ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2012/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 06 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN
QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di
sản văn hóa ngày 29/6/2011 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định
số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa;
Căn cứ Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 25/TTr-SNV ngày 31 tháng 02 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này bản Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
điều kiện, trình tự thủ tục thành lập và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý di tích
cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có thành lập
Ban quản lý di tích thuộc tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ VHTTDL;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra VBQPPL, UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp; Báo Lào Cai; Công báo tỉnh;
- Sở Nội vụ (03 bản);
- Như điều 3 QĐ;
- Lưu: VT, TH, VX, NC.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Vịnh
|
QUY ĐỊNH
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, ĐIỀU
KIỆN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN QUẢN LÝ DI TÍCH CẤP
HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 06/02/2012 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương 1.
TÊN GỌI, VỊ
TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định
về tên gọi, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện, trình tự thủ tục
thành lập, thẩm quyền thành lập, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban quản lý di
tích cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Tên gọi Ban quản lý di tích
1. Đối với Ban quản
lý di tích cấp huyện: Ban Quản lý di tích gắn với tên huyện, thành phố.
2. Đối với Ban quản
lý di tích cấp xã: Ban quản lý di tích gắn với tên di tích thuộc xã, phường, thị
trấn đó hoặc Ban quản lý di tích gắn với tên xã, phường, thị trấn (nơi không
thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện).
Điều 3. Vị trí, chức năng.
1. Ban quản lý di
tích cấp huyện: là đơn vị sự nghiệp có thu (tự đảm bảo một phần kinh phí) trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố tổ chức các hoạt động bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích ở
trên địa bàn huyện, thành phố. Ban quản lý di tích chịu sự chỉ đạo quản lý trực
tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện,
thành phố, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.
Ban quản lý di
tích cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo
quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý di
tích cấp xã trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (nơi không thành lập
Ban quản lý di tích cấp huyện): Có chức năng giúp Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích ở trên địa bàn
xã, phường, thị trấn. Ban Quản lý di tích chịu sự chỉ đạo quản lý trực tiếp, toàn
diện của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Văn hóa và Thông tin và của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Ban Quản lý di
tích cấp xã sử dụng tài khoản, con dấu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
để giao dịch.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý di tích
1. Tổ chức các hoạt
động bảo vệ và khai thác phát huy giá trị văn hóa của các di tích được giao quản
lý theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
2. Tổ chức việc kiểm
kê, bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích được giao; huy động các nguồn lực, xã hội
hóa hoạt động bảo vệ, tôn tạo di tích theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có di tích và các cơ quan liên quan tổ
chức lễ hội truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, du lịch tại các di tích
được giao theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.
4. Phối hợp với
các ngành chức năng lập dự án quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích.
Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu, sưu tầm, tuyên
truyền phát huy giá trị tinh thần của các di tích được giao quản lý.
5. Gắn bia, biển,
nội quy, sơ đồ bảo vệ, giới thiệu tại di tích. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân thăm quan và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia lập hồ
sơ đất đai của di tích đang quản lý, sử dụng gửi cơ quan chức năng xem xét, thẩm
định và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất được giao đúng với mục
đích, khoanh vùng bảo vệ di tích.
7. Tổ chức các hoạt
động dịch vụ tại di tích được giao quản lý phù hợp với quy định hiện hành và
triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại các di tích thuộc thẩm
quyền quản lý.
8. Quản lý viên chức,
lao động; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí theo phân cấp và
quy định của Nhà nước.
9. Tổ chức kiểm
tra và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra để giữ gìn và phát huy giá
trị di tích. Lập biên bản kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong khu vực được giao quản lý.
10. Thực hiện báo
cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo đột xuất với Phòng Văn hóa và
Thông tin, Ủy ban nhân dân cùng cấp; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan
có liên quan theo quy định;
11. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
Chương 2.
THÀNH LẬP VÀ
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY BAN QUẢN LÝ DI TÍCH
Điều 5. Điều kiện thành lập Ban quản lý di tích
1. Điều kiện thành
lập Ban quản lý di tích cấp huyện.
Ban quản lý di
tích cấp huyện được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tối thiểu từ
4 di tích, danh thắng đã được công nhận và xếp hạng (cấp Quốc gia, cấp tỉnh) hoặc
có từ 01 di tích có giá trị quan trọng (cấp Quốc gia đặc biệt, cấp Quốc gia) về
văn hóa, lịch sử, khoa học, kiến trúc, thắng cảnh, cần yêu cầu chuyên môn cao nằm
trên địa bàn huyện, thành phố quản lý. Di tích được Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đánh giá quan trọng và yêu cầu chuyên môn cao trên địa bàn tỉnh.
b) Đảm bảo đơn vị
có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần
còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một
phần chi phí hoạt động) theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Điều kiện thành
lập Ban quản lý di tích cấp xã.
Ban quản lý di
tích cấp xã được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có di tích đơn
lẻ nằm trên địa giới hành chính xã, phường, thị trấn nơi không đủ điều kiện
thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện và di tích đó đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền công nhận và xếp hạng (cấp Quốc gia, cấp tỉnh);
b) Đảm bảo nguyên
tắc thu, chi tài chính theo quy định hiện hành.
Điều 6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập Ban quản lý di tích
1. Ban quản lý di
tích cấp huyện:
a) Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố lập hồ sơ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này gửi Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Nội vụ thẩm định trước khi trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
b) Trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài
chính có ý kiến tham gia bằng văn bản gửi Sở Nội vụ để tổng hợp trình UBND tỉnh
quyết định, trường hợp không đủ điều kiện Sở Nội vụ có trách nhiệm trả lời bằng
văn bản.
c) Hồ sơ đề nghị
thành lập Ban quản lý di tích cấp huyện gồm:
- Tờ trình đề nghị
thành lập Ban quản lý di tích;
- Đề án thành lập
Ban quản lý di tích;
- Danh mục di tích
và bản sao Quyết định di tích đã được công nhận, xếp hạng;
- Văn bản của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá di tích là quan trọng và yêu cầu chuyên
môn cao (nếu có);
2. Ban quản lý di
tích cấp xã (di tích đơn lẻ):
a) Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn nơi có di tích xây dựng đề án thành lập Ban quản lý các di
tích đơn lẻ gửi Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Nội
vụ thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn
06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Văn hóa và Thông tin,
Phòng Tài chính - Kế hoạch, có ý kiến tham gia bằng văn bản gửi Phòng Nội vụ để
tổng hợp trình UBND huyện quyết định thành lập, trường hợp không đủ điều kiện
Phòng Nội vụ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
c) Hồ sơ đề nghị
thành lập Ban quản lý các di tích đơn lẻ gồm:
- Tờ trình đề nghị
thành lập Ban quản lý di tích;
- Đề án thành lập
Ban quản lý di tích;
- Bảo sao Quyết định
di tích đã được công nhận, xếp hạng;
Điều 7. Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý di tích cấp huyện
1. Tổ chức bộ máy
của Ban quản lý di tích:
a) Lãnh đạo Ban, gồm:
Trưởng ban và không quá 02 Phó trưởng ban.
Trưởng ban chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban.
Phó trưởng ban là
người giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác và chịu trách nhiệm
trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban
vắng mặt, một Phó trưởng ban được Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của
Ban.
b) Cán bộ và cộng
tác viên, người lao động:
Chức năng, nhiệm vụ
của cán bộ, cộng tác viên Ban quản lý di tích do Trưởng Ban quy định cụ thể và
làm việc theo nguyên tắc trực tuyến.
2. Biên chế của
Ban quản lý di tích.
a) Biên chế của
Ban quản lý di tích thuộc biên chế sự nghiệp cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh
giao hàng năm. Trong đó, biên chế cứng đảm nhiệm chức danh Trưởng ban và kế
toán.
b) Việc bố trí sử
dụng cán bộ, viên chức của Ban quản lý di tích theo đúng tiêu chuẩn chức danh
nhà nước quy định và đảm bảo tinh gọn, hợp lý, phát huy được năng lực, sở trường
của cán bộ, viên chức.
c) Việc điều động,
luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu, miễn nhiệm và thực hiện
các chế độ, chính sách đối với Trưởng ban và Phó trưởng ban, cán bộ, viên chức,
người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý về
công tác tổ chức cán bộ của tỉnh.
Điều 8. Tổ chức bộ máy của Ban quản lý di tích cấp xã (di tích đơn lẻ)
1. Tổ chức bộ máy
của Ban quản lý di tích gồm: Trưởng ban, không quá 02 Phó trưởng ban và các
thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
a) Trưởng ban là
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm. Trưởng ban chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban quản lý di tích.
b) Phó trưởng ban
là đại diện trưởng thôn, tổ dân phố hoặc người am hiểu về di tích, người có uy
tín cư trú tại nơi có di tích được nhân dân đề xuất. Phó trưởng ban giúp Trưởng
ban điều hành một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt Phó trưởng ban được
Trưởng ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban.
c) Cán bộ trong
Ban quản lý là công chức Văn hóa, Kế toán, Công an, Quân sự, Đoàn Thanh niên của
xã, phường, thị trấn và các thành viên khác liên quan đến di tích làm việc theo
chế độ kiêm nhiệm. Ngoài ra, tùy theo từng điểm, quy mô của di tích có thể hợp
đồng (ngắn hạn, mùa vụ) với cộng tác viên, người lao động.
Điều 9. Kinh phí hoạt động.
Kinh phí hoạt động
của Ban quản lý di tích thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 10. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn
thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình
thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần điều chỉnh, Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định./.