Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2006/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Uông Chu Lưu
Ngày ban hành: 30/11/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 09/2006/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm  2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Cục trưởng Cục Con nuôi quốc tế, Chánh Thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cá nhân, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo)
- Các Bộ NG, CA, LĐTB&XH, UBDSGĐ&TE, VPCP, VPCTN (để biết và phối hợp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Ban XDPL - VPCP (để kiểm tra);
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Các Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (để thực hiện);
- Công báo; Website Chính phủ;- Lưu: VT, Cục CNQT (5b).

BỘ TRƯỞNG




Uông Chu Lưu

 

BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ
QUẢN LÝ VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2006/QĐ-BTP ngày  30  tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này được áp dụng để xem xét việc cấp, gia hạn, thay đổi và thu hồi Giấy phép lập Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Văn phòng con nuôi nước ngoài); quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về điều kiện hoạt động, nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động, trụ sở và tổ chức nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Mọi hoạt động tại Việt Nam của Văn phòng con nuôi nước ngoài phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với nước ngoài hữu quan và các quy định tại Quy chế này.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài chỉ được hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trên cơ sở Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp.

3. Tổ chức con nuôi nước ngoài phải chịu trách nhiệm theo pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động tại Việt Nam của Văn phòng con nuôi nước ngoài.

Điều 3. Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh, trục lợi, môi giới và cạnh tranh bất hợp pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Nghiêm cấm Văn phòng con nuôi nước ngoài có các hoạt động:

a) Kinh doanh dịch vụ môi giới con nuôi;

b) Lợi dụng việc hỗ trợ xin nhận con nuôi nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác;

c) Trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trái pháp luật;

d) Cạnh tranh bất hợp pháp với các Văn phòng con nuôi nước ngoài khác tại Việt Nam trong hỗ trợ nhân đạo, trợ giúp kỹ thuật nhằm môi giới, giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Điều 4. Công khai thủ tục hành chính

1. Để bảo đảm tính nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, không thu lệ phí hay bất kỳ chi phí nào khi tiến hành thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi Giấy phép lập Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Quy chế này.

2. Cục Con nuôi quốc tế có trách nhiệm thông báo công khai các thủ tục cấp, gia hạn, thay đổi Giấy phép lập Văn phòng và chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Quy chế này cho các tổ chức con nuôi nước ngoài; công khai các quy định về phí, lệ phí giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Quy chế này, có trách nhiệm thông báo công khai cho Văn phòng con nuôi nước ngoài biết trước về thời gian, nội dung và cách thức kiểm tra. 

Điều 5. Kiểm tra, thanh tra đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài

Văn phòng con nuôi nước ngoài chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Quy chế này về nguyên tắc hoạt động, điều kiện hoạt động, nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động, chế độ tài chính, trụ sở và tổ chức nhân sự của Văn phòng tại Việt Nam.

Điều 6. Xử lý vi phạm đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài

Mọi hành vi vi phạm Quy chế này và các quy định pháp luật khác liên quan của Văn phòng con nuôi nước ngoài cần được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, THAY ĐỔI GIẤY PHÉP VÀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 7. Điều kiện lập Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Tổ chức con nuôi nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây, thì được phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam:

a) Được thành lập theo pháp luật của nước mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi;

b) Có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước, nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;

c) Có chương trình, kế hoạch hoặc dự án hoạt động nhân đạo, trợ giúp kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

d) Có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng tại Việt Nam nhằm bảo đảm hoạt động của Văn phòng; nơi đặt trụ sở phải đáp ứng các yêu cầu của địa phương về bảo đảm trật tự an ninh công cộng, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;

đ) Người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

2. Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý, nhu cầu xin lập Văn phòng con nuôi nước ngoài và thực tiễn của các địa phương, Cục Con nuôi quốc tế xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định về số lượng các tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

Điều 8. Điều kiện của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;  

b) Có đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức và hạnh kiểm tốt;

d) Có tâm huyết hoạt động nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi;

đ) Không có tiền án, tiền sự và không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam theo quy định của pháp luật;

e) Được Tổ chức con nuôi nước ngoài chấp thuận cử làm người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2. Một người chỉ có thể đứng đầu 01 (một) Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 9. Hồ sơ xin phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Hồ sơ của Tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (theo mẫu quy định) do người đứng đầu Tổ chức con nuôi nước ngoài ký;

b) Bản sao công chứng giấy phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước, nơi Tổ chức con nuôi nước ngoài được thành lập cấp, trong đó ghi rõ cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam.

Trong trường hợp giấy phép không thể hiện việc Tổ chức con nuôi nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam, nhưng ghi rõ tổ chức được phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, thì cũng được chấp nhận.

Trong trường hợp giấy phép không thể hiện việc Tổ chức con nuôi nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, thì phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cấp giấy phép xác nhận rằng, tổ chức đó được phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, bao gồm cả tại Việt Nam hoặc việc tổ chức đó hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam là không có gì trở ngại;

c) Bản sao công chứng Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của Tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc văn bản thành lập tổ chức đó;

d) Bản báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi của Tổ chức con nuôi nước ngoài trong 02 năm gần nhất, trong đó nêu rõ về tình hình thu chi tài chính liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi. Bản báo cáo này phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước, nơi Tổ chức con nuôi nước ngoài đó được thành lập, xác nhận là trung thực, hợp lệ.

Nếu tổ chức đó đã hoặc đang thực hiện chương trình, kế hoạch hoặc dự án hỗ trợ nhân đạo cho Việt Nam từ 02 năm liền trở lên, thì phải có văn bản báo cáo về các hoạt động đó; báo cáo phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức Việt Nam nơi tiếp nhận dự án hoặc nơi tổ chức hoạt động.

Trong trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài mới được thành lập, chưa có thời gian hoạt động, thì không phải nộp báo cáo nói tại điểm này;

đ) Bản dự kiến về chương trình, kế hoạch hoặc dự án hoạt động nhân đạo, từ thiện của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức muốn hoạt động, nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tổ chức cần liên hệ với Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp để được giới thiệu đến tỉnh, thành phố đó, nhằm tìm hiểu về nhu cầu cần hỗ trợ của địa phương và thoả thuận về chương trình, kế hoạch hoặc dự án hỗ trợ nhân đạo của tổ chức cho địa phương;

e) Giấy tờ chứng minh địa điểm dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam (như hợp đồng thuê trụ sở, thoả thuận thuê nhà, giấy đồng ý cho thuê văn phòng…), trong đó phải thể hiện rõ cam kết của bên có nhà (trụ sở) đồng ý cho Tổ chức con nuôi nước ngoài được thuê nhà (trụ sở) làm văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

g) Lý lịch cá nhân (theo mẫu quy định) của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài;

h) Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. Nếu người đó là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam hoặc là người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên, thì Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú cấp.

2. Giấy tờ quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Toàn bộ giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch.

Trong trường hợp Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với nước ngoài hữu quan quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu của nhau, thì các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp quy định tại các điểm b, c và h khoản 1 Điều này được miễn hợp pháp hoá lãnh sự.

3. Toàn bộ giấy tờ quy định tại Điều này được lập thành 02 (hai) bộ hồ sơ và nộp tại Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cục Con nuôi quốc tế phải xem xét, kiểm tra kỹ để bảo đảm hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và cấp Giấy biên nhận cho tổ chức nộp hồ sơ. Thời hạn thụ lý hồ sơ được tính kể từ ngày cấp Giấy biên nhận.

Điều 10. Thủ tục cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này, Cục Con nuôi quốc tế xem xét, kiểm tra và thẩm định toàn bộ hồ sơ. Nếu xét thấy Tổ chức con nuôi nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8 của Quy chế này, Cục Con nuôi quốc tế trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp để xin ý kiến của Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), nơi Tổ chức dự kiến đặt văn phòng và nơi Tổ chức dự kiến tiến hành hoạt động tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Con nuôi quốc tế nghiên cứu, xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định (kèm theo toàn bộ hồ sơ).

3. Nếu xét thấy Tổ chức con nuôi nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Quy chế này, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với nước ngoài hữu quan, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam cho Tổ chức con nuôi nước ngoài đó. Cục Con nuôi quốc tế có công văn thông báo, kèm theo bản chụp Giấy phép, gửi cho Sở Tư pháp thuộc tỉnh/thành phố, nơi đặt trụ sở Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài và nơi Tổ chức con nuôi nước ngoài đó được phép hoạt động (sau đây gọi là các Sở Tư pháp liên quan), để phối hợp quản lý.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi quốc tế thông báo ngay bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài đã gửi đơn và các Sở Tư pháp liên quan, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

4. Căn cứ vào giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và khả năng hoạt động tại Việt Nam của Tổ chức con nuôi nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo thời hạn từ 01 đến 05 năm và có thể cho gia hạn, mỗi lần gia hạn từ 01 đến 05 năm.

Trường hợp Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp vẫn còn thời hạn theo pháp luật Việt Nam, nhưng giấy phép do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan cấp đã hết hạn, thì Văn phòng con nuôi nước ngoài phải xin gia hạn theo pháp luật nước ngoài, sau đó mới được tiếp tục hoạt động tại Việt Nam; nếu phía nước ngoài hữu quan từ chối gia hạn, thì Văn phòng con nuôi nước ngoài phải chấm dứt hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Quy chế này.

Điều 11. Thủ tục gia hạn hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài được gia hạn hoạt động tại Việt Nam, nếu đáp ứng đủ điều kiện và có đủ các giấy tờ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế này và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam trong suốt thời gian hoạt động tại Việt Nam; không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài xử lý do vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động về nuôi con nuôi;

b) Giấy phép do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan cấp vẫn còn thời hạn hoạt động tại Việt Nam;

c) Chậm nhất 03 tháng, trước khi Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hết hạn, đã có đơn của Tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan gửi cho Cục Con nuôi quốc tế (kèm theo bản chính Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam), đề nghị xin gia hạn hoạt động của Văn phòng tại Việt Nam; đơn phải do người đứng đầu Tổ chức con nuôi nước ngoài ký;

d) Đã nộp kèm theo đơn xin gia hạn bản Báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam kể từ khi được cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có ý kiến đề xuất của Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở Văn phòng và nơi Văn phòng được phép hoạt động.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi quốc tế tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp để tham khảo ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài và nơi thuộc địa bàn hoạt động của Văn phòng đó.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Con nuôi quốc tế trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét quyết định việc cho phép hoặc từ chối gia hạn hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép gia hạn hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài. Cục Con nuôi quốc tế có công văn thông báo, kèm theo bản chụp Giấy phép đã được gia hạn, gửi cho các Sở Tư pháp liên quan để phối hợp quản lý.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối gia hạn, Cục Con nuôi quốc tế thông báo bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài đã gửi đơn, trong đó nêu rõ lý do từ chối, đồng thời thông báo cho các Sở Tư pháp liên quan.

Điều 12. Thủ tục ghi chú thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, người đứng đầu của Tổ chức con nuôi nước ngoài

1. Trong trường hợp Tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan có những thay đổi sau đây, thì Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có đơn gửi cho Cục Con nuôi quốc tế (kèm theo bản chính Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam), để ghi chú sự thay đổi đó:

a) Thay đổi tên gọi của Tổ chức con nuôi nước ngoài;

b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại nước, nơi tổ chức đó được thành lập;

c) Thay đổi người đứng đầu của Tổ chức con nuôi nước ngoài.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ghi chú sự thay đổi nói tại khoản 1 Điều này, Cục Con nuôi quốc tế xem xét trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép ghi trực tiếp nội dung thay đổi đó vào Giấy phép và đóng dấu xác nhận. Cục Con nuôi quốc tế có công văn thông báo, kèm theo bản chụp Giấy phép đã được ghi chú sự thay đổi, gửi cho các Sở Tư pháp liên quan để phối hợp quản lý.

3. Trong trường hợp muốn thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, nhưng vẫn thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ghi trong Giấy phép, thì người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài phải gửi đơn cho Cục con nuôi quốc tế, trong đó nêu rõ lý do xin thay đổi và địa chỉ cụ thể nơi dự kiến đặt trụ sở của Văn phòng.

Cục con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan của địa phương tiến hành kiểm tra địa điểm dự kiến đặt trụ sở.

Sau khi có ý kiến của Sở Tư pháp, Cục con nuôi quốc tế xem xét trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy phép và đóng dấu xác nhận. Cục Con nuôi quốc tế có công văn thông báo, kèm theo bản chụp Giấy phép đã được ghi chú sự thay đổi, gửi cho các Sở Tư pháp liên quan để phối hợp quản lý.

Điều 13. Thủ tục thay đổi người đứng đầu, nội dung, địa bàn hoạt động và địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Trong trường hợp Văn phòng con nuôi nước ngoài muốn có những thay đổi sau đây, thì Tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan phải gửi đơn cho Cục Con nuôi quốc tế (kèm theo bản chính Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam), đơn phải do người đứng đầu Tổ chức con nuôi nước ngoài ký và nêu rõ nội dung, lý do đề nghị:

a) Thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

b) Thay đổi nội dung hoạt động đã ghi trong Giấy phép;

c) Mở rộng, hạn chế địa bàn hoạt động tại Việt Nam (so với địa bàn đã ghi trong Giấy phép);

d) Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác ở Việt Nam.

Đối với việc thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì kèm theo đơn phải có bản Lý lịch cá nhân (theo mẫu quy định) và Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế theo quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 9 của Quy chế này.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi quốc tế xem xét trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp để xin ý kiến của Bộ Công an đối với sự thay đổi nói tại điểm a và của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đối với sự thay đổi nói tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nếu xét thấy việc thay đổi là phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho phép ghi trực tiếp nội dung thay đổi đó vào Giấy phép và đóng dấu xác nhận. Cục Con nuôi quốc tế có công văn thông báo, kèm theo bản chụp Giấy phép đã cho phép thay đổi, gửi các Sở Tư pháp liên quan để phối hợp quản lý.

Trường hợp Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối cho phép thay đổi, Cục Con nuôi quốc tế thông báo bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài đã gửi đơn, trong đó nêu rõ lý do từ chối, đồng thời thông báo cho các Sở Tư pháp liên quan.

Điều 14. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài mặc nhiên chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Thời hạn trong giấy phép do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho Tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan đã hết mà không được gia hạn;

b) Thời hạn trong Giấy phép do Bộ Tư pháp Việt Nam cấp đã hết mà Tổ chức con nuôi nước ngoài hữu quan không đề nghị gia hạn.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài buộc phải chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước thời hạn trong giấy phép do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan cấp hoặc trong Giấy phép do Bộ Tư pháp Việt Nam cấp;

b) Thời hạn trong Giấy phép do Bộ Tư pháp Việt Nam cấp đã hết, tuy Tổ chức con nuôi nước ngoài đề nghị gia hạn, nhưng không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho gia hạn;

c) Tổ chức con nuôi nước ngoài chấm dứt hoạt động tại nước, nơi tổ chức đó được thành lập;

d) Bị thu hồi Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Trường hợp Văn phòng con nuôi nước ngoài mặc nhiên chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì chậm nhất 30 ngày trước khi chấm dứt hoạt động, Tổ chức con nuôi nước ngoài phải có văn bản thông báo cho Cục Con nuôi quốc tế biết.

Trường hợp Văn phòng con nuôi nước ngoài buộc phải chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, thì Cục Con nuôi quốc tế có văn bản thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài biết.

4. Trước khi chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tổ chức con nuôi nước ngoài và Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thanh toán xong mọi khoản nợ (nếu có) với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam và có văn bản báo cáo Cục Con nuôi quốc tế và các Sở Tư pháp liên quan.

5. Đối với hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã được Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp đầy đủ và hợp lệ cho Cục Con nuôi quốc tế trước khi Văn phòng chấm dứt hoạt động mà vẫn trong quá trình thực hiện, chưa giải quyết xong, thì việc giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi đó vẫn tiếp tục cho đến khi hoàn tất.

6. Cục Con nuôi quốc tế có công văn gửi các Sở Tư pháp liên quan thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài nói tại Điều này.

Chương 3:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 15. Hỗ trợ việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài

Văn phòng con nuôi nước ngoài được tiến hành các hoạt động sau đây nhằm hỗ trợ giải quyết việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi:

1. Trước khi tiến hành các thủ tục xin nhận con nuôi:

a) Tư vấn, thông tin cho người xin nhận con nuôi về điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, những nhu cầu và sở thích của trẻ em Việt Nam;

b) Hỗ trợ, giúp đỡ việc dịch, công chứng để hoàn thiện hồ sơ của người xin nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam;

c) Thay mặt người xin nhận con nuôi nộp hồ sơ và phí tại Cục Con nuôi quốc tế.

2. Trong quá trình giới thiệu trẻ em làm con nuôi:

a) Gửi ảnh và các thông tin về trẻ em cho người xin nhận con nuôi sau khi được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đồng ý giới thiệu làm con nuôi;

b) Thông báo cho Cục Con nuôi quốc tế và các cơ quan liên quan của địa phương về ý kiến của người xin nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu.

3. Thực hiện các công việc do người xin nhận con nuôi uỷ quyền:

a) Nộp lệ phí và Bản cam kết thông báo định kỳ về tình trạng phát triển của con nuôi cho Sở Tư pháp;

b) Đưa trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đi khám sức khỏe bổ sung, sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó.

4. Hỗ trợ hoàn tất thủ tục về nuôi con nuôi:

a) Giúp đỡ người xin nhận con nuôi khi họ đến Việt Nam để hoàn tất các thủ tục xin nhận con nuôi;

b) Phối hợp với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tổ chức cho người xin nhận con nuôi tiếp xúc với trẻ em được giới thiệu làm con nuôi;

c) Hỗ trợ tổ chức Lễ giao nhận con nuôi và chứng kiến Lễ giao nhận con nuôi, sau khi có ý kiến đồng ý của Sở Tư pháp;

d) Hỗ trợ người xin nhận con nuôi làm các thủ tục về hộ chiếu, visa cho trẻ em xuất cảnh Việt Nam, nhập cảnh và định cư tại nước ngoài hữu quan.

Điều 16. Hỗ trợ nhân đạo, trợ giúp kỹ thuật cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em

Văn phòng con nuôi nước ngoài được tiến hành các hoạt động sau đây nhằm hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em theo chương trình dự án, kế hoạch đã cam kết:

1. Xây dựng, tu sửa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

2. Hỗ trợ kinh phí, thuốc men, thực phẩm, quần áo, dụng cụ y tế, đồ chơi và các vật dụng cần thiết khác cho trẻ em.

3. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, phòng ngừa, chữa bệnh cho trẻ em.

4. Hỗ trợ công tác nuôi dưỡng trẻ em từ xa, phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, mở các lớp hướng nghiệp hoặc đào tạo nghề tại chỗ cho trẻ em không có điều kiện làm con nuôi trong và ngoài nước.

5. Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, nghiệp vụ quản lý cơ sở nuôi dưỡng, nghiệp vụ cải thiện việc chăm sóc trẻ em tàn tật cho cán bộ nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng; tổ chức các buổi toạ đàm, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

6. Hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt trong cộng đồng, với các hình thức thích hợp.

7. Các hình thức hoạt động hỗ trợ nhân đạo, trợ giúp kỹ thuật khác theo thoả thuận với cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.

Điều 17. Quyền thuê trụ sở, tuyển dụng người làm việc cho Văn phòng

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài được thuê trụ sở để phục vụ cho các hoạt động tại Việt Nam. Trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài phải có biển hiệu ghi tên của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, phải đáp ứng các yêu cầu của địa phương về bảo đảm trật tự an ninh công cộng, phòng chống cháy nổ và giữ vệ sinh môi trường.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài được tuyển dụng công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài làm việc cho Văn phòng trên cơ sở ký kết hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam.

Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng con nuôi nước ngoài

Văn phòng con nuôi nước ngoài có các nghĩa vụ sau:

1. Tuân thủ Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành các hoạt động tại Việt Nam; tôn trọng phong tục tập quán của Việt Nam.

2. Chỉ được tiến hành hoạt động theo nội dung và trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ghi trong Giấy phép.

3. Đôn đốc, nhắc nhở cha mẹ nuôi nghiêm chỉnh thực hiện cam kết gửi báo cáo 6 tháng một lần (trong ba năm đầu tiên) và báo cáo hàng năm về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi, không phụ thuộc vào tình trạng quốc tịch của con nuôi; thay mặt cha mẹ nuôi nộp các báo cáo này cho Cục Con nuôi quốc tế và Sở Tư pháp, nơi cho phép nhận con nuôi.

4. Cung cấp thông tin về tình trạng con nuôi cụ thể theo yêu cầu của Cục Con nuôi quốc tế hoặc Sở Tư pháp, nơi cho phép nhận con nuôi; giữ bí mật các thông tin về người xin nhận con nuôi, trẻ em được nhận làm con nuôi, trừ trường hợp Cục Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác của Việt Nam yêu cầu cung cấp.

5. Chịu sự quản lý, kiểm tra, thanh tra và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và của cơ quan, tổ chức nước ngoài hữu quan.

6. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này.

Điều 19. Nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài có nghĩa vụ gửi văn bản báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Cục Con nuôi quốc tế và Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở và nơi được phép hoạt động, trong đó nêu rõ những nội dung sau đây:

a) Tình hình hỗ trợ giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này, đặc biệt về số lượng trẻ em đã được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài và xuất cảnh Việt Nam để định cư tại nước tiếp nhận;

b) Tình hình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ nhân đạo như đã cam kết cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em theo nội dung quy định tại Điều 16 của Quy chế này;

c) Cung cấp danh sách và thông tin về những người làm việc cho Văn phòng trên cơ sở ký kết hợp đồng lao động;

d) Các vấn đề khác liên quan đến hoạt động, tổ chức nhân sự của Văn phòng tại Việt Nam.

2. Báo cáo định kỳ 6 tháng phải được nộp trước ngày 15 tháng 6 của năm đó; báo cáo định kỳ hàng năm phải được nộp trước ngày 30 tháng 11 của năm đó.

3. Văn phòng con nuôi nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo đột xuất về những vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động, trụ sở và tổ chức nhân sự của Văn phòng theo yêu cầu của Cục Con nuôi quốc tế hoặc Sở Tư pháp liên quan.

Chương 4:

KIỂM TRA VÀ THANH TRAHOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG CON NUÔI NƯỚC NGOÀI

Điều 20. Cơ quan kiểm tra

1. Cục Con nuôi quốc tế thực hiện quản lý, kiểm tra đối với tất cả các Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi toàn quốc; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài.

2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý, kiểm tra đối với các Văn phòng của Tổ chức con nuôi nước ngoài được phép hoạt động và đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài; báo cáo đồng gửi cho Cục Con nuôi quốc tế.

3. Trong trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của các cơ quan, ban ngành hữu quan, Bộ Tư pháp hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Đoàn liên ngành để kiểm tra đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 21. Nội dung kiểm tra 

1. Kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:

a) Việc chấp hành nguyên tắc hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận của Văn phòng con nuôi nước ngoài;

b) Việc đáp ứng các điều kiện hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài;

c) Việc tuân thủ những nội dung hoạt động theo Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài;

d) Việc tiến hành hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài;

đ) Việc chấp hành các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài;

e) Việc sử dụng các biểu mẫu giấy tờ, báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp, Cục Con nuôi quốc tế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ban hành;

g) Các hoạt động liên quan khác.

2. Kiểm tra trụ sở và tổ chức nhân sự của Văn phòng con nuôi nước ngoài bao gồm:

a) Việc chấp hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đặt trụ sở;

b) Việc tuân thủ các điều kiện hoạt động của người đứng đầu Văn phòng;

c) Việc tuyển dụng lao động của Văn phòng trên cơ sở ký kết hợp đồng lao động với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài;

d) Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức nhân sự của Văn phòng.

Điều 22. Trình tự, thủ tục kiểm tra

1. Việc kiểm tra Văn phòng con nuôi nước ngoài được tiến hành theo hình thức:

a) Kiểm tra định kỳ hàng năm.

b) Kiểm tra đột xuất.

2. Trong trường hợp kiểm tra định kỳ hàng năm, cơ quan kiểm tra thông báo công khai cho Văn phòng con nuôi nước ngoài biết trước ít nhất 05 ngày về thời gian, thành phần, nội dung và kế hoạch kiểm tra; trường hợp kiểm tra đột xuất thì thông báo trước ít nhất 01 ngày.

3. Khi tiến hành kiểm tra phải lập biên bản về kết quả các nội dung kiểm tra; biên bản có đủ chữ ký của các thành phần tham gia và của đại diện Văn phòng con nuôi nước ngoài. Trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy có dấu hiệu vi phạm của Văn phòng con nuôi nước ngoài, thì phải có kiến nghị, đề xuất về biện pháp xử lý, giải quyết và có kết luận rõ ràng.

4. Chậm chất 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải có văn bản thông báo cho Văn phòng con nuôi nước ngoài về kết luận của đoàn kiểm tra.

Điều 23. Thanh tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra đối với tất cả các Văn phòng con nuôi nước ngoài trên phạm vi toàn quốc; Thanh tra Sở Tư pháp tiến hành thanh tra đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Trình tự, thủ tục thanh tra các hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Người đứng đầu, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra về hoạt động của Văn phòng.

3. Nghiêm cấm các hành vi gây cản trở hoặc chống đối việc thanh tra đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài.

Chương 5:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 24. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 

1. Người đứng đầu và nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc gây cản trở đến hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền phát hiện, tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 25. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Văn phòng con nuôi nước ngoài nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan, có thành tích xuất sắc trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo, giúp đỡ trẻ em Việt Nam và tích cực hỗ trợ việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật, thì được khen thưởng.

2. Văn phòng con nuôi nước ngoài có hành vi vi phạm Quy chế này, các quy định pháp luật liên quan trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, thì tùy tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc tước Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.  

Đối với người đứng đầu, nhân viên của Văn phòng con nuôi nước ngoài có hành vi vi phạm, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này được áp dụng để quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với tất cả các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, không kể Văn phòng được thành lập trước hoặc sau khi Quy chế này có hiệu lực.

2. Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp cho các Tổ chức con nuôi nước ngoài trước ngày Quy chế này có hiệu lực, vẫn tiếp tục có giá trị theo thời hạn quy định trong Giấy phép đó./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Uông Chu Lưu

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 09/2006/QD-BTP

Hanoi, November 30, 2006

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF FOREIGN CHILD ADOPTION OFFICES IN VIETNAM

THE MINISTER OF JUSTICE

Pursuant to the Government's Decree No. 62/2003/ND-CP of June 6, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law concerning marriage and family relations involving foreign elements;
Pursuant to the Government's Decree No. 69/2006/ND-CP of July 21, 2006, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law concerning marriage and family relations involving foreign elements;
At the proposal of the director of the International Child Adoption Agency, the Ministry of Justice,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on management of foreign child adoption offices in Vietnam.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- The director of the International Child Adoption Agency, the Chief Inspector, heads of units under the Justice Ministry and concerned individuals and organizations shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF JUSTICE




Uong Chu Luu

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF FOREIGN CHILD ADOPTION OFFICES IN VIETNAM
(Promulgated together with the Justice Minister's Decision No. 09/2006/QD-BTP of November 30, 2006)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

This Regulation shall apply to the grant, extension, renewal and withdrawal of licenses for establishment of Vietnam-based offices of foreign child adoption organizations (hereinafter referred to as foreign child adoption offices); the management, inspection, examination and handling of violations on conditions, contents and geographical areas of operation, offices and staff of foreign child adoption offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All activities carried out in Vietnam by foreign child adoption offices must be compliant with Vietnamese law, the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law concerning marriage and family relations involving foreign elements (referred to as Decree No. 68/2002/ND-CP), Decree No. 69/2006/ND-CP of July 21, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 68/2002/ND-CP, agreements on adoption cooperation between Vietnam and concerned foreign countries and this Regulation.

2. Foreign child adoption offices in Vietnam may operate for humanitarian and not-for-profit purposes only in order to support the adoption of Vietnamese children on the basis of their establishment licenses issued by the Justice Minister.

3. Foreign child adoption organizations shall be accountable for all activities of their adoption offices in Vietnam in accordance with Vietnamese law.

Article 3.- Prohibition of commercial, self-seeking, brokerage and unfair competition activities in the adoption domain

Foreign child adoption offices may not conduct the following activities:

a/ Doing business in adoption brokerage services;

b/ Abusing the provision of adoption assistance to traffic in children, exploit labor or sexually abuse children or for self-seeking purposes;

c/ Directly introducing children to foreigners for adoption in contravention of law;

d/ Practicing unfair competition with other foreign child adoption offices in Vietnam regarding the provision of humanitarian or technical assistance and the introduction of children for adoption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In order to ensure humanity in the adoption domain and facilitate the operation of foreign child adoption organizations in Vietnam, according to the provisions of Decree No. 68/2002/ND-CP, no fee or any sum of money is collected for carrying out procedures for the grant, extension or renewal of licenses for establishment of Vietnam-based offices of foreign child adoption organizations under this Regulation.

2. The International Child Adoption Agency shall notify foreign child adoption organizations of the procedures for the grant, extension and renewal of licenses for establishment of foreign child adoption offices in Vietnam and for the termination of operation of these offices under this Regulation and publicize regulations on charges and fees related to the settlement of child adoption involving foreign elements.

3. Agencies competent to inspect the operation of foreign child adoption organizations in Vietnam in accordance with this Regulation shall notify in advance foreign child adoption offices of the inspection time, contents and forms.

Article 5.- Inspection and examination of foreign child adoption offices

Foreign child adoption offices in Vietnam are subject to inspection and examination by competent Vietnamese state agencies defined in this Regulation in terms of their operation principles, conditions, contents and geographical areas, financial regime, offices and personnel.

Article 6.- Handling of violations of foreign child adoption offices

All acts of violating this Regulation and other relevant provisions of law committed by foreign child adoption offices must be promptly detected and handled in strict accordance with law.

Chapter II

PROCEDURES FOR GRANT, EXTENSION AND RENEWAL OF LICENSES AND TERMINATION OF OPERATION OF FOREIGN CHILD ADOPTION OFFICES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A foreign child adoption organization that fully meets the following conditions shall be permitted to establish a foreign child adoption office in Vietnam:

a/ Being established by law in a country which, together with Vietnam, is a contracting party to a bilateral or multilateral agreement on child adoption cooperation;

b/ Having a license for operation in the adoption domain, granted by a competent agency of the country in which the organization is established and permitted to operate in the adoption domain in Vietnam;

c/ Having a program, plan or project on humanitarian activities or technical assistance to support the application for adoption of Vietnamese children;

d/ Having a place to locate its office in Vietnam in order to ensure its operation; the place where the office is located must meet local requirements on public order and security, fire and explosion prevention and combat and environmental sanitation;

e/ The person expected to be the head of the foreign child adoption office in Vietnam must satisfy conditions specified in Article 8 of this Regulation.

2. Based on the current management work, the demand for establishment of foreign child adoption offices and the practical situation in localities, the International Child Adoption Agency shall consider and propose the Justice Minister to decide on the number of foreign child adoption organizations licensed to operate in Vietnam.

Article 8.- Conditions of heads of foreign child adoption offices

1. The head of a foreign child adoption office must meet the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having full civil act capacity in accordance with Vietnamese law;

c/ Having good virtues;

d/ Being enthusiastic in humanitarian activities in the adoption domain

e/ Having no criminal records and not being banned from entry into or exit from Vietnam in accordance with law;

f/ Being appointed by the foreign child adoption organization as head of the foreign child adoption office in Vietnam.

2. A person may head only one Vietnam-based foreign child adoption office.

Article 9.- Dossiers of application for licenses to establish foreign child adoption offices

1. A dossier of application for a license to establish a foreign child adoption office in Vietnam of a foreign child adoption organization comprises:

a/ An application for a license to establish a foreign child adoption office in Vietnam (made according to a set form), signed by the head of the foreign child adoption organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the license does not state that the foreign child adoption organization is permitted to operate in Vietnam but states that it may operate in the domain of international adoption, it is still accepted.

If the license does not state that the foreign child adoption organization is permitted to operate in the domain of international adoption, there must be a document of the licensing agency or organization certifying that the organization is permitted to operate in the domain of international adoption, covering operation in Vietnam, or that there is no obstacle in the operation of the organization in the adoption domain in Vietnam.

c/ A notarized copy of the operation charter or regulation of the foreign child adoption organization or the document on its establishment;

d/ A report on the foreign child adoption organization's operation in the adoption domain in the last two years, showing its financial revenues and expenditures related to adoption activities. This report must be certified by a competent agency of the country in which the foreign child adoption organization is established.

If the organization is implementing or has already implemented a program, plan or project on humanitarian assistance for Vietnam for two consecutive years, there must also be a report on these activities, certified by the Vietnamese agency or organization which has received such assistance or the locality where the organization operates.

The report stated at this Point is not required for newly established foreign child adoption organizations which have not yet operated.

e/ The tentative program, plan or project on humanitarian and charity activities of the foreign child adoption organization in the province or centrally run city where the organization wishes to operate in order to support the adoption of Vietnamese children. The organization shall contact the International Child Adoption Agency under the Justice Ministry for the latter to recommend it to that province or centrally run city before it can carry out an investigation into needs for assistance and reach agreement with the locality on its program, plan or project on humanitarian assistance.

f/ A paper proving the location at which the foreign child adoption office is expected to be based in a province or centrally run city of Vietnam (such as the contract on the lease of the office or the house lease agreement), which shows the commitment of the house (office) owner to allow the foreign child adoption organization to lease his/her house (office) as its office in Vietnam;

g/ The curriculum vitae (made according to a set form) of the person expected to be the head of the foreign child adoption office;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Papers defined at Points b, c and h, Clause 1 of this Article, which are issued by foreign competent agencies, must be legalized at an overseas Vietnamese diplomatic mission or consulate. Foreign language papers must be translated into Vietnamese and the Vietnamese translations must be notarized.

When the child adoption cooperation agreement between Vietnam and the concerned foreign country provides for the exemption from consular legalization for papers and documents, the consular legalization of papers defined at Points b, c and h, Clause 1 of this Article, which are granted by foreign competent agencies, is not required.

3. The papers mentioned in this Article are submitted in two sets to the International Child Adoption Agency, the Justice Ministry.

When receiving dossiers, the International Child Adoption Agency shall check them carefully in order to ensure that they are complete and valid and hand over receipts to dossier-submitting organizations. The time for processing of a dossier is counted from the date of issuing a receipt thereof.

Article 10.- Procedures for grant of licenses to establish foreign child adoption offices

1. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier as prescribed in Article 9 of this Regulation, the International Child Adoption Agency shall consider, check and appraise the dossier. If considering that the foreign child adoption organization satisfies the conditions specified in Article 7 and the expected head of the foreign child adoption office fully meets the conditions specified in Article 8 of this Regulation, the International Child Adoption Agency shall submit the dossier to the Justice Ministry leadership for consulting the Public Security Ministry and the People's Committees of the provinces or centrally run cities (referred to as provincial-level People's Committees) where the organization plans to locate its office and where the organization plans to conduct its operation.

2. Within 15 days after receiving the written replies of the Public Security Ministry and the provincial-level People's Committees, the International Child Adoption Agency shall study, consider and forward its proposal (together with the dossier) to the Justice Minister for decision.

3. If considering that the foreign child adoption organization satisfies all conditions specified in this Regulation, Decree No. 68/2002/ND-CP and the Agreement on Child Adoption Cooperation between Vietnam and the concerned foreign country, the Justice Minister shall decide to grant a license for establishment of a foreign child adoption office in Vietnam to the foreign child adoption organization. The International Child Adoption Agency shall send a notice, enclosed with a copy of the license, to the provincial/municipal Justice Services of the localities where the foreign child adoption organization locates its office and where it is permitted to conduct operation (referred to as concerned Justice Services) for coordinated management.

When the Justice Minister refuses to grant a license for establishment of a foreign child adoption office, the International Child Adoption Agency shall notify the refusal in writing to the applying foreign child adoption organization and concerned Justice Services, clearly stating the reason for the refusal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When the license granted by the Justice Ministry is still valid in accordance with Vietnamese law, but the license granted by the concerned competent foreign agency has expired, the foreign child adoption office shall apply for extension of that license before continuing its operation in Vietnam; if the concerned foreign agency refuses to extend that license, the foreign child adoption office shall terminate its operation in Vietnam in accordance with Point a, Clause 1, Article 14 of this Regulation.

Article 11.- Procedures for extension of operation of foreign child adoption offices

1. A foreign child adoption office may extend its operation in Vietnam if it satisfies the following conditions and has the following papers:

a/ Having strictly abided by this Regulation and other relevant provisions of Vietnamese law during its operation in Vietnam; not having been handled for violations of law by competent Vietnamese or foreign state agencies in the course of carrying out adoption activities;

b/ The license granted by a concerned competent foreign agency is still valid for operation in Vietnam;

c/ At least three months before the expiration date of the license for its establishment in Vietnam, having filed an application of the concerned foreign child adoption organization to the International Child Adoption Agency (enclosed with the original of the license for its establishment in Vietnam), requesting the extension of operation of the Vietnam-based office; the application must be signed by the head of the foreign child adoption organization;

d/ Having filed, together with the extension application, a report on its operation in Vietnam since its was granted the license for its establishment in Vietnam, containing the opinions of the provincial/municipal Justice Services of the localities where the office is based and where it is permitted to operate.

2. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the International Child Adoption Agency shall consider, check and submit the dossier to the Justice Ministry leadership for consulting the provincial-level People's Committees of the localities where the foreign child adoption office is based and where it operates.

After receiving the written replies of the provincial-level People's Committees, the International Child Adoption Agency shall propose the Justice Minister to decide to license or refuse the extension of operation of the foreign child adoption office in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When the Justice Minister refuses to license the extension, the International Child Adoption Agency shall send a written notice to the applying foreign child adoption organization, clearly stating the reason for the refusal, and at the same time, notify the refusal to the concerned Justice Services.

Article 12.- Procedures for annotation on changes in names, office addresses and heads of foreign child adoption organizations

1. Upon the occurrence of the following changes in the concerned foreign child adoption organization, the foreign child adoption office shall send an application to the International Child Adoption Agency (enclosed with the license for establishment of a foreign child adoption office in Vietnam) in order to annotate these changes:

a/ Change in the name of the foreign child adoption organization;

b/ Change in the office address of the foreign child adoption organization in the country where the organization is established;

c/ Change of the head of the foreign child adoption organization.

2. Within seven days after receiving the application for annotation on a change stated in Clause 1 of this Point, the International Child Adoption Agency shall consider and propose the Justice Minister to license the writing of the changes directly in the license and affix a stamp for certification. The International Child Adoption Agency shall send a written notice, enclosed with a copy of the license already annotated with the change, to the concerned Justice Services for coordinated management.

3. When the Vietnam-based foreign child adoption office wishes to relocate its office to another place within the same province or centrally run city stated in the license, the head of the foreign child adoption office shall send an application to the International Child Adoption Agency, clearly stating the reason for the relocation and the expected new office address.

The International Child Adoption Agency shall send an official letter requesting the provincial/municipal Justice Service to coordinate with concerned local services and departments in inspecting the place where the office is to be based.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Procedures for change of heads, contents and geographical areas of operation and office addresses of foreign child adoption offices

1. When a foreign child adoption office wishes to make the following changes, the concerned foreign child adoption organization shall send an application to the International Child Adoption Agency (enclosed with the license for establishment of the foreign child adoption office in Vietnam). The application must be signed by the head of the foreign child adoption organization and state the change and its reason:

a/ Change of the head of the foreign child adoption office in Vietnam;

b/ Change in the operation contents stated in the license;

c/ Expansion or narrowing of the geographical areas of operation in Vietnam (compared with geographical areas of operation stated in the license);

d/ Relocation of the foreign child adoption office to another province or centrally run city in Vietnam.

In case of change of the head of the foreign child adoption office in Vietnam, the application must be enclosed with the curriculum vitae (made according to a set form) and the judicial record of the expected new head as defined at Points g and h, Clause 1, Article 9 of this Regulation.

2. Within seven days after receiving a complete and valid dossier, the International Child Adoption Agency shall consider and submit the dossier to the Justice Ministry leadership for consulting the Public Security Ministry about the change stated at Point a or the concerned provincial-level People's Committees about the change stated at Point c or d, Clause 1 of this Article.

After receiving the written replies of the Public Security Ministry or the provincial-level People's Committees, if considering that the changes are consistent with law, the Justice Minister shall permit the writing of the change in the license and affix a stamp for certification. The International Child Adoption Agency shall send a written notice, enclosed with a copy of the license already annotated with the change, to the concerned Justice Services for coordinated management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Termination of operation of foreign child adoption offices

1. A foreign child adoption office automatically terminates its operation in Vietnam in the following cases:

a/ The validity term stated in the license granted by a competent foreign agency or organization to the concerned foreign child adoption organization has expired without extension;

b/ The validity term stated in the license granted by the Vietnamese Justice Ministry has expired, but the foreign child adoption organization does not apply for its extension.

2. A foreign child adoption offices is compelled to terminate its operation in Vietnam in the following cases:

a/ The foreign child adoption organization requests for termination of the operation of the foreign child adoption office in Vietnam before the expiration of the term stated in the license granted by a competent foreign agency or organization or the Vietnamese Justice Ministry;

b/ The validity term stated in the license granted by the Vietnamese Justice Ministry has expired and the Justice Minister refuses to permit the extension applied by the foreign child adoption organization;

c/ The foreign child adoption organization terminates its operation in the country in which it is established;

d/ The license for establishment of the foreign child adoption office in Vietnam is withdrawn under the Justice Minister's decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When the foreign child adoption office is compelled to terminate its operation under Clause 2 of this Article, the International Child Adoption Agency shall send a written notice to the foreign child adoption office.

4. Before terminating operation under the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, foreign child adoption organizations and foreign child adoption offices in Vietnam shall pay all their debts (if any) to concerned agencies, organizations and individuals in Vietnam and send written notices thereon to the International Child Adoption Agency and concerned Justice Services.

5. Complete and valid dossiers of application for adoption of Vietnamese children which have been sent by foreign child adoption offices to the International Child Adoption Agency before they terminate operation and are being processed will be further processed until completion.

6. The International Child Adoption Agency shall send official letters notifying the termination of operation of foreign child adoption offices as stated in this Article to concerned Justice Services.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN CHILD ADOPTION OFFICES

Article 15.- Supporting the adoption of Vietnamese children by foreigners

Foreign child adoption offices may carry out the following activities in order to support the adoption of Vietnamese children:

1. Before carrying out procedures of application for adoption:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Providing support and assistance in the translation and notarization of documents in the dossiers of adoption applicants in accordance with Vietnamese law;

c/ Submitting dossiers and paying charges at the International Child Adoption Agency on behalf of adoption applicants.

2. During the process of introducing children for adoption:

a/ Sending photos of and information on the to-be-recommended children to adoption applicants after these children are permitted by competent Vietnamese agency to be introduced for adoption;

b/ Notifying the International Child Adoption Agency and local concerned agencies of adoption applicants' opinions about the children introduced for adoption.

3. To perform jobs authorized by adoption applicants:

a/ To pay fees and submit the written commitments to make periodical reports on the development of the adopted children to provincial/municipal Justice Services;

b/ To take children introduced for adoption for additional health-checks after obtaining the approval of the heads of concerned child nurturing establishments.

4. To help complete adoption procedures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Coordinating with child nurturing establishments in organizing meetings between adoption applicants and children introduced for adoption;

c/ Supporting the organization of ceremonies to hand over and receive adopted children and witnessing these ceremonies after obtaining the approval of provincial/municipal Justice Services;

d/ Supporting adoption applicants in carrying out procedures for the grant of passports and visas to the adopted children to exit Vietnam and enter and reside in concerned foreign countries.

Article 16.- Humanitarian assistance and technical support for child nurturing establishments

Foreign child adoption offices may carry out the following activities in order to provide humanitarian assistance to child nurturing establishments under committed projects or plans:

1. Building, repairing, renovating and upgrading material foundations of child nurturing establishments.

2. Providing funds, medicines, food, clothes, medical equipment, toys and other necessary articles for children.

3. Organizing periodical healthchecks as well as medical examination and treatment for children.

4. Providing distance support for childcare work, functional rehabilitation for disabled children, holding on-the-spot vocational guidance and training courses for children who are not eligible for adoption by people at home and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Providing humanitarian assistance in appropriate forms to children who live in communities and need special care.

7. Other forms of humanitarian assistance and technical support as agreed with child nurturing establishments.

Article 17.- Rights to lease head offices and recruit employees for the offices

1. Foreign child adoption offices may lease offices for their operation in Vietnam. The office of a foreign child adoption office in Vietnam must have a plate showing its name and meet local requirements on public order and security, fire and explosion prevention and fight and environmental sanitation.

2. Foreign child adoption offices may recruit Vietnamese citizens or foreigners to work for them on the basis of signing labor contracts in accordance with Vietnamese law.

Article 18.- Obligations of foreign child adoption offices

Foreign child adoption offices have the following obligations:

1. To abide by this Regulation and other relevant provisions of law while operating in Vietnam; to respect for Vietnamese customs and traditions.

2. To operate according to the prescribed contents and in the provinces or centrally run cities stated in their licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To supply information on adopted children at the request of the International Child Adoption Agency or provincial/municipal Justice Services which have permitted the adoption; to ensure confidentiality of information on adoption applicants and adopted children, unless such information is requested by the International Child Adoption Agency, provincial/municipal Justice Services or other competent state agencies.

5. To submit to the management, inspection, examination and supervision of competent Vietnamese state agencies and concerned foreign agencies or organizations.

6. To make periodical and irregular reports according to Article 19 of this Regulation.

Article 19.- Obligations to make reports and supply information

1. Foreign child adoption offices are obliged to send biannual and annual reports to the International Child Adoption Agency and provincial/municipal Justice Services of the localities where they are based and where they operate, with the following contents:

a/ The support in child adoption in accordance with Article 15 of this Regulation, especially the number of children who have been adopted by foreigners and left Vietnam to reside in host countries;

b/ The implementation of committed projects, programs and plans on humanitarian assistance for child nurturing establishments in accordance with Article 16 of this Regulation;

c/ The list of and information on contractual employees;

d/ Other matters related to the operation and personnel of the Vietnam-based office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Foreign child adoption offices shall make irregular reports on matters related to their operation, offices and personnel at the request of the International Child Adoption Agency or concerned provincial/municipal Justice Services.

Chapter IV

INSPECTION AND EXAMINATION OF OPERATION OF FOREIGN CHILD ADOPTION OFFICES

Article 20.- Inspection agencies

1. The International Child Adoption Agency shall manage and inspect all offices of foreign child adoption organizations licensed to operate in Vietnam; biannually and annually, report to the Justice Minister on the operation of these offices.

2. Provincial/municipal Justice Services shall assume the prime responsibility for, and coordinate with local agencies in, assisting provincial-level People Committees in managing and inspecting the offices of foreign child adoption organizations which are licensed to operate and are located in their localities; biannually and annually, report to provincial-level People’s Committees on the operation of these offices and at the same time, send these reports to the International Child Adoption Agency.

3. When necessary and requested by concerned agencies and branches, the Justice Ministry or provincial-level People's Committees shall set up an inter-branch inspection team to inspect foreign child adoption offices in Vietnam.

Article 21.- Inspection contents

1. The inspection of operation of foreign child adoption offices covers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Satisfaction of operation conditions by foreign child adoption offices;

c/ Compliance with the operation contents stated in the establishment licenses;

d/ Compliance with the establishment licenses in terms of geographical areas of operation;

e/ Observance of professional regulations, guidance and directions related to the operation domains of foreign child adoption offices;

f/ The use of forms of papers and reports on the operation of foreign child adoption offices issued by the Justice Ministry, the International Child Adoption Agency or other state competent agencies.

g/ Other related activities.

2. The inspection of offices and personnel of foreign child adoption offices covers:

a/ Observance of regulations on location conditions and criteria of offices;

b/ Observance of operation conditions by heads of the offices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Other matters related to the organization and personnel of the offices.

Article 22.- Inspection order and procedures

1. The inspection of foreign child adoption offices is carried out in the following forms:

a/ Annual inspection.

b/ Unexpected inspection.

2. In case of annual inspection, inspection agencies shall notify foreign child adoption offices of the inspection time, contents and plans at least five days in advance; in case of unexpected inspection, at least one day in advance.

3. During inspection, it is necessary to make minutes on inspection results, which must be signed by all members of inspection teams and representatives of foreign child adoption offices. When an inspection reveals signs of violations committed by foreign child adoption offices, inspectors shall make proposals on handling and settlement of those violations and clear conclusions.

4. Within 30 days after the inspection, the inspection agency shall issue a written notice of the inspection team's conclusions to the inspected foreign child adoption office.

Article 23.- Inspection of operation of foreign child adoption offices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The order of and procedures for inspection of operation of foreign child adoption offices shall be as stipulated in the law on inspection.

2. Heads and employees of foreign child adoption offices shall create favorable conditions for the Justice Ministry's and Justice Services' inspectorates to inspect their operation of the offices.

3. All acts of obstructing or resisting the inspection of foreign child adoption offices are strictly prohibited.

Chapter V

SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, REWARD, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 24.- Settlement of complaints and denunciations

1. Heads and employees of foreign child adoption offices may complain or denounce law-breaking acts of cadres and public employees of central and local state agencies which infringe upon their legitimate rights and interests or obstruct the operation of their offices in accordance with law.

Individuals, agencies and organizations may detect and denounce law-breaking acts committed by the heads and employees of foreign child adoption offices.

2. Complaints and denunciations defined in Clause 1 of this Article shall be settled in accordance with the law on settlement of complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreign child adoption offices that strictly abide by this Regulation and other relevant legal provisions and make outstanding achievements in the provision of humanitarian support and assistance to Vietnamese children and actively assist in the settlement of the adoption of Vietnamese children in accordance with law shall be rewarded and commended.

2. Foreign child adoption offices that commit acts of violating this Regulation and relevant provisions of law on child adoption involving foreign elements shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be cautioned, fined or have their establishment licenses revoked according to the order and procedures prescribed in the Government's Decree No. 76/2006/ND-CP of August 2, 2006, on sanctioning administrative violations in the judicial domain.

Heads and employees of foreign child adoption offices who commit violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be cautioned, fined or examined for penal liability in accordance with law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26.- Implementation effect

1. This Regulation shall apply to the management, examination and inspection of all foreign child adoption offices in Vietnam, irrespective of whether they are set up before or after the effective date of this Regulation.

2. Licenses for establishment of foreign child adoption offices in Vietnam granted by the Justice Minister to foreign child adoption organizations before the effective date of this Regulation remain valid till the end of the validity term indicated in these licenses.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 09/2006/QĐ-BTP ngày 30/11/2006 ban hành Quy chế quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.475

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.250.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!