BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1021/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày
05 tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN
HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BTP
ngày 07/02/2014 hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về
tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và Cục
trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này các thủ
tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực phổ
biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo)
- Cổng Thông tin điện tử (để công bố);
- Các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
- Lưu VT, VPBGDPL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
PHỤ LỤC
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THUỘC PHẠM
VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1021/QĐ-BTP ngày 5
tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
PHẦN I. DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ
PHÁP.
STT
|
Tên TTHC
|
Cơ quan thực
hiện
|
A. TTHC cấp trung ương
|
1
|
Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp
Trung ương)
|
Bộ Tư pháp
|
2
|
Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp
Trung ương)
|
Bộ Tư pháp
|
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp
Tỉnh)
|
Sở Tư pháp
|
2
|
Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp
Tỉnh)
|
Sở Tư pháp
|
C. Thủ tục hành chính cập huyện
|
1
|
Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp
huyện)
|
Phòng Tư pháp
|
2
|
Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp
huyện)
|
Phòng Tư pháp
|
D. Thủ tục hành chính cấp xã
|
1
|
Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
(cấp xã)
|
UBND cấp xã
|
2
|
Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
(cấp xã)
|
UBND cấp xã
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA
TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ
PHÁP.
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
TRUNG ƯƠNG
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
(cấp Trung ương)
Trình tự thực hiện:
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức
thành viên của Mặt trận (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) chỉ đạo tổ
chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục
pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn, lập danh sách cán
bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu
chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ
Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp
luật của cơ quan, tổ chức.
- Danh
sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư
pháp.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ Tư pháp
Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức đề nghị
công nhận báo cáo viên pháp luật.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán
bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư
21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận,
miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật;
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18
tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
(cấp Trung ương)
Trình tự thực hiện: Tổ chức pháp chế, đơn
vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ,
ngành, đoàn thể lập danh sách trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ
sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo
viên pháp luật Trung ương.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp
luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 Điều 7 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013;
- Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật
thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số
02 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 ;
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7
Điều 6 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư
pháp.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Bộ Tư pháp
Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức đề nghị
công nhận báo cáo viên pháp luật
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán
bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông
tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013;
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực
hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ
quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà
không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy
định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu
lực pháp luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18
tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp
luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo
đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
(cấp Tỉnh)
Trình tự thực hiện:
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, Bộ
chỉ huy biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức pháp
chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật
của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức,
viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo
quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Lãnh đạo
cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định
công nhận báo cáo viên pháp luật.
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp
luật của cơ quan, tổ chức.
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công
nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số
01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Sở Tư pháp
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán
bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 Thông tư số 21/2013/TT-BTP
ngày 18 tháng 12 năm 2013.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm
2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật;
công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm
hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
(cấp Tỉnh)
Trình tự thực hiện:
Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách
công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị
quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm
2013 lập danh sách trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình xem xét, lập hồ
sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật tỉnh.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp
luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 Điều 7 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ;
- Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật
thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số
02 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-BTP ;
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7
Điều 6 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định miễn nhiệm báo
cáo viên pháp luật.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán
bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư
Thông tư số 21/2013/TT-BTP ;
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực
hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ
quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà
không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị
cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu
lực pháp luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12
năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
HUYỆN
1. Thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật
(cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh lựa chọn, lập hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan
trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều
35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, quyết định
công nhận báo cáo viên pháp luật.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp
luật của cơ quan, tổ chức.
- Danh sách trích ngang người được đề nghị công
nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số
01 ban hành kèm theo Thông tư.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xem xét, quyết định
công nhận báo cáo viên pháp luật.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Tư pháp
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số
21/2013/TT-BTP .
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18
tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.
2. Thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
(cấp huyện)
Trình tự thực hiện:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều
3 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013 lập hồ sơ gửi Phòng
Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết
định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp luật huyện.
Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp
luật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3 Điều 7 của Thông tư 21/2013/TT-BTP ;
- Danh sách trích ngang báo cáo viên pháp luật
thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số
02 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-BTP ;
- Các văn bản, giấy tờ chứng minh báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7
Điều 6 của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định miễn nhiệm đối với báo cáo viên pháp
luật huyện.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: Phòng Tư pháp
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán
bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách trích
ngang báo cáo viên pháp luật thuộc trường hợp miễn nhiệm theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư
Thông tư 21/TT-BTP/2013;
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật được thực
hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
- Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ
quan trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà
không có lý do chính đáng từ 03 lần trở lên;
- Thực hiện một trong các hành vi bị
cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu
lực pháp luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12
năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.
IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp
luật (cấp xã)
Trình tự thực hiện:
- Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp
với Trưởng thôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố thông báo công khai tiêu chuẩn
tuyên truyền viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật; trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật
theo quy định của Thông tư này tới cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn.
- Trong tháng 6 và tháng 12 hằng năm, Trưởng ban
công tác Mặt trận lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản
1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư
21/2013/TT-BTP) gửi công chức Tư pháp - Hộ tịch.
- Kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận
tuyên truyền viên pháp luật của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp
- Hộ tịch xem xét, tổng hợp danh sách những người có đủ tiêu chuẩn làm tuyên
truyền viên pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận
tuyên truyền viên pháp luật.
Cách thức thực hiện: Không quy định
Thành phần hồ sơ: Không quy định
Số lượng hồ sơ: Không quy định
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp
xã
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp xã
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách đề
nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật theo mẫu số 04 Thông tư 21/2013/TT-BTP .
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12
năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.
2. Thủ tục cho thôi làm tuyên truyền viên
pháp luật (cấp xã)
Trình tự thực hiện:
- Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những
người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 21/2013/TT-BTP
ngày 18 tháng 12 năm 2013 (mẫu số 05
ban hành kèm theo Thông tư) gửi công chức Tư pháp – Hộ tịch tổng hợp, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật và thông báo cho tuyên truyền viên pháp luật về việc đề nghị cho
thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Trong trường hợp tuyên truyền viên pháp luật vì
lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do chính đáng khác mà xét thấy
không thể hoàn thành nhiệm vụ thì xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Đơn xin thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được
gửi tới công chức Tư pháp - Hộ tịch để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra
Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Cách thức thực hiện: Không quy định
Thành phần hồ sơ: Không quy định
Số lượng hồ sơ: Không quy định
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Kể từ
ngày nhận được đề nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận, công chức Tư pháp - Hộ
tịch tổng hợp danh sách những người thuộc trường hợp cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho
thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp
xã
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành
chính: UBND cấp xã
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá
nhân.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách tuyên truyền viên pháp luật thuộc
trường hợp đề nghị cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính (nếu có):
Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được
thực hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
- Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy
định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp
luật;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Không còn uy tín trong cộng đồng dân cư.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012;
- Nghị định số
28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật
- Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18
tháng 12 năm 2013 quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật.