Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1080/QĐ-UBND 2020 Quy chế hoạt động Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Bình Phước

Số hiệu: 1080/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Trần Tuệ Hiền
Ngày ban hành: 19/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1080/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 19 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG THỦ DÂN SỰ TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 08/6/2018;

Căn cứ Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

Căn cứ Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Phước;

Căn cứ Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh về thành lập Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Phước;

Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh tại Tờ trình s 1185/BCH-TM ngày 13/5/2020.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thành viên Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh; Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Các phòng: NC, KT;
- Lưu: VT, (N
15).

CHỦ TỊCH




Trần Tuệ Hiền

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG THỦ DÂN SỰ TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1080/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự (PTDS) tỉnh.

Điều 2. Ban Chỉ huy PTDS tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập. Thành viên Ban Chỉ huy PTDS làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được phân công.

Điều 3. Ban Chỉ huy PTDS tỉnh có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ PTDS trong phạm vi toàn tỉnh.

Điều 4. Ban Chỉ huy PTDS tỉnh được sử dụng con dấu của UBND tỉnh để hoạt động, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ HUY PTDS TỈNH

Điều 5. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh

1. Ban Chỉ huy PTDS tỉnh được thành lập để triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về PTDS trên địa bàn tỉnh Bình Phước; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia.

2. Ban Chỉ huy PTDS cấp tỉnh gồm các thành viên sau:

a) Trưởng ban: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Các Phó Trưởng ban gồm:

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối Kinh tế: Phó Trưởng ban Thường trực;

- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Giám đốc Công an tỉnh.

c) Ủy viên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh; Phó Giám đốc Công an tỉnh - Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điu tra; Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Ngoại vụ; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc - Tổng biên tập Đài phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; Giám đốc Điện lực Bình Phước; Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn; Phó Tư lệnh BTL Binh đoàn 16; Giám thị Trại giam Tống Lê Chân/Cục C10 Bộ Công an; Phân kho trưởng Kho K840 Cục Kỹ thuật BTL Công binh; Phó Chủ nhiệm Kho về Tác chiến Kho K882 Cục Quân khí Tổng Cục Kỹ thuật.

3. Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Bộ máy của cơ quan thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thành viên cơ quan thường trực do Trưởng Ban Chỉ huy PTDS tỉnh quyết định.

4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ PTDS trong phạm vi toàn tỉnh;

b) Xây dựng kế hoạch PTDS của địa phương; hướng dẫn, theo dõi các Sở, cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch PTDS;

c) Chỉ đạo xây dựng thế trận PTDS và hoạt động PTDS của cấp mình và cấp dưới thuộc quyền;

d) Chỉ huy PTDS, ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương;

đ) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;

e) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh:

1. Nhiệm vụ:

Tham mưu Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh:

- Ban hành các Quyết định, Chỉ thị về hoạt động PTDS trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, chỉ đạo, điều hành thực hiện, thực hiện nhiệm vụ PTDS tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn.

- Kiểm tra, đôn đốc, xem xét đề xuất đầu tư sửa chữa công trình, tập huấn, huấn luyện và cấp phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động PTDS tại các địa phương.

- Xây dựng kế hoạch PTDS; triển khai thực hiện các chế độ, chính sách, quy định về công tác PTDS.

- Quản lý các công trình, dự án đầu tư về PTDS; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện xây dựng công trình PTDS và quyết toán nguồn kinh phí được duyệt chi cho hoạt động PTDS.

- Tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình PTDS, kịp thời phát hiện các hư hỏng, nguy cơ xảy ra sự cố... để đề xuất biện pháp phòng tránh, xử lý, khắc phục kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự định kỳ cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh. Tổng hợp báo cáo hoạt động của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh cho các cơ quan Trung ương, lãnh đạo tỉnh theo quy định.

2. Quyền hạn:

- Được sử dụng con dấu của Bộ CHQS tỉnh để giải quyết các công việc thường xuyên theo quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt xin ý kiến Trưởng ban quyết định.

- Có ý kiến về chuyên ngành đối với các hoạt động và các công trình PTDS được đầu tư ngân sách Nhà nước.

- Đề xuất Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh xem xét đầu tư, duy tu, sửa chữa công trình PTDS và tiến hành các hoạt động PTDS trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra công tác PTDS theo đúng quy định hiện hành.

Chương III

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PTDS TỈNH

Điều 7. Trưởng ban

1. Phụ trách chung.

2. Trực tiếp chỉ đạo các tình huống thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh khi xảy ra trên địa bàn.

3. Quyết định huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân, các loại vật tư, trang bị, phương tiện của địa phương theo thẩm quyền. Tổ chức hiệp đồng các lực lượng thuộc quyền và các lực lượng đến chi viện thống nhất kế hoạch sử dụng lực lượng, chuẩn bị vật tư, trang bị, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ PTDS trên địa bàn tỉnh.

4. Quyết định duyệt chi từ nguồn ngân sách tỉnh sử dụng cho hoạt động PTDS.

5. Phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ huy, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

6. Chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh.

Điều 8. Phó Trưởng ban Thường trực

1. Thay mặt Trưởng ban giải quyết các công việc thường xuyên, xử lý công việc khi Trưởng ban đi vắng.

2. Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy, giải quyết các công việc thường xuyên, chủ động xử lý kịp thời các tình huống thảm họa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

3. Chỉ đạo, triển khai việc sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng thảm họa hoặc nguy cơ thảm họa bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.

4. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động PTDS của các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn tỉnh.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 9. Phó Trưởng ban - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh

1. Tham mưu quyết định thành viên của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh. Giúp Trưởng ban trực tiếp duy trì hoạt động của Cơ quan Thường trực hiệu quả, đúng quy định.

2. Tổ chức khảo sát các hang động, phối hợp các sở, ngành lập dự án cải tạo hang động, xây dựng đường hầm, công trình ngầm ở căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu, các điểm cao quân sự phục vụ cho công tác quốc phòng; quy hoạch các khu vực sơ tán cho lãnh đạo, Nhân dân khi có tình huống tác chiến đường không. Xây dựng, huấn luyện lực lượng phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Khi có tình huống thảm họa động đất, địch tiến công đường không, tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng tham gia sơ tán; triển khai lực lượng, phương tiện trang bị ứng phó không để thiệt hại lớn về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân. Trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang tác chiến đường không; khắc phục tiêu tẩy chất độc hóa học, phóng xạ; điều hành vào các khu sơ tán; bảo vệ an toàn các khu sơ tán.

3. Quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh; theo dõi, kiểm tra việc quản lý các tài sản, phương tiện phục vụ hoạt động PTDS. Phối hợp Sở Tài chính trình UBND tỉnh duyệt chi từ ngân sách tỉnh cho hoạt động PTDS.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 10. Phó Trưởng ban - Giám đốc Công an tỉnh

1. Tổ chức lực lượng bảo vệ lãnh đạo, nhân dân khi xảy ra sự cố thảm họa trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch lợi dụng thảm họa kích động, chống phá. Chốt chặn các khu vực có thể xảy ra thảm họa, phối hợp với các lực lượng ứng cứu. Chủ trì xử lý thảm họa xảy ra ở các nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

2. Kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác thực hiện PTDS của các sở, ngành, đơn vị, địa phương về bảo đảm các điều kiện, cơ sở vật chất và phương án tham gia ứng phó, xử lý các thảm họa xảy ra ở các nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 11. Ủy viên - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Huy động nguồn lực trong và ngoài tỉnh hỗ trợ người dân vùng xảy ra thảm họa.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 12. Ủy viên - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

1. Khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, vỡ đập hồ thủy lợi, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh công tác phòng, chống thảm họa do thiên nhiên gây ra, điều hành các lực lượng tham gia sơ tán trin khai lực lượng, phương tiện trang bị ứng phó không để thiệt hại lớn về người, tài sản Nhà nước, nhân dân. Trực tiếp chỉ huy lực lượng phòng chống thiên tai, lực lượng cán bộ, nhân viên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ cấp tỉnh đến cấp xã tham gia khắc phục không để thiệt hại người và tài sản.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 13. Ủy viên - Giám đốc Sở Công Thương

1. Nắm tình hình hoạt động của các nhà máy thủy điện, các nhà máy có sử dụng hóa chất độc hại, yêu cầu thực hiện đúng quy trình; dự báo sớm các tình huống, khu vực có thể xảy ra sự cố. Khi có tình huống thảm họa vỡ hồ, đập thủy điện và xả lũ; tán phát hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng tham gia sơ tán triển khai lực lượng, phương tiện trang bị ứng phó không để thiệt hại lớn về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân. Trực tiếp chỉ huy lực lượng ứng phó sự cố của các Công ty, nhà máy thủy điện khi có tình huống thảm họa xảy ra. Phối hợp với ngành Công Thương các tỉnh giáp ranh và chỉ đạo ngành Công Thương tỉnh thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện ngăn ngừa thảm họa do xả lũ xảy ra.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 14. Ủy viên - Giám đốc Sở Giao thông vận tải

1. Nắm chắc hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, các đường bay dân sự, quân sự trên không phận Bình Phước, dự kiến các tình huống, khu vực có thể xảy ra sự cố thảm họa; phối hợp các sở, ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó thảm họa lĩnh vực giao thông. Tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân. Phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường thủy và hàng không trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 15. Ủy viên - Giám đốc Sở Xây dựng

1. Lập quy hoạch xây dựng các công trình ngầm, nhà cao tầng trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tng th phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi có tình huống thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tầng, tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn các công trình đúng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn các công trình.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 16. Ủy viên - Giám đốc Sở Y tế

1. Nắm vững tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, các tỉnh giáp ranh, giáp biên; phối hợp các sở, ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó với thảm họa dịch bệnh. Khi có tình huống thảm họa sinh học, dịch bệnh xảy ra, tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng và trực tiếp chỉ huy lực lượng cán bộ, nhân viên y tế tham gia ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại tính mạng, bảo đảm sức khỏe cho Nhân dân. Trực tiếp chỉ đạo ngành Y tế tổ chức mua sắm, sản xuất vật tư, trang thiết bị y tế bảo đảm cho nhu cầu thường xuyên và sẵn sàng ứng phó với các loại hình thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 17. Ủy viên - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Tổ chức quan trắc, quan sát, đánh giá đúng thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh; phối hợp các sở, ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó với các thảm họa môi trường. Khi có tình huống thảm họa môi trường xảy ra, tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng, trực tiếp chỉ huy lực lượng cán bộ, nhân viên thuộc quyền tham gia ứng phó, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 18. Ủy viên - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Trên cơ sở dự kiến các loại hình thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh quy định các chế độ, chính sách sẵn sàng ứng phó các thảm họa. Khi xảy ra các tình huống thảm họa, chủ trì, chịu trách nhiệm thực hiện công tác chính sách theo quy định của pháp luật. Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra an toàn lao động các cơ sở kinh doanh, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh góp phần ngăn ngừa, giảm thiếu thiệt hại các thảm họa có thxảy ra.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 19. Ủy viên - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

1. Khảo sát, nắm chắc các cơ sở y tế, nhà máy, xí nghiệp, công ty có sử dụng nguồn phóng xạ; các nguy cơ xuất hiện rò rỉ phóng xạ, hạt nhân trên địa bàn tỉnh; phối hợp các sở, Ban, ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó thảm họa rò rỉ phóng xạ, hạt nhân. Chủ trì, thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn toàn tỉnh. Khi xảy ra thảm họa rò rỉ phóng xạ, hạt nhân, tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh lãnh đạo, điều hành các lực lượng và trực tiếp chỉ huy lực lượng cán bộ, nhân viên thuộc quyền tham gia tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản Nhà nước, Nhân dân.

2. Trực tiếp thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho hoạt động PTDS theo sự chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ huy PTDS tỉnh.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 20. Ủy viên - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

1. Trên cơ sở dự kiến các loại hình thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh các biện pháp quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, viễn thông và Internet, phát thanh và truyền hình phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó các thảm họa. Mua sắm, sản xuất các trang thiết bị thông tin, truyền thông bảo đảm cho nhu cầu thường xuyên và sẵn sàng ứng phó với các loại hình thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh. Khi xảy ra tình huống các dạng thảm họa trên địa bàn tỉnh, trực tiếp chỉ huy, điều hành việc triển khai cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông bảo đảm cho công tác chỉ huy, điều hành, khắc phục hậu quả thảm họa.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 21. Ủy viên - Giám đốc Sở Ngoại vụ

1. Thông tin đến các cơ quan, đại diện của nước ngoài, các tổ chức Quốc tế tìm kiếm cứu nạn đối với người, phương tiện của tổ chức, cá nhân Việt Nam gặp nạn khi hoạt động trên khu vực biên giới.

2. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng thông qua đường ngoại giao đề nghị các cơ quan chức năng nước ngoài giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện bị nạn, làm thủ tục cần thiết và giải quyết các vấn đề phát sinh để đưa người, phương tiện về tỉnh.

3. Phối hợp hướng dẫn cứu nạn, cứu hộ người và phương tiện nước ngoài gặp thảm họa trên địa bàn tỉnh.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 22. Ủy viên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan thẩm định theo quy định đối với các dự án, bảo đảm sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với đáp ứng yêu cầu PTDS trong thời bình và thời chiến; hàng năm tham mưu cho Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, UBND tỉnh bố trí kinh phí xây dựng các công trình ngầm, cải tạo hang động phục vụ cho nhiệm vụ PTDS để bảo đảm cho các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 23. Ủy viên - Giám đốc Sở Tài chính.

1. Chủ trì, phối hợp với hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh đối với kinh phí thực hiện nhiệm vụ PTDS trên cơ sở đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng Ban phân công.

Điều 24. Ủy viên - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

1. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thuộc quyền, cơ sở giáo dục triển khai các quy định của pháp luật về PTDS vào nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, người học thuộc các cơ sở giáo dục do mình quản lý.

2. Phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 25. Ủy viên - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

1. Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội ở khu vực biên giới khi có các tình huống thiên tai, thảm họa xảy ra ở khu vực hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc địa bàn tỉnh. Huy động lực lượng, phương tiện của Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng khác để tham gia ứng phó các thảm họa theo sự điều động của Trưởng ban.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Điều 26. Ủy viên - Chỉ huy các đơn vị: Bộ Tư lệnh Binh đoàn 16/Bộ Quốc phòng, Kho K882/Tổng Cục Kỹ thuật, Kho K840/BTL Công binh, Trại giam Tống Lê Chân/Bộ Công an.

Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng khác để tham gia ứng phó các thảm họa theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và đề nghị của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, Ban Chỉ huy PTDS các huyện, thị xã, thành phố.

Điều 27. Các Ủy viên gồm: Giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước; Giám đốc Điện lực Bình Phước; Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ VN tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn

1. Theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, có chương trình, kế hoạch ngành mình để đảm bảo cho các hoạt động PTDS theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Trưởng ban phân công.

Chương IV

CƠ CHẾ PHỐI HỢP, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 28. Cơ chế phối hợp giữa các Thành viên Ban Chỉ huy PTDS tỉnh

1. Khi có nhiều Thành viên cùng tham gia ứng phó thảm họa trên cùng một địa bàn, Trưởng Ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy trực tiếp.

2. Các Thành viên có trách nhiệm thông tin và phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 29. Chế độ làm việc

1. Ban Chỉ huy PTDS tỉnh tổ chức trực ban 24/24 tại Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy (Bộ CHQS tỉnh); các Thành viên Ban Chỉ huy PTDS tỉnh triển khai công tác trực ban 24/24 tại đơn vị mình khi có thảm họa xảy ra. Lãnh đạo Cơ quan Thường trực và các Thành viên Ban Chỉ huy trực tiếp kiểm tra khu vực thảm họa để chỉ đạo, điều hành, điều phối các hoạt động.

2. Thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế trực ban nghiêm túc, đúng quy định.

3. Việc trực ban trong ứng phó các thảm họa do chiến tranh gây ra thực hiện quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệ công tác tham mưu tác chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam và quy định của Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh.

Điều 30. Chế độ tài chính

Ban Chỉ huy PTDS tỉnh được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương để đảm bảo cho các hoạt động của Ban Chỉ huy theo quy định hiện hành. Giao Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổng hợp, đề xuất kinh phí đảm bảo thực hiện PTDS gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 31. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy PTDS tỉnh

1. Đối với Ban Chỉ đạo quốc gia về PTDS: Ban Chỉ huy PTDS tỉnh chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Chỉ huy PTDS tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự.

3. Đối với các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh: Ban Chỉ huy PTDS tỉnh có quan hệ chỉ đạo và phối hợp, hỗ trợ để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Đối với các huyện, thị xã, thành phố: Ban Chỉ huy PTDS tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, kim tra và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Thành viên Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung phản ánh về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh - Thường trực Ban Chỉ huy PTDS tỉnh để tổng hợp, tham mưu Trưởng ban Chỉ huy xem xét, quyết định.

Điều 33. Thành viên Ban Chỉ huy PTDS tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PTDS các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quy chế này để xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy PTDS ở đơn vị, địa phương mình./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1080/QĐ-UBND ngày 19/05/2020 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Phước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.780

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.224.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!