ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2005/QĐ-UB
|
Lai
Châu, ngày 07 tháng 01 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V: BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN DỤNG, CHẾ ĐỘ TẬP SỰ, ĐIỀU ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ban hành ngày 10/12/2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh.
Căn cứ vào Nghị định số:
114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn.
Căn cứ Thông tư số: 03/2003/TT-BNV
ngày 16/ 01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số:
114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn.
Căn cứ Quyết định số:
04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định
tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tuyển
dụng, chế độ tập sự, điều động và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn” thuộc tỉnh Lai Châu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông (bà): Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh,
Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Sở, Ban,
Ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ
- TT Tỉnh ủy
- TTHĐND tỉnh
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- Như điều 3
- Lưu VP-NC-SNV
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Quang
|
QUY CHẾ
TUYỂN DỤNG, CHẾ ĐỘ TẬP SỰ, ĐIỀU ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÔNG CHỨC
XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2005/QĐ-UB ngày 07 tháng 01 năm 2005 của
UBND tỉnh Lai châu)
I. Đối tượng điều
chỉnh.
Đối tượng điều chỉnh của quy chế này
là những công chức xã, phường thị trấn (sau đây gọi chung là công chức cấp xã)
được quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2003 của Chính Phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Chỉ huy trưởng quân sự
- Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực
lượng công an chính quy)
- Văn phòng-Thống kê
- Địa chính-Xây dựng
- Tài chính-Kế hoạch
- Tư pháp-Hộ tịch
- Văn hóa-Xã hội
II. Tuyển dụng
công chức xã
1. Điều kiện tuyển dụng
Người đăng ký dự tuyển vào làm công
chức xã phải là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại địa phương, có phẩm
chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh
công chức cần tuyển dụng sau đây:
* Tiêu chuẩn chung:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động
nhân dân thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước ở địa phương.
- Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô
tư, công tâm thạo việc, tận tụy với nhân dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu
tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ
hội, gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận
chính trị, quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để
làm việc có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có đủ sức khỏe để làm việc
- Tuổi đời: Không quá 35 tuổi
- Trình độ học vấn: Tối thiểu tốt
nghiệp THCS trở lên
- Lý luận chính trị: Sơ cấp lý luận
chính trị trở lên
* Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng
chức danh công chức xã:
- Chỉ huy trưởng Quân sự
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự;
Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp về quân sự, sỹ quan dự bị
cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý nhà nước
về quốc phòng cấp xã. Sử dụng thành thạo trang thiết bị phục vụ cho công tác
chuyên môn
- Trưởng công an xã (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy)
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành công
an; Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải qua lớp bồi dưỡng chương trình huấn luyện
trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng
phải được bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo trang thiết
bị phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Văn phòng-Thống kê
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành về một
trong các ngành Văn thư-Lưu trữ, Hành chính-Văn phòng, Luật. Nếu mới tuyển dụng
lần đầu phải có trình độ trung cấp của 1 trong 3 ngành Văn thư-Lưu trữ, Hành
chính-Văn phòng, trung cấp Luật trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải bồi dưỡng
kiến thức về quản lý hành chính Nhà nước (Nếu chưa qua trung cấp Hành chính). Đối
với Thị trấn và Phường, phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác
chuyên môn.
- Địa chính-Xây dựng
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành Địa chính
hoặc Xây dựng; Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Địa chính
hoặc Xây dựng. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai,
đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước. Đối với Thị trấn và Phường, phải sử
dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
- Tài chính-Kế toán
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về Tài chính-Kế
toán; Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Tài chính-Kế toán
trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua quản lý hành chính Nhà nước. Đối với
Thị trấn và Phường, phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên
môn.
- Tư pháp-Hộ tịch
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã;
Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Luật trở lên. Sau khi được
tuyển dụng phải qua quản lý hành chính Nhà nước. Đối với Thị trấn và Phường, phải
sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
- Văn hóa-Xã hội
Đối với công chức đang công tác ở các
xã hiện nay, tối thiểu phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong
các ngành Văn hóa-Nghệ thuật, quản lý Văn hóa-Thông tin, nghiệp vụ Lao động-Thương
binh và xã hội; Nếu mới tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về
một trong các ngành nêu trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản
lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn có liên quan tới nhiệm vụ được giao.
Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn. Đối với Thị
trấn và Phường, phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
2. Hình thức tuyển dụng
Căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh
nên việc tuyển dụng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh áp dụng
hình thức xét tuyển
3. Ưu tiên trong xét tuyển dụng:
Trong trường hợp 1 chức danh công chức
có nhiều người đăng ký tuyển dụng thì thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Người dân
tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú tại xã là anh hùng lực lượng vũ
trang; anh hùng lao động; thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh
tình nguyện công tác ở các xã trong huyện.
4. Căn cứ tuyển dụng:
Căn cứ vào chỉ tiêu, số lượng công chức
được tuyển dụng theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và nhu cầu công việc, Chủ
tịch UBND huyện xây dựng kế hoạch xét tuyển dụng. Thành lập Hội đồng xét tuyển
dụng công chức của huyện.
5. Thông báo tuyển dụng:
Căn cứ vào biên chế được giao và nhu
cầu sử dụng cán bộ, công chức xã, UBND huyện thông báo trước 15 ngày về tiêu
chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng, UBND huyện tổng
hợp, xét duyệt hồ sơ làm văn bản đề nghị Sở Nội vụ xem xét, Quyết định. Giám đốc
Sở Nội vụ được sự ủy quyền của UBND tỉnh ra Quyết định tuyển dụng cán bộ, công
chức xã
6. Hội đồng xét tuyển dụng
* Hội đồng xét tuyển dụng công
chức xã gồm 5 người:
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng là chủ
tịch UBND huyện.
- Phó chủ tịch Hội đồng xét tuyển dụng
2 người gồm:
+ Trưởng phòng tổ Tổ chức LĐTB&XH
huyện (hoặc Phó phòng phụ trách mảng chính quyền)
+ Trưởng phòng (hoặc Phó phòng) xây dựng
chính quyền địa phương Sở Nội vụ
- Ủy Viên Hội đồng xét tuyển dụng:
+ 1 Ủy viên là chủ tịch UBND xã
+ 1 Ủy viên kiêm thư ký là chuyên
viên Phòng Tổ chức LĐTB&XH huyện theo dõi mảng chính quyền
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
xét tuyển dụng
- Hội đồng tuyển dụng làm việc theo
nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thông báo công khai kế hoạch xét
tuyển dụng, thể lệ, quy chế, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; hồ sơ cần thiết
của người dự xét tuyển.
- Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển,
công bố danh sách những người đủ điều kiện xét tuyển.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo của người
dự tuyển.
7. Xác định người trúng tuyển
Người trúng tuyển trong quá trình xét
tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được Hội đồng xét tuyển dụng xem xét
và nhất trí đề nghị Sở Nội vụ ra Quyết định tuyển dụng.
8. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng
và nhận việc
Chậm nhất là 2 ngày kể từ ngày Hội đồng
xét tuyển dụng tiến hành xét tuyển công chức, chủ tịch Hội đồng xét tuyển dụng
công chức cấp xã phải ra thông báo công bố danh sách người trúng tuyển.
Chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày ra
thông báo danh sách người trúng tuyển, Sở Nội vụ phải ra Quyết định tuyển dụng
chính thức với những công chức đã trúng tuyển.
Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ra
quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng phải đến nhận nhiệm vụ tại UBND
xã. Trường hợp có lý do chính đáng không thể đến nhận nhiệm vụ đúng thời hạn,
người tuyển dụng phải có đơn xin gia hạn và được Chủ tịch UBND xã đồng ý nhưng
không quá 30 ngày.
Quá thời hạn trên, người được tuyển dụng
không đến nhận việc, Chủ tịch UBND xã báo cáo về Chủ tịch UBND huyện và UBND
huyện gửi thông báo lên Sở Nội vụ ra Quyết định hủy bỏ Quyết định tuyển dụng và
có phương án tuyển dụng mới công chức.
III. Chế độ tập sự
đối với công chức cấp xã:
Người được tuyển dụng làm công chức cấp
xã phải thực hiện chế độ tập sự đủ thời gian 6 tháng. Trong thời gian tập sự,
Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm phân công cán bộ, công chức hướng dẫn người tập
sự để người tập sự làm đúng chức trách nhiệm vụ của ngạch công chức sẽ được bổ
nhiệm; rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách
nhiệm trong quá trình thực hành, công vụ.
Khi hết thời hạn tập sự, người tập sự
phải viết báo cáo kết quả tập sự, người hướng dẫn có bản nhận xét đối với người
tập sự. UBND cấp xã căn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự,
nếu đủ tiêu chuẩn thì Chủ tịch UBND xã gửi kết quả tập sự lên UBND huyện. UBND
huyện xem xét và đề nghị Sở Nội vụ ra Quyết định tuyển dụng.
IV. Điều động,
thuyên chuyển công chức xã
Căn cứ tình hình thực tế tại địa
phương, Chủ tịch UBND huyện gửi danh sách, hồ sơ điều động, thuyên chuyển công
chức cấp xã lên sở Nội vụ Quyết định. Tuy nhiên, việc điều động, thuyên chuyển
công chức cấp xã chỉ được áp dụng sau khi công chức xã có thời gian công tác tại
xã ít nhất là 2 năm. Những trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Sở Nội vụ.
IV. Trách nhiệm
quản lý công chức xã
UBND các huyện căn cứ vào các quy định
tại Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ phải lập hồ sơ, phiếu
quản lý công chức theo hướng dẫn của Sở nội vụ. Thực hiện báo cáo thống kê hàng
năm về số lượng, chất lượng, kết quả bố trí, sử dụng cán bộ công chức xã.
Hàng năm, UBND huyện căn cứ kế hoạch
kiểm tra, thanh tra của tỉnh để xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra,
thanh tra công tác quản lý, sử dụng, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với
cán bộ công chức cấp xã.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
khen thưởng, kỷ luật liên quan đến công tác công chức cấp xã thực hiện theo các
quy định từ Điều 16 đến Điều 22, Chương V của Nghị định số: 114/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Riêng đối với công tác đào tạo, bồi
dưỡng công chức xã: Hàng năm UBND các huyện có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức
bồi dưỡng tạo nguồn, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ công chức xã gửi về
Sở Nội vụ chậm nhất là ngày 30 tháng 11 trong năm để xây dựng kế hoạch đào tạo
chung toàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.