Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2008/PL-UBTVQH12 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 26/01/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 02/2008/PL-UBTVQH12

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2008

PHÁP LỆNH

CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2007/QH12 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XII (2007 - 2011) và năm 2008;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; nhiệm vụ, tổ chức hoạt động công nghiệp quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch, nguồn lực xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; chính sách đối với công nghiệp quốc phòng; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.

Điều 3. Vị trí, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng

1. Công nghiệp quốc phòng là một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh; là bộ phận của công nghiệp quốc gia.

2. Công nghiệp quốc phòng có nhiệm vụ:

a) Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng;

b) Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều 4. Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

2. Tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu chiến lược trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Phù hợp với khả năng phát triển kinh tế của đất nước, có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, từng bước hiện đại, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

4. Tự chủ, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.

Điều 5. Hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng

1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Bảo đảm bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;

c) Ưu tiên lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ lưỡng dụng;

d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý các hoạt động đối ngoại quân sự; quy chế xuất nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng và các quy định khác liên quan đến công nghiệp quốc phòng.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước;

b) Trao đổi thông tin, tài liệu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng;

c) Các hoạt động liên doanh, liên kết sản xuất, sửa chữa lớn; hợp tác nghiên cứu ứng dụng, triển khai sản xuất phục vụ công nghiệp quốc phòng;

d) Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp quốc phòng.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Tiết lộ bí mật nhà nước về quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, kết quả khoa học, công nghệ có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh.

2. Phá hoại, mua, bán, tặng, cho, cho thuê, cầm cố, thế chấp, khai thác, sử dụng trái phép trang thiết bị và tài sản do Nhà nước giao cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và sản phẩm chuyên dụng do công nghiệp quốc phòng sản xuất.

4. Chiếm đoạt, sử dụng và chuyển giao trái phép những thông tin, tài liệu, sáng chế, quy trình và bí quyết công nghệ thuộc bí mật nhà nước về công nghiệp quốc phòng.

5. Cản trở, trốn tránh trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật trong hoạt động công nghiệp quốc phòng.

Chương 2:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Điều 7. Cơ sở công nghiệp quốc phòng

1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật được Nhà nước đầu tư phục vụ quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt);

b) Cơ sở sản xuất công nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp động viên).

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và bộ, ngành có liên quan lập danh sách các cơ sở công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 8. Hoạt động của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

1. Nghiên cứu, phát triển, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

2. Hướng dẫn chuyển giao công nghệ, đào tạo, huấn luyện nhân lực, chuẩn bị động viên công nghiệp.

3. Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm theo yêu cầu sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị khi đất nước chuyển sang thời chiến.

4. Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

5. Chính phủ quy định lộ trình đổi mới tổ chức, quản lý cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt theo Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng.

Điều 9. Hoạt động của cơ sở công nghiệp động viên

1. Trong thời bình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo quản, sản xuất thử để duy trì năng lực thiết bị dây chuyền; tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng.

2. Thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp.

Điều 10. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng là tổ chức không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh này và cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Danh mục sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh do Chính phủ quy định.

3. Điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 11. Đặt hàng quốc phòng

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch đặt hàng quốc phòng, điều kiện đặt hàng, danh mục, giá sản phẩm, dịch vụ và thủ tục thanh toán.

2. Bộ Quốc phòng thực hiện đặt hàng quốc phòng với tổ chức, cá nhân để sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương 3:

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Điều 12. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng

1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng phải tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh này và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước để xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự ngày càng hiện đại, tiên tiến;

b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp tại các địa bàn chiến lược;

c) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

b) Chiến lược bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp quốc gia, khả năng cân đối các nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

3. Nội dung quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm;

b) Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng;

c) Cân đối các nguồn lực, điều kiện bảo đảm, giải pháp thực hiện.

Điều 13. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng

1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trình Chính phủ.

Điều 14. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư về công nghiệp quốc phòng

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có liên quan xây dựng chương trình, dự án đầu tư về công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện.

Điều 15. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư về công nghiệp quốc phòng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và bộ, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư về công nghiệp quốc phòng.

Chương 4:

NGUỒN LỰC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Điều 16. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng

1. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Quỹ phát triển sản xuất của các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt;

c) Đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa lớn, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng phải thực hiện theo kế hoạch và quy định của pháp luật.

Điều 17. Nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng

1. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bao gồm:

a) Những người có ngành nghề và trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu sử dụng, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức, sức khỏe, có nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng;

b) Cán bộ, công chức và công nhân trong và ngoài quân đội được cấp có thẩm quyền điều động vào phục vụ trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;

c) Lao động hợp đồng.

2. Nhân lực phục vụ tại cơ sở công nghiệp động viên và tổ chức tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được thực hiện theo pháp luật động viên công nghiệp và pháp luật lao động.

Điều 18. Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng

1. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nhập khẩu các loại vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được, thực hiện dự trữ vật tư kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng.

3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan lập Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 19. Đất phục vụ công nghiệp quốc phòng

1. Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ công nghiệp quốc phòng.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ xây dựng và phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Điều 20. Nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng

1. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan xác định và triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng.

Chương 5:

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Điều 21. Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt

1. Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bao gồm:

a) Ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn lực, ngành nghề mũi nhọn và đặc thù của công nghiệp quốc phòng, công nghệ lưỡng dụng vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ kinh tế;

b) Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của dự án quan trọng trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

2. Chính sách của Nhà nước đối với người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt bao gồm:

a) Chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;

b) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề tại các trường trong, ngoài quân đội và ở nước ngoài;

c) Chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị thương hoặc bị chết khi đang thực hiện nhiệm vụ.

Điều 22. Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp động viên

1. Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở công nghiệp động viên bao gồm:

a) Các chính sách theo quy định của pháp luật khi chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp;

b) Ưu đãi về thuế, chế độ, chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi tham gia sản xuất hàng quốc phòng.

c) Hỗ trợ ngân sách để đầu tư hoàn thiện công nghệ lưỡng dụng.

2. Người lao động khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật động viên công nghiệp và theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh này.

Điều 23. Chính sách đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được hưởng các chính sách quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh này.

2. Người lao động trong tổ chức tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất hàng quốc phòng, ngoài tiền lương còn được hưởng phụ cấp ưu đãi khác theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả phụ cấp ưu đãi. Phụ cấp ưu đãi chi trả cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

3. Người nước ngoài khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

Điều 24. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng

1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp quốc phòng.

2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ về công nghiệp quốc phòng.

3. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng.

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công nghiệp quốc phòng.

5. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng.

6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công nghiệp quốc phòng.

Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và bộ, ngành có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật công nghiệp quốc phòng.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.

Điều 27. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

TM.UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 02/2008/UBTVQH12

Hanoi, January 26, 2008

 

ORDINANCE
THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE

ON DEFENSE INDUSTRY

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to the National Assemblys Resolution No.11/2007/QH12 on law - and ordinance-making programs of its XIIth tenure (2007-2011) and 2008;
Tlie National Assembly Standing Committee promulgates the Ordinance on Defense Industry.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

This Ordinance defines the principles for building and development of defense industry; the tasks, organization and operation of defense industry;- the planning, plans and resources for building and development of defense industry; the policies on defense industry; the powers and responsibilities of agencies, organizations and individuals in management and task performance of defense industry.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. Position and tasks of defense industry

1. Defense industry constitutes a part and parcel of defense and security strength and potentials and a pan of the national industry.

2. Defense industry has the tasks:

a/ To research into, develop, manufacture, maintain, overhaul, modify and modernize weapons, military equipment and facilities, technical supplies and other products in service of defense;

b/ To participate in socio-economic development, contributing to national industrialization and modernization.

Article 4. Principles for building and development of defense industry

1. Being placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam and the unified management of the Government.

2. Abiding by the objectives, tasks and strategies on national construction and defense, meeting the strategic requirements of equipment for the peoples armed forces.

3. Being suitable to economic development capability of the country, achieving advanced scientific and technological levels and incremental modernization, ensuring confidentiality, safety, efficiency and environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5. International cooperation on defense industry

1. Principles for international cooperation on defense industry:

a/ The State creates conditions for foreign organizations and individuals to take part in defense industry activities on the principles of respect for independence, sovereignty, non-interference into internal affairs of each other, equality and mutual benefits, in compliance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;

b/ Ensuring the state secrets on defense and security;

c/ Giving priority to high technologies, double-use technologies;

d/ Abiding by the legal provisions on organization and management of military external activities; the regulations on import, export and procurement of defense commodities and other regulations related to defense industry.

2. International cooperation on defense industry covers the following contents:

a/ Establishing, consolidating and developing cooperative relations with other countries:

b/ Exchanging of information and technical documents, transferring technologies in service of building and development of defense industry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Training human resources for defense industry.

Article 6. Prohibited acts

1. Disclosing state secrets on plannings. plans on building and development of defense industry, scientific and technological results related to defense industry, tasks of manufacturing products in service of defense and security.

2. Destroying, buying, selling, presenting, donating, leasing, pledging, mortgaging, exploiting and using illegally equipment and assets assigned by the State to defense industry establishments.

3. Buying, selling, storing, using illegally weapons, military technical equipment and special-use products manufactured by the defense industry.

4. Appropriating, using and transferring illegally information, documents, inventions, technological processes and know-how belonging to state secrets on defense industry.

5. Hindering or shirking the responsibility for. the performance of tasks of building and development of defense industry.

6. Abusing positions and powers to perform illegal acts in defense industry activities.

Chapter 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7. Defense industry establishments

1. Defense industry establishments include:

a/ Establishments researching into, manufacturing, overhauling and modernizing weapons, military technical equipment, technical supplies, which are invested by the State in service of defense and security, act as core in building and development of defense industry and are directly managed by the Defense Ministry (below collectively referred to as core defense industry establishments);

b/ Industrial establishments, which are invested by the State to develop their production capacity in service of defense in accordance with the provisions of the law on industrial mobilization (below collectively referred to as mobilized industrial establishments).

2. The Defense Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Industry and Trade as well as concerned ministries and branches in, making lists of defense industry establishments and submit them to the Prime Minister for approval.

Article 8. Operation of core defense industry establishments

1. To research into, develop, manufacture, maintain, overhaul, modify and modernize weapons, military technical equipment, military supplies and other products in service of defense under placed orders or assigned plans.

2. To guide the transfer of technologies, training of human resources, and preparation of industrial mobilization.

3. To prepare conditions required for manufacture and repair of weapons, military equipment and gears when the country moves into war.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The Government shall provide a roadmap for renewal of organization and management of core defense industry establishments under the strategy on development of defense industry.

Article 9. Operation of mobilized industrial establishments

1. During peacetime, to perform the tasks of management, maintenance and trial production in order to maintain the chain equipment capacity; to participate in research into, production and supply of, products and services for defense and security on orders placed by the Defense Ministry.

2. To perform the industrial mobilization tasks under the law on industrial mobilization.

Article 10. Organizations and individuals engaged in defense industry activities

1. Organizations and individuals engaged in defense industry activities are organizations not defined in Clause 1. Article 7 of this Ordinance and individuals engaged in defense industry activities.

2. Organizations and individuals engaged in defense industry activities may research into, produce or supply products or sen ices for defense and security by mode of bidding or order placement. The lists of products and services for defense and security are prescribed by the Government.

3. The conditions and procedures for participation in defense industry activities by organizations and individuals defined in this Article are provided by the Government.

Article 11. Placement of defense orders

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Defense Ministry places defense orders to organizations or individuals for manufacture and supply of products or services for defense and security under decisions of the Prime Minister.

Chapter 3

PLANNING AND PLANS ON BUILDING AND DEVELOPMENT OK DEFENSE INDUSTRY

Article 12. Planning and plans on building and development of defense industry

1. The defense industry development planning and plans must abide by the principles defined in Article 4 of this Ordinance and meet the following requirements:

a/ Exploiting and using with efficiency all national potentials and resources for building and development of defense industry: ensuring increasing modem and advanced weapons and military technical equipment;

b/ Ensuring the balance, synchronism, rational scale and proper arrangement in strategic geographical areas;

c/ Being in line with national socio-economic development planning and plans.

2. Grounds for formulation of planning and plans on building and development of defense industry include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Strategies on supply of weapons and military technical equipment for the peoples armed forces:

c/ The national industrial development, the States capability to balance investment resources for building and development of defense industry.

3. The planning and plans on building and development of defense industry cover the
following contents:

a/ Definition of objectives, tasks, programs and key projects:

b/ Organization of the system of defense industry establishments;

c/ Balance of resources, implementation conditions and solutions.

Article 13. Competence to approve planning and plans on building and development of defense industry

1. The Government approves planning and plans on building and development of defense industry.

2. The Defense Ministiy assumes the prime responsibility for. and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministiy of Finance and concerned state bodies in, formulating planning and plans on building and development of defense industry for submission to the Government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on the planning and plans on building and development of defense industry, which have been approved by the Government, the Defense Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and concerned state bodies in. formulating programs and investment projects on defense industry, submits them to the Prime Minister for decision and organizes the implementation thereof.

Article 15. Inspection and examination of the implementation of planning, plans, programs and investment projects on defense industry

The Ministry of Planning and Investment, the Defense Ministiy. the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and concerned ministries and branches shall, within the ambit of their respective tasks and powers, organize the inspection and examination of the implementation of planning, plans, programs and investment projects on defense industry.

Chapter 4

RESOURCES FOR BUILDING AND DEVELOPMENT OF DEFENSE INDUSTRY

Article 16. Investment capital for development of defense industry

1. Sources of investment capital for development of defense industry cover:

a/ State budget;

b/ Production development funds of core defense industry establishments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State ensures budget for research into, manufacture, overhaul, modification and modernization of weapons, military technical equipment, technical supplies and other products in service of defense and security.

3. The management and use of investment capitat sources for development of defense industry must comply with plans and provisions of law.

Article 17. Human resources in service of defense industry

1. Human resources working at core defense industry establishments include:

a/ Persons with occupations and professional qualifications suitable to employment requirements, who satisfy the criteria on quality, morality and health, have aspirations and are recruited by competent bodies or organizations:

b/ Officials, employees and workers inside or outside the army, who are mobilized by competent authorities for sen ice therein in the state of war and defense emergency:

c/Contractual laborers.

2. Human resources working in mobilized industrial establishments or organizations engaged in defense industry activities shall comply with the law on indusuial mobilization and the labor law.

Article 18. Impon and reserve of technical supplies for defense industiy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Prime Minister decides on the list of imported technical supplies in senice of defense industiy.

3. The Defense Ministry assumes the prime responsibility for. and coordinates with concerned ministries and branches in, making the list of imported technical supplies for submission to the Prime Minister.

Article 19. Land for defense industry

1. The Government approves planning and plans on the use of land for defense industiy.

2. The Defense Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with competent state bodies in, formulating planning and plans on the use of land for building and development of core defense industry establishments, submits them to the Government for approval and organizes the implementation thereof.

Article 20. Scientific research, development and transfer of technologies in senice of defense industry

1. The State encourages and adopts incentive policies for domestic and foreign organizations and individuals to participate in scientific research, development and transfer of advanced technologies in service of the building and development of defense industiy.

2. The Defense Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Ministry of Science and Technology as well as concerned ministries and branches in. identifying and performing the tasks of scientific research, development and transfer of technologies in service of defense industry.

Chapter 5

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21. The States policies towards core defense indusuy establishments

1. The States policies towards core defense industiy establishments include:

a/ Prioritizing investment in the construction and development of infrastructures, resources, spearhead and particular branches and lines of the defense industry, double-use technologies in service of both defense and economy;

b/The policies on investment preferences and supports for the production of new materials, hi-tech products; the construction and development of infrastructure of important projects in geographical areas hit by socio-economic difficulties.

2. The States policies towards laborers in core defense industry establishments include:

a/ The regimes and policies on wages, social insurance, health insurance, labor safety and other preferential policies prescribed by law;

b/ Training and fostering to raise their professional qualifications, knowledge and skills at schools inside and outside the army and overseas:

c/ Regimes and policies prescribed by law for cases of injury or death while performing their tasks.

Article 22. The States policies towards mobilized industrial establishments

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Policies prescribed by law for industrial mobilization preparation and implementation;

b/Tax incentives, support regimes and policies prescribed by law when they participate in manufacture of defense goods;

c/ State budget supports for investment in completion of double-use technologies.

2. Laborers participating in defense industry activities are entitled to regimes and policies prescribed by the law on industrial mobilization and Clause 2, Article 23 of this Ordinance.

Article 23. Policies towards organizations and individuals engaged in defense industry activities

1. Organizations and individuals engaged in defense industry activities are entitled to the policies prescribed at Points b and c, Clause 1, Article 22 of this Ordinance.

2. Laborers in organizations engaged in defense industry activities, when directly performing the tasks of manufacturing defense goods, are. apart from their wages, entitled to other preferential allowances prescribed by law. Their enterprises shall pay such preferential allowances. The preferential allowances paid to laborers are accounted into production and business costs.

3. Foreigners participating in defense industry activities shall enjoy interests prescribed by Vietnamese law or under relevant agreements, except otherwise provided for by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

Chapter 6

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24. Contents of the state management of defense industry

1. Promulgating, and organizing the implemen-tation of. legal documents on defense industry.

2. Formulating, and organizing the implemen-tation of, policies, planning, plans and tasks on defense industry.

3. Organizing and guiding the operation registration of organizations and individuals engaged in defense industry activities.

4. Organizing training and fostering to raise the professional qualifications and operations on defense industry.

5. Organizing and managing international cooperation on defense industry.

6. Examining, inspecting and settling complaints and denunciations and handling violations of law on defense industry.

Article 25. Responsibilities for state management of defense industry

1. The Government performs the unified state management of defense industiy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Public Security assumes the prime responsibility for. and coordinates with the Defense Ministry in, ensuring security, order and fire prevention and fighting safety for defense industiy establishments.

4. Provincial/municipal Peoples Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, perform the state management of defense industry.

Chapter 7

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26. Implementation effect

This Ordinance takes effect on July 1, 2008.

Article 27. Implementation detailing and guidance

The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh công nghiệp quốc phòng năm 2008

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.470

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.59.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!