BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
211-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2013
|
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁM SÁT ĐẢNG VIÊN LÀ CÁN BỘ THUỘC DIỆN BỘ
CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế
làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
- Căn cứ Quyết định
số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Hướng dẫn thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII, Điều lệ Đảng khóa XI và Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21-3-2012 của Bộ
Chính trị ban hành Quy chế giám sát trong Đảng;
Bộ Chính trị quy định
về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý,
như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1- Quy định này quy định
về mục đích, nguyên tắc, chế độ, chủ thể, nội dung, phương pháp, hình thức và xử
lý kết quả giám sát; trách nhiệm và thẩm quyền của chủ thể giám sát; trách nhiệm
và quyền của đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan đến đảng viên
là cán bộ (gọi tắt là cán bộ) thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được
giám sát.
2- Cán bộ được giám
sát thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý theo Quy định về phân cấp quản
lý cán bộ (cả đương chức và đã nghỉ hưu).
Điều
2. Giải thích từ ngữ
1- Giám sát cán bộ của
Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cán bộ,
kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết,
chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và giữ gìn đạo đức,
lối sống.
2- Giám sát trực tiếp
đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, góp ý với
cán bộ thông qua thảo luận, chất vấn, đối thoại, kiểm điểm, tự phê bình và phê
bình tại các cuộc họp, hội nghị, các cuộc làm việc với tổ chức đảng mà cán bộ
là thành viên hoặc trực tiếp làm việc với cán bộ.
3- Giám sát gián tiếp
đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát không trực tiếp gặp gỡ, góp ý, trao đổi
với cán bộ mà chủ yếu thông qua xem xét các văn bản, tài liệu, báo cáo, thông
tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân để nắm tình hình có liên quan đến cán bộ.
4- Giám sát thường
xuyên đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát phân công đảng viên thường xuyên,
theo dõi, nắm tình hình và kịp thời trao đổi, góp ý về những vấn đề cần thiết
liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ đảng viên
và giữ gìn đạo đức, lối sống của cán bộ.
5- Giám sát chuyên đề
đối với cán bộ là việc chủ thể giám sát tiến hành giám sát chuyên sâu trong việc
thực hiện tiêu chuẩn cấp ủy viên, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, chấp hành chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc giữ gìn đạo
đức, lối sống của cán bộ được xác định trong thời gian nhất định.
Điều
3. Mục đích giám sát
1- Chủ động nắm chắc
tình hình, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ đảng viên, phẩm chất, đạo đức, lối sống, uy
tín của cán bộ; tăng cường năng lực tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị và công tác xây dựng Đảng.
2- Nâng cao trách nhiệm,
tính tự giác, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ; phát huy ưu điểm, kịp
thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa, hạn chế khuyết điểm, vi phạm; khắc phục sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ.
3- Góp phần giữ
nghiêm kỷ cương, kỷ luật, bảo đảm sự đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
đội ngũ cán bộ tương xứng, ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Điều
4. Nguyên tắc giám sát
1- Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác giám sát đối với cán bộ.
2- Các cấp ủy, tổ chức
đảng thực hiện việc giám sát cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức. Cán bộ phải chịu sự giám sát của chủ
thể giám sát tại Điều 6 Quy định này.
3- Việc giám sát phải
công khai, dân chủ, khách quan, tuân thủ Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không được tiết lộ hoặc cung cấp,
thông báo các nội dung liên quan đến việc giám sát khi chưa được cấp có thẩm
quyền cho phép.
4- Đảng viên chỉ được
thực hiện giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công theo đúng chức
trách, nhiệm vụ được giao.
Điều
5. Chế độ giám sát
1- Chủ thể giám sát
thực hiện
a) Lãnh đạo, chỉ đạo
công tác giám sát.
b) Xây dựng phương hướng,
nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch giám sát, đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện.
c) Hướng dẫn, tổ chức
thực hiện việc giám sát.
d) Kiểm tra, sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm.
2- Đối tượng giám sát
Thực hiện nghiêm túc
trách nhiệm và quyền của mình trong quá trình giám sát.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
6. Chủ thể giám sát
1- Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2- Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng (gọi tắt là các
ban đảng Trung ương).
3- Cấp ủy, ban thường
vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương).
4- Chi bộ nơi cán bộ
sinh hoạt hoặc nơi cư trú.
Điều
7. Nội dung giám sát
1- Nội dung giám sát
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
a) Việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện nhiệm vụ đảng viên và tiêu chuẩn,
nhiệm vụ cấp ủy viên.
b) Việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,
kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; điều lệ, quy định, quy
chế của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nơi cán bộ là thành
viên.
c) Việc giữ gìn phẩm
chất, đạo đức, lối sống của cán bộ; thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí; việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
d) Chấp hành và thực
hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ; những điều đảng
viên, cán bộ, công chức không được làm.
đ) Việc kê khai, công
khai tài sản, thu nhập của cán bộ và gia đình theo quy định.
e) Về trách nhiệm của
cán bộ đối với người thân trong gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị,
em ruột) khi họ có vi phạm trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- Nội dung giám sát
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
a) Việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định,
quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Việc giữ gìn đạo đức,
lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
c) Về tiêu chuẩn đảng
viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
d) Việc kê khai, công
khai tài sản, thu nhập của cán bộ và gia đình theo quy định.
đ) Về trách nhiệm của
cán bộ đối với người thân trong gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị,
em ruột) khi họ có vi phạm trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3- Nội dung giám sát
của các ban đảng Trung ương
Căn cứ vào nội dung
giám sát của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định tại khoản
1 Điều này, các ban đảng Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi
ban được phân công để xác định, lựa chọn nội dung giám sát cho phù hợp, tập
trung vào những nội dung sau:
a) Việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Việc giữ gìn phẩm
chất, đạo đức, lối sống của cán bộ; thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí; việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
c) Chấp hành và thực
hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ; những điều đảng
viên, cán bộ, công chức không được làm.
4- Nội dung giám sát
của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương
a) Thực hiện các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; thực
hiện nhiệm vụ đảng viên, tiêu chuẩn, nhiệm vụ cấp ủy viên, chấp hành quy chế
làm việc của cấp ủy, tổ chức đảng nơi công tác; chấp hành kỷ luật đảng, giữ gìn
đoàn kết nội bộ; bảo đảm quyền của đảng viên.
b) Lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý lĩnh vực hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nơi cán bộ phụ
trách.
c) Chỉ đạo hoặc tham
mưu ban hành các văn bản theo thẩm quyền.
d) Chấp hành và thực
hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ; những điều đảng
viên, cán bộ, công chức không được làm.
đ) Việc kê khai, công
khai tài sản, thu nhập của cán bộ và gia đình theo quy định.
e) Về trách nhiệm của
cán bộ đối với người thân trong gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị,
em ruột) khi họ có vi phạm trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5- Nội dung giám sát
của chi bộ
a) Chi bộ nơi cán bộ
công tác
- Việc thực hiện tiêu
chuẩn, nhiệm vụ đảng viên và tiêu chuẩn cấp ủy viên.
- Việc kê khai, công
khai tài sản, thu nhập của cán bộ và gia đình theo quy định.
- Việc thực hiện nghị
quyết, kết luận của chi bộ; việc chấp hành quy định về những điều đảng viên,
cán bộ, công chức không được làm.
b) Chi bộ nơi cán bộ
cư trú
- Việc giữ mối liên hệ
với cấp ủy, chi bộ nơi cư trú; việc chấp hành quy định về những điều đảng viên,
cán bộ, công chức không được làm.
- Việc chấp hành các
quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, của khu dân cư nơi cư trú và thực
hiện nghĩa vụ công dân.
Điều
8. Phương pháp giám sát
1- Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
a) Giám sát trực tiếp
cán bộ bằng cách:
- Qua thảo luận, chất
vấn, đối thoại tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương, các cuộc họp Bộ Chính trị,
Ban Bí thư (khi cán bộ được mời dự); qua dự sinh hoạt hoặc làm việc với các ban
cán sự đảng, đảng đoàn ở Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc
Trung ương để nắm tình hình về cán bộ.
- Qua kiểm điểm, tự
phê bình, phê bình trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; kiểm
điểm tự phê bình và phê bình của cán bộ ở cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị
nơi công tác.
- Qua gặp, trao đổi của
các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư đối với cán bộ về các vấn
đề cần thiết.
b) Giám sát gián tiếp
cán bộ thông qua việc xem xét:
- Các văn bản do cán
bộ chỉ đạo hoặc trực tiếp tham mưu ban hành theo thẩm quyền; báo cáo kiểm điểm
tự phê bình hằng năm của cán bộ.
- Các báo cáo; thông
báo kết luận về các cuộc kiểm tra, kết quả giám sát; kết quả tự phê bình và phê
bình, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ.
- Các ý kiến trao đổi,
phản ánh, kiến nghị bằng văn bản; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm
toán của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội; kết quả điều tra, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật;
phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng; đơn tố cáo, khiếu nại, kiến
nghị, phản ảnh có liên quan đến cán bộ hoặc người thân trong gia đình cán bộ.
2- Ủy ban Kiểm tra
Trung ương
a) Giám sát trực tiếp
cán bộ bằng cách:
- Phân công thành
viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giám sát:
+ Qua dự hội nghị cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương khi tiến hành kiểm
điểm, tự phê bình và phê bình.
+ Qua nắm tình hình tại
các cuộc làm việc với lãnh đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ
quan, đơn vị ở Trung ương, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung
ương.
+ Qua gặp, trao đổi với
cán bộ về những vấn đề cần thiết.
- Phân công cán bộ
theo dõi địa bàn, lĩnh vực:
+ Khi dự các hội nghị
của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương,
các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương, nếu thấy có vấn đề phải
góp ý thì báo cáo với thành viên Ủy ban phụ trách để trao đổi, góp ý với cán bộ.
+ Những vấn đề liên
quan đến chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng thì được
tham gia góp ý, nhưng sau đó phải báo cáo với thành viên Ủy ban phụ trách.
b) Giám sát gián tiếp
cán bộ thông qua việc xem xét:
- Các văn bản do cán
bộ chỉ đạo hoặc trực tiếp tham mưu ban hành theo thẩm quyền; báo cáo kiểm điểm
tự phê bình hằng năm của cán bộ.
- Các báo cáo; thông
báo kết luận về các cuộc kiểm tra, giám sát; kết quả tự phê bình và phê bình,
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực
thuộc Trung ương gửi theo quy định.
- Các ý kiến trao đổi,
phản ánh, kiến nghị bằng văn bản; kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm
toán của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội; kết quả điều tra, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật;
phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng; đơn tố cáo, khiếu nại, kiến
nghị, phản ảnh có liên quan đến cán bộ hoặc người thân trong gia đình cán bộ.
- Bản kê khai tài sản,
thu nhập của cán bộ và của gia đình cán bộ theo quy định.
3- Các ban đảng Trung
ương giám sát cán bộ (nhưng không phải là các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy
viên Ban Bí thư) thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách
a) Giám sát trực tiếp
cán bộ bằng cách:
- Phân công lãnh đạo
ban đảng Trung ương giám sát:
+ Qua dự hội nghị cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương khi tiến hành kiểm
điểm, tự phê bình và phê bình.
+ Qua nắm tình hình tại
các cuộc làm việc với lãnh đạo các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ
quan, đơn vị ở Trung ương, các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung
ương.
+ Qua gặp, trao đổi với
cán bộ về những vấn đề cần thiết.
- Phân công cán bộ
theo dõi địa bàn, lĩnh vực:
+ Khi dự các hội nghị
của các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan, đơn vị ở Trung ương,
các cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương, nếu thấy có vấn đề phải
góp ý thì báo cáo với lãnh đạo ban đảng phụ trách để trao đổi, góp ý với cán bộ.
+ Những vấn đề liên
quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thì được tham gia góp ý, nhưng sau đó
phải báo cáo với lãnh đạo ban đảng phụ trách.
b) Giám sát gián tiếp
cán bộ thông qua việc xem xét:
- Các văn bản do cán
bộ chỉ đạo hoặc trực tiếp tham mưu ban hành theo thẩm quyền liên quan đến phạm
vi, chức năng, nhiệm vụ của từng ban đảng; báo cáo kiểm điểm tự phê bình hằng
năm của cán bộ.
- Các báo cáo; kết quả
tự phê bình và phê bình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Ủy ban Kiểm
tra Trung ương, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các cơ quan, tổ chức ở
Trung ương, của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương gửi theo quy
định.
- Ý kiến trao đổi, phản
ánh, kiến nghị bằng văn bản của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phản ảnh của các phương tiện thông tin đại
chúng; đơn tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh có liên quan đến cán bộ hoặc
người thân trong gia đình cán bộ.
4- Cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương giám sát cán bộ công tác, sinh hoạt tại cấp
mình
a) Giám sát trực tiếp
cán bộ bằng cách:
- Qua nghe cán bộ thảo
luận, chất vấn, đối thoại, tham gia ý kiến tại các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy,
tổ chức đảng nơi cán bộ là thành viên hoặc sinh hoạt.
- Qua nghe cán bộ báo
cáo hoặc thông báo kết quả thực hiện nghị quyết, kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng
nơi cán bộ là thành viên.
b) Giám sát gián tiếp
cán bộ thông qua việc xem xét:
- Các văn bản do cán
bộ chỉ đạo hoặc trực tiếp tham mưu ban hành theo thẩm quyền; báo cáo kiểm điểm
tự phê bình hằng năm của cán bộ.
- Các kiến nghị, phản
ánh bằng văn bản của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội; kết quả điều tra, xét xử của các cơ quan bảo vệ
pháp luật; phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng, đơn tố cáo, khiếu
nại, kiến nghị, phản ảnh có liên quan đến cán bộ hoặc người thân trong gia đình
cán bộ.
5- Chi bộ
a) Giám sát trực tiếp
cán bộ bằng cách:
- Qua nghe cán bộ thảo
luận, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của chi bộ.
- Qua kiểm điểm, tự
phê bình và phê bình; phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên.
- Qua đánh giá việc
thực hiện nghị quyết, kết luận của chi bộ nơi sinh hoạt hoặc nghị quyết của chi
bộ nơi cư trú mà cán bộ có trách nhiệm thực hiện.
- Qua việc cán bộ chấp
hành quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cư trú và thực hiện nghĩa
vụ công dân.
b) Giám sát gián tiếp
cán bộ thông qua việc xem xét:
- Các kiến nghị, phản
ảnh bằng văn bản của các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội; phản ảnh của các phương tiện thông tin đại chúng
liên quan đến cán bộ.
- Đơn tố cáo, khiếu nại,
kiến nghị, phản ảnh có liên quan đến cán bộ.
6- Qua giám sát, nếu
thấy cần thiết, chủ thể giám sát có thể trao đổi với cán bộ được giám sát bằng
văn bản hoặc giao đại diện lãnh đạo tổ chức đảng thực hiện việc giám sát gặp trực
tiếp góp ý với cán bộ, làm rõ vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền.
Trường hợp vượt quá
thẩm quyền thì đảng viên thực hiện nhiệm vụ giám sát báo cáo để chủ thể giám
sát nhắc nhở, yêu cầu hoặc đề nghị cán bộ khắc phục, sửa chữa khuyết điểm (nếu
có).
Điều
9. Hình thức giám sát
1- Giám sát thường
xuyên
a) Bộ Chính trị, Ban
Bí thư phân công ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư phụ trách lĩnh vực, địa
bàn thông qua thường xuyên giám sát Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ban đảng,
ban cán sự đảng, đảng đoàn, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, các cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương để nắm tình hình và chủ động trao đổi, góp ý với
cán bộ khi cần thiết hoặc báo cáo để đồng chí Tổng Bí thư trao đổi, góp ý kịp
thời những vấn đề liên quan đến cán bộ.
b) Ủy ban Kiểm tra
Trung ương phân công thành viên Ủy ban phụ trách, phân công cán bộ cơ quan Ủy
ban Kiểm tra Trung ương theo dõi lĩnh vực, địa bàn để giám sát nắm tình hình về
cán bộ.
c) Các ban đảng Trung
ương phân công thành viên lãnh đạo ban phụ trách, phân công cán bộ ban đảng
Trung ương theo dõi lĩnh vực, địa bàn để giám sát nắm tình hình về cán bộ.
d) Các cấp ủy, ban
thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương phân công các thành viên chủ động trao đổi,
góp ý với cán bộ cấp mình về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; thực hiện nhiệm vụ
đảng viên, nghị quyết của cấp ủy cấp mình hoặc liên quan đến người thân trong
gia đình cán bộ. Trường hợp đặc biệt, báo cáo để đồng chí bí thư cấp ủy trực tiếp
trao đổi, góp ý kịp thời với cán bộ.
đ) Chi bộ, trước hết
là chi ủy và bí thư chi bộ trong các kỳ sinh hoạt trao đổi, góp ý với cán bộ về
những vấn đề liên quan đến việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, thực hiện
nhiệm vụ đảng viên, thực hiện nghị quyết của chi bộ hoặc liên quan đến người
thân của cán bộ.
e) Thông báo bằng văn
bản cho đối tượng giám sát biết về các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên
Ban Bí thư; thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cán bộ cơ quan Ủy ban Kiểm
tra Trung ương; lãnh đạo ban đảng và cán bộ các ban đảng Trung ương được giao
thực hiện nhiệm vụ giám sát.
2- Giám sát theo
chuyên đề
Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các ban đảng Trung ương, các cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương thực hiện giám sát theo chuyên đề đối với cán bộ
như sau:
a) Xây dựng chương
trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho cán bộ được giám sát biết.
Trong chương trình, kế hoạch giám sát, xác định rõ nội dung, đối tượng, phương
pháp tiến hành, phân công tổ chức, cá nhân thực hiện.
b) Thành lập đoàn
giám sát; xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể.
- Kế hoạch giám sát
phải nêu rõ nội dung, đối tượng, phương pháp, mốc thời điểm, thời gian giám
sát. Thời gian một cuộc giám sát đối với cấp Trung ương không quá 30 ngày làm
việc; cấp tỉnh, thành và tương đương không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày triển
khai quyết định.
- Chủ thể giám sát
thông báo kế hoạch giám sát cho tổ chức đảng có cán bộ được giám sát và cán bộ
được giám sát biết ít nhất 10 ngày làm việc trước khi tiến hành giám sát.
c) Có văn bản yêu cầu
cán bộ được giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản và cung cấp tài liệu liên
quan. Văn bản phải gửi cho tổ chức đảng có cán bộ được giám sát trước ít nhất
10 ngày làm việc để cán bộ được giám sát chuẩn bị tài liệu và báo cáo, tổ chức
đảng có cán bộ được giám sát phối hợp thực hiện.
d) Đoàn giám sát
nghiên cứu báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan;
chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
đ) Đoàn giám sát yêu
cầu tổ chức đảng có cán bộ được giám sát tổ chức hội nghị để cán bộ báo cáo;
đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận và
đề nghị.
e) Chủ thể giám sát
thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến cán bộ được giám sát và tổ chức, cá
nhân có liên quan để chấp hành. Qua giám sát, nếu phát hiện cán bộ được giám
sát có dấu hiệu vi phạm thì chủ thể giám sát xem xét, chuyển Ủy ban Kiểm tra
Trung ương quyết định tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Nếu Ủy ban Kiểm
tra Trung ương trực tiếp phát hiện cán bộ được giám sát có dấu hiệu vi phạm thì
xem xét, quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
g) Chủ thể giám sát
đôn đốc, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ được giám sát thực hiện thông
báo kết quả giám sát.
Điều
10. Xử lý kết quả giám sát
1- Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
a) Kịp thời nhắc nhở,
lưu ý, cảnh báo hoặc góp ý, yêu cầu bằng các hình thức thích hợp với cán bộ được
giám sát.
b) Nhận xét, đánh giá
kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ.
c) Yêu cầu cán bộ được
giám sát sửa chữa, chấn chỉnh thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu
có).
d) Đề ra hoặc điều chỉnh
các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
đ) Yêu cầu tổ chức đảng
có liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để cán bộ chấp hành thông báo kết quả giám
sát.
e) Qua giám sát, nếu
thấy cần thiết thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định kiểm tra theo quy định
hoặc phát hiện cán bộ được giám sát có dấu hiệu vi phạm thì giao Ủy ban Kiểm
tra Trung ương tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
g) Chỉ đạo thực hiện
thông báo, tuyên truyền kết quả hoạt động giám sát đối với cán bộ theo quy định
của Đảng.
2- Ủy ban Kiểm tra
Trung ương
a) Thực hiện như quy
định tại các điểm a, b, c, đ của khoản 1, Điều 10 nêu trên.
Thành viên Ủy ban Kiểm
tra Trung ương được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn hoặc khi được giao trực
tiếp gặp, trao đổi với cán bộ được giám sát về những vấn đề cần thiết.
Đoàn giám sát, thành
viên đoàn giám sát trực tiếp làm việc, trao đổi với cán bộ được giám sát theo
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cán bộ cơ quan Ủy ban
Kiểm tra Trung ương được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn nếu thấy cán bộ
có vấn đề cần góp ý thì báo cáo thành viên Ủy ban phụ trách để trao đổi, góp ý
với cán bộ. Đối với những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ công tác
kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng thì được tham gia góp ý, nhưng sau đó phải báo
cáo với thành viên Ủy ban phụ trách.
Ủy ban Kiểm tra Trung
ương gửi văn bản cho cán bộ được giám sát để nhắc nhở, đề nghị hoặc yêu cầu thực
hiện những vấn đề cần thiết.
b) Qua giám sát, nếu
phát hiện cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm.
c) Thực hiện việc
thông báo, tuyên truyền kết quả giám sát theo quy định.
3- Các ban đảng Trung
ương
Xử lý kết quả giám
sát đối với cán bộ (nhưng không phải là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí
thư) như sau:
a) Thực hiện như quy
định tại các điểm a, c, đ của khoản 1, Điều 10 nêu trên đối với cán bộ được
giám sát.
Lãnh đạo ban đảng
Trung ương được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn hoặc khi được giao trực
tiếp gặp, trao đổi với cán bộ được giám sát về những vấn đề cần thiết.
Đoàn giám sát, thành
viên đoàn giám sát trực tiếp làm việc, trao đổi với cán bộ được giám sát theo
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cán bộ ban đảng Trung
ương được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn nếu thấy cán bộ có vấn đề cần
góp ý thì báo cáo lãnh đạo ban đảng phụ trách trao đổi, góp ý với cán bộ. Đối với
những vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thì được tham gia
góp ý, nhưng sau đó phải báo cáo với lãnh đạo ban đảng phụ trách.
b) Nhận xét, đánh giá
kết quả giám sát; đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm đối với
cán bộ được giám sát.
c) Qua giám sát, nếu
thấy cần thiết thì quyết định kiểm tra theo quy định đối với cán bộ hoặc phát hiện
cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra khi
có dấu hiệu vi phạm.
d) Đề nghị tổ chức đảng
có thẩm quyền thông báo, tuyên truyền kết quả giám sát theo quy định.
4- Cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương
a) Kịp thời góp ý, nhắc
nhở cán bộ được giám sát về những vấn đề cần uốn nắn, chấn chỉnh, sửa chữa, khắc
phục.
b) Nhận xét, đánh giá
kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp
có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với cán bộ.
c) Đề xuất hoặc điều
chỉnh các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền. Đề nghị tổ chức đảng có liên quan chỉ đạo
cán bộ được giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
d) Qua giám sát, nếu
phát hiện cán bộ được giám sát có dấu hiệu vi phạm thì chuyển Ủy ban Kiểm tra
Trung ương tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
đ) Tổ chức thông báo,
tuyên truyền kết quả giám sát theo quy định.
5- Chi bộ
a) Kịp thời góp ý, nhắc
nhở theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền góp ý, nhắc nhở đối với cán
bộ được giám sát.
b) Nếu phát hiện cán
bộ có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền tiến hành kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm.
Điều
11. Trách nhiệm và thẩm quyền của chủ thể giám sát
1- Về trách nhiệm
a) Thực hiện việc
giám sát thường xuyên, giám sát theo chương trình, kế hoạch và giữ bí mật về nội
dung văn bản, tài liệu, danh tính cá nhân có liên quan đến việc giám sát; phát
ngôn, thông tin theo đúng quy định.
b) Công tâm, khách
quan, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ, chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng có thẩm
quyền về kết quả giám sát.
c) Thông báo cho cán
bộ về các văn bản liên quan đến việc giám sát và thông báo bằng văn bản kết quả
giám sát theo chuyên đề cho cán bộ được giám sát và tổ chức đảng có liên quan;
đôn đốc, giám sát việc chấp hành thông báo kết quả giám sát.
d) Báo cáo kết quả
giám sát với tổ chức đảng có thẩm quyền và thông báo cho tổ chức đảng có liên
quan.
đ) Đề xuất, kiến nghị
cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết; chỉ đạo, tổ
chức hoặc đề nghị tuyên truyền, phổ biến công tác giám sát theo quy định.
e) Bảo quản, sử dụng
các tài liệu, văn bản phục vụ việc giám sát theo quy định của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
2- Về thẩm quyền
a) Ban hành các văn bản
về thực hiện công tác giám sát thuộc thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng
và các quy định của Đảng.
b) Được phân công đại
diện dự các cuộc họp, hội nghị của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị
có liên quan đến việc giám sát.
c) Yêu cầu cán bộ được
giám sát, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, báo cáo, tài liệu
phục vụ việc giám sát theo thẩm quyền; trả lời, trao đổi những vấn đề liên quan
đến việc giám sát và giữ bí mật nội dung tài liệu đó; yêu cầu tổ chức đảng quản
lý hoặc có cán bộ được giám sát phối hợp thực hiện.
d) Qua giám sát, chủ
thể giám sát nhận xét, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút
kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; nhắc nhở, góp ý với cán bộ
được giám sát về những vấn đề cần thiết. Yêu cầu hoặc đề nghị cán bộ sửa chữa
thiếu sót, khuyết điểm, khắc phục hậu quả (nếu có).
đ) Bộ Chính trị, Ban
Bí thư phát hiện đối tượng giám sát thực hiện không đúng nghị quyết, chỉ thị,
quy định của Đảng và của cấp mình, trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước
thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền; nếu thấy cần thiết
thì yêu cầu hủy bỏ quyết định sai trái đó.
Ủy ban Kiểm tra Trung
ương yêu cầu cán bộ được giám sát xem xét lại quyết định sai trái của cán bộ; đề
nghị hoặc thu hồi, hủy bỏ quyết định của cán bộ trái thẩm quyền về công tác kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
Các ban đảng Trung
ương phát hiện cán bộ được giám sát (nhưng không phải là các đồng chí ủy viên Bộ
Chính trị, ủy viên Ban Bí thư) thực hiện không đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định
của Đảng, của cấp mình, trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước thì báo cáo
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, xử lý.
Cấp ủy, ban thường vụ
cấp ủy trực thuộc Trung ương phát hiện cán bộ thực hiện không đúng nghị quyết,
chỉ thị, quy định của Đảng và của cấp mình, trái với chính sách, pháp luật của
Nhà nước thì yêu cầu hoặc đề nghị khắc phục, sửa chữa hoặc báo cáo tổ chức đảng
cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Chi bộ (đảng viên
trong chi bộ) phát hiện cán bộ được giám sát có thiếu sót, khuyết điểm thì góp
ý trực tiếp trong sinh hoạt chi bộ hoặc đồng chí bí thư chi bộ trực tiếp góp ý.
Trường hợp đặc biệt, chi bộ báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng nơi cán bộ công tác để
góp ý, nhắc nhở, yêu cầu hoặc xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Điều
12. Trách nhiệm và quyền của đối tượng giám sát
1- Về trách nhiệm
a) Chấp hành nghiêm
chỉnh Điều lệ Đảng, các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ban đảng Trung ương, cấp ủy nơi công
tác về công tác giám sát. Chấp hành các yêu cầu, quyết định, thông báo của chủ
thể giám sát và của tổ chức đảng có thẩm quyền.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp
thời các văn bản, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; tham dự các cuộc
họp, buổi làm việc theo chương trình; báo cáo, cung cấp, trao đổi đầy đủ, trung
thực với chủ thể giám sát về các nội dung được yêu cầu.
c) Thực hiện quyết định,
thông báo, tiếp thu việc nhắc nhở, góp ý, đề nghị hoặc kiến nghị, yêu cầu của
chủ thể giám sát; nghiên cứu, xem xét để phát huy mặt mạnh; khắc phục, sửa chữa
những khuyết điểm, yếu kém hoặc hậu quả đã gây ra và báo cáo với chủ thể giám
sát.
d) Không gây khó
khăn, trở ngại khi có yêu cầu của chủ thể giám sát; không để lộ bí mật nội dung
giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
2- Về quyền
a) Được chủ thể giám
sát thông báo trước về đảng viên được phân công giám sát thường xuyên; được
thông báo trước quyết định, kế hoạch giám sát theo chuyên đề; được nghe nhận
xét, đánh giá về bản thân hay cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị mà mình là
thành viên.
b) Trình bày ý kiến,
giải trình và bảo lưu ý kiến; được sử dụng bằng chứng chứng minh về các nội
dung giám sát thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
c) Từ chối trả lời,
cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình hoặc không liên quan đến nội dung giám sát hoặc thấy chủ thể giám sát
thực hiện không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền giám sát.
d) Được đề nghị, phản
ảnh, báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá đối
với mình hoặc xem xét lại việc giám sát không đúng nội dung, yêu cầu, trách nhiệm
của chủ thể giám sát.
đ) Được bảo lưu ý kiến
và báo cáo cấp trên nếu chủ thể giám sát nhận xét, đánh giá, góp ý, đề nghị hoặc
yêu cầu chưa đúng về mình.
Điều
13. Trách nhiệm và quyền của tổ chức, cá nhân có liên quan
1- Về trách nhiệm
a) Thực hiện nghiêm
túc các đề nghị hoặc yêu cầu của chủ thể giám sát thuộc chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Cung cấp thông
tin, tài liệu đầy đủ, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về những thông
tin, tài liệu thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc chức trách, nhiệm vụ của
mình.
c) Không tiết lộ,
cung cấp thông tin, tài liệu, nội dung làm việc cho các tổ chức, cá nhân không
có trách nhiệm biết.
2- Về quyền
a) Được chủ thể giám
sát thông báo trước thời gian, nội dung làm việc.
b) Trao đổi với chủ
thể giám sát về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu hoặc đề
nghị của chủ thể giám sát.
c) Từ chối trả lời hoặc
cung cấp thông tin, tài liệu không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của tổ chức hoặc chức trách, nhiệm vụ của cá nhân mình.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1- Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, các ban đảng Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực
hiện nghiêm túc Quy định này. Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Quy định
và báo cáo cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên; đề nghị Bộ Chính trị xem xét, bổ
sung, sửa đổi Quy định.
2- Ủy ban kiểm tra
các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tham mưu, giúp cấp ủy cùng
cấp: Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Quy định này ở cấp
mình; xây dựng ban hành Quy định về giám sát cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp
quản lý phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị và đúng quy định về
giám sát trong Đảng.
3- Ủy ban Kiểm tra
Trung ương chủ trì phối hợp với các ban đảng Trung ương theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Quy định và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Quy định này có hiệu
lực từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ để thực hiện.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
Lê Hồng Anh
|