BỘ
CHÍNH TRỊ
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------
|
Số:
94/QĐ-TW
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2007
|
QUY ĐỊNH
VỀ
XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐẢNG VIÊN VI PHẠM
Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam;
Căn cứ nghị quyết chỉ thị, quy định của Đảng; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước;
Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí
thư khoá X;
Xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,
Bộ Chính trị quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm như sau
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng xử lý kỷ luật
1- Tất cả đảng viên, nếu vi phạm
trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nói, viết và làm trái với
quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, nguyên tắc, quy định của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo; vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; bản
thân hoặc có con kết hôn với người nước ngoài mà không báo cáo đều phải xử lý kỷ
luật theo quy định này.
2- Đảng viên vi phạm trước đây
nhưng sau khi chuyển công tác, nghỉ việc, hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm
thì vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì
phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước
và những nội dung nêu trong quy định này.
Điều 2.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả đảng viên đều bình đẳng
trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị lĩnh vực công tác nào, nếu
vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.
2- Việc thi hành kỷ luật đảng
viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục
và đúng thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung
ương.
3- Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng
viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân
vi phạm, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm; mục
tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.
4- Các hình thức kỷ luật đảng
viên được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đảng viên vi phạm đến
mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh; vi phạm đến mức
khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm
đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị
vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh
cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên.
5- Đảng viên vi phạm pháp luật đến
mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự,
không “xử lý nội bộ”; bị toà án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên
thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình thức thấp hơn, được miễn truy cứu
trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tuỳ nội dung, mức độ, tính chất,
tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét thi hành kỷ luật đảng một cách thích
hợp.
6- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ
luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng
viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời
chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý
kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và
điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội
đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội
viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng
viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng
quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng.
7- Đảng viên vi phạm đang trong
thời gian nghỉ thai sản theo chế độ quy định, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất
khả năng nhận thức, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét,
xử lý kỷ luật.
Điều 3. Những
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng mức kỷ luật
1- Những trường hợp vi phạm có một
hoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm mức kỷ luật:
a) Chủ động báo cáo vi phạm của
mình, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.
b) Chủ động báo cáo, cung cấp
thông tin, phản ánh về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động khắc phục hậu quả vi
phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường những
thiệt hại do mình gây ra.
2- Những trường hợp vi phạm có một
hoặc một số tình tiết sau phải xem xét tăng mức kỷ luật:
a) Đã được tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền nhắc nhở, giáo dục mà không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm.
b) Không tự giác nhận khuyết điểm,
vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu vi phạm.
c) Bao che cho người cùng vi phạm;
trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng
cứ vi phạm.
d) Cung cấp thông tin sai sự thật;
ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm.
đ) Đối phó, cản trở quá trình kiểm
tra, giám sát, thanh tra, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm.
e) Vi phạm do lợi dụng tình trạng
khẩn cấp, thiên tai, chính sách xã hội.
g) Vi phạm gây thiệt hại về vật
chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn.
h) Vi phạm nhiều lần, tái vi phạm;
bị xử lý kỷ luật nhiều lần về cùng nội dung.
i) Vi phạm có tổ chức; là người tổ
chức, chủ mưu, khởi xướng hành vi vi phạm.
k) Ép buộc, vận động, tổ chức,
tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
Chương II.
NỘI DUNG VI PHẠM VÀ HÌNH
THƯC XỬ LÝ
Điều 4. Vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
1- Vi phạm một trong các
trường hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển
trách:
a) Thiếu trách nhiệm trong việc
chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Bị kích động, xúi giục, bị
mua chuộc, lôi kéo hoặc tự mình tham gia các hoạt động làm mất dân chủ, gây mất
đoàn kết nội bộ; nhận xét, đánh giá tùy tiện, có dụng ý xấu đối với cá nhân và
tổ chức.
c) Tự mình hoặc lôi kéo người
khác làm trái nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; vi phạm quy chế dân chủ,
quy chế làm việc của cấp uỷ, các quy định của cơ quan, tổ chức ở nơi công tác.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử
lý kỷ luật theo quy định tại khoản l Điều này mà tái vi phạm, hoặc vi phạm lần
đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phủ quyết ý kiến của đa số khi thông qua nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định,
kết luận thuộc thẩm quyền của tập thể.
b) Vi phạm các quy định về bầu cử
của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Sau khi đã được trình
bày nguyện vọng, hoàn cảnh, khi tổ chức ra quyết định vẫn không chấp hành sự
phân công, điều động, luân chuyển cán bộ của tổ chức dảng và tổ chức nhà nước.
c) Tự ý nhận giữ chức sắc của
các tổ chức tôn giáo khi chưa báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức
có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
d) Quan liêu, thiếu trách nhiệm,
buông lỏng quản lý để địa phương, đơn vị mình trực tiếp phụ trách xảy ra lãng
phí, tham nhũng, mất dân chủ, mất đoàn kết hoặc các tiêu cực khác.
e) Bản thân gây thiệt hại về
kinh tế phải bồi hoàn nhưng cố ý không bồi hoàn.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong
các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, vô tổ chức, vô kỷ luật, cố ý bỏ sinh hoạt đảng; không chấp hành nghị
quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Lừa dối cấp trên, báo cáo
sai, xuyên tạc sự thật; che giấu khuyết điểm, vi phạm của bản thân, của người
khác hoặc của tổ chức; tạo thành tích giả; cơ hội, kèn cựa, địa vị, độc đoán,
chuyên quyền; lợi dụng quyền dân chủ để kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết
trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh hoạt, công tác.
c) Không tán thành quan điểm, đường
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng; phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Lợi dụng dân chủ, quyền bảo lưu ý kiến, quyền tự do ngôn luận để
tuyên truyền chống Đảng; ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên, đa đảng.
Điều 5. Vi
phạm về kỷ luật phát ngôn
1. Vi phạm một trong các trường
hợp sau đây gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vi phạm quy định của Đảng và
Nhà nước về hoạt động báo chí, tuyên truyền.
b) Tuyên truyền, sao chép, tán
phát những tài liệu có nội dung xấu, làm lộ bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc có nội
dung kích động, chống Đảng và chế độ ta (qua tờ rơi, thư từ, báo chí, fax,
Intemet...).
c) Tự ý phát ngôn, cung cấp
thông tin cho báo chí, vi phạm những điều cấm của Luật Báo chí và những quy định
khác của Đảng và Nhà nước về phát ngôn, cung cấp thông tin.
d) Phát ngôn hoặc cung cấp những
văn bản, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử
lý kỷ luật theo quy định tại khoản l Điều này mà tái vi phạm hoặc vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong những trường hợp sau thì
kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Phát ngôn trái với quan điểm,
đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của
Đảng và Nhà nước; loan truyền những thông tin không đúng sự thật làm ảnh hưởng
đến tổ chức hoặc cá nhân, hoặc làm lộ bí mật của Đảng và Nhà nước. Phát ngôn vô
tổ chức, vô trách nhiệm.
b) Lợi dụng việc tham gia góp ý
kiến xây dựng Đảng để tung tin, loan truyền dư luận, tán phát tài liệu có quan
điểm trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
c) Cung cấp thông tin cho báo
chí những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và
quy định của Đảng. Cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực khi cung cấp
thông tin cho báo chí.
d) Cung cấp thông tin cho báo
chí về các vụ án đang trong quá trình điều tra hoặc chưa xét xử, trường hợp cơ
quan điều tra có yêu cầu không thông tin trên báo chí để tạo điều kiện cho hoạt
động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
đ) Cung cấp thông tin cho báo
chí về các cuộc kiểm tra, thanh tra đang trong quá trình thực hiện, chưa được
cơ quan có thẩm quyền kết luận và công bố.
e) Những người làm báo viết
bài, cho đăng tải thông tin có nội dung sai sự thật, mang tính kích động, gây
hoang mang hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử; đưa những thông
tin chưa được phép phổ biến hoặc không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo
quy định của pháp luật.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trong hoặc cố tình phát ngôn
mang tính chất xuyên tạc để kẻ xấu lợi dụng hoặc vi phạm một trong các trường hợp
sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Không chấp hành nghiêm kỷ luật
phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước đã để lộ tin tức, tán phát tài liệu
không đúng nguyên tắc tung tin sai lệch về nội bộ Đảng, gây tác động xấu đến ổn
định chính trị, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng
và trong nhân dân, để kẻ xấu và các lực lượng thù địch lợi dụng xuyên tạc làm
giảm uy tín của Đảng, chống phá chế độ ta.
b) Lợi dụng dân chủ, nhân quyền
để tuyên truyền chống Đảng; cố ý nói, viết, lưu giữ trái phép hoặc tán phát các
tài liệu có nội dung trái Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng hoặc đưa lên mạng
Intemet những nội dung chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp,
pháp luật của Nhà nước.
c) Phát ngôn tuỳ tiện, vô nguyên
tắc, gây rối nội bộ, gây hoài nghi, bất mãn trong nhân dân, mất uy tín trước
nhân dân. Người làm báo đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.
d) Tổ chức hoặc cố ý tham gia
các diễn đàn, các cuộc họp, hội thảo, mít tinh, biểu tình trái phép hoặc có nội
dung chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 6. Vi
phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1- Vi phạm một trong các trường
hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Viết, soạn thảo, ký tên tập
thể vào đơn, thư tố cáo.
b) Tham gia khiếu kiện đông người
gây mất trật tự, an toàn xã hội.
c) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
đã tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, nội dung tố cáo, các
thông tin, tài liệu về vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra cho tổ
chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.
d) Thiếu trách nhiệm, gây phiền
hà trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; vi phạm nội quy quy chế tiếp công
dân.
đ) Can thiệp trái pháp luật vào
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lỷ
kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái vi phạm hoặc vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây
thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách thức (nếu có chức vụ):
a) Cố tình trì hoãn việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo hoặc làm sai lệch các thông tin, tài liệu do người khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp trong quá trình giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
b) Cố ý ra quyết định giải quyết
khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, trái quy định của.
c) Không chấp hành quyết định cuối
cùng về giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
d) Không chấp hành quyết định giải
quyết tố cáo của cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể có thẩm quyền giải
quyết đúng trình tự, thủ tục đã có hiệu lực.
đ) Không thực hiện các yêu cầu
kiến nghị của các cơ quan, tổ chức và đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân
dân theo quy định của pháp luật.
e) Chiếm đoạt, tiêu huỷ tài liệu,
vật chứng liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra.
g) Vu cáo, vu khống đối với người
đang làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoặc can thiệp trái pháp luật vào hoạt động
thanh tra, kiểm tra.
h) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn
để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực
hiện hành vi trái pháp luật.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một
trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tố cáo mang tính bịa đặt, vu
khống, đả kích, có dụng ý xấu.
b) Tổ chức, cưỡng ép, kích động,
xúi giục, giúp sức, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật; theo
đuôi quần viết, ký tên tập thể vào đơn, thư tố cáo.
c) Tổ chức hoặc theo đuôi quần
chúng khiếu nại đông người gây áp lực, đòi yêu sách, gây mất trật tự, an toàn
xã hội.
d) Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù
dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
đ) Lợi dụng việc khiếu nại, tố
cáo để xuyên tạc sự thật, gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
Điều 7. Vi
phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số, kế hoạch hoá gia đình
1- Vi phạm một trong các trường
hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện
kế hoạch hoá gia đình.
b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu,
cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn
sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử
lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba
(trừ những truờng hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh
cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản l và khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ tư
trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Điều 8. Vi
phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài
1- Vi phạm một trong các trường
hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Có con kết hôn với người nước
ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng
văn bản với chi bộ, thường trực cấp uỷ quản lý mình về lai lịch, thái độ chính
trị của người con dâu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.
b) Có con kết hôn với người
nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử
lý kỷ luật theo quy định tại khoản l Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm một
trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức
(nếu có chức vụ):
a) Có con kết hôn với người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Có vợ hoặc chồng là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức.
c) Có hành vi ép con kết hôn với
người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm mục đích vụ lợi.
d) Kết hôn với người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không báo cáo cấp uỷ trực tiếp quản
lý và cấp uỷ nơi mình sinh hoạt.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này, đã bị xử lý mà còn tái phạm gây hậu quả rất nghiêm
trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức
khai trừ:
a) Kết hôn với người nước ngoài
hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó không đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Kết hôn với người nước ngoài
hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó có hoạt động phạm tội
nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Kết hôn với người nước ngoài
hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo với chi bộ về các nội
dung có liên quan đến lai lịch của người mà đảng viên kết hôn bằng văn bản hoặc
đã báo cáo nhưng cấp uỷ có thẩm quyền không đồng ý.
d) Bản thân đã cố tình che giấu
tổ chức đảng; đồng tình, khuyến khích con quan hệ hôn nhân với người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trái với quy định của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Điều 9. Vi
phạm về quản lý cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp
1- Vi phạm một trong các trường
hợp sau, gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Nhận văn bằng, chứng chỉ
không hợp pháp.
b) Công chứng, chứng thực văn bằng,
chứng chỉ trái quy định của pháp luật.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử
lý kỷ luật thco quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây
thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Có hành vi xin, mua, sử dụng
văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập
nâng cao trình độ văn hoá, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc; để
được bổ nhiệm, đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo quản lý.
b) Thiếu trách nhiệm làm sai lệch
nội dung hồ sơ học tập để cấp văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện,
tiêu chuẩn.
c) Can thiệp đến cá nhân, tổ chức
để bản thân hoặc người khác được cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, không
đúng đối tượng.
d) Ký, cấp văn bằng, chứng chỉ
không hợp pháp cho người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
đ) Làm giả hoặc cố ý sửa chữa, bổ
sung làm sai lệch hồ sơ để cấp có thẩm quyền cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho
người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn hoặc sửa chữa, bổ sung làm sai lệch các nội
dung trong văn bằng, chứng chỉ.
3- Trường hợp vi phạm quy định tại
khoản l và khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng
hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì kỷ luật bằng hình thức khai
trừ:
a) Làm công tác tuyển dụng, xét
tuyển, đào tạo đã cố tình để cho những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện
sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp được dự thi tuyển, xét tuyển đi học,
thi nâng ngạch.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
bao che cho cán bộ, đảng viên thuộc quyền quản lý sử dụng văn bằng, chứng chỉ
không hợp pháp.
c) Trực tiếp tham gia sản xuất
tiêu thụ hoặc môi giới tiêu thụ phôi văn bằng, phôi chứng chỉ hoặc văn bằng, chứng
chỉ không hợp pháp.
Chương
III.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10.
Quy định này chỉ nêu nguyên tắc và hình thức xử lý kỷ luật đối với một số hành
vi vi phạm mang tính phổ biến của đảng viên nhằm giữ vững nguyên tắc tổ chức,
hoạt động của Đảng, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng; mặt khác trong thực
tế xem xét, xử lý còn có sự khác nhau giữa các địa phương, đơn vị. Ngoài các
trường hợp này, nếu đảng viên vi phạm các quy định khác của Đảng; chính sách,
pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy định của các đoàn thể chính trị -xã
hội đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xem xét, thi hành kỷ luật kịp thời để
giữ nghiêm kỷ luật của Đảng.
Điều 11.
Quy định này thay thế Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 04-02-1988 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khoá VI “về chính sách xử lý đối với đảng viên phạm sai lầm”.
Quy định này có hiệu lực từ ngày
ký, được phổ biến, quán triệt toàn văn đến chi bộ để thực hiện.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng
viên có trách nhiệm thực hiện Quy định này. Những trường hợp đảng viên vi phạm
đã bị xử lý kỷ luật đảng trước đây thì nay không căn cứ vào Quy định này để xem
xét lại.
Các quy định của cấp uỷ địa
phương, đơn vị về thi hành kỷ luật đảng viên trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 12.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cấp uỷ tổ
chức đảng và đảng viên thực hiện Quy định này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện
với Bộ Chính trị.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo để Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
|
TM.
BỘ CHÍNH TRỊ
Trương Tấn Sang
|