ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
08/2014/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày
02 tháng 4 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ
VĂN HOÁ ẤP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số
06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí Nhà văn hoá- Khu thể thao thôn;
Căn cứ Thông tư số
41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 17/TTr-SVHTTDL ngày 18 tháng 02
năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ
chức, hoạt động của Nhà văn hoá ấp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký.
Điều 3. Giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố hướng
dẫn triển khai thực hiện Quy chế và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Uỷ
ban Nhân dân tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lưu Quang
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ VĂN HOÁ ẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2014/QĐ-UBND, ngày 02 tháng 4 năm
2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động
của Nhà văn hoá ấp, Nhà văn hoá liên ấp (gọi chung là nhà văn hoá ấp).
2. Các Khu, trung tâm, câu lạc bộ văn hoá, thể
thao dân lập không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động
Nhà Văn hoá ấp hoạt động theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” chịu sự chỉ đạo toàn diện của cấp uỷ, trưởng ấp quản
lý trực tiếp, có sự phối kết hợp hoạt động chặt chẽ của các ngành, đoàn thể ở ấp.
Chương II
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Vị trí, chức năng
1. Vị trí
Nhà văn hóa ấp thuộc hệ thống thiết chế văn hóa
- thể thao cơ sở của tỉnh; do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã quyết định thành
lập và lãnh đạo toàn diện; Trưởng ấp trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về
nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị
trấn (gọi chung là trung tâm văn hoá, thể thao và học tập cộng đồng cấp xã).
2. Chức năng
a) Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ
thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa
bàn ấp, liên ấp.
b) Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần
xây dựng nông thôn mới.
c) Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các
sinh hoạt khác ở ấp.
Điều 4. Nhiệm vụ
1. Tổ chức các cuộc hội, họp của ấp.
2. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động
trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động
phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở ấp.
4. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ; thể dục,
thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu,
tham gia thi đấu một số môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ,
nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể
thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
5. Tổ chức các chương trình, lớp tập huấn chuyển
giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lớp dạy nghề nông
thôn, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn ấp.
6. Vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây
dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, xây dựng ấp
văn hoá.
7. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị,
quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa
phương giao.
Điều 5. Quyền hạn
1. Ban Chủ nhiệm nhà văn hoá ấp được kiến nghị với
UBND cấp xã và Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã về những
vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhà văn hoá ấp.
2. Được ngân sách nhà nước, theo phân cấp quản
lý, cấp kinh phí hỗ trợ cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chi phí
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Được liên kết, vận động các tổ chức kinh tế-xã
hội, cá nhân tham gia đầu tư tại nhà văn hoá ấp một số loại hình hoạt động như:
thể dục-thể thao, học tập, vui chơi, giải trí theo quy định pháp luật nhằm làm
phong phú, đa dạng các loại hình hoạt động của nhân dân.
4. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ,
các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn do cơ quan chuyên ngành cấp trên tổ chức.
5. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết
bị của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ theo chức năng.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
Điều 6. Cơ cấu tổ chức
1. Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa ấp gồm 03 người: 01
Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm; hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự
trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách xã. Trưởng ấp tổ
chức bầu chọn Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa ấp; trường hợp liên ấp việc bình chọn
ban chủ nhiệm do Uỷ ban Nhân dân xã thực hiện.
2. Có đội ngũ cộng tác viên và người hoạt động
nghiệp vụ.
Chương IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG
THIẾT BỊ, KINH PHÍ
Điều 7. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị
1. Cơ sở vật chất bao gồm:
a) Nhà văn hóa ấp được xây dựng ở vị trí tập
trung dân cư tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia sinh hoạt, có biển hiệu nhà
văn hoá ấp theo quy định.
b) Kiến trúc Nhà văn hóa ấp phải phù hợp điều kiện
kinh tế-xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương.
c) Có phòng họp, sân tập thể thao đơn giản, công
trình phụ trợ gồm: nhà vệ sinh, vườn hoa, ghế đá...
2. Trang thiết bị bao gồm: hệ thống âm thanh,
ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách báo, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ
phù hợp.
Điều 8. Kinh phí
Kinh phí chi hoạt động thường xuyên, bồi dưỡng
Ban chủ nhiệm nhà văn hoá ấp: ngân sách địa phương hỗ trợ và huy động từ các
nguồn khác.
Chương V
NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT
ĐỘNG
Điều 9. Nội dung hoạt động
1. Hoạt động hội, họp, sinh hoạt.
2. Hoạt động thông tin, tuyên truyền-cổ động;
3. Hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục, thể
thao;
Điều 10. Phương thức hoạt động
1. Tổ chức các hình thức tuyên truyền miệng,
tuyên truyền trực quan phục vụ các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, các sự kiện trọng
đại của đất nước, các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương và các
thông tin liên quan đến người dân.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân
dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, luyện tập thể dục - thể thao thường
xuyên.
3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc
tang, lễ hội, ngày giỗ, ngày tết và các hình thức sinh hoạt văn hóa-xã hội ở địa
phương; xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, giao tiếp, ứng xử văn hóa
trong sinh hoạt cộng đồng; bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên, môi trường và giữ gìn
an ninh, trật tự toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội.
4. Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nông thôn mới: tổ chức các hoạt động
tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “xây
dựng xã văn hoá nông thôn mới”.
5. Tổ chức các buổi sinh hoạt của cộng đồng dân
cư.
Chương VI
MỐI QUAN HỆ LÀM VIỆC
Điều 11. Mối quan hệ làm việc
của Nhà văn hoá ấp
1. Đối với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban
Nhân dân cấp xã: có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý toàn diện và tích cực hỗ trợ
nhà văn hoá ấp đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa, vận động tạo nguồn kinh phí
cho các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
2. Đối với các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức
xã hội ở ấp: có mối quan hệ kết hợp, hỗ trợ nhằm thực hiện kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương.
3. Đối với Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập
cộng đồng cấp xã: có trách nhiệm hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hỗ trợ nhà
văn hoá ấp trong việc tổ chức hoạt động.
Chương VII
CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, BÁO CÁO
Điều 12. Chế độ hội họp
Ban Chủ nhiệm nhà văn hoá ấp lồng ghép nội dung
vào các cuộc họp của ấp, của xã (trường hợp liên ấp).
Ngoài ra còn tổ chức các hội nghị, cuộc họp khi
có chỉ đạo đột xuất.
Điều 13. Chế độ báo cáo
Báo cáo về hoạt động của nhà văn hoá được lồng
ghép nội dung hoạt động vào báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm của ấp gửi
về Đảng ủy, Uỷ ban Nhân dân cấp xã.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
UBND cấp huyện triển khai, hướng dẫn thực hiện quy chế. Hàng năm báo cáo kết quả
thực hiện quy chế với UBND tỉnh;
b) Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và
UBND cấp huyện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban Chủ nhiệm
nhà văn hoá ấp;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
UBND cấp huyện và các ngành có liên quan tổng hợp những nội dung phát sinh
trình UBND tỉnh giải quyết.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
UBND cấp huyện triển khai, hướng dẫn thực hiện quy chế;
b) Chỉ đạo cho Phòng giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
các Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng cấp xã hỗ trợ chuyên môn
cho Ban Chủ nhiệm nhà văn hoá ấp.
3. Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố
a) Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
các hoạt động của nhà văn hoá ấp ở địa phương mình theo đúng quy định tại quy
chế này;
b) Tham mưu Hội đồng Nhân dân cấp huyện chỉ đạo
HĐND cấp xã phê duyệt kinh phí hàng năm hỗ trợ cho Ban Chủ nhiệm nhà văn hoá ấp
thực hiện kế hoạch năm theo quy định.
4. Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn
Có trách nhiệm triển khai, kiểm tra việc thực hiện
Quy chế này đúng quy định.
5. Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng
cấp xã
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ và hỗ trợ nhà
văn hoá ấp trong việc tổ chức hoạt động.
b) Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động Nhà văn
hoá ấp gửi Uỷ ban Nhân dân cấp xã, Phòng Văn hoá - Thông tin cấp huyện.
Điều 15. Điều khoản thi
hành
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn
đề cần sửa đổi, bổ sung, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở,
ngành có liên quan, UBND cấp huyện trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.