BAN
BÍ THƯ
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
215-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ĐẢNG ỦY
CẤP TRÊN TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng thuộc
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương (sau đây gọi tắt là đảng ủy cấp trên cơ sở)
như sau:
Chương 1
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Điều 1. Vị trí
Đảng ủy cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ Khối các cơ
quan Trung ương là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng ở các ban,
bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương do Đảng ủy
Khối các cơ quan Trung ương quyết định thành lập và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp, thường xuyên của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương theo Quyết định
số 98-QĐ/TW, ngày 22-10-2007 của Bộ Chính trị.
Điều 2. Chức năng
Lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng
trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết
của cấp ủy cấp trên, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn
vị.
Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn
với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 3. Lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị
1- Lãnh đạo, chỉ đạo đảng bộ, chi bộ trực thuộc
và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chấp hành đường lối,
chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết
của cấp ủy cấp trên, của đảng ủy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ
quan, đơn vị.
2- Tham gia xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả phương hướng công tác, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị
và nhiệm vụ được cấp trên giao theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
3- Lãnh đạo việc chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan,
đơn vị.
4- Tham gia xây dựng và lãnh đạo đảng viên, công
chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội của cơ quan, đơn vị; lãnh đạo giữ gìn bí mật
theo quy định của Đảng và Nhà nước.
5- Tham gia lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và
thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị.
6- Tham mưu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn
đề cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và
các nội dung công tác có liên quan.
Điều 4. Lãnh đạo công tác
chính trị, tư tưởng
1- Lãnh đạo các tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ
thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tuyên truyền, giáo dục, bồi
dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phổ biến, quán triệt kịp thời
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của
cơ quan, đơn vị cho đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nắm vững và
thực hiện có hiệu quả.
2- Lãnh đạo và thực hiện việc giáo dục, bồi dưỡng,
rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn và ý thức tổ chức kỷ luật cho đảng
viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.
3- Lãnh đạo đảng viên nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu, tính kỷ luật, đề cao cảnh giác, chủ động
phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, các hành vi vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật
của Nhà nước; đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.
Điều 5. Tham gia công tác tổ
chức, cán bộ
1- Tham gia với tập thể lãnh đạo và thủ trưởng
cơ quan, đơn vị thực hiện chủ trương, giải pháp về công tác tổ chức, bộ máy,
cán bộ của cơ quan, đơn vị; tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và
lãnh đạo cơ quan, đơn vị về việc đánh giá, nhận xét, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng,
kỷ luật cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử và thực hiện chính sách đối với cán bộ
trong cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cán bộ.
2- Tham gia, đề xuất cấp ủy cấp trên xem xét,
quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị thuộc
thẩm quyền quản lý của cấp ủy cấp trên.
Điều 6. Xây dựng tổ chức đảng
1- Lãnh đạo thực hiện chủ trương, nhiệm vụ, giải
pháp đề xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; không ngừng nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cùa tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
2- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức cơ sở
đảng và cấp ủy trực thuộc thực hiện Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy
cấp trên, xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt;
làm tốt công tác quản lý đảng viên; giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong toàn đảng
bộ.
3- Thường xuyên quan tâm và thực hiện việc bồi
dưỡng quần chúng ưu tú để kết nạp đảng viên mới; làm tốt công tác phát triển đảng
viên.
4- Xây dựng cấp ủy có uy tín, năng lực, phẩm chất,
hoạt động hiệu quả, tiêu biểu cho trí tuệ của đảng bộ, chi bộ.
5- Lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; bảo đảm cho các tổ chức đảng và đảng viên
trong đảng bộ chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định,
hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.
6- Lãnh đạo và thực hiện công tác bảo vệ chính
trị nội bộ.
Điều 7- Lãnh đạo các đoàn thể
quần chúng
1- Lãnh đạo xây dựng các đoàn thể trong đơn vị
hoạt động đúng pháp luật và điều lệ của từng tổ chức, tích cực tham gia công
tác xây dựng Đảng; đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ được giao và xây dựng đoàn thể vững mạnh.
2- Lãnh đạo các đoàn thể chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan,
làm tốt công tác quản lý, giáo dục đoàn viên, hội viên.
3- Phân công cấp ủy viên phụ trách công tác đoàn
thể. Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, đảng ủy nghe các đoàn thể báo cáo tình
hình hoạt động và có chủ trương, định hướng lãnh đạo hoạt động của từng đoàn thể.
Điều 8. Quyền hạn của đảng ủy
cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Thực hiện các quyền của cấp ủy cấp trên trực tiếp
tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành
Trung ương. Được quyết định thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập, kiện toàn
các tổ chức đảng trực thuộc; chỉ định, chuẩn y cấp ủy, ủy ban kiểm tra; phát thẻ,
quản lý thẻ đảng viên, công nhận đảng viên chính thức; quyết định kết nạp lại đảng
viên sau khi được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đồng ý bằng
văn bản; ủy quyền cho đảng ủy cơ sở quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên khi
có đủ điều kiện, quyết định về khen thưởng, kỷ luật đảng viên theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC, BỘ MÁY
Điều 9. Đảng ủy và ủy ban kiểm
tra
Số lượng và cơ cấu ban chấp hành đảng bộ, ban
thường vụ, thường trực và ủy ban kiểm tra đảng ủy thực hiện theo quy định, hướng
dẫn của Trung ương; được bố trí phó bí thư chuyên trách, phân công phó bí thư
phụ trách công tác dân vận và có 1 phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra chuyên trách.
Điều 10. Cơ quan tham mưu,
giúp việc của đảng ủy
1- Đảng ủy cấp trên cơ sở được lập các cơ quan
tham mưu, giúp việc theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
2- Đảng ủy cấp trên cơ sở được lập văn phòng đảng
– đoàn thể (đơn vị tương đương cấp vụ) thuộc ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Văn phòng đảng – đoàn thể là đầu mối
sinh hoạt hành chính của cán bộ chuyên trách công tác đảng, đoàn thể do phó bí
thư thường trực đảng ủy phụ trách. Chánh văn phòng chuyên trách được hưởng phụ
cấp chức vụ tương đương vụ trưởng.
3- Biên chế cán bộ chuyên trách của đảng ủy thực
hiện theo Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 05-01-2012 của Ban Bí thư về một số vấn đề
cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, bố trí trong tổng số biên chế được giao của cơ
quan, đơn vị. Đối với đảng bộ có dưới 2000 đảng viên, bố trí không quá 6 cán bộ
chuyên trách, đối với đảng bộ có từ 2000 đến dưới 3000 đảng viên bố trí không
quá 7 cán bộ chuyên trách, từ 3000 đến dưới 5000 đảng viên bố trí không quá 9
cán bộ chuyên trách, từ 5000 đến dưới 10000 đảng viên bố trí không quá 12 cán bộ
chuyên trách. Tăng cường bố trí cán bộ kiêm nhiệm công tác đảng, đảm bảo không
tăng biên chế.
Điều 11. Con dấu và kinh
phí hoạt động
Đảng ủy cấp trên cơ sở và ủy ban kiểm tra có con
dấu theo quy định.
Kinh phí cho hoạt động công tác đảng được trích
từ đảng phí theo quy định và từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, đơn vị. Hằng
năm, cấp ủy lập dự toán kinh phí hoạt động công tác đảng trong nguồn kinh phí của
cơ quan, đơn vị; được mở khoản, mục riêng theo Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày
05-01-2012 của Ban Bí thư. Căn cứ vào dự toán được phê duyệt, thủ trưởng cơ
quan, đơn vị có trách nhiệm bảo đảm kinh phí hoạt động công tác đảng, quyết
toán theo quy định.
Chương IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 12. Với các cơ quan
tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
1- Đảng ủy cấp trên cơ sở phối hợp với các cơ
quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo
các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng; hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng trực thuộc về công tác xây dựng Đảng.
2- Thực hiện sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của
các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về
chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Điều 13. Với ban cán sự đảng,
đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan, đơn vị
1- Phối hợp với ban cán sự
đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức quán triệt nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, lãnh đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
nghị quyết của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị; trong công tác xây dựng Đảng, quản lý đảng viên
và xây dựng cơ quan, đoàn thể vững mạnh.
2- Tham gia ý kiến với đảng đoàn, ban cán sự đảng,
lãnh đạo cơ quan trong việc quyết định những vấn đề về tổ chức,
cán bộ theo phân công, phân cấp quản lý cán bộ.
Điều 14. Với
cấp ủy địa phương nơi có tổ chức đảng trực thuộc đóng trên địa bàn
Phối hợp trong công tác quản lý đảng
viên, giữ mối liên hệ với cấp ủy nơi cư trú.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Điều
khoản thi hành
1- Ban
Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự
đảng Bộ Nội vụ, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan có liên quan
hướng dẫn thực hiện Quy định này; phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ hướng
dẫn việc bố trí cán bộ chuyên tách công tác Đảng trong các ban, bộ, ngành, đơn
vị sự nghiệp, đoàn thể Trung ương ở nơi có đảng ủy là cấp trên cơ sở.
2-Các đảng ủy cấp trên cơ sở thuộc
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương căn cứ Quy định này để xây dựng và ban hành quy chế làm việc phù hợp với đặc điểm, tình hình của đảng bộ.
3- Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung
ương đã kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy theo Quy định số 215-QĐ/TW, ngày 26-3-2009, Thông báo Kết luận của
Ban Bí thư số 124-TB/TW, ngày 06-3-2013 và Quy định này.
4- Quy định này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký, được phổ biến đến các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan và các
chi bộ trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Trong quá trình thực hiện, nếu
cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.