Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2014/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 20/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2014/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRÊN BIỂN VÀ TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng bin.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2014 thay thế Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- BCĐ Phòng, chống lụt, bão Trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRÊN BIỂN VÀ TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định s06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; trách nhiệm chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển và các tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và trong vùng nước cảng biển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện hoạt động trên biển (sau đây viết tắt là phương tiện) bao gồm tàu thuyền, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa và các phương tiện di động và không di động trên biển.

2. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý, khai thác sử dụng phương tiện.

3. Tìm kiếm trên biển là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn.

4. Cứu nạn trên biển là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

5. Cứu hộ trên biển là hoạt động cứu tàu thuyền hoặc tài sản trên tàu thuyền thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) tàu thuyền đang bị nguy hiểm trên biển, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.

6. Lai dắt tàu thuyền là việc lai, kéo, đẩy (hoặc túc trực bên cạnh) tàu thuyền trên biển và trong vùng nước cảng biển, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng lai dắt giữa chủ tàu thuyền lai dắt và bên thuê lai dắt.

7. Kênh cấp cứu - khẩn cấp (còn gọi là tần số Cấp cứu - Khẩn cấp) là kênh thông tin Cấp cứu - Khẩn cấp phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn và các hoạt động công ích, nhân đạo khác có liên quan.

8. Tình huống tìm kiếm, cứu nạn trên biển là những sự cố do thiên tai, thảm họa, tai nạn gây ra trên biển có nguy cơ hoặc thực tế đang đe dọa, gây hậu quả tổn thất về người cần thiết phải có các biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại có thxảy ra.

9. Vùng biển Việt Nam là vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

10. Vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc quyền quản lý của Cảng vụ hàng hải được cơ quan có thẩm quyền công bố, bao gồm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

11. Khu vực hạn chế hoạt động trên biển là khu vực được xác lập bởi các tọa độ trên hải đồ, thuộc lãnh hải Việt Nam nhằm bảo vệ môi trường, trục vớt, tìm kiếm, cứu nạn hoặc diễn tập quân sự.

12. Vùng cấm trên biển là vùng được xác định bằng tọa độ trên hải đồ, thuộc lãnh hải Việt Nam để bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, ngăn ngừa thảm họa môi trường và dịch bệnh.

13. Chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn (sau đây gọi tắt là Chỉ huy hiện trường) là người điều phối hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn, duy trì liên lạc giữa hiện trường với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn và thực hiện các chỉ dẫn của Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để thực hiện hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường.

14. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trên biển là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong một vùng hoặc khu vực biển.

15. Đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách là đơn vị gồm những người được đào tạo và được cung cấp trang thiết bị phù hợp cho việc tiến hành khn trương các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

16. Đơn vị phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển là các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải điều động lực lượng, phương tiện thuộc quyền tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.

2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.

3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.

4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

5. Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 5. Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân.

2. Lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban quản lý cảng cá; lực lượng, phương tiện của Công an, Quân đội, của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương.

3. Lực lượng, phương tiện khác hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển.

4. Lực lượng, phương tiện, thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, cấp cứu y tế và các bảo đảm khác cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

5. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép.

Điều 6. Phân vùng trách nhiệm chủ trì phối hợp tìm kiếm, cứu nạn người, phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế trên biển.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong khu vực thuộc địa bàn quản lý, trừ vùng nước cảng biển, vùng cấm và vùng hạn chế do Bộ Quốc phòng công bố.

3. Cảng vụ Hàng hải chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

4. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng cấm và vùng hạn chế trên biển.

5. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp vị trí của người, phương tiện bị nạn không xác định; nằm trong vùng giáp ranh với quốc gia khác và trên vùng biển Việt Nam trong trường hợp tình huống vượt khả năng ứng phó của các cơ quan quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

Điều 7. Diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm, cứu nạn cấp quốc gia và với lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài trên vùng biển Việt Nam.

2. Hàng năm cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức huấn luyện, diễn tập trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 8. Thanh toán chi phí tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do ngân sách nhà nước cấp.

2. Nguồn kinh phí thanh toán, hỗ trợ chi phí tìm kiếm, cứu nạn được lấy từ nguồn ngân sách hàng năm cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và các nguồn hợp pháp khác của Bộ, ngành, địa phương.

Chương 2.

THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRÊN BIỂN VÀ TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN

Điều 9. Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

1. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam bao gồm cả vô tuyến mặt đất và vô tuyến vệ tinh.

2. Hệ thống các đài thông tin trực canh của Bộ đội Biên phòng ven biển, hệ thống Rađa biển.

3. Hệ thống quan sát tàu cá của Tng cục Thủy sản.

4. Các hệ thống thông tin chuyên ngành khác, các loại hình thông tin khác của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển.

5. Hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn hàng không.

Điều 10. Quy định về thông tin liên lạc trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển

1. Sử dụng các kênh (tần số) trực canh, thông tin liên lạc và cấp cứu - khẩn cấp trên biển bằng vô tuyến điện thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Nội dung điện cấp cứu - khẩn cấp cần có đủ thông tin giúp cho Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hoặc phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết tình huống tai nạn, sự cố để chuẩn bị phương án hỗ trợ hoặc tìm kiếm, cứu nạn, bao gồm:

a) Tên phương tiện bị nạn, hô hiệu, mã nhận dạng hàng hải (MMSI) hoặc nhận dạng khác;

b) Thời gian và vị trí bị nạn;

c) Tính chất tai nạn;

d) Yêu cầu trợ giúp cứu người gặp nạn hoặc lai dắt, cứu hộ phương tiện và các yêu cầu khác (nếu có);

đ) Tên, địa chỉ và các phương thức liên lạc với chủ phương tiện hoặc với đại diện của chủ phương tiện;

e) Các thông tin hữu ích khác: Số lượng và tình trạng sức khỏe thuyền viên, người trên phương tiện; tình hình thời tiết, cấp sóng, gió tại khu vực bị nạn; tần số, thiết bị thông tin, thiết bị phao cứu sinh.

Điều 11. Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp

1. Người, phương tiện bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển

Người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp, trừ trường hợp bất khả kháng phải phát thông tin cấp cứu - khẩn cấp theo quy định sau:

a) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết để yêu cầu trợ giúp;

b) Trong trường hợp đề nghị lai dắt, cứu hộ, ngoài nội dung nêu tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế này, cần thông báo thêm các thông số kỹ thuật của phương tiện cần lai dắt, cứu hộ để xác định phương án lai dắt, cứu hộ như: Trọng tải, chiều dài, chiều rộng, mớn nước của phương tiện;

c) Bảo đảm việc duy trì liên lạc với người, cơ quan, tổ chức đã liên lạc để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp (thông qua Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc trực tiếp);

d) Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trên biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn;

đ) Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho người, cơ quan, tổ chức đã thông tin cấp cứu - khẩn cấp để dừng việc cứu nạn.

2. Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển

a) Trường hợp phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, phải có trách nhiệm đến cứu giúp người gặp nạn nếu không ảnh hưởng đến an toàn người, phương tiện của mình;

b) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;

c) Trường hợp không thể tham gia cứu người gặp nạn (do mất an toàn về người, phương tiện của mình hoặc đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khác) phải thông báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực biết.

3. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hoặc nhận được thông tin người, phương tiện bị nạn phải thông báo kịp thời cho các cơ quan, lực lượng có trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn biết để xử lý. Người cung cấp thông tin báo nạn phải chịu trách nhiệm về độ trung thực của thông tin báo nạn.

4. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam và các hệ thống Đài thông tin tìm kiếm, cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin cấp cứu - khẩn cấp trên biển và báo cáo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về tìm kiếm, cứu nạn.

5. Các cơ quan được giao nhiệm vụ về tìm kiếm, cứu nạn tổ chức trực 24/24 giờ để tiếp nhận và xử lý thông tin; chuẩn bị phương án và tiến hành tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 12. Quy định về phát thông tin người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển

1. Thông tin về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển do Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam phát trên tần số và theo phương thức quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Nội dung thông tin cảnh báo hàng hải về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn do cơ quan chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn quyết định.

3. Việc dừng phát thông tin tìm kiếm, cứu nạn do cơ quan chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn quyết định.

Điều 13. Phát tin cảnh báo và thông báo các biện pháp phòng tránh thiên tai, thảm họa trên biển

1. Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam, Trung tâm thông tin Tổng cục Thủy sản tổ chức phát tin cảnh báo cho người, phương tiện hoạt động trên biển biết để chủ động có biện pháp phòng tránh thiên tai, thảm họa trong khu vực bị ảnh hưởng trên biển:

a) Phát các bản tin về áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định của pháp luật về báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ;

b) Phát thông tin về động đất, cảnh báo sóng thần trên biển theo quy định của pháp luật về báo tin động đất, cảnh báo sóng thần;

c) Phát các thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển theo Quy chế Thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai trên biển hiện hành;

d) Phát thông báo khu vực hạn chế hoạt động trên biển theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thiết lập khu vực hạn chế hoạt động trên biển;

đ) Phát thông báo các biện pháp phòng tránh thiên tai, thảm họa trong khu vực bị ảnh hưởng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn;

e) Việc dừng phát tin cảnh báo hoặc thông báo các biện pháp phòng tránh thiên tai, thảm họa trên biển do cơ quan có thẩm quyền đề nghị phát quyết định.

2. Các phương tiện thông tin đại chúng căn cứ chức năng, nhiệm vụ phát tin cảnh báo về thiên tai, thảm họa trên biển.

Chương 3.

TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRÊN BIỂN

Điều 14. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường trên biển

1. Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển có trách nhiệm:

a) Tham gia cứu người bị nạn trên biển khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, nếu không mất an toàn cho người, phương tiện của mình. Đồng thời thông báo cho Cơ quan chủ trì về tìm kiếm, cứu nạn và tổ chức, cá nhân liên quan biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;

b) Chấp hành lệnh điều động tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi được cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn trên biển huy động;

c) Tham gia hỗ trợ, cứu hộ phương tiện gặp nạn theo quy định.

2. Thuyền trưởng phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:

a) Liên lạc với người, phương tiện bị nạn nắm tình hình, thống nhất cách thức, tần số liên lạc, biện pháp duy trì liên lạc với người, phương tiện bị nạn;

b) Trường hợp hai bên đã thống nhất được biện pháp hỗ trợ, lai dắt, cứu hộ hoặc cứu nạn mà không cần sự hỗ trợ thêm phải báo Cơ quan chủ trì về tìm kiếm, cứu nạn biết để dừng việc hỗ trợ, cứu nạn;

c) Trường hợp cần sự hỗ trợ thêm, phải thông báo cho Cơ quan chủ trì về tìm kiếm, cứu nạn những đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết;

d) Thuyền trưởng phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chỉ huy hiện trường và có trách nhiệm thông tin, báo cáo cho Chỉ huy hiện trường.

3. Chỉ huy hiện trường

a) Trường hợp có một phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn thì thuyền trưởng phương tiện là Chỉ huy hiện trường. Khi có hai hoặc nhiều phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn thì Chỉ huy hiện trường sẽ do Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chỉ định.

b) Chỉ huy hiện trường có trách nhiệm

Phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, phương tiện bị nạn và với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

Duy trì thông tin liên lạc giữa phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn với người, phương tiện bị nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

Thực hiện các chỉ dẫn, yêu cầu về tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường của Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn;

Báo cáo, đề xuất với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn việc bổ sung, thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với điều kiện thực tế hay việc dừng, chấm dứt hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Việc thay đổi kế hoạch hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải được Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn chấp thuận;

Trong trường hợp khẩn cấp và không thể liên lạc được với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn được quyền điều chỉnh kế hoạch hành động tìm kiếm, cứu nạn cho phù hợp với tình hình thực tế, sau đó phải báo cáo với Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong thời gian ngắn nhất.

4. Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:

a) Tổ chức nắm bắt tình hình về tai nạn, sự cố để đưa ra phương án tổ chức, điều động hoặc kiến nghị điều động lực lượng, phương tiện đến ứng phó kịp thời và hiệu quả;

b) Yêu cầu hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Việt Nam phát thông tin tìm kiếm, cứu nạn về người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển; dừng phát khi đã kết thúc tình huống cấp cứu - khẩn cặp; duy trì thông tin liên lạc với Chỉ huy hiện trường, chỉ đạo hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;

c) Hướng dẫn người, phương tiện bị nạn, thuyền trưởng phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn; Chỉ huy hiện trường tùy theo từng tình huống và diễn biến của vụ việc để nắm, xử lý thông tin, đưa ra chỉ dẫn, biện pháp htrợ, cứu nạn kịp thời;

d) Trực tiếp điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi cần thiết; kiến nghị các cấp có thẩm quyền trực tiếp về tìm kiếm, cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện đến ứng phó khi vượt khả năng ứng phó của mình;

đ) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan khác để tiến hành và giải quyết hậu quả vụ tìm kiếm, cứu nạn.

5. Đơn vị phối hợp tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm:

a) Chấp hành lệnh điều động lực lượng, phương tiện của cơ quan có thẩm quyền tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn;

b) Phối hợp với các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn khác trong việc điều hành phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển dưới sự điều hành của đơn vị chủ trì tìm kiếm, cứu nạn. Kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết những thông tin liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

6. Chủ phương tiện hoạt động trên biển có trách nhiệm:

a) Chấp hành nghiêm lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền trong việc điều động phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển;

b) Chấp hành lệnh của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn để bảo đảm an toàn sinh mạng cho người, thuyền viên trên biển trong trường hợp tiến hành lai dắt hay cứu hộ phương tiện của mình.

7. Doanh nghiệp bảo hiểm đã bán bảo hiểm cho phương tiện bị nạn trên biển có trách nhiệm:

a) Phối hợp và cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin liên quan đến người, phương tiện được bảo hiểm theo nội dung yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn khi tiến hành cứu nạn và giải quyết vụ việc;

b) Chấp hành lệnh của cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn để bảo đảm an toàn sinh mạng cho người, thuyền viên trên biển trong trường hợp phối hợp với chủ phương tiện tiến hành lai dắt hay cứu hộ phương tiện.

Điều 15. Phối hợp trong lai dắt, cứu hộ phương tiện bị nạn trên biển

1. Việc lai dắt, cứu hộ phương tiện đang gặp nạn trên biển thoát khỏi nguy hiểm thực hiện theo các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2. Trường hợp có nguy cơ gây mất an toàn cho người khi lai dắt, cứu hộ, thuyền trưởng phương tiện bị nạn và phương tiện cứu hộ phải phát tín hiệu tìm kiếm, cứu nạn quy định tại Điều 10 Quy chế này.

3. Trường hợp tàu biển bị tai nạn hoặc hư hỏng máy móc, thiết bị phải thả trôi trên biển có nguy cơ đâm va, mắc cạn gây hậu quả nghiêm trọng đối với người, phương tiện, hàng hóa hoặc ô nhiễm môi trường mà Chủ tàu chưa có biện pháp xử lý kịp thời, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức đưa tàu vào vị trí an toàn. Chủ tàu phải thanh toán toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan kcả trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình đưa tàu đến vị trí an toàn.

4. Trường hợp cấp thiết cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn có quyền yêu cầu người, thuyền viên phải rời khỏi phương tiện bị nạn đbảo đảm an toàn tính mạng.

5. Trong trường hợp khẩn cấp, việc điều động phương tiện chuyên dùng tìm kiếm, cứu nạn, phương tiện quân sự hoặc công vụ tham gia hoạt động cứu hộ do cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 16. Phối hợp sử dụng tàu bay tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển

1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì điều động tàu bay tìm kiếm, cứu nạn; xác định hoặc chỉ đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam xác định khu vực tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu lập kế hoạch bay tìm kiếm và thông báo kế hoạch bay tìm kiếm cho Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu xây dựng kế hoạch bay tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

3. Tàu bay tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải thông báo kết quả quan sát, tìm kiếm về cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.

4. Việc chỉ huy cứu nạn bằng tàu bay tại hiện trường trên biển do Chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn trên biển đảm nhiệm.

5. Theo yêu cầu của cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu yêu cầu các tàu bay dân dụng đang hoạt động trong khu vực tìm kiếm, cứu nạn tham gia vào việc tìm kiếm, cứu nạn.

6. Tàu bay của Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn ngoài vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam hoặc tàu bay nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam thực hiện theo Thỏa thuận song phương về tìm kiếm, cứu nạn giữa hai quốc gia.

Điều 17. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tàu bay bị nạn trên biển

1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn tàu bay dân dụng bị nạn trên biển.

2. Trường hợp tàu bay dân dụng lâm nguy, lâm nạn trên biển, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu phải:

a) Báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến chỉ đạo;

b) Phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam để thống nhất kế hoạch hiệp đồng giữa các lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn hàng không và hàng hải;

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn tàu bay bị nạn trên biển.

Điều 18. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới về tìm kiếm, cứu nạn trên biển với quốc gia khác và trên vùng biển của quốc gia khác

1. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hàng không lập các kênh thông tin trực tiếp với Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn tương ứng của các quốc gia cần tổ chức phối hợp tìm kiếm, cứu nạn để:

a) Trao đổi thông tin về tình huống tìm kiếm, cứu nạn: Tình hình, số lượng người, phương tiện gặp nạn; lực lượng, phương tiện của mỗi quốc gia trong tham gia tìm kiếm, cứu nạn;

b) Xác định trách nhiệm, phân công phạm vi tìm kiếm, cứu nạn của mỗi bên; các nội dung phối hợp; tần số và cách thức liên lạc của lực lượng tìm kiếm, cứu nạn;

c) Tổ chức tìm kiếm, cứu nạn theo phạm vi đã phân công.

2. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn phối hợp với Bộ Ngoại giao và thông qua Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có chung ranh giới đưa lực lượng, phương tiện của Việt Nam vào phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại vùng trách nhiệm chung, khu vực ranh giới để cứu người, phương tiện bị nạn.

3. Trường hợp cần đưa lực lượng, phương tiện của Việt Nam thực hiện tìm kiếm, cứu nạn tại vùng biển của quốc gia khác, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề nghị quốc gia đó cấp phép để phối hợp thực hiện.

Điều 19. Phối hợp với người, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam

1. Trường hợp có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia khác đưa người, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài vào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam, Bộ Ngoại giao là đầu mối tiếp nhận yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đưa lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn vào Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp phép theo quy định tại Nghị định số 95/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về cấp phép và phối hợp hoạt động với lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam là đầu mối phối hợp trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển, thông báo các yêu cầu, điều kiện cụ thể theo quy định của Việt Nam và biện pháp, cách thức phối hợp với các lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài khi hoạt động trên vùng biển Việt Nam.

3. Người, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài vào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn trên biển của Việt Nam phải:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có trách nhiệm thông tin, báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam;

b) Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn theo sự điều phối chung của chỉ huy tìm kiếm, cứu nạn Việt Nam tại hiện trường và cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam.

Điều 20. Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn ngư dân, tàu cá trên biển

1. Tàu biển, tàu cá và tàu thuyền khác hoạt động trên biển có trách nhiệm tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn ngư dân, tàu cá khi bị nạn.

2. Tàu thuyền của tổ chức, cá nhân khi hoạt động trên biển, phát hiện hoặc nhận được thông tin về ngư dân, tàu cá bị nạn phải thông báo ngay cho một trong các cơ quan sau đây để tổ chức phối hợp tìm kiếm, cứu nạn:

a) Cảng vụ hàng hải;

b) Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam;

c) Đồn, trạm của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển nơi gần nhất;

d) Lực lượng Kiểm ngư;

đ) Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam;

e) Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Tàu cá của các tổ, đội sản xuất hoạt động trên biển phát hiện tàu cá của tổ, đội mình bị nạn, trước tiên phải chủ động tiến hành hoạt động cứu nạn hoặc huy động các tàu cá của các địa phương khác hoạt động gần vị trí tàu bị nạn trợ giúp; đồng thời thông báo cho chủ tàu bị nạn và các cơ quan chức năng của địa phương biết để sẵn sàng tổ chức tìm kiếm, cứu nạn.

4. Trường hợp tình huống vượt quá khả năng của mình, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn phải báo cáo ngay Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn.

Chương 4.

TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN

Điều 21. Cảng vụ hàng hải

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chủ trì huy động mọi lực lượng, trang thiết bị của cảng, tàu thuyền và các phương tiện khác hiện có trong khu vực cảng biển thuộc khu vực quản lý của mình để tìm kiếm cứu nạn đối với người và phương tiện bị nạn.

2. Chỉ định Chỉ huy hiện trường tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

3. Tổ chức điều tiết giao thông, thông báo về tai nạn hàng hải; phân luồng hàng hải; tạm thời cấm tàu thuyền hành trình qua khu vực đang tiến hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

4. Chủ trì, điều hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo cơ quan cấp trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ khi gặp tình huống vượt quá khả năng của các lực lượng trong vùng nước cảng biển.

5. Lập danh bạ điện thoại, các kênh (tần số) và phương thức liên lạc cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Quy chế, phương án phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

Điều 22. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Quyết định huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, đơn vị tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương tham gia tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng biển theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

2. Quản lý mọi hoạt động tàu cá của địa phương mình thông qua các cơ quan chức năng tại địa phương và các chủ tàu cá; chủ động điều động tàu cá tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

3. Kiến nghị với Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo, giải quyết trong trường hợp tình huống vượt quá khả năng của các lực lượng tại địa phương.

Điều 23. Tổ chức, cá nhân quản lý phương tiện thủy đóng tại địa phương

1. Trong trường hợp có thể phải nhanh chóng điều động lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

2. Chỉ đạo các phương tiện tham gia phối hợp triển khai phương án, kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn dưới sự điều hành của Cảng vụ hàng hải.

3. Phối hợp với Cảng vụ hàng hải xây dựng Quy chế, phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển.

Điều 24. Tổ chức, cá nhân có phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng biển

Tổ chức, cá nhân có người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp có trách nhiệm:

1. Thông báo cho Cảng vụ hàng hải, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu và Hệ thống đài thông tin duyên hải về thời gian, vị trí, số người bị nạn và tình trạng sức khỏe, tình trạng phương tiện.

2. Bảo đảm việc duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp.

3. Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn.

4. Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải để dừng việc cứu nạn.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn

1. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn trên biển, xây dựng các phương án phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong các tình huống dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chủ trì điều động các lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển khi tình huống xảy ra vượt quá khả năng của lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp, Bộ ngành, địa phương.

3. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan trong việc cấp phép và phối hợp với lực lượng, phương tiện của nước ngoài thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn tại vùng biển của Việt Nam và tổ chức theo dõi giám sát việc thực hiện.

4. Định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển của các lực lượng thuộc Bộ, ngành, địa phương và báo cáo đột xut khi có tình hung.

Điều 26. Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương

1. Chỉ đạo các biện pháp phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển.

2. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trong việc huy động lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn khi có người, phương tiện bị nạn trên biển do bão, áp thấp nhiệt đới trên biển gây ra.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn xây dựng phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng khác của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc sẵn sàng trực và tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo địa bàn hoạt động trên biển.

2. Điều động lực lượng, phương tiện Quân đội tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn đối với phương tiện, tàu thuyền thuộc quyền quản lý của Quân đội hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao trong việc cấp phép cho lực lượng, phương tiện quân sự của nước ngoài thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam; lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải nước ngoài vào tìm kiếm cứu nạn trong khu vực cấm trên biển của Việt Nam, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

4. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của lực lượng quốc phòng theo quy định.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định thời hạn, phạm vi cụ thể đối với khu vực cấm trên biển của Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Phối hợp với Ủy ban Quc gia Tìm kiếm Cứu nạn xây dựng phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của các đơn vị Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác của Công an trong việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ Công an gắn với việc sẵn sàng trực và tham gia tìm kiếm, cứu nạn theo địa bàn hoạt động trên biển và chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Điều động lực lượng, phương tiện Công an tham gia phối hợp tìm kiếm, cứu nạn đối với phương tiện, tàu thuyền thuộc quyền quản lý của Công an hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn.

3. Thông tin, báo cáo với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của lực lượng Công an theo quy định.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xây dựng và triển khai các phương án kết hp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của các chuyên ngành Hàng hải, Hàng không, Đường thủy nội địa thuộc Bộ kết hợp việc thực hiện nhiệm vụ của mình với việc sẵn sàng tham gia trực và tìm kiếm, cứu nạn trên biển và ven biển.

2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo hệ thống tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, hàng không tổ chức tốt việc điều phối hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng và Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra đối với tàu bay, tàu biển; điều động lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn phương tiện, tàu thuyền của Bộ ngành khác và địa phương theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

4. Cấp phép cho lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn hàng hải của nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, đồng thời báo cáo Ủy ban Quc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

5. Thông báo các tần số (kênh) trực canh, cấp cứu - khẩn cấp của hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam, các phương thức liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không cho các phương tiện hoạt động trên biển, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong nước và nước ngoài biết để thông tin, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

6. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của các lực lượng, phương tiện thuộc Bộ theo quy định.

7. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và chủ phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển về những quy định pháp luật liên quan đến công tác an toàn hàng hải và tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện kiểm ngư và chuyên ngành thủy sản tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra đối với phương tiện, tàu thuyền thuộc ngành thủy sản; điều động lực lượng, phương tiện thuộc Bộ tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn phương tiện, tàu thuyền của Bộ ngành khác và địa phương theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.

2. Ban hành các quy định về trang thiết bị thông tin liên lạc cho các tàu cá hoạt động xa bờ.

3. Chỉ đạo các Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tổ chức trực 24/24 để tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn.

4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá của ngư dân; ban hành Quy chế phối hợp cứu hộ, cứu nạn và cơ chế, chính sách đối với hoạt động tìm kiếm, cứu nạn ngư dân, tàu cá trên biển và trong vùng nước cảng biển, đồng thời tuyên truyền, phổ biến cho các ngư dân về nội dung của Quy chế.

5. Phối hợp với các Bộ ngành trong việc chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động cứu hộ, cứu nạn tàu cá trong vùng nước cảng biển và trên vùng biển Việt Nam.

6. Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của Bộ theo quy định.

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo dõi và phát các tin về áp thấp nhiệt đới, bão, thông tin về động đất, cảnh báo sóng thần trên biển.

2. Chỉ đạo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp với Đài Thông tin duyên hải trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thời tiết, khí tượng thủy văn để phát thông tin cảnh báo cho tổ chức, cá nhân sở hữu và điều hành phương tiện hoạt động trên biển được biết.

3. Chỉ đạo Hệ thống Ra đa giám sát tài nguyên, môi trường biển thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Hệ thống viễn thám tại Cục Viễn thám Quốc gia tham gia tìm kiếm, giám sát tai nạn, sự cố trên biển theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thống nhất quy định các tần số trực canh, cấp cứu - khn cấp, quy định về thông tin liên lạc vô tuyến; ưu tiên bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp liên quan huy động lực lượng của ngành tham gia bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn.

3. Hướng dẫn đăng ký sử dụng và tần số làm việc để đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng khi có tình huống cứu hộ, cứu nạn xảy ra trên biển.

4. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền pháp luật và các nội dung liên quan đến công tác bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện khi hoạt động trên biển và khi gặp sự cố trên biển.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành liên quan xây dựng phương án, vị trí các cơ sở y tế tổ chức cấp cứu cho nạn nhân bị nạn trên biển theo các tình huống bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

2. Chỉ đạo lực lượng y tế phối hợp với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực để chỉ dẫn, hướng dẫn việc sơ, cấp cứu từ xa cho người bị nạn trên biển khi cần trợ giúp y tế.

3. Chỉ đạo lực lượng y tế phối hợp tham gia cấp cứu cho nạn nhân bị nạn trên biển theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của các nước sở tại và các tổ chức quốc tế tìm kiếm, cứu nạn đối với người, phương tiện của các tổ chức, cá nhân Việt Nam gặp tai nạn, sự cố trong vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài, bao gồm cả vùng tìm kiếm, cứu nạn hàng hải và hàng không.

2. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các Bộ, ngành chức năng thông qua đường ngoại giao, đề nghị các cơ quan chức năng nước ngoài giúp đỡ tổ chức tìm kiếm, cứu nạn người, phương tiện của Việt Nam bị tai nạn, sự cố hoặc hỗ trợ nơi tránh, trú ẩn đảm bảo an toàn và các trường hợp khẩn cấp khác; đồng thời hỗ trợ cứu người, phương tiện, làm các thủ tục cần thiết và giải quyết các vấn đề phát sinh khác để đưa người, phương tiện về nước.

3. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành liên quan làm các thủ tục ngoại giao trong trường hợp tìm kiếm, cứu nạn người, phương tiện nước ngoài bị nạn trong vùng biển Việt Nam khi cần thiết.

4. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng trong việc cấp phép cho lực lượng tìm kiếm, cứu nạn nước ngoài vào thực hiện tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo ngân sách nhà nước cho các Bộ ngành, địa phương trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo đúng quy định.

Điều 36. Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành có lực lượng, phương tiện có khả năng và đủ điều kiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển báo cáo về Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn nghiên cứu, đưa vào phương án sử dụng lực lượng, phương tiện trong kế hoạch quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành kịp thời tổ chức lực lượng, phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển khi được Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các cấp có thẩm quyền huy động.

3. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn trong việc xây dựng phương án sử dụng lực lượng, phương tiện của Bộ, ngành mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển

1. Xây dựng các phương án huy động lực lượng, trang thiết bị của địa phương, của các cơ quan Trung ương tại địa phương tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực thuộc địa bàn quản lý, vùng nước cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, vùng nước cảng và luồng thủy nội địa.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về tìm kiếm, cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của địa phương, của các cơ quan, tổ chức Trung ương tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong khu vực thuộc địa bàn quản lý, vùng nước cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, vùng nước cảng và luồng thủy nội địa.

3. Thông báo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam để điều động phương tiện đến tham gia trong trường hợp cần huy động thêm phương tiện tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân và tổ chức, cá nhân liên quan về nội dung của Quy chế này.

5. Kiến nghị Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp tình huống vượt khả năng ứng phó của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển.

Điều 38. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động trên biển

1. Chấp hành lệnh của Cơ quan có thẩm quyền huy động phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

2. Phối hợp và thông tin, báo cáo đầy đủ theo nội dung yêu cầu của Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn để tiến hành và giải quyết vụ tìm kiếm, cứu nạn đối với người, phương tiện của mình.

3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện và thuyền bộ đủ điều kiện và tình nguyện trực sẵn sàng và tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong kế hoạch quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn trên biển báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để nghiên cứu khả năng tham gia trong kế hoạch và huy động trực hoặc tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi cần thiết.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiểm tra giám sát việc thực hiện Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp những vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung kịp thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 06/2014/QD-TTg

Hanoi, January 20, 2014

 

DECISION

COOPERATION IN SEARCH AND RESCUE AT SEA AND IN PORT WATERS

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to Maritime Code of Vietnam dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Sea of Vietnam dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Navigation dated June 15, 2004;

Pursuant to the Law on Civil Aviation of Vietnam dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Fishery dated November 26, 2003;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Minister of Transport,

The Prime Minister promulgates regulations on cooperation in search and rescue at sea and in port waters.

Article 1. Regulations on cooperation in search and rescue at sea and in port waters are promulgated together with this Decision.

Article 2. This Decision comes into force from March 10, 2014 and replaces the Prime Minister’s Decision No. 103/2007/QD-TTg dated July 12, 2007 on cooperation in search and rescue at sea.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, and President of National Search and Rescue Committee are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

COOPERATION IN SEARCH AND RESCUE AT SEA AND IN PORT WATERS
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 06/2014/QD-TTg dated January 20, 2014)

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This document deals with cooperation in search and rescue at sea and in port waters; responsibility for leading and cooperating in search and rescue of National Search and Rescue Committee, Ministries, agencies, the People’s Committees of coastal provinces, other organizations and individuals.

Article 2. Regulated entities

This document applies to Vietnamese, foreign organizations and individuals involved in search and rescue within Vietnam’s sea and port waters

Article 3. Interpretation of terms

In this document, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Vehicle owner means the organization or individual who owns, manages, or uses the vehicle.

3. Search at sea means the use of force, vehicles, and equipment to locate victims and vehicles in distress.

4. Rescue at sea means activities aimed to save victims from life-threatening danger, including initial medical consultancy and other measures to take the victims to safety.

5. Assistance at sea means activities aimed to save vessels or property thereon from danger, assist the vessels (pulling, pushing) in distress under assistance contracts between the assisting entity and the assisted entity.

6. Towing means pulling, pushing, or escorting vessels at sea or in port waters under a towing contract between the owner of the towing vessel and the client.

7. Emergency channel (emergency frequency) means the channel providing emergency information serving search and rescue, other public and humanitarian activities.

8. A situation of search and rescue at sea means an incident caused by natural disasters or accidents at sea that threatens to cause or already causes loss of life, and in which appropriate emergency measures must be promptly taken to minimize loss.

9. Vietnam’s sea means the sea under Vietnam’s sovereignty and sovereignty right, including internal waters, territorial seas, contiguous zones, exclusive economic zones, and continental shelves of Socialist Republic of Vietnam.

10. Port waters are the waters under the management of port authorities as announced by state authorities, including the waters in front of the wharf, turnaround area, anchoring area, transshipment area, sheltering area, pilot reception area, quarantine area, navigable channel area, and other auxiliary works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Prohibited area at sea means the area set by coordinates within Vietnam’s territorial sea to ensure national defense and security, prevent environmental disasters and epidemics.

13. Search and rescue commander (hereinafter referred to as commander) means the person who coordinates search and rescue activities, maintains communications between the scene and the search and rescue agency, and follow instructions of the search and rescue agency to direct cooperation in search and rescue at the scene.

14. Search and rescue agency means the agency in charge of coordinating search and rescue activities within an area or sea area.

15. Dedicated search and rescue unit means the unit that consists of people who are trained and provided with suitable equipment for urgent search and rescue.

16. Cooperating units are agencies, organizations requested by the search and rescue agency or competent authorities to dispatch forces or vehicles to participate in search and rescue.

Article 4. Rules for cooperation in search and rescue at sea and in port waters

1. Combine all resources to improve the effectiveness of search and rescue at sea and in port waters; prioritize rescue of people and environmental protection;

2. Be prepared for responses depending on each area and situation.

3. Ensure communications during search and rescue; prioritize receipt and processing of information about search and rescue; promptly report to the competent authority if the situation is deemed beyond the ability of the rescue forces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ensure safety of people and vessels that participate in search and rescue.

Article 5. Forces, vehicles participating in search and rescue at sea and in port waters

1. Dedicated search and rescue forces and vehicles of Vietnam Maritime Administration, other dedicated search and rescue units and cooperating units of Ministries, regulatory bodies, local governments, other organizations and individuals.

2. Forces and vehicles under the management of the port authorities, Inland Waterway Port Authority, management board of fishing ports; forces and vehicles of the police, the army, local entities, and central agencies situated locally.

3. Other forces and vehicles operating at sea and in port waters.

4. Forces, vehicles, equipment serving communications, emergency treatment, and other activities serving search and rescue.

5. Foreign search and rescue forces and vehicles permitted by Vietnam’s authorities.

Article 6. Scope of search and rescue of people and vehicles at sea and in port waters

1. Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center is in charge of cooperation in search and rescue within Vietnam’s sea, except for port waters, prohibited areas, and restricted areas at sea.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Port authorities are in charge of cooperation in search and rescue within their port waters.

4. The Ministry of National Defense is in charge of search and rescue in prohibited areas and restricted areas at sea.

5. National Search and Rescue Committee shall mobilize forces, vehicles of Ministries, regulatory bodies, and local governments to participate in search and rescue in case the location of people and vehicles in distress is not identified; in the contagious zone, and in Vietnam’s sea in case the situation is beyond the ability of the agencies mentioned in Clause 1, Clause 2, Clause 3, and Clause 4 of this Article.

Article 7. Practicing cooperation in search and rescue at sea and in port waters

1. National Search and Rescue Committee shall direct Ministries, regulatory bodies, and local governments to plan and organize practicing national cooperation in search and rescue and cooperation in search and rescue with foreign forces in Vietnam’s sea.

2. Search and rescue agencies shall submit annual plans to competent authorities, organize training and exercise of search and rescue in their areas in accordance with Article 6 of this document.

Article 8. Payment for the cost of search and rescue at sea and in port waters

1. Funding for search and rescue at sea and in port waters shall be provided by state budget.

2. The source of funding for search and rescue is annual budget for flood and storm recovery and search and rescue, and other lawful sources of Ministries, regulatory bodies, and local governments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

COMMUNICATIONS IN OF SEARCH AND RESCUE AT SEA AND IN PORT WATERS

Article 9. Communications system serving search and rescue at sea and in port waters

1. Vietnam’s coastal communications station system, including terrestrial and satellite radio.

2. Coastal communications stations of the border guard, sea radar system.

3. Fishing vessel observation system of Directorate of Fisheries.

4. Other dedicated communication systems and other form of communications of organizations and individuals operating at sea.

5. Aviation search and rescue communications system.

Article 10. Communications during search and rescue at sea

1. The use of lookout channels (frequencies); communications, emergency at sea by radio shall comply with regulations of the Ministry of Information and Communications.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Name of the vehicle in distress, call sign, Maritime Mobile Service Identity (MMSI), or other identities;

b) Time and location of the incident;

c) Characteristics of the incident;

d) Request for rescue of victims, towage, or other demands (if any);

dd) Name, address, and contact information of the vehicle owner or representative thereof;

e) Other useful information: quantity and health status of crewmembers and people on the vehicle; weather condition, level of wave and wind in the area; frequency, communications devices, lifebuoys.

Article 11. Responsibility to transmit and receive distress signals

1. People and vehicles in distress:

The people and vehicles in distress who need assistance, except for force majeure events, must transmit distress signals as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In case of towage or assistance, apart from the information mentioned in Clause 2 Article 10 of this document, specifications of the towed vehicle must be provided, such as payload, length, width, draught;

c) Maintain communications with the contacted entities (directly or via Vietnam’s coastal communications stations)

d) Report promptly at the request of search and rescue authorities, forces and vehicles participating in search and rescue;

dd) In case the threat to people or vehicle has been eliminated, the contacted entities must be informed in order for them to terminate the search and rescue operation.

2. Captains of vehicles operating at sea and in port waters:

a) Assist the people in distress when receiving distress signals nearby if the assistance does not threaten the safety of their own people and vehicles;

b) Notify their participation in search and rescue to Vietnam’s coastal communications stations;

c) Notify the Search and Rescue Coordination Center if they cannot participate in search and rescue (because of safety of their own people or vehicle or they are performing other emergency tasks).

3. Notify agencies and forces in charge of search and rescue when finding or receiving information about people or vehicles in distress. Information providers are responsible for the truthfulness of information.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The agencies in charge of search and rescue must operate 24/24 to receive and process information; plan and conduct search and rescue operations.

Article 12. Transmission of information to people and vehicles in distress at sea

1. Information about search and rescue at sea shall be transmitted by Vietnam’s coastal communications stations using the frequencies and methods prescribed by the Ministry of Information and Communications.

2. Content of information about search and rescue is decided by search and rescue agencies.

3. The termination of transmission of information about search and rescue is decided by search and rescue agencies.

Article 13. Broadcasting of warnings and measures for protection against disasters at sea

1. Vietnam’s coastal communications stations, communications center of Directorate of Fisheries shall broadcast warnings to people and vehicles operating at sea for them to take measures against disasters at sea. To be specific:

a) Broadcast news of tropical depressions, storms according to regulations of law on tropical depressions, storms, and flood;

b) Broadcast information about earthquakes and tsunami warnings at sea according to regulations of law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Broadcast information about restricted areas at sea at the request of the agencies competent to establish restricted areas at sea;

dd) Broadcast measures for protection against disasters in affected areas at the request of search and rescue agencies;

e) The termination of broadcasting of warnings or measures for protection against disasters at sea is decided by the agencies competent to request such broadcasting.

2. The mass media shall broadcast warnings about disasters at sea within the area of their functions and duties.

Chapter 3.

SEARCH AND RESCUE AT SEA

Article 14. On-scene cooperation in search and rescue at sea

1. Captains of vessels operating at sea have the responsibility to:

a) Participate in rescue of people at sea when finding or receiving distress signals nearby if the rescue does not threatens the safety of their own people and vehicles; Notify search and rescue agencies and relevant entities of their participation in the search and rescue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Participate in assisting vehicles in distress as prescribed.

2. Captains of vehicles participating in search and rescue have the responsibility to:

a) Contact the people or vehicle in distress to know the situation, method and frequency of communications;

b) Notify the search and rescue agency if both parties agree on the method of towage, assistance, or rescue without additional assistance.

c) Notify the search and rescue agency in case additional assistance is needed;

d) Comply with the direction of the scene commander and report to the scene commander;

3. Scene commander

a) In case only one vehicle participates in the search and rescue, the capital of that vehicle will be the scene commander. In case there are multiple vehicles participating in the search and rescue, the scene commander will be appointed by the search and rescue agency.

b) The scene commander has the responsibility to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Maintain communications between the rescuing vehicle and vehicle in distress; assign tasks to each vehicle participating in the search and rescue; regularly report the progress of search and rescue operation to search and rescue agency;

Comply with instructions and requests of the search and rescue agency;

Request the search and rescue agency to change the search and rescue plan according to the situation, or to suspend/terminate the search and rescue operation at sea. The change of search and rescue plan must be approved by the search and rescue agency;

If contact with the search and rescue agency is lost and the situation is urgent, the search and rescue plan may be changed and reported to the search and rescue agency as soon as possible.

4. The search and rescue agency has the responsibility to:

a) Grasp the situation to draw up a plan and mobilize forces and vehicles promptly and effectively;

b) Request Vietnam’s coastal communications stations to broadcast information about search and rescue of people and vehicles in distress at sea and stop broadcasting after the situation is over; maintain communications with the scene commander; direct the search and rescue operation;

c) Give instructions to people, vehicles in distress, captains of vehicles participating in the search and rescue operation, and the scene commander;

d) Mobilize forces and vehicles to the search and rescue operation; request search and rescue authorities to mobilize their forces and vehicles in case the situation is beyond its ability to response;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Cooperating units have the responsibility to:

a) Comply with the dispatch of the search and rescue agency;

b) Cooperate with other search and rescue units by mobilizing vehicles to the search and rescue operation at sea. Report information about the search and rescue at sea to competent authorities.

6. Owners of vehicles operating at sea have the responsibility to:

a) Comply with the dispatch of competent authorities; dispatch their vehicles to participate in search and rescue operation at sea;

b) Comply with orders of search and rescue authorities to protect people and crewmembers at sea in case their vehicles are towed or assisted.

7. Insurers who sold insurance to the vehicles in distress have the responsibility to:

a) Cooperate, provide document and information about the insured at the request of search and rescue authorities;

b) Comply with orders of search and rescue authorities to protect people and crewmembers at sea when cooperating with owners of vehicles being towed or assisted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Towage and assistance of vehicles in distress at sea shall complied with regulations of Maritime Code of Vietnam.

2. In case safety of people is threatened during towage or assistance, the captains of the vehicle in distress and assisting vehicle must transmit a distress signal according to Article 10 of this document.

3. With regard to seagoing vessels that are damaged and adrift on the sea and likely to collide or go aground and thus threaten the safety of people, the vehicle, or cargo, or likely to cause environmental pollution and the vessel owner has not had any effective measure, Vietnam Maritime Administration shall take the vessel to safety. The vessel owner shall incur the cost, including accidents that occur while the vessel is being taken to safety.

4. If necessary, the search and rescue agency is entitled to request people and crewmembers to leave the vehicle to protect their lives.

5. In case of emergency, the mobilization of dedicated search and rescue vehicles, military vehicles, or public vehicles to assistance shall be decided by competent authorities.

Article 16. Cooperation in search and rescue at sea by aircraft

1. National Search and Rescue Committee shall mobilize aircraft to search and rescue operation; determine the search and rescue area or request Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center to do so; request the enterprise providing air traffic control services to formulate a rescue flight plan and notify the plan to National Air Traffic Control Center.

2. The enterprise providing air traffic control services shall formulate a flight plan for search and rescue at sea.

3. The aircraft participating in the search and rescue operation must report the result to the air traffic control center, aviation search and rescue service center, and Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. At the request of the aviation service provider, the air traffic control service provider shall request civil aircraft operating nearby to participate in the search and rescue operation.

6. Vietnamese aircraft participating in search and rescue outside Vietnam’s search and rescue zone  or foreign aircraft participating in search and rescue within Vietnam’s search and rescue zone shall comply with the bilateral agreement on search and rescue between their countries.

Article 17. Cooperation in search and rescue of aircraft at sea

1. National Search and Rescue Committee shall take charge and cooperate in search and rescue of aircraft at sea.

2. In case a civil aircraft has an accident at sea, Aviation Search and Rescue Coordination Center and the air traffic control service provider must:

a) Report National Search and Rescue Committee and the Ministry of Transport for direction;

b) Cooperate with Maritime Search and Rescue Cooperation Center in planning the cooperation of forces and vehicles;

c) Cooperate with the People’s Committees, relevant organizations and individuals in search and rescue of aircraft at sea.

Article 18. Cooperation in search and rescue in common zones and contiguous zones with other countries, and in other countries’ sea

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Exchanging information about the search and rescue situation: developments, quantity of people and vehicles in distress; forces and vehicles of each country participating in the search and rescue;

b) Determining responsibility, scope of search and rescue of each party; cooperation contents, frequencies and means of communications of search and rescue forces;

c) Organize the search and rescue operation within their scope of duties.

2. In necessary, National Search and Rescue Committee shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and via Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center in requesting the authorities of the bordering countries to permit Vietnamese forces and vehicles to enter the common zone and contiguous zone to participate in search and rescue.

3. In case Vietnamese forces and vehicles have to participate in search and rescue in the sea of another country, National Search and Rescue Committee shall cooperate with relevant Ministries and agencies in requesting permission of such country.

Article 19. Cooperating with foreign forces, vehicles participating in search and rescue in Vietnam’s sea

1. When the authority of another country requests permission for their forces and vehicles to participate in search and rescue in Vietnam’s sea, the Ministry of Foreign Affairs shall receives the request and appoint an competent authority to follow procedures for permitting according to the Government's Decree No. 95/2010/ND-CP dated September 16, 2010 on grant of permission and cooperation with foreign search and rescue forces in Vietnam.

2. Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center is in charge of cooperation in search and rescue at sea, announce the requirements and conditions of Vietnam, method of cooperation with foreign search and rescue forces in Vietnam’s sea.

3. Foreign forces and vehicles participating in search and rescue in Vietnam’s sea must:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Conduct the search and rescue operation under the coordination of Vietnam’s scene commander and search and rescue authorities.

Article 20. Cooperation in search and rescue of fishermen and fishing vessels at sea

1. Seagoing vessels, fishing vessels, and other kinds of vessels operating at sea have the responsibility to participate in search and rescue of fishermen and fishing vessels in distress.

2. Vessels that receive information about fishermen and fishing vessels in distress while operating at sea must immediate notify one of the following agencies to organize a search and rescue:

a) Port authority;

b) Maritime Search and Rescue Cooperation Center;

c) Nearest border guard or coast guard post;

d) Fisheries surveillance forces;

dd) Vietnam’s coastal communications stations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Fishing vessels shall assist the vessel in their team or request assistance from fishing vessels nearby; inform the owner of the vessel in distress and local authorities to be ready for search and rescue.

4. If the situation is beyond the ability of the search and rescue forces, National Search and Rescue Committee must be immediately informed to mobilize forces and vehicles to participate in the rescue or assistance.

Chapter 4.

SEARCH AND RESCUE IN PORT WATERS

Article 21. Port authorities

1. The Director of the port authority shall mobilize every available forces and equipment of the port, vessels, and other available in the vehicles in the port area under his/her management to the search and rescue operation.

2. Appoint a scene commander.

3. Control the traffic, report the maritime accident; navigable channels; temporarily prohibit vessels crossing the search and rescue area.

4. Lead the search and rescue operation; request superior authorities, the People’s Committee of the province to mobilize forces and vehicles if the situation is beyond the capacity of the forces in the port waters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in formulating regulations and plans on cooperation in search and rescue in the port waters.

Article 22. The People’s Committees of provinces

1. Decide mobilization of forces, vehicles, equipment of local agencies, local units, and central agencies situated locally to participation in search and rescue in the port waters at the request of the Director of the port authority.

2. Manage local fishing vessels via local authorities and owners of fishing vessels; Mobilize fishing vessels to participation if search and rescue.

3. Request National Search and Rescue Committee to provide instructions and support if the situation is beyond the capacity of local forces.

Article 23. Organizations and individuals managing local vessels

1. Quickly mobilize forces, vehicles, and equipment to participate in search and rescue in the port waters at the request of the Director of the port authority.

2. Direct vehicles to cooperate in implementing the plan for search and rescue under the command of the port authority.

3. Cooperate with the port authority in formulating regulations and plans on cooperation in search and rescue in the port waters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations and individuals whose vehicles are in distress or likely to be in distress in the port waters have the responsibility to:

1. Notify the port authority, Search and Rescue Command Center of the province, the border guard at the checkpoint, and coastal communications stations of the time, location, quantity of victims, their health, and status of the vehicles.

2. Maintain communications with the port authority to conduct search and rescue or assistance.

3. Report at the request of search and rescue authorities in charge of the port waters and forces, vehicles participating in search and rescue.

4. Notify the port authority in case the threat to their people or vehicles has been eliminated in order to terminate the search and rescue operation.

Chapter 5.

RESPONSIBILITIES OF VARIOUS ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Article 25. Responsibilities of National Search and Rescue Committee

1. Direct relevant Ministries and agencies in formulating a national plan for search and rescue at sea and various scenarios for cooperation in search and rescue, then submit them to competent authorities for approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provide instructions for relevant Ministries and agencies on licensing and cooperating with foreign forces and vehicles in search and rescue operations in Vietnam’s sea and monitor the operations.

4. Submit periodic reports to the Prime Minister on cooperation in search and rescue at sea of forces of Ministries, regulatory bodies, and local governments; submit extraordinary reports upon occurrence of a situation.

Article 26. Responsibility of Central Storm and Flood Protec tion Command Center.

1. Provide instructions on measures to protect against storms and tropical depression at sea.

2. Cooperate with National Search and Rescue Committee in mobilizing forces and vehicles to search and rescue in case of people and vehicles in distress at sea because of storms or tropical depression.

Article 27. Responsibilities of the Ministry of National Defense

1. Cooperate with National Search and Rescue Committee in formulating a plan for mobilization of forces and vehicles of the navy, air force, border guard, coast guard, and other military forces to participate in search and rescue at sea within their operating areas.

2. Mobilize military forces and vehicles to participate in search and rescue of vehicles and vessels under the management of the army or at the request of search and rescue agencies.

3. Cooperate with the Ministry of Transport and the Ministry of Foreign Affairs in granting permission for foreign forces and vehicles to participate in search and rescue in Vietnam’s sea, foreign maritime search and rescue forces to enter prohibited areas of Vietnam’s sea for search and rescue, and report to National Search and Rescue Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in determining duration and specific boundaries of prohibited areas in Vietnam’s sea after the Prime Minister grants an approval.

Article 28. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. Cooperate with National Search and Rescue Committee in formulating a plan for mobilization of forces and vehicles of waterway police units, fire brigades, rescue forces, and other police to participate in search and rescue at sea within their operating areas and competence.

2. Mobilize police forces and vehicles to participate in search and rescue of vehicles and vessels under the management of the police or at the request of search and rescue agencies.

3. Report search and rescue operations conducted by police forces to National Search and Rescue Committee as prescribed.

Article 29. Responsibilities of the Ministry of Transport

1. Take charge and cooperate with National Search and Rescue Committees, governments of coastal provinces in formulating and implementing plans for mobilization of maritime, aviation, inland waterway forces and vehicles of the Ministry of Transport to participate in search and rescue at sea.

2. Take charge and cooperate with National Search and Rescue Committee in coordinating maritime and aviation search and rescue systems. Organize the implementation of regulations on cooperation in civil aviation search and rescue and cooperation in search and rescue at sea and in port waters.

3. Direct affiliated agencies and units to mobilize their forces and vehi8cles to participate in search and rescue at sea when there are situations that involve aircraft and seagoing vessels; mobilize search and rescue forces of the Ministry of Transport to participate in search and rescue of vehicles of other Ministries and provinces at the request of National Search and Rescue Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Provide emergency frequencies of Vietnam’s coastal communications stations, means of communications with maritime and aviation search and rescue cooperation centers for vehicles operating at sea, relevant Vietnamese and foreign entities to cooperate in search and rescue at sea.

6. Report search and rescue operations conducted by forces and vehicles of the Ministry of Transport to National Search and Rescue Committee as prescribed.

7. Disseminate regulations of law on maritime safety and industrial emission among organizations, individuals, owner of vehicles operating at sea and in port waters.

Article 30. Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development

1. Instruct affiliated agencies and units to mobilize their fisheries surveillance and fisheries forces and vehicles to participate in search and rescue at sea when there are situations that involve fisheries vehicles; mobilize forces and vehicles of the Ministry of Agriculture and Rural Development to participate in search and rescue of vehicles of other Ministries and provinces at the request of National Search and Rescue Committee.

2. Promulgate regulations on communications devices of offshore fishing vessels.

3. Direct Search and Rescue Command Centers of coastal provinces to stay on watch 24/24 to receive and process information about search and rescue.

4. Direct Departments of Agriculture and Rural development of provinces to carry out inspection and registration of fishing vessels; promulgate regulations on cooperation in rescue or assistance; policies on search and rescue of fishermen and fishing vessels at sea and in port waters; disseminate such regulations among fishermen.

5. Cooperate with other Ministries in sharing information and database about management of fishing vessel rescue and assistance in port waters and Vietnam’s sea.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment

1. Direct affiliated agencies and units to monitor and broadcast news of tropical depressions, storms, earthquakes and tsunami warnings at sea.

2. Direct National Hydrometeorological Service to cooperate with coastal communications stations in promptly providing information about weather, meteorology and hydrology in order to broadcast warnings to owners and operators of maritime vehicles.

3. Direct the radar system for surveillance of maritime environment and resources of General Department of Vietnam’s Sea and Islands, remote sensing system of Remote Sensing Administration to participate in searching, monitoring accidents at sea at the request of National Search and Rescue Committee, relevant Ministries, regulatory bodies, and local governments.

Article 32. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications

1. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in establishing uniform emergency frequencies and promulgating regulations on radio communications; prioritize communications serving direction of search and rescue at sea.

2. Direct affiliated agencies, units, and relevant enterprises to mobilize their forces to participate in maintenance of communications serving direction of search and rescue at sea at the request of search and rescue authorities.

3. Provide guidance on registration of frequencies to ensure prompt communications in case of rescue or assistance at sea.

4. Direct mass media agencies to disseminate law and regulations on assurance of safety of people and vehicles while operating at sea and in case of accidents at sea.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Cooperate with National Search and Rescue Committee, relevant Ministries and agencies in formulating scenarios of emergency treatment for victims at sea.

2. Direct medical forces to cooperate with Maritime Search and Rescue Cooperation Center of Vietnam and in the region to provide remote instructions on emergency treatment at sea.

3. Direct medical forces to participate in provision of emergency treatment for victims at sea at the request of search and rescue authorities.

Article 34. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

1. Direct affiliated agencies, Vietnam’s representative body overseas to cooperate with authorities of the host countries and international organizations in search and rescue of Vietnamese people and vehicles in distress in foreign search and rescue areas, including maritime and aviation search and rescue areas.

2. Cooperate with National Search and Rescue Committee, other Ministries and agencies in requesting foreign authorities to provide assistance in search and rescue of Vietnamese people and vehicles in distress, provide shelters, and provide assistance in other emergencies; assist in rescue of people and vehicles, complete procedures and resolve other issues to repatriate people and vehicles.

3. Cooperate with National Search and Rescue Committee, relevant Ministries and agencies in completing diplomatic formalities in case of search and rescue of foreign people and vehicles in Vietnam’s sea.

4. Cooperate with the Ministry of Transport and the Ministry of National Defense in granting permission for foreign forces and vehicles to conduct search and rescue operations in Vietnam’s sea.

Article 35. Responsibilities of the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Inspect the management and use of funding provided by state budget.

Article 36. Responsibilities of other Ministries and agencies

1. Direct affiliated agencies and units whose forces and vehicles are capable of search and rescue at sea to propose inclusion of their forces and vehicles in the national plan for search and rescue at sea to National Search and Rescue Committee.

2. Direct affiliated agencies and units to mobilize their forces and vehicles to participate in search and rescue at sea at the request of National Search and Rescue Committee and competent authorities.

3. Cooperate with National Search and Rescue Committee in formulating plans for using their forces and vehicles to participate in search and rescue at sea and in port waters.

Article 37. Responsibilities of the People’s Committees of coastal provinces

1. Formulate plans for mobilizing local forces and vehicles, forces and vehicles of central agencies in the province to participate in search and rescue within their provinces, port waters, asylum harbors, and inland navigable channel.

2. Take charge and cooperate with search and rescue authorities in mobilizing local forces and vehicles, forces and vehicles of central agencies in the province to participate in search and rescue within their provinces, port waters, asylum harbors, and inland navigable channel.

3. Request Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center to mobilize more vehicles where necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Request National Search and Rescue Committee to mobilize force and vehicles of other Ministries, regulatory bodies, and local governments to participate in search and rescue if the situation is beyond the capacity of the People’s Committee of the province.

Article 38. Responsibilities of organizations and individuals having vehicles operating at sea

1. Comply with competent authorities’ orders to mobilize their vehicles to participate in search and rescue at sea.

2. Cooperate, provide information, and report to search and rescue agencies to assist in the search and rescue of their people and vehicles.

3. Organizations and individuals whose vehicles are capable and ready for search and rescue at sea according to the national plan for search and rescue at sea shall report to National Search and Rescue Committee to consider their participation in the plan and mobilize them to participate in search and rescue where necessary.

Chapter 6.

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 39. Implementation

1. National Search and Rescue Committee, Ministries, the People’s Committees of provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. National Search and Rescue Committee and the Ministry of Transport shall report the issues that arise during the implementation of this document to the Prime Minister for consideration./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 về Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.590

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.31.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!