ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2003/QĐ-UB
|
Thái Bình,
ngày 13 tháng 01 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC XÉT TUYỂN DỤNG CÔNG
CHỨC GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG, MẦM NON
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
24/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP ngày 29/4/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban
Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn việc xét tuyển dụng
công chức giáo viên phổ thông, mầm non;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ
chức Chính quyền và Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định của
UBND tỉnh về việc xét tuyển dụng công chức giáo viên phổ thông, mầm non.
Điều 2. Trưởng ban Tổ chức Chính quyền chủ trì cùng Giám
đốc sở Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn thực hiện cụ thể quy định việc xét tuyển dụng
công chức giáo viên phổ thông mầm non.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ
chức Chính quyền tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo, Giám đốc các sở, Thủ trưởng
các ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT
- Bộ Nội vụ
- TT Tỉnh ủy
- TT HĐND, UBND tỉnh
- Như điều 3
- Lưu VT, NC
|
T/M ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Bùi Tiến Dũng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC XÉT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC GIÁO VIÊN PHỔ
THÔNG, MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-UB ngày 13 tháng 01 năm 2003)
Chương I
NGUYÊN TẮC, VI
PHẠM, ĐỐI TƯỢNG
Điều 1. Từ năm học 2002 - 2003 trở đi, việc tuyển dụng
công chức giáo viên phổ thông, mầm non trong tỉnh thực hiện mỗi năm một lần vào
đầu năm học theo hình thức xét tuyển; do Hội đồng xét tuyển của tỉnh xét tuyển
theo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng xã hội, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ
của ngạch và được bố- trí đúng việc, đủ việc theo quy định.
Điều 2. Phạm vi xét, tuyển dụng đối với giáo viên giảng
dạy tại các cơ sở giáo dục công lập bậc phổ thông, mầm non.
Điều 3. Đối tượng xét tuyển dụng là công dân Việt Nam,
có nguyện vọng giảng dạy trong các trường phổ thông, mầm non trong tỉnh, đã tốt
nghiệp các khoa sư phạm, các trường sư phạm trong nước và ngoài nước; nếu tốt
nghiệp đại học hoặc cao đẳng khác về một chuyện ngành có giảng dạy trong chương
trình trường phổ thông thì phải qua lớp nghiệp vụ sư phạm theo nội dung chương
trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN
Điều 4. Hội đồng xét tuyển giáo viên phổ thông, mầm non:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
ra quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển hàng năm của tỉnh, thành phần gồm:
- Chủ tịch Hội đổng là Phó chủ tịch
UBND tỉnh phụ trách khối Văn xã.
- Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng
là Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo.
- Phó chủ tịch Hội đồng là Trưởng
ban Tổ chức Chính quyền.
- Các ủy viên gồm: Phó giám đốc sở
Giáo dục - Đào tạo phụ trách bậc học có nhu cầu xét tuyển dụng giáo viên; Trưởng
phòng Tổ chức cán bộ sở Giáo dục - Đào tạo là ủy viên kiêm thư ký Hội đồng; Trưởng
phòng Cán bộ công chức ban Tổ chức Chính quyền; Trưởng phòng chuyện môn từng bậc
học của sở Giáo dục - Đào tạo có nhu cầu xét tuyển dụng giáo viên; chuyện viên
Văn phòng HĐND và UBND tỉnh.
2. Hội đồng xét tuyển có nhiệm vụ:
- Thông báo công khai cụ thể chỉ
tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng tuyển dụng (dưới đây gọi là người dự tuyển).
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc
tiếp nhận hồ sơ của những người dự tuyển.
- Giúp Chủ tịch UBND tỉnh xem xét
tuyển dụng công chức giáo viên phổ thông, mầm non bảo đảm đúng nguyên tắc, quy
trình, thủ tục, chế độ chính sách.
- Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh
xem việc tuyển dụng công chức giáo viên phổ thông, mầm non phù hợp với điều kiện
thực tế của tỉnh và những quy định chung của Nhà nước.
- Tổng hợp kết quả xét tuyển báo
cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tuyển dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
xét tuyển:
- Hội đồng xét tuyển giáo viên phổ
thông, mầm non làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
- Mọi quyết định của Hội đồng qua,
các kỳ họp do Chủ tịch Hội đồng điều khiển.
- Hội đồng tự giải thể sau khi
hoàn thành công tác xét tuyển giáo viên phổ thông, mầm non hàng năm.
Điều 5. Giúp việc Hội đồng xét tuyển có tổ thư ký do Ủy
viên kiêm Thư ký Hội đồng làm Tổ trưởng.
1. Thành phần tổ thư ký có từ 3-5
chuyện viên giúp việc do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định.
2. Nhiệm vụ của tổ thư ký:
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của
những người dự tuyển theo đúng quy định.
- Tổng hợp lập danh sách những người
dự tuyển công chức giáo viên phổ thông, mầm non và sắp xếp thứ tự từ người có bằng
và có kết quả học từ cao xuống, các đối tượng chĩnh sách ưu tiên theo quy định
của Nhà nước.
- Báo cáo đầy đủ kết quả thẩm định,
hồ sơ của những người dự tuyển và những khó khăn, vướng mắc để Hội đồng xét tuyển
xem xét, giải quyết.
Chương III
QUY TRÌNH VÀ THỦ
TỤC XÉT TUYỂN
Điều 6. Căn cứ biên chế sự nghiệp giáo dục phổ thông, mầm
non được UBND tỉnh giao và nhu cầu bổ sung giáo viên trong năm học của các trường
phổ thông, mầm non, ban Tổ chức Chính quyền chủ trì cùng sở Giáo dục - Đào tạo
xây dựng đề án trình UBND tỉnh quyết định số lượng xét tuyển biên chế của từng
ngành học, bậc học, môn học và thành lập Hội đồng xét tuyển.
Điều 7. Trước khi xét tuyển ít nhất một tháng, Hội đồng
xét tuyển phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công
khai tại ban Tổ chức Chính quyền, sở Giáo dục - Đào tạo, UBND huyện, thị xã và
các phòng Tổ chức - Lao động, phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã về số lượng,
điều kiện, đối tượng giáo viên cần tuyển dụng, địa điểm, thời gian nộp hồ sơ,
thủ tục hồ sơ dự tuyển.
Điều 8.
1- Đơn vị tiếp
nhận hồ sơ:
- Phòng Tổ chức Cán bộ sở Giáo dục
- Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển vào các trường THPT, mầm
non trực thuộc sở Giáo dục - Đào tạo.
- Phòng Tổ chức - Lao động chủ trì
kết hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã tiếp nhận hồ sơ của người
đăng ký dự tuyển vào các trường THCS, tiểu học, mầm non trực thuộc UBND huyện,
thị xã.
Những người được phân công tiếp nhận
hồ sơ phải hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện và thủ tục hồ sơ đăng ký dự
tuyển, không được gây phiền hà, phân biệt địa phương, phân biệt con em trong
ngành, ngoài ngành.
2- Quy định về thủ tục hồ sơ:
Hồ sơ của người dự tuyển công chức
giáo viên phổ thông, mầm non gồm có:
+ Đơn xin tuyển dụng (mẫu chung
theo quy định).
+ Bản khai sơ yếu lý lịch (do UBND
xã, phường, thị trấn noi cư trú hoặc trường chuyện nghiệp xác nhận).
+ Bản sao cỏ công chứng học bạ, bằng
tốt nghiệp theo yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch giáo viên từng cấp học,
bậc học (xuất trình bản chính với nơi nhận hồ sơ để đối chiếu).
+ Giấy khám sức khỏe của Bệnh viện
Đa khoa tỉnh hoặc Trung tâm Y tế huyện, thị xã.
+ Giấy chứng nhận con liệt sĩ, con
thương binh, bệnh binh nếu có (bản chính) của cấp có thẩm quyền.
+ 2 ảnh cỡ 4 x 6.
Một phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ,
họ tên người nhận để thông báo kết quả xét tuyển.
- Việc nhận hồ sơ được tổ chức
ngay sau khi thông báo công khai việc xét tuyển. Sau 20 ngày kể từ ngày thông
báo công khai việc xét tuyển, phòng Tổ chức Cán bộ, sở Giáo dục - Đào tạo tổng
hợp danh sách và hồ sơ đăng ký dự tuyển báo cáo Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo;
phòng Tổ chức - Lao động chủ trì kết hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị
xã tổng hợp báo cáo với UBND huyện, thị xã để đăng ký với Hội đồng xét tuyển của
tỉnh. Khi xét duyệt danh sách đăng ký với Hội đồng xét tuyển của tỉnh, sở Giáo
dục - Đào tạo, UBND huyện, thị xã không được loại bỏ người đúng đối tượng, đủ
tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển.
3- Danh sách và hồ sơ đăng ký dự
tuyển giáo viên phổ thông, mầm non của sở Giáo dục - Đào tạo và UBND huyện, thị
xã gửi về tổ thư ký của Hội đồng xét tuyển chậm nhất là ngày thứ 30 kể từ ngày
thông báo công khai việc xét tuyển. Tổ thư ký của Hội đồng xét tuyển có trách
nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp phân loại chế độ ưu tiên và kết quả học tập của
những người đăng ký dự tuyển.
Điều 9. Tiêu chuẩn, chế độ xét tuyển dụng:
Căn cứ vào số lượng được tuyển dụng
của từng cấp học, bậc học, việc xét tuyển dụng giáo viên cho cấp học, bậc học,
môn học theo nguyện vọng đăng kỷ của người dự tuyển được xét tuyển theo thứ tự
các đối tượng sau:
1- Người dự tuyển có trình độ trên
chuẩn (thạc sỹ, cao học, sau đại học), có bằng tốt nghiệp loại giỏi; Người dự
tuyển là con liệt sỹ, con thương binh nặng, bệnh binh nặng (mất sức lao động vì
thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên), bản thân là thương binh, quân nhân bị tai
nạn lao động mất sức lao động còn đủ khả năng làm việc, có bằng tốt nghiệp.
2- Người dự tuyển là con thương
binh, con bệnh binh, con quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 80%
trở xuống có bằng tốt nghiệp loại khá.
3- Người dự tuyển có bằng tốt nghiệp
loại khá.
4- Người dự tuyển là con thương
binh, con bệnh binh, con quân nhân bị bệnh nghề nghiệp mất sức lao động từ 80%
trở xuống có bằng tốt nghiệp loại trung bình.
5- Người dự tuyển có bằng tốt nghiệp
loại trung bình.
6- Người có bằng tốt nghiệp giảng
dạy ở bậc học cao hơn tình nguyện dạy ở bậc học thấp hơn thì xét theo thứ tự
như các quy định trên.
Trong từng đối tượng quy định trên
được xét theo thứ tự từ người có bằng tốt nghiệp hệ chính quy đến hệ tại chức,
hệ mở rộng; kết quả học tập điểm trung bình toàn khóa từ cao xuống, nếu các
tiêu chí ngang nhau thì người cao tuổi hơn được tuyển trước.
Điều 10. Trình tự và nội dung thực hiện việc xét tuyển dụng:
Chủ tịch Hội đồng chủ trì thực hiện
việc xét tuyển theo trình tự và nội dung công việc sau:
- Tổ trưởng tổ thư ký của Hội đồng
báo cáo trước Hội đồng về số lượng, đối tượng cần tuyển dụng; số người dự tuyển
theo nguyện vọng và danh sách theo quy định về chế độ xét tuyển dụng công chức
giáo viên phổ thông, mầm non; các vấn đề khác có liên quan đến việc xét tuyển.
- Hội đồng xét duyệt danh sách quyết
định người trúng tuyển. Người được tuyển dụng là người được xếp thứ tự từ người
thứ nhất đến người xếp thứ đủ theo số biên chế cần tuyển.
Khi xét duyệt danh sách quyết định
người trúng tuyển ở huyện, thị nào thì Hội đồng xét tuyển của tỉnh mời Phó chủ
tịch phụ trách văn xã, trưởng phòng Tổ chức - Lao động, Trưởng phòng Giáo dục -
Đào tạo huyện, thị đó cùng duyệt.
- Hội đồng thông nhất danh sách những
người trúng tuyển.
- Tổ thư ký giúp Chủ tịch Hội đồng
tổng hợp danh sách trúng tuyển có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Điều 11. Căn cứ quyết định xét tuyển của Chủ tịch UBND tỉnh:
- Thư ký Hội đồng có trách nhiệm
thông báo kết quả xét duyệt bằng văn bản đến người dự tuyển và thông báo công
khai tại sở Giáo dục - Đào tạo, UBND huyện, thị xã.
- Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh ra
quyết định tuyển dụng từng người. Thòi gian nhận việc, tập sự, chế độ tiền
lương của người được tuyển dụng thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 12. Trường THPT chuyện chỉ được tuyển dụng những
người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên. Được quyền tuyển chọn giáo viên qua
kiểm tra thực hành giảng dạy tại trường hoặc tại cơ sở đào tạo khác dưới sự
giám sát của sở Giáo dục - Đào tạo và ban Tổ chức Chính quyền tỉnh. Được quyền
đề nghị người trúng tuyển đúng, đủ tiêu chuẩn, báo cáo về sở Giáo dục - Đào tạo
và ban Tổ chức Chính quyền tỉnh theo quy chế đặc thù của trường chuyện.
Chương VI
TỔ CHỨC THỤC HIỆN
Điều 13. Ban Tổ chức Chính quyền kết hợp với sở Giáo dục
- Đào tạo hướng dẫn thực hiện cụ thể quy định này.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm,
gian lận ảnh hưởng đến việc xét tuyển thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ
luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Quy định này có hiệu lực từ ngày ký quyết định
ban hành; Các quy định trước đây của UBND tỉnh về việc tuyển dụng giáo viên phổ
thông, mầm non trái quy định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện
có gì vướng mắc, phát sinh phải báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.