BAN CHỈ ĐẠO QUỐC
GIA
VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/QĐ-QGPCTT
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 4 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC TRỰC BAN, HỌP VÀ BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ Luật Phòng,
chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Bộ Luật lao
động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP
ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3
năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về
phòng, chống thiên tai;
Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ
ban hành 11 quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông trên cả nước;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng thường trực Ban
Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế về công tác trực
ban, họp và ban hành công điện, văn bản chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên
tai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế
Quyết định số 09/QĐ-TWPCTT ngày 08/6/2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về
phòng, chống thiên tai.
Điều 3. Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng,
chống thiên tai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó TTg CP - Trưởng ban (để b/c);
- Bộ trưởng - Phó TBTT (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo;
- BCH PCTT&TKCN các Bộ, ngành và tỉnh, TP;
- Văn phòng TT Ban Chỉ đạo QGPCTT;
- Lưu VT, ƯPKP_5b.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Nguyễn Hoàng Hiệp
|
QUY CHẾ
VỀ
CÔNG TÁC TRỰC BAN, HỌP VÀ BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH PHÒNG, CHỐNG
THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban
Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định chi tiết về công tác trực ban,
họp, ban hành công điện, văn bản chỉ đạo phòng, chống thiên tai và trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (sau đây gọi là Văn phòng thường
trực).
2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực.
Chương II
CÔNG TÁC TRỰC BAN, HỌP
VÀ BAN HÀNH CÔNG ĐIỆN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Điều 2. Quy định các tình huống
trực ban
1. Công tác trực ban phòng, chống thiên tai là công
việc phải thực hiện thường xuyên, trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý, tham mưu
phục vụ chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các vùng miền trên cả nước,
biên giới, hải đảo nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân
dân.
2. Trực thường xuyên: Trực tổng hợp duy trì trực
ban 24/24 giờ các ngày trong cả năm; Trực chuyên môn tại các đơn vị trực 24/24
giờ trong thời gian quy định tại Điều 4.
3. Trực tăng cường: Bổ sung lực lượng cho trực ban
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi dự báo, cảnh báo có thiên tai lớn có thể xảy
ra.
Điều 3. Thành phần trực ban
phòng, chống thiên tai
1. Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực Hà Nội và
02 khu vực miền Trung, Tây nguyên (tại Đà Nẵng) và khu vực miền Nam (tại TP Hồ
Chí Minh).
2. Trực chuyên môn tại các đơn vị:
a) Trực ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại
Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai.
b) Trực điều hành liên hồ chứa tại Phòng Quản lý
công trình phòng, chống thiên tai.
c) Trực đê điều tại Phòng Quản lý đê điều.
d) Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế[1] tại Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ.
e) Trực cơ sở dữ liệu tại Trung tâm Chính sách và Kỹ
thuật phòng, chống thiên tai.
g) Trực thông tin, truyền thông tại Phòng Thông
tin, Truyền thông.
h) Trực hành chính, văn thư, hậu cần tại Văn phòng
Cục.
3, Công tác phòng, chống thiên tai tại hiện trường.
4. Trực lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo và bộ phận
giúp việc.
Điều 4. Thời gian và chế độ trực
1. Thời gian trực:
a) Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực Hà Nội
và 02 khu vực miền Trung, Tây nguyên (tại Đà Nẵng) và khu vực miền Nam (tại TP
Hồ Chí Minh): Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
b) Trực chuyên môn tại các đơn vị:
- Trực cơ sở dữ liệu: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Trực ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Trực
thông tin, truyền thông, Trực cung cấp thông tin thiên tai quốc tế: Từ 01/5 đến
31/12 hàng năm và trong tình huống rủi ro thiên tai cấp độ 3 trở lên ngoài thời
gian nêu trên.
- Trực điều hành liên hồ chứa: Trong thời gian mùa
lũ quy định tại các quy trình vận hành liên hồ; trường hợp có mưa lũ trái mùa
(ngoài thời gian mùa lũ theo quy trình), tổ chức trực đột xuất, cụ thể theo yêu
cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách công tác điều hành hồ chứa.
- Trực đê điều: Từ 01/5 đến 31/12 hàng năm và lũ từ
báo động 1 trở lên trên hệ thống sông có đê từ cấp III trở lên hoặc xuất hiện
bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông, dự báo ảnh hưởng đến đất liền nước
ta ngoài thời gian nêu trên.
c) Trực hành chính, văn thư, hậu cần: Từ 01/01 đến
31/12 hàng năm.
d) Công tác phòng, chống thiên tai tại hiện trường:
Theo thời gian của các đoàn công tác.
đ) Trực lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về
phòng, chống thiên tai (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo): Rủi ro thiên tai từ cấp độ
3 trở lên.
2. Chế độ trực: 24/24 giờ (từ 8h00 sáng đến khi kết
thúc buổi giao ban của ngày hôm sau), riêng 03 lái xe (gồm 01 lái xe tại Hà Nội
và 02 lái xe tại Văn phòng đại diện các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền
Nam) trực trong thời gian từ 8h00 đến 17h00 các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần
và ngày nghỉ lễ, tết.
Điều 5. Số lượng cán bộ trực
ban
1. Trực phòng, chống thiên tai:
a) Trực thường xuyên:
- Lãnh đạo Văn phòng thường trực: 01 người.
- Trực tổng hợp tại phòng trực của Văn phòng thường
trực (trưởng ca trực và các cán bộ trực): 03 người.
- Trực tại khu vực miền Trung và Tây nguyên: 01 người.
- Trực tại khu vực miền Nam: 01 người.
- Trực cơ sở dữ liệu: 01 người.
- Trực ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai: 01 người.
- Trực hồ chứa: 02 người trong thời gian từ 01/8 đến
15/9 và 01 người trong thời gian còn lại của mùa lũ quy định tại các quy trình
vận hành liên hồ.
- Trực thông tin, truyền thông: 01 người.
- Trực đê điều: 01 người.
- Trực thông tin thiên tai quốc tế: 01 người.
- Trực hành chính, văn thư, hậu cần: 01 người vào
ngày thường; 04 người vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết (trong đó 03 lái xe gồm 01
lái xe tại Hà Nội và 02 lái xe tại Văn phòng đại diện các khu vực miền Trung,
Tây Nguyên và miền Nam).
b) Trực tăng cường khi dự báo có rủi ro thiên tai từ
cấp 3 trở lên hoặc dưới cấp 3 theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng phụ trách ca
trực hoặc khi xuất hiện tình huống cần xem xét chỉ đạo vận hành xả lũ hồ chứa
thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo: Lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca
trực phân công trực tăng cường lực lượng tại một số bộ phận trực bao gồm 01
lãnh đạo cấp phòng và tối thiểu 01 chuyên viên tùy theo tình hình thực tế.
2. Công tác phòng, chống thiên tai tại hiện trường:
Căn cứ tình hình thiên tai, yêu cầu công tác chỉ đạo hiện trường, lãnh đạo
Văn phòng phụ trách ca trực đề xuất số lượng cán bộ tham gia đoàn công tác báo
cáo Ủy viên thường trực - Chánh Văn phòng xem xét, quyết định.
3. Trực lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo và bộ
phận giúp việc:
a) Lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ đạo: Theo lịch trực
do Ủy viên thường trực - Chánh văn phòng ký ban hành.
b) Cán bộ giúp việc: Thư ký, lái xe của Lãnh đạo,
cán bộ giúp việc cho thành viên Ban Chỉ đạo tham gia trực.
Điều 6. Nhiệm vụ của Trực tổng
hợp
1. Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực Hà Nội:
a) Nhiệm vụ chung của ca trực:
(1) Tiếp nhận thông tin:
- Thông tin, tài liệu bàn giao từ ca trực trước.
- Theo dõi, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo thiên
tai từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Viện Vật lý địa cầu, các
cơ quan dự báo liên quan và tham khảo các thông tin từ các cơ quan dự báo quốc
tế, khu vực (danh mục các trang thông tin chi tiết có phụ lục 1 kèm theo, trường
hợp cần bổ sung, giao lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách quy định bằng
văn bản).
- Thông tin từ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền
hình về tình hình thiên tai, thiệt hại, các hoạt động phòng, chống thiên tai
(danh sách chi tiết có phụ lục 2).
- Thông tin, báo cáo của các Bộ ngành (danh sách
chi tiết có phụ lục 3), địa phương, các cơ quan liên quan (qua fax, email, điện
thoại, tin nhắn, viber, zalo, facebook, văn bản gửi về trực ban).
- Khai thác bộ cơ sở dữ liệu phục vụ tham mưu chỉ đạo
ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (danh sách chi tiết có phụ lục 4 kèm
theo).
- Tiếp nhận và triển khai các chỉ đạo từ lãnh đạo
Văn phòng thường trực và Ban Chỉ đạo, báo cáo kết quả thực hiện.
(2) Phân tích thông tin:
- Tổng hợp phương án sơ tán dân dự kiến của các địa
phương.
- Xác định đối tượng có khả năng bị ảnh hưởng, tác
động của thiên tai (tàu thuyền, đê điều, hồ chứa, trồng trọt, chăn nuôi và các
đối tượng liên quan khác).
(3) Xử lý thông tin:
- Dự thảo công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với
các tình huống thiên tai.
- Kiểm tra, xác minh các thông tin chưa đầy đủ, rõ
ràng.
- Báo cáo lãnh đạo Văn phòng thường trực, Trưởng ca
trực.
(4) Báo cáo và các nhiệm vụ khác:
- Biên soạn tin nhắn viber, zalo gửi đến lãnh đạo, các
thành viên, cán bộ đầu mối giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương,
các đơn vị liên quan trước 8h30 hàng ngày (danh sách chi tiết có phụ lục 5 kèm
theo; trường hợp cần bổ sung, giao Chánh Văn phòng thường trực quy định bằng
văn bản).
- Chuẩn bị báo cáo nhanh hàng ngày, báo cáo đột xuất
khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực.
- Dự thảo báo cáo phục vụ các cuộc họp Ban Chỉ đạo
do lãnh đạo Chính phủ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ đạo chủ trì.
- Đăng tải báo cáo nhanh hàng ngày, công điện, văn
bản chỉ đạo lên website của Ban Chỉ đạo và gửi email (danh sách gửi email có phụ
lục 6 kèm theo).
- Tổng hợp, cập nhật tình hình thiên tai, thiệt hại
và công tác chỉ đạo khi có rủi ro thiên tai cấp độ 3 hoặc đột xuất theo chỉ đạo
của lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực trước 17h30 hàng ngày.
- Ghi sổ trực ban và nhật ký trực ban theo quy định.
- Nhận, quản lý sử dụng, bàn giao tài sản, trang
thiết bị tại phòng trực ban trước, sau ca trực; thông báo cho Trực hành chính,
văn thư, hậu cần trường hợp trang thiết bị, đường truyền internet tại phòng trực
ban và phòng họp giao ban bị sự cố để xử lý.
- Đôn đốc, tổng hợp thông tin, báo cáo của các bộ
phận trực quy định tại khoản 2, Điều 3 Quy chế này.
b) Nhiệm vụ của lãnh đạo Văn phòng thường trực
phụ trách ca trực:
- Chỉ đạo chung việc thực hiện nhiệm vụ của tất cả
các bộ phận trực phòng, chống thiên tai để theo dõi, nắm bắt các thông tin có
liên quan đến tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai.
- Chủ động chỉ đạo hoặc tham mưu kịp thời cho Ban
Chỉ đạo các biện pháp ứng phó với tình huống thiên tai.
- Chủ trì giao ban hàng ngày của Văn phòng thường
trực; đề xuất tổ chức và chỉ đạo công tác chuẩn bị phục vụ các cuộc họp Ban Chỉ
đạo và tiểu ban thường trực khi có các tình huống thiên tai lớn.
- Kiểm tra, ký báo cáo nhanh hàng ngày, các công điện,
văn bản thuộc trách nhiệm của Văn phòng thường trực, thông qua nội dung tin nhắn
trên hệ thống viber, zalo và các báo cáo trước khi đưa lên Website của Văn phòng
thường trực Ban Chỉ đạo.
- Chỉ đạo chuẩn bị các cuộc họp Ban Chỉ đạo ứng phó
với thiên tai.
- Căn cứ tình hình thực tế, điều động cán bộ tại
các bộ phận trực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chung của ca trực tổng hợp cho
phù hợp.
- Báo cáo trong cuộc họp giao ban do Lãnh đạo Ban
Chỉ đạo chủ trì.
c) Nhiệm vụ của Trưởng ca trực:
- Điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả
thực hiện nhiệm vụ của ca trực tổng hợp.
- Tiếp nhận thông tin từ ca trực trước, nắm bắt
tình hình thiên tai đã, đang, sẽ diễn ra; tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Văn
phòng phụ trách ca trực; tổ chức bàn giao nội dung cần tiếp tục triển khai, tài
sản, thiết bị, hồ sơ, tài liệu cho ca trực sau.
- Phân công cụ thể, kiểm tra, hướng dẫn cán bộ trực
ban thực hiện các nhiệm vụ của ca trực gồm cả cán bộ trực tại khu vực miền
Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
- Chịu trách nhiệm về dự thảo các báo cáo, công điện
thuộc nhiệm vụ chung của ca trực. Chuẩn bị và trình bày báo cáo trong giao ban
và các cuộc họp do lãnh đạo Văn phòng thường trực chủ trì.
- Báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời, chính xác các
tình huống và tiếp nhận chỉ đạo từ lãnh đạo ca trực để triển khai thực hiện.
- Đôn đốc các bộ phận trực chuyên môn tại các đơn vị
gửi thông tin, báo cáo về ca trực. Trường hợp có vướng mắc, kịp thời báo cáo
lãnh đạo phụ trách ca trực để xử lý.
d) Cán bộ trực:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo, phân công của
trưởng ca trực và lãnh đạo Văn phòng thường trực.
- Khai thác, sử dụng thành thạo các phần mềm, trang
thiết bị, công cụ hỗ trợ tại phòng trực ban và phòng họp giao ban.
(Nhiệm vụ chi tiết của các cán bộ trực ban tại
phụ lục 7 kèm theo)
2. Trực tại các khu vực (miền Trung, miền Nam):
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của
lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực và Trưởng ca trực.
b) Theo dõi, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo
thiên tai từ Đài khí tượng thủy văn khu vực.
c) Chủ động nắm bắt tình hình, thu thập thông tin từ
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố trong khu vực,
tổng hợp, báo cáo kết quả, đề xuất công tác chỉ đạo điều hành ứng phó, khắc phục
hậu quả trong khu vực phụ trách.
d) Tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến thiên tai và
thiệt hại, hoàn thành trước 17h00, cập nhật bổ sung số liệu vào 06h30 sáng khi
có lịch trực tăng cường hoặc theo yêu cầu của Trưởng ca trực, gửi trực ban
phòng, chống thiên tai để tổng hợp.
đ) Chuyển các công điện, văn bản chỉ đạo; thông báo
hoặc gửi giấy mời họp giao ban trực tuyến (qua email hoặc fax) tới Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan trong khu vực;
kiểm tra, xác minh việc tiếp nhận, tổng hợp danh sách tham dự họp gửi trực ban
tại Văn phòng thường trực.
e) Các nội dung khác theo yêu cầu của Trưởng ca trực
hoặc lãnh đạo Văn phòng thường trực.
Điều 7. Trực ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai
1. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng thường trực Ban
Chỉ đạo triển khai các biện pháp khi xảy ra các tình huống thiên tai thuộc nhiệm
vụ đầu mối Văn phòng thường trực.
b) Cập nhật, tổng hợp tình hình thiên tai hàng
ngày, của đợt đến thời điểm hiện tại và kết thúc đợt thiên tai.
c) Phối hợp với ca trực dự thảo báo cáo phục vụ các
cuộc họp của Ban Chỉ đạo do lãnh đạo Chính phủ chủ trì khi có chỉ đạo của lãnh
đạo Văn phòng phụ trách ca trực.
d) Cung cấp cho ca trực tổng hợp các thông tin, số
liệu liên quan do Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai quản lý phục vụ
việc xây dựng báo cáo giao ban hoặc họp Ban Chỉ đạo theo yêu cầu của lãnh đạo
Văn phòng phụ trách ca trực.
đ) Theo dõi, phối hợp với Trung tâm Chính sách và
KTPCTT xử lý các sự cố phần mềm phục vụ công tác trực ban.
e) Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực, lãnh đạo đơn vị, Trưởng ca trực và cung cấp
thông tin cho Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực.
2. Thời gian gửi thông tin, báo cáo (bằng văn bản
và qua thư điện tử) về Trực tổng hợp: trước 06h30 hàng ngày và 2 giờ trước cuộc
họp Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách
ca trực hoặc Trưởng ca trực.
Điều 8. Trực điều hành hồ
1. Nhiệm vụ:
a) Đối với liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng:
- Theo dõi, nắm bắt thông tin liên quan đến công
tác vận hành liên hồ chứa, bao gồm: bản tin của cơ quan dự báo, mực nước các
sông trong hệ thống, lượng mưa trong lưu vực, mực nước hồ, lưu lượng đến và xả,
tình hình an toàn đê điều,... để tổng hợp báo cáo và cung cấp cho các đơn vị tư
vấn khi có yêu cầu.
- Tiếp nhận, phân tích kết quả tính toán từ các đơn
vị tư vấn, tổng hợp báo cáo, gửi bộ phận Trực tổng hợp. Trường hợp có mưa lũ lớn
phải vận hành cửa xả, đề xuất phương án cụ thể, báo cáo lãnh đạo Văn phòng thường
trực phụ trách công tác vận hành hồ chứa.
- Phối hợp với các đơn vị tư vấn kiểm tra kết quả
tính toán, bổ sung các kịch bản tính toán khi có diễn biến thiên tai phức tạp
hoặc có yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực hoặc lãnh đạo Ban Chỉ đạo; đề
xuất và mời họp các đơn vị tư vấn khi có tình huống phức tạp;
- Dự thảo báo cáo, công điện, thông báo chỉ đạo vận
hành đóng, mở cửa xả các hồ trình lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách công
tác vận hành hồ báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo quyết định theo thẩm quyền.
- Báo cáo tại cuộc họp giao ban khi có yêu cầu của
lãnh đạo Văn phòng thường trực.
- Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực và gửi báo cáo, công điện chỉ đạo về hồ chứa
trong ngày cho bộ phận Trực tổng hợp tại phòng trực.
- Ghi chép sổ sách, lưu trữ tài liệu theo dõi theo
quy định.
b) Đối với 10 liên hồ chứa còn lại:
- Theo dõi, nắm bắt thông tin liên quan đến công
tác vận hành liên hồ chứa, bao gồm: bản tin của cơ quan dự báo, mực nước các
sông trong hệ thống, lượng mưa trong lưu vực, mực nước hồ, lưu lượng đến và xả,
tình hình an toàn đê điều,... để tổng hợp báo cáo và cung cấp cho các đơn vị tư
vấn khi có yêu cầu.
- Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích kết quả tính toán
từ các đơn vị tư vấn, tổng hợp báo cáo, gửi bộ phận Trực tổng hợp và báo cáo
lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách công tác vận hành hồ chứa.
- Phối hợp với các đơn vị tư vấn kiểm tra kết quả
tính toán, bổ sung các phương án tính toán khi có diễn biến thiên tai phức tạp
hoặc có yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực hoặc lãnh đạo Ban Chỉ đạo; đề
xuất và mời họp các đơn vị tư vấn khi có tình huống phức tạp;
- Theo dõi, cập nhật, tổng hợp kết quả vận hành của
các địa phương; tham mưu phương án xử lý khi xảy ra các trường hợp thuộc trách
nhiệm của Ban Chỉ đạo.
2. Thời gian gửi báo cáo (bằng văn bản và qua thư
điện tử) về bộ phận Trực tổng hợp: Trước 15h00 hàng ngày và 2 giờ trước cuộc họp
Ban Chỉ đạo theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực.
Điều 9. Trực đê điều
1. Nhiệm vụ:
a) Nắm bắt tình hình các tuyến đê sông từ cấp III
trở lên; các tuyến đê biển khu vực dự báo bão, ATNĐ, thủy triều cao, sóng lớn
có nguy cơ bị ảnh hưởng.
b) Các sự cố về đê điều và việc triển khai xử lý (nếu
có).
c) Đề xuất các nội dung cần chỉ đạo triển khai tiếp
theo.
d) Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực, lãnh đạo đơn vị, Trưởng ca trực và cung cấp
thông tin cho bộ phận Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực.
2. Thời gian gửi thông tin, báo cáo (bằng văn bản
và qua thư điện tử) về bộ phận Trực tổng hợp: trước 06h30 hàng ngày và 2 giờ
trước cuộc họp Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực
phụ trách ca trực.
Điều 10. Trực thông tin, truyền
thông
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ động biên soạn và đưa tin, bài viết về công
tác phòng, chống thiên tai, các hoạt động chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Ban
Chỉ đạo, Văn phòng thường trực lên trang website của Ban Chỉ đạo, trang mạng xã
hội facebook “Thông tin phòng chống thiên tai”, trang Zalo “Phòng chống thiên
tai” và các trang, kênh khác theo quy chế được ban hành.
b) Mời và tổng hợp danh sách các cơ quan thông tấn,
báo chí tham dự, đưa tin tại các cuộc họp của Văn phòng thường trực và Ban Chỉ
đạo.
c) Liên hệ, chuyển các công điện, văn bản chỉ đạo
phòng, chống thiên tai đến VTV1, VOV1, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan truyền
thông, thông tin đại chúng để kịp thời đưa tin; theo dõi kết quả, báo cáo lãnh
đạo Văn phòng phụ trách ca trực và thông tin cho ca trực.
d) Kết nối, cung cấp thông tin về tình hình thiên
tai, thiệt hại, các hoạt động phòng, chống thiên tai cho các cơ quan thông tin
đại chúng theo quy định. Khi có tình huống thiên tai, lấy thông tin từ trực
ban, biên tập tóm tắt diễn biến thiên tai và thiệt hại, thông qua lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực, hoàn thành và gửi cho các cơ quan thông
tin đại chúng trước 18h00.
đ) Tham mưu việc nhắn tin và dự thảo nội dung tin
nhắn cho các thuê bao trong vùng ảnh hưởng khi có các tình huống thiên tai,
thông qua lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực và gửi cho Bộ Thông
tin và Truyền thông để chỉ đạo việc nhắn tin.
e) Theo dõi thông tin báo chí, phối hợp với các đơn
vị liên quan để xác minh, điều chỉnh các thông tin không chính xác về thiên tai
và công tác chỉ đạo.
g) Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực, lãnh đạo đơn vị, Trưởng ca trực và cung cấp
thông tin cho bộ phận Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của
Chánh Văn phòng thường trực.
2. Thời gian gửi thông tin, báo cáo (bằng văn bản
và qua thư điện tử) về bộ phận Trực tổng hợp: trước 06h30 hàng ngày và 2 giờ
trước cuộc họp Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực
phụ trách ca trực.
Điều 11. Trực cung cấp thông
tin thiên tai quốc tế
1. Nhiệm vụ:
a) Thu thập thông tin về thiên tai, thiệt hại và
công tác khắc phục hậu quả từ quốc tế, các khu vực (chi tiết danh sách trang
thông tin thu thập tại phụ lục 8) có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam[2] cung cấp cho bộ phận Trực tổng hợp và báo cáo lãnh đạo
Văn phòng thường trực phụ trách ca trực.
b) Biên soạn, cập nhật thông tin về thiên tai quốc
tế và khu vực lên website của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
(tiếng Việt và tiếng Anh) và trang facebook Thiên tai thế giới.
c) Chia sẻ thông tin thiên tai Việt Nam cho các đối
tác, các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế theo yêu cầu của Chánh Văn phòng.
2. Thời gian gửi thông tin, báo cáo (bằng văn bản
và qua thư điện tử) về bộ phận Trực tổng hợp: trước 06h30 hàng ngày và 2 giờ
trước cuộc họp Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực
phụ trách ca trực.
Điều 12. Trực cơ sở dữ liệu
1. Nhiệm vụ:
a) Đảm bảo hoạt động của hệ thống phần mềm, cơ sở dữ
liệu phục vụ chỉ đạo điều hành của Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo.
b) Bổ sung, cập nhật cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên
tai trên phần mềm Giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS).
c) Thường xuyên kiểm tra các thông tin trên phần mềm
Giám sát thiên tai Việt Nam để kịp thời phát hiện các thông tin không phù hợp;
phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp thông tin để điều chỉnh kịp thời.
d) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo nhiệm vụ được
giao phục vụ chỉ đạo điều hành của Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo.
đ) Xử lý các sự cố phần mềm, thông tin, dữ liệu phục
vụ công tác trực ban, giao ban hoặc đề xuất lãnh đạo Văn phòng thường trực
phương án xử lý khi xảy ra sự cố.
e) Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn
phòng thường trực phụ trách ca trực, lãnh đạo đơn vị, Trưởng ca trực và cung cấp
thông tin cho bộ phận Trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực.
2. Thời gian gửi thông tin, báo cáo về hoạt động của
cơ sở dữ liệu (bằng văn bản và qua thư điện tử) về bộ phận Trực tổng hợp: trước
06h30 hàng ngày và 2 giờ trước cuộc họp Ban Chỉ đạo hoặc theo yêu cầu của lãnh
đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực.
Điều 13. Trực hành chính, văn
thư, hậu cần
1. Phát hành kịp thời các loại văn bản, công điện của
Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo.
2. Chuẩn bị phòng họp (không bao gồm việc kết nối
các thiết bị; kết nối với trực ban khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam);
đón tiếp đại biểu; phối hợp với trực tổng hợp in ấn và phát hành tài liệu phục
vụ các cuộc họp.
3. Dự thảo giấy mời, mời họp theo yêu cầu của lãnh
đạo Văn phòng thường trực. Tổng hợp danh sách các cuộc họp của Văn phòng thường
trực, Ban Chỉ đạo; riêng đối với các cuộc họp trực tuyến, Trực tại các khu vực
miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam có trách nhiệm cung cấp danh sách chủ trì tại
đầu cầu các địa phương trong khu vực; Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên
tai cung cấp danh sách chủ trì tại đầu cầu các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở
ra.
4. Đảm bảo hậu cần cho các thành phần trực ban khi
có tình huống trực tăng cường.
5. Thông báo cho lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Cục
Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai dự họp giao ban trong trường hợp
thành phần dự họp có thay đổi so với quy định tại khoản 2, Điều
18 hoặc theo chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực.
6. Đảm bảo kết nối trực tuyến phục vụ các cuộc họp
do lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo chủ trì; đảm bảo hoạt động liên tục và xử lý
sự cố trang thiết bị, đường truyền internet tại phòng trực ban và phòng họp
giao ban khi tiếp nhận thông tin từ Trực tổng hợp.
7. Chuẩn bị phục vụ đoàn công tác của Ban Chỉ đạo,
Văn phòng thường trực đi chỉ đạo phòng, chống thiên tai tại hiện trường theo
quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 14 Quy chế này.
8. Sẵn sàng điều động lái xe và ô tô phục vụ công
tác trực ban khi có yêu cầu.
Điều 14. Công tác phòng, chống
thiên tai tại hiện trường
1. Cập nhật tin tức, thường xuyên theo dõi, nắm bắt
thông tin tại hiện trường để tham mưu báo cáo trưởng đoàn công tác xử lý.
2. Thường xuyên giữ thông tin liên lạc với ca trực
phòng chống thiên tai để nắm bắt kịp thời các thông tin, chỉ đạo điều hành; cập
nhật, cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai và tình hình thực tế tại hiện
trường về bộ phận Trực tổng hợp.
3. Chuẩn bị báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo và các
cuộc họp của đoàn công tác tại hiện trường; trường hợp khác phối hợp với bộ phận
Trực tổng hợp để chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực
hoặc trưởng đoàn công tác.
4. Xử lý các tình huống tại hiện trường theo chỉ đạo,
phân công cụ thể của trưởng đoàn công tác.
5. Chuẩn bị cho đoàn công tác:
a) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai:
- Xây dựng chương trình, địa điểm, thành phần đoàn;
- Chuẩn bị các tài liệu phục vụ đoàn (bản đồ, thông
tin về phòng chống thiên tai của địa phương đến công tác);
- Liên hệ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy địa
phương và các cơ quan, đơn vị tham gia đoàn công tác;
- Phối hợp Văn phòng Cục đề xuất nhu cầu trang thiết
bị, đồ bảo hộ, tạm ứng kinh phí cần thiết cho đoàn sau khi xin ý kiến lãnh đạo
Văn phòng thường trực phụ trách thông qua.
b) Văn phòng Cục: Chuẩn bị công tác hậu cần (xe ô
tô, dụng cụ bảo hộ, thiết bị cho các thành viên) và các nội dung khác khi có
yêu cầu.
c) Phòng Thông tin, Truyền thông: Liên hệ báo chí,
truyền hình, chuẩn bị tài liệu liên quan đến truyền thông phục vụ đoàn; chuẩn bị
nội dung trả lời phỏng vấn của Trưởng đoàn (nếu có); cung cấp thông tin cho các
cơ quan thông tấn, báo chí.
d) Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng, chống
thiên tai: Phụ trách cơ sở dữ liệu, kết nối, vận hành các công cụ hỗ trợ đoàn
công tác; duy trì và cung cấp thông tin hệ thống theo dõi giám sát thiên tai
cho đoàn trong quá trình công tác.
đ) Các đơn vị khác: Phối hợp cung cấp thông tin thuộc
phạm vi quản lý theo chức năng nhiệm vụ và tham gia đoàn theo phân công;
e) Bộ phận kế toán của Văn phòng thường trực có
trách nhiệm bố trí kinh phí, hướng dẫn thủ tục tạm ứng cho đoàn công tác và
thanh quyết toán theo quy định.
g) Cán bộ được giao nhiệm vụ thư ký đoàn tổng hợp
các tài liệu, tham mưu tổ chức các hoạt động của đoàn; làm thủ tục tạm ứng và
thanh quyết toán kinh phí cho đoàn công tác.
h) Phó Chánh văn phòng - Phó Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp,
Văn phòng Chính phủ phụ trách chuẩn bị tài liệu, hậu cần, thông tin báo chí
đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chủ trì.
Điều 15. Trực lãnh đạo, thành
viên Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ được phân công của
Ban Chỉ đạo.
2. Khi có dự báo rủi ro thiên tai từ cấp độ 3 trở
lên, tùy theo diễn biến thực tế, chỉ đạo tổ chức bổ sung trực tại Văn phòng thường
trực, gồm các thành phần: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Cục Thủy
sản, Cục Kiểm ngư, Cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi,...
Điều 16. Phân trực, chấm trực
và thanh toán chế độ trực
1. Thẩm quyền phân trực:
a) Lãnh đạo Văn phòng thường trực phân trực thường
xuyên theo tháng (bao gồm trực tổng hợp và trực tại các bộ phận).
b) Lãnh đạo Văn phòng phụ trách ca trực phân trực
tăng cường khi có các tình huống thiên tai.
c) Ủy viên thường trực - Chánh văn phòng ký ban
hành lịch trực lãnh đạo Ban Chỉ đạo và tham mưu lãnh đạo Ban Chỉ đạo điều động
các cá nhân ngoài Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tham gia công
tác trực ban.
2. Phân công trực ban:
a) Trước ngày 25 hàng tháng, Phòng Ứng phó và Khắc
phục hậu quả thiên tai dự thảo lịch trực tổng hợp tại Văn phòng thường trực gửi
các đơn vị liên quan.
b) Trong thời hạn 02 ngày tiếp theo, Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát, đề xuất phân trực tại đơn vị, Văn phòng
đại diện các khu vực và gửi về Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai để
tổng hợp, trình lãnh đạo Văn phòng thường trực ký ban hành.
3. Chấm công và thanh toán chế độ cho cán bộ tham
gia công tác trực ban:
a) Căn cứ lịch trực ban được duyệt và thực tế tham
gia công tác trực ban trong tháng của cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm rà soát, hiệu chỉnh danh sách cán bộ trực ban gửi Phòng ứng phó và Khắc
phục hậu quả thiên tai trước ngày 05 của tháng tiếp theo để tổng hợp, chấm
công, tính toán tiền lương làm thêm giờ và gửi Bộ phận kế toán Văn phòng thường
trực trước ngày 10 của tháng tiếp theo.
b) Bộ phận Kế toán Văn phòng thường trực có trách
nhiệm thanh toán tiền lương làm thêm giờ cho cán bộ trực ban theo quy định.
Điều 17. Thời gian họp giao
ban
1. Họp giao ban hàng ngày: Văn phòng thường trực tổ
chức giao ban tất cả các ngày trong năm; thời gian: 8h00 sáng; trường hợp cần
thiết khác sẽ do lãnh đạo Văn phòng thường trực, lãnh đạo Ban Chỉ đạo quyết định.
2. Họp Ban Chỉ đạo: Khi có tình huống thiên tai, tổ
chức họp theo lịch của lãnh đạo Ban Chỉ đạo. Trường hợp họp trực tuyến, thông
báo lịch họp tối thiểu 3 giờ trước cuộc họp.
Điều 18. Thành phần giao ban
1. Giao ban thường xuyên:
a) Đối với ngày làm việc:
- Chủ trì: Lãnh đạo Văn phòng thường trực;
- Thành phần: Các cán bộ trực tổng hợp, trực chuyên
môn tại các đơn vị và ca nhận bàn giao.
b) Đối với ngày nghỉ, lễ, tết:
- Chủ trì: Lãnh đạo Văn phòng thường trực;
- Thành phần: Các cán bộ ca trực tổng hợp và ca nhận
bàn giao.
2. Trường hợp trực tăng cường:
a) Trường hợp Ủy viên thường trực - Chánh Văn phòng
hoặc lãnh đạo Văn phòng thường trực chủ trì:
- Các cán bộ ca trực trực tổng hợp, trực chuyên môn
tại các đơn vị và ca nhận bàn giao;
- Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai: Đại
diện lãnh đạo Phòng và 01 chuyên viên.
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng đại diện khu vực xảy
ra thiên tai (nếu có).
- Các đơn vị khác thuộc Cục: Đại diện lãnh đạo các
đơn vị.
- Đại diện một số cơ quan chuyên môn có liên quan
trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT (danh sách chi tiết có phụ lục 9 kèm
theo), các trường hợp khác theo yêu cầu của lãnh đạo Văn phòng thường trực.
b) Trường hợp Phó trưởng ban thường trực hoặc Phó
trưởng ban chủ trì:
- Lãnh đạo Văn phòng thường trực phụ trách ca trực;
- Các cán bộ ca trực tổng hợp, trực chuyên môn tại
các đơn vị và ca nhận bàn giao.
- Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai: Đại
diện lãnh đạo Phòng và 01 chuyên viên.
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng đại diện khu vực xảy
ra thiên tai và 01 chuyên viên (nếu họp trực tuyến).
- Các đơn vị khác thuộc Cục Quản lý đê điều và
Phòng, chống thiên tai: Đại diện lãnh đạo và tối thiểu 01 cán bộ nghiệp vụ.
- Đại diện một số cơ quan chuyên môn có liên quan
trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT (danh sách chi tiết có phụ lục 10 kèm
theo), các trường hợp khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
- Đại diện cơ quan báo chí, truyền thông.
c) Trường hợp Phó Thủ tướng - Trưởng ban hoặc Lãnh
đạo Chính phủ chủ trì:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo (toàn thể hoặc các đại
diện theo triệu tập của Trưởng ban);
- Lãnh đạo Văn phòng thường trực;
- Các cán bộ ca trực tổng hợp, trực chuyên môn tại
các đơn vị và ca nhận bàn giao;
- Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai: Các
lãnh đạo Phòng và cán bộ nghiệp vụ;
- Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ của các Văn phòng đại
diện khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai (nếu họp trực tuyến);
- Các đơn vị khác thuộc Cục: Thủ trưởng các đơn vị;
- Đại diện một số cơ quan chuyên môn có liên quan trong
và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT (danh sách chi tiết có phụ lục 11 kèm theo),
các trường hợp khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
- Đại diện cơ quan báo chí, truyền thông.
Điều 19. Công tác ban hành
công điện, văn bản chỉ đạo phòng, chống thiên tai
Khi có các tình huống thiên tai xảy ra, ca trực tổng
hợp có trách nhiệm soạn thảo các công điện, văn bản chỉ đạo, trình Lãnh đạo Văn
phòng thường trực ban hành hoặc tiếp trình Lãnh đạo Ban Chỉ đạo, cụ thể như
sau:
1. Đối với rủi ro thiên tai trên cấp độ 4: Dự thảo,
tham mưu trình lãnh đạo Văn phòng thường trực tiếp trình Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ
tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết ban bố tình
trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay
được thì trình Chủ tịch nước ban hành Lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.
2. Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 4: Tham mưu Lãnh
đạo Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo ứng phó.
3. Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 3: Tùy theo diễn
biến thiên tai, Ban Chỉ đạo ban hành hoặc giao Văn phòng thường trực ban hành
công điện chỉ đạo.
4. Đối với tình huống rủi ro thiên tai dưới cấp độ
3: Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn, tùy theo tình
hình cụ thể, Văn phòng thường trực có thể ban hành hoặc tham mưu Ban Chỉ đạo
ban hành Công điện, các văn bản thông báo về tình hình thiên tai gửi Ban Chỉ
huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương để chủ
động ứng phó.
5. Các tình huống cụ thể (không phụ thuộc vào cấp độ
rủi ro thiên tai):
Tùy theo diễn biến thiên tai, Văn phòng thường trực
ban hành hoặc tham mưu Ban Chỉ đạo ban hành công điện chỉ đạo, cụ thể những
tình huống như sau:
a) Công điện của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cụ thể:
- Đối với bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ):
+ Bão gần biển Đông, cường độ mạnh trên cấp 12, di
chuyển dưới 20km/h, nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho các hoạt động trên biển
Đông;
+ Bão gần biển Đông, cường độ mạnh dưới cấp 12, dự
báo sẽ đi vào biển Đông trong 24 giờ tới;
+ ATNĐ trên biển Đông nhưng dự báo không có khả
năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới và chưa gây mưa lũ đối với đất liền.
- Đối với lũ: Lũ sông Hồng, sông Thái Bình khi mực
nước tại Hà Nội hoặc Phả Lại ở mức từ báo động (BĐ) I đến BĐ II; Lũ các sông
khác ở mức BĐ III hoặc dự báo có khả năng lên vượt mức BĐ III;
- Đối với mưa lớn: Dự báo mưa lớn trên diện rộng ở
khu vực miền núi, có thể có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất với rủi ro thiên
tai cấp độ 2 trở lên hoặc khi có yêu cầu của lãnh đạo Ban Chỉ đạo;
- Đối với rét hại: Rủi ro thiên tai cấp 2 hoặc khi
có yêu cầu của lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
- Đối với các tình huống thiên tai khác, tùy theo
diễn biến tình hình cụ thể và cấp độ rủi ro thiên tai, Văn phòng thường trực có
thể ban hành công điện hoặc văn bản thông báo hoặc tham mưu Lãnh đạo Ban Chỉ đạo
ban hành công điện, văn bản thông báo của Ban Chỉ đạo.
b) Công điện của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống
thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cụ
thể:
- Đối với bão, áp thấp nhiệt đới:
+ Bão gần biển Đông, cường độ mạnh trên cấp 12, di
chuyển nhanh trên 20km/h, nhiều khả năng sẽ gây nguy hiểm cho các hoạt động
trên biển Đông trong 24 giờ tới;
+ Bão trên biển Đông, bão gần bờ, bão khẩn cấp;
+ ATNĐ trên biển Đông và dự báo có khả năng mạnh
lên thành bão trong 24 giờ tới hoặc có khả năng gây mưa lũ nguy hiểm đối với đất
liền; ATNĐ gần bờ.
- Đối với lũ: Lũ sông Hồng, sông Thái Bình vượt BĐ
II và tiếp tục lên, dự báo trên mức BĐ III; lũ các sông khác trên BĐ III và tiếp
tục lên, dự báo có thể xảy ra lũ lớn;
- Ngoài ra, đối với các tình huống thiên tai khác,
tùy theo diễn biến tình hình cụ thể và cấp độ rủi ro thiên tai hoặc chỉ đạo của
cấp có thẩm quyền.
Riêng đối với bão hoặc ATNĐ hoạt động trên khu vực
biển Xulu - Philippin và phía trên vĩ tuyến 19 khu vực Bắc biển Đông, tùy theo
diễn biến thực tế, khả năng ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam, Văn phòng thường
trực chủ động hoặc tham mưu cho Ban Chỉ đạo có các văn bản chỉ đạo, điều hành ứng
phó cho phù hợp.
c) Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Dự thảo công
điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai với trường hợp rủi ro thiên tai dưới cấp độ 4 theo chỉ đạo của lãnh đạo
Chính phủ hoặc lãnh đạo Ban Chỉ đạo, gửi Phó Chánh văn phòng - Phó Vụ trưởng Vụ
Nông nghiệp Văn phòng Chính phủ để thực hiện các thủ tục trình ký.
6. Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra vượt
quá phạm vi một tỉnh, thành phố hoặc vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu
quả của địa phương, Bộ ngành, tham mưu Ban chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ
ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan trực thuộc Chính phủ.
Điều 20. Chế độ cho cán bộ làm
công tác trực ban
Cán bộ làm công tác trực ban được hưởng tiền lương
làm thêm giờ theo quy định tại các Điều 98, Điều 106, Điều 108 Bộ
luật Lao động và các Điều 55, Điều 57, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động
và quan hệ lao động.
2. Tiền lương làm thêm giờ tính theo quy định tại
các Điều 55, Điều 57, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan
hệ lao động.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các cơ quan và các cán bộ, công chức,
viên chức, chuyên gia, cán bộ hợp đồng, người lao động trực thuộc Văn phòng thường
trực và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Văn phòng thường trực (thông
qua Phòng ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai) để tổng hợp, báo cáo ủy viên
thường trực - Chánh Văn phòng xem xét trình lãnh đạo Ban Chỉ đạo./.
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC TRANG THÔNG TIN TỪ CÁC CƠ QUAN DỰ BÁO QUỐC
TẾ, KHU VỰC
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
1. www.windy.com
2. Dự báo Hongkong: http://www.hko.gov.hk/wxinfo/currwx/tc_gis_e.htm
3. Hải quân Hoa Kỳ: http://www.nrlmry.navy.mil/tc_pages/tc_home.html
4. Dự báo Nhật Bản: http://www.hko.gov.hk/wxinfo/currwx/tc_gis_e.htm
5. Trang Web của Philippin: http://www.typhoon2000.ph
6. Phân tích ảnh mây vệ tinh: http://www.typhoon2000.ph/t2kgraphsat.gif
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH CÁC TRANG THÔNG TIN, BÁO CHÍ TRỰC BAN THEO
DÕI
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
1. Báo điện tử Vietnamnet: www.vietnamnet.vn
2. Báo điện tử Dân trí: www.dantri.com.vn
3. Báo điện tử vnexpress: www.vnexpress.net
4. Báo điện tử tuổi trẻ: www.tuoitre.vn
5. Báo điện tử tiền phong: www.tienphong.vn
6. Báo người lao động Online:www.nld.com.vn
7. Báo tuổi trẻ thủ đô: www.tuoitrethudo.com.vn
8. Báo mới: www.baomoi.com
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN CẦN THU THẬP
THÔNG TIN
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương.
2. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Giao thông vận tải.
3. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Thông tin và Truyền
thông.
4. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
5. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn.
6. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
7. Các Cục: Thủy lợi, Thủy sản, Kiểm ngư, Lâm nghiệp,
Kiểm lâm, Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý xây dựng công trình.
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CÁC PHẦN MỀM, CƠ SỞ DỮ LIỆU CẦN KHAI THÁC PHỤC
VỤ THAM MƯU CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
1. Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam:
www.vndms.dmptc.gov.vn
2. Thông tin về hồ chứa thủy lợi:
www.thuyloivietnam.vn
3. Thông tin về hồ chứa thủy điện:
- Trang web của Tập đoàn EVN: http://hochuathuydien.evn.com.vn.
- Trang web của Bộ Công Thương:
hothuydien.atmt.gov.vn
Hoặc https://thuydienvietnam.vn/
4. Camera hồ chứa: http://camera.vndss.com/
5. Phần mềm quản lý tàu cá Vishipel: http://quanlytau.ais.vishipel.vn/
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH GỬI TIN NHẮN QUA VIBER
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
STT
|
Đối tượng nhận
tin nhắn
|
I
|
TRUNG ƯƠNG
|
1
|
Trợ lý và Thư ký của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng
ban
|
2
|
Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống
thiên tai
|
3
|
Cán bộ làm đầu mối liên hệ giúp việc thành viên
Ban Chỉ đạo
|
4
|
Lãnh đạo và cán bộ các đơn vị thuộc Cục Quản lý
đê điều và Phòng, chống thiên tai
|
II
|
ĐỊA PHƯƠNG
|
1
|
Bí thư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
2
|
Chủ tịch UBND (Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN)
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
3
|
Phó Chủ tịch UBND (Phó trưởng ban thường trực Ban
Chỉ huy PCTT&TKCN) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
4
|
Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
|
5
|
Phó Giám đốc Sở NN và PTNT phụ trách phòng chống
thiên tai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
6
|
Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
|
PHỤ LỤC 6
DANH SÁCH GỬI MAIL BÁO CÁO NHANH HÀNG NGÀY
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
STT
|
Đối tượng nhận
mail
|
1
|
Trợ lý và Thư ký của Phó Thủ tướng Chính phủ -
Trưởng ban
|
2
|
Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống
thiên tai
|
3
|
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
thư ký lãnh đạo Bộ
|
4
|
Cán bộ làm đầu mối liên hệ giúp việc thành viên
Ban Chỉ đạo
|
5
|
Lãnh đạo và cán bộ các đơn vị thuộc Cục Quản lý
đê điều và Phòng, chống thiên tai
|
PHỤ LỤC 7
NHIỆM VỤ CỦA CÁC CÁN BỘ TRỰC BAN
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
Nhiệm vụ của các cán bộ trực ban do Trưởng ca trực
phân công, bao gồm:
1. Cán bộ trực 1:
- Biên soạn tin nhắn Viber về tình hình thời tiết,
thiên tai trong ngày gửi lúc 06h30 sáng hàng ngày.
- Soạn báo cáo PowerPoint.
- Gọi điện trực ban địa phương để kiểm tra, xác minh
kịp thời các thông tin khi xảy ra mưa lớn; Ghi chép thông tin vào sổ trực ban
(nội dung chính, danh tính, địa chỉ, số điện thoại người cung cấp, thời
gian...).
- Thực hiện nhiệm vụ do trưởng ca trực phân công.
2. Các cán bộ trực 2, 3, 4:
- Dự họp giao ban ca trực đúng giờ, trang phục và
ngồi đúng vị trí quy định.
- Tiếp nhận, bàn giao đầy đủ tài liệu, sổ trực ban,
sổ giao ban.
- Thường xuyên kiểm tra mail của Văn phòng thường
trực, văn bản fax, trong đó các bản tin của Đài KTTV vào các ốp thời gian.
- Theo dõi, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo thiên
tai từ Đài KTTV, lượng mưa, mực nước qua hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam.
- Tìm kiếm, nắm bắt các thông tin tình hình thiên
tai, thiệt hại qua các trang mạng Internet.
- Tổng hợp số liệu phục vụ báo cáo nhanh, báo cáo tại
các cuộc họp theo hướng dẫn của trưởng ca trực.
- Theo dõi thời sự trên kênh VTV1 vào 06h, 12h, 19h
và 23h hàng ngày.
- Chuẩn bị sẵn sàng máy móc, thiết bị phục vụ họp
giao ban trước 07h00 hàng ngày.
- Gửi email, cập nhật báo cáo nhanh, công điện, văn
bản chỉ đạo lên Website của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.
- Ghi chép thành phần giao ban.
- Sắp xếp các văn bản qua văn thư, fax, email vào
các cặp phân loại văn bản.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do trưởng ca trực phân
công.
Tùy theo diễn biến thực tế, trưởng ca trực điều chỉnh
phân công nhiệm vụ của các cán bộ trực ban cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 8
DANH SÁCH WEBSITE PHỤC VỤ THU THẬP THÔNG TIN THIÊN TAI
QUỐC TẾ
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
1. Trung tâm AHA: https://ahacentre.org/
2. Cơ quan ứng phó khẩn cấp Hoa Kỳ: https://www.fema.gov/
3. Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ: https://www.weather.gov/
4. Cơ quan Khảo sát địa chất Hoa Kỳ: https://www.usgs.gov/
5. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản: http://www.jma.go.jp/en/
6. Cơ quan Khí tượng Trung Quốc: cma.gov.vn
7. Ủy ban quản lý thiên tai Philippines: http://www.ndrrmc.gov.ph/
PHỤ LỤC 9
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN DỰ HỌP TRƯỜNG HỢP TRỰC TĂNG
CƯỜNG DO LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC CHỦ TRÌ
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
STT
|
Cơ quan
|
1
|
Đại diện Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia - Tổng cục
Khí tượng thủy văn
|
2
|
Đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT
|
|
- Cục Thủy lợi (tình huống mưa lũ)
|
- Các Cục: Kiểm ngư, Thủy sản (tình huống bão,
ATNĐ)
|
- Các đơn vị khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo
VPTT phụ trách ca trực
|
3
|
Cơ quan đầu mối giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo
thuộc các Bộ ngành:
|
|
Bộ Công Thương (tình huống mưa lũ)
|
Văn phòng Ủy ban QG ƯPSCTT&TKCN (tình huống
bão, ATNĐ, mưa lũ)
|
4
|
Đại diện Tập đoàn EVN (tình huống mưa lũ)
|
PHỤ LỤC 10
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN DỰ HỌP TRƯỜNG HỢP TRỰC
TĂNG CƯỜNG DO PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC, PHÓ TRƯỞNG BAN CHỦ TRÌ
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
STT
|
Cơ quan
|
1
|
Lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia - Tổng cục
Khí tượng thủy văn
|
2
|
Đại diện một số đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và PTNT
|
|
- Cục Thủy lợi
|
- Các Cục: Kiểm ngư, Thủy sản
|
- Cục Trồng trọt
|
- Cục Quản lý XDCT
|
3
|
Cơ quan đầu mối giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo
thuộc các Bộ ngành:
|
|
Bộ Công Thương
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Bộ Ngoại giao (trong tình huống bão trên biển
Đông)
|
Bộ Công an
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
|
Đài Truyền hình Việt Nam
|
Đài Tiếng nói Việt Nam
|
Văn phòng Ủy ban QG ƯPSCTT&TKCN
|
4
|
Đại diện Tập đoàn EVN
|
PHỤ LỤC 11
DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN DỰ HỌP TRƯỜNG HỢP TRỰC
TĂNG CƯỜNG DO PHÓ THỦ TƯỚNG - TRƯỞNG BAN HOẶC LÃNH ĐẠO CHÍNH PHỦ CHỦ TRÌ
(Kèm theo Quyết định số 04/QĐ-QGPCTT ngày 11/4/2023 của Trưởng Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng, chống thiên tai)
STT
|
Cơ quan
|
1
|
Lãnh đạo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia - Tổng cục
Khí tượng thủy văn
|
2
|
Lãnh đạo một số cơ quan liên quan thuộc Bộ Nông
nghiệp và PTNT
|
3
|
- Cục Thủy lợi
|
- Các Cục: Kiểm ngư, Thủy sản
|
- Cục Trồng trọt
|
- Cục Quản lý XDCT
|
4
|
Văn phòng Chính phủ
|
5
|
Bộ Quốc phòng
|
6
|
Bộ Công Thương
|
7
|
Bộ Giao thông vận tải
|
8
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
9
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
10
|
Bộ Công an
|
11
|
Bộ Ngoại giao (trong tình huống bão trên biển
Đông)
|
12
|
Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSC,TT&TKCN
|
13
|
Bộ Tư lệnh BĐBP
|
14
|
Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
15
|
Tập đoàn EVN
|
[1] Việt Nam có 7/13 lưu vực
sông lớn, quan trọng là sông liên quốc gia, trong đó 71,7% diện tích lưu vực
sông bên ngoài lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam lại là quốc gia hạ nguồn của các
lưu vực sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công, sông Mã... Các tác nhân như hạn
hán, lũ lụt trên các lưu vực sông liên quốc gia, vận hành hồ chứa ở các quốc
gia thượng nguồn; khai thác sử dụng nước và các hoạt động phát triển kinh tế của
các quốc gia thượng nguồn;.., sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Ngoài ra,
các thông tin về bão ảnh hưởng đến các quốc gia khác trước khi ảnh hưởng đến Việt
Nam, đặc biệt là bão trên thái bình dương thường qua Philipin trước khi đổ bộ
vào Việt Nam...; động đất và hệ lụy sóng thần tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng
đến Việt Nam, không khí lạnh từ Trung Quốc và thông tin về các loại hình thiên
tai khác cần được theo dõi, nắm bắt để chủ động ứng phó.
[2] Các thông tin về loại
hình thiên tai ở khu vực và quốc tế: vị trí, nguyên nhân, cường độ, các yếu tố
đặc trưng của thiên tai (vận tốc, mực nước, lưu lượng,...), cấp độ rủi ro, phạm
vi ảnh hưởng, thiệt hại ban đầu.
Các thông tin về nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam: Thời
gian dự kiến ảnh hưởng đến Việt Nam; khu vực dự kiến bị ảnh hưởng; các yếu tố
liên quan đến thiên tai khi ảnh hưởng đến Việt Nam; nguy cơ thiệt hại do thiên
tai gây ra.