Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Lê Đức Anh
Ngày ban hành: 12/05/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15-L/CTN

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1993

PHÁP LỆNH

SỐ 15-L/CTN NGÀY 12/05/1993 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội
,

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) thông qua ngày 12 tháng 5 năm 1993.

PHÁP LỆNH

VỀ KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố.

Điều 2

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý và nghiệp vụ kiểm sát, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 3

Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 4

Tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiệm nghiêm chỉnh quyết định, kháng nghị, kiến nghị và yêu cầu của Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật.

Điều 5

Khi phát hiện quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, hành vi khác của Kiểm sát viên không có căn cứ hoặc trái pháp luật, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên hoặc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan, người nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết và trả lời theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo Kiểm sát viên.

Điều 6

Kiểm sát viên phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm sát viên dựa vào cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ.

Nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM SÁT VIÊN. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI KIỂM SÁT VIÊN

Điều 7

Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ do Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 8

Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật; nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì Kiểm sát viên phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Kiểm sát viên phải từ chối nhiệm vụ hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ đó.

Điều 9

Trong phạm vi công tác kiểm sát được giao, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát cấp mình theo quy định của pháp luật, trừ những việc thuộc thẩm quyền của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng.

Điều 10

Kiểm sát viên không được tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11

Kiểm sát viên hưởng lương, phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước.

Điều 12

Kiểm sát viên được cấp trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên để làm nhiệm vụ.

Mẫu trang phục, chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, giấy chứng minh Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 13

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý thống nhất đội ngũ Kiểm sát viên, công tác đào tạo, bồi dưỡng Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp; bảo đảm việc thực hiện các chế độ đối với Kiểm sát viên theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

TIÊU CHUẨN KIỂM SÁT VIÊN.THỦ TỤC TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM,CÁCH CHỨC KIỂM SÁT VIÊN

Điều 14

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có trình độ cao đẳng kiểm sát hoặc đại học luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ tám năm trở lên, có năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ và có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Điều 15

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có trình độ cao đẳng kiểm sát hoặc đại học luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ sáu năm trở lên, có năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ và có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

Điều 16

Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh này, có trình độ cao đẳng kiểm sát hoặc đại học luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Viện kiểm sát quân sự tỉnh, khu vực, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ và có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự tỉnh, khu vực.

Điều 17

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự tỉnh và khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Điều 18

Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm; xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân sự trung ương vi phạm kỷ luật không còn đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chủ tịch nước cách chức.

Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao; xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự trung ương vi phạm kỷ luật không còn đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương trình Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 19

Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm; xem xét những trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp mình và cấp dưới vi phạm kỷ luật không còn đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.

Điều 20

Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự tỉnh, khu vực để Viện trưởng Viện kiểm sát quân khu và tương đương trình Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương. Căn cứ vào kết quả tuyển chọn của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.

Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương xem xét những trường hợp Kiểm sát viên cấp mình và cấp dưới vi phạm kỷ luật không còn đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên để Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương trình Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương. Căn cứ vào quyết định của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cách chức.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21

Pháp lệnh này thay thế các quy chế trước đây về ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 22

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng của mình hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1993

Lê Đức Anh

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 1993

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.550

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.108.48
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!