Các thành viên trong gia đình
tham gia sinh hoạt Đảng, hoạt động các đoàn thể nơi cư trú; xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước; tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao ở địa phương.
|
Đạt
|
4. Tích cực tham gia các
phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức
|
Gia đình tích cực tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do địa phương phát động.
|
Đạt
|
5. Người trong độ tuổi có khả
năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng
|
- 100% thành viên trong gia
đình trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có việc làm và thu nhập ổn định;
hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, công tác, lao động và học tập.
|
Đạt
|
6. Trẻ em trong độ tuổi đi học
được đến trường
|
100% trẻ em trong gia đình ở
độ tuổi đi học được đến trường.
|
Đạt
|
III. Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn
bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng
|
1. Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng
xử trong gia đình
|
Các thành viên trong gia đình
thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; ông, bà, cha, mẹ và các thành
viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng.
|
Đạt
|
2. Thực hiện tốt chính sách
dân số, hôn nhân và gia đình
|
Gia đình thực hiện tốt chính
sách dân số; hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa
thuận, thủy chung; vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng
có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
|
Đạt
|
3. Thực hiện tốt các mục tiêu
về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới
|
- Các thành viên trong gia
đình chấp hành các quy định trong Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo
lực gia đình;gia đình không xảy ra bạo lực dưới mọi hình thức.
- Các thành viên trong gia
đình được tôn trọng, thực hiện quyền và nghĩa vụ như nhau; không phân biệt đối
xử về giới.
|
Đạt
|
4. Hộ gia đình có nhà tiêu,
nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh
|
- Gia đình thực hiện tốt việc
giữ gìn vệ sinh môi trường nơi sinh sống, đổ rác và chất thải đúng quy định.
- Hộ gia đình sử dụng nước sạch
theo quy định; có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu) đạt
chuẩn và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ).
|
Đạt
|
5. Tương trợ, giúp đỡ mọi người
trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn
|
Gia đình có đóng góp, tham
gia giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ
em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất
hạnh.
|
Đạt
|