BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/QĐ-CĐTNĐ
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CHI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA PHÍA NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số
27/2008/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Vị trí và chức năng
Chi Cục Đường thủy
nội địa phía Nam là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, được Cục
trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ủy quyền thực hiện một số mặt quản lý
nhà nước chuyên ngành Giao thông vận tải Đường thủy nội địa tại khu vực trách
nhiệm từ Quảng Ngãi Kon Tum đến Cà Mau.
Chi Cục Đường thủy
nội địa phía Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu được hưởng kinh phí từ ngân
sách nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của
pháp luật, có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch viết
bằng Tiếng Anh của Chi Cục Đường thủy nội địa phía Nam là: VIETNAM INLAND
WATERWAY ADMINISTRATION SOUTH BRANCH viết tắt là VIWA'S.
Điều
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Các nhiệm
vụ quản lý nhà nước Cục phân cấp, ủy quyền:
a) Theo dõi, tổng
hợp tình hình thực hiện Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành; theo dõi hoạt động giao thông đường thủy nội địa, trên
cơ sở đó tham mưu, đề xuất với Cục các kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng
mới các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách quản lý ngành.
b) Phổ biến,
tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
quy hoạch và cơ chế chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
c) Phối hợp với
các cơ quan hữu quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận
tải đường thủy nội địa; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ chế quản lý
chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa cho các địa phương, các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực giao thông vận
tải đường thủy nội địa, bao gồm: hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, bảo trì
đường thủy nội địa địa phương, đăng ký quản lý phương tiện thủy nội địa, quản
lý cảng bến, bảo vệ môi trường, đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn.
d) Phối hợp với
các cơ quan hữu quan tại khu vực thực hiện tổ chức giải tỏa ách tắc giao thông
thủy và xử lý các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa nghiêm trọng.
đ) Đối với việc
cắm mốc chỉ giới:
Trên cơ sở
phương án được Cục phê duyệt, thực hiện:
- Hướng dẫn việc
xác định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, kè, đập giao thông để cắm mốc chỉ giới;
- Chỉ đạo các
đơn vị quản lý đường thủy nội địa chủ trì phối hợp chính quyền địa phương các cấp
để tiến hành đo đạc, cắm mốc chỉ giới trên tuyến đường thủy nội địa Quốc gia;
- Kiểm tra, đôn
đốc việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ, cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường
thủy nội địa địa phương.
e) Đối với công
tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn:
+ Chỉ đạo, giải
quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp trong công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm
cứu nạn, bao gồm: vật chướng ngại đột xuất, cứu hộ, cứu nạn hoặc đảm bảo quốc
phòng, an ninh sau đó báo cáo Cục.
+ Tổ chức kiểm
tra, xác minh thiệt hại sau bão lũ; kiểm tra hiện trường, kiểm tra hồ sơ hoàn
công và tham gia nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng các công trình khắc phục hậu
quả bão lũ theo quy định hiện hành.
g) Tổ chức kiểm
tra, khảo sát, theo dõi các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia; tổ chức thực hiện
việc thông báo luồng theo quy định hiện hành của Cục; tổng hợp số liệu, theo
dõi thủy văn và lưu lượng giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa Quốc
gia.
h) Công bố hạn
chế giao thông trên đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 2
Điều 18 của Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/5/2005.
i) Theo dõi, tổng
hợp, báo cáo Cục tình hình kỹ thuật luồng tuyến.
k) Kiến nghị việc
đóng, mở, nâng cấp cơ sở hạ tầng luồng, tuyến đường thủy nội địa Quốc gia.
l) Phối hợp với
chính quyền các địa phương trong việc quản lý các bến khách ngang sông, tổ chức
bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa.
m) Đối với công
tác an toàn giao thông đường thủy nội địa:
- Thường trực
công tác an toàn giao thông; kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ an toàn giao
thông đường thủy nội địa của các đơn vị thuộc Cục.
- Chỉ đạo, giải
quyết kịp thời nhiệm vụ khẩn cấp về công tác an toàn giao thông đường thủy nội
địa.
- Kiểm tra hiện
trường, kiểm tra hồ sơ hoàn công và tham gia nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
các công trình an toàn giao thông đường thủy nội địa.
n) Hướng dẫn
trình tự lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức khảo sát đánh giá để giải quyết hoặc
trình cấp có thẩm quyền giải quyết:
- Đối với các dự
án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa: xem xét
cho ý kiến bằng văn bản đối với việc xây dựng các công trình trên luồng, hành
lang đường thủy nội địa Quốc gia (trừ các công trình khai thác tài nguyên, xây
dựng cầu vĩnh cửu); chấp thuận phương án đảm bảo giao thông đối với các trường
hợp thi công trong phạm vi bảo vệ luồng.
- Xác nhận đăng
ký vận chuyển hành khách theo tuyến cố định và tổ chức vận tải thử trên đường
thủy nội địa cho các doanh nghiệp vận tải thủy theo quy định (trừ vận tải qua
biên giới).
- Cấp giấy phép
hoạt động bến thủy nội địa theo ủy quyền của Cục; thụ lý hồ sơ trình Cục công bố
hoặc để Cục trình Bộ công bố cảng thủy nội địa.
o) Quản lý, theo
dõi công tác đào tạo thuyền viên:
- Tổ chức khảo
sát đánh giá trình Cục trưởng cấp giấy chứng nhận cơ sở đào tạo đủ điều kiện
đào tạo thuyền viên.
- Kiểm tra thường
xuyên, định kỳ các cơ sở dạy nghề.
- Tiếp nhận hồ sơ,
trình Cục trưởng phê duyệt cấp, đổi và trực tiếp trả bằng, chứng chỉ chuyên môn
thuyền viên.
- Tổ chức các Hội
đồng thi, sát hạch cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng.
p) Thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục
theo ủy quyền.
2. Công tác
quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
a) Thẩm tra
phương án kỹ thuật, thẩm tra dự toán công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa
(quản lý, sửa chữa, bảo trì thường xuyên và không thường xuyên đường thủy nội địa)
của các đơn vị quản lý đường thủy nội địa phía Nam trước khi trình Cục thẩm định,
phê duyệt.
b) Kiểm tra hiện
trường, kiểm tra hồ sơ hoàn công và tham gia nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
các công trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
c) Tổ chức kiểm
tra, thẩm định các tài sản đề nghị thanh lý của các đơn vị đóng tại phía Nam
trình Cục phê duyệt.
d) Tổ chức thống
kê, theo dõi cơ sở hạ tầng, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện các nhiệm vụ được
giao.
3. Các công
tác khác
a) Trực tiếp quản
lý cán bộ, thực hiện công tác quản lý hành chính, tài sản, cơ sở vật chất,
phương tiện của Văn phòng Chi Cục theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện những
nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
Điều
3. Tổ chức và biên chế
1. Tổ chức
nghiệp vụ của Chi Cục gồm các phòng:
- Phòng Kỹ thuật
- Kế hoạch đường thủy nội địa;
- Phòng Tổ chức
- Hành chính - Đào tạo;
- Phòng Tài vụ;
- Phòng Pháp chế.
Chức năng, nhiệm
vụ của từng phòng, từng chức danh cụ thể do Chi Cục trưởng quy định.
2. Chi Cục
Đường thủy nội địa phía Nam có Chi Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm
trước Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và pháp luật về toàn bộ hoạt động
của Chi Cục.
Giúp việc Chi Cục
trưởng có các Phó Chi Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi Cục trưởng và pháp
luật về nhiệm vụ được Chi Cục trưởng phân công.
3. Chi Cục
trưởng do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Chi Cục trưởng do Cục trưởng bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chi Cục trưởng.
4. Định
biên cán bộ, công chức và viên chức hợp đồng lao động của Văn phòng Chi Cục Đường
thủy nội địa phía Nam từ 24 - 30 người. Biên chế cụ thể hàng năm của Chi Cục được
Cục trưởng quy định nằm trong tổng chỉ tiêu biên chế hành chính Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải giao cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Điều
4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký. Các quy định trước đây trái Quyết định này đều không có hiệu lực.
Điều
5. Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng cơ quan Cục,
Chi Cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ GTVT (để b/c);
- Công đoàn Cục ĐTNĐ VN;
- Công đoàn Chi Cục ĐTNĐ phía Nam;
- Lưu: VT. TCCB.
|
CỤC
TRƯỞNG
Trần Đắc Sửu
|