|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Nghị quyết 57/2010/QH12 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 do Quốc hội ban hành
Số hiệu:
|
57/2010/QH12
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
26/11/2010
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Nghị
quyết số: 57/2010/QH12
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN CÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP THEO CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI
CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 378/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 150/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2010 của
Chính phủ và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
1. Quốc hội
cơ bản tán thành Báo cáo số 378/BC-UBTVQH12 ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Ủy
ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng nhà ở, thuế, hải quan về kết quả
đã đạt được, những hạn chế, bất cập và các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường
công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới; đồng thời nhận thấy:
a) Qua 10 năm
thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước nói chung và trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng nhà ở, thuế, hải quan
nói riêng, cùng với những kết quả bước đầu nhưng rất có ý nghĩa của quá trình
triển khai Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30) đã có những cải cách quan trọng, đặc biệt
trong lĩnh vực thuế và hải quan. Một số lượng lớn các thủ tục hành chính còn
quá nhiều khâu, nhiều loại giấy tờ không hợp lý, chồng chéo, dễ bị lợi dụng, lạm
dụng đã được rà soát để loại bỏ hoặc sửa đổi; nhiều thủ tục hành chính mới được
ban hành theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, hướng tới xây dựng
một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đóng góp quan trọng vào
phát triển kinh tế - xã hội được đông đảo nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và
dư luận xã hội đồng tình. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có bước trưởng
thành cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức, phẩm chất cũng như tinh
thần phục vụ.
Đạt được kết
quả như trên, trước hết phải khẳng định chủ trương cải cách hành chính của Đảng
và Nhà nước là đúng đắn; đồng thời có sự chỉ đạo thường xuyên, cụ thể của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương cùng với sự
tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp và huy động được các nguồn lực
trong xã hội để thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
b) Tuy nhiên,
tiến độ cải cách thủ tục hành chính nhìn chung còn chậm, chưa đạt được yêu cầu
theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính đã đề ra. Trong một số lĩnh vực,
thủ tục hành chính vẫn còn bất cập, chồng chéo, không hợp lý, gây khó khăn cho
người dân và doanh nghiệp. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức giải quyết
công việc chậm trễ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, tiêu cực còn khá phổ biến;
kỷ cương, kỷ luật hành chính và việc xử lý cán bộ vi phạm chưa nghiêm; người
dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, chi phí, làm
chậm hoặc mất cơ hội đầu tư, kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh. Mô hình
cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong một số
lĩnh vực còn lúng túng, hình thức, chưa thực sự hợp lý; sự phối hợp giữa các cấp,
các ngành trong một số trường hợp còn thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ; trụ sở
làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao. Chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành
chính chưa cao, vẫn còn một số quy định chưa sát thực tế, chưa cụ thể. Việc hiện
đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính còn nhiều
hạn chế, bất cập; công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện Chương
trình tổng thể cải cách hành chính chưa rộng rãi, chưa đi vào chiều sâu.
Nguyên nhân
chủ yếu của những hạn chế, tồn tại nói trên là:
Thứ nhất, một
bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức về vai trò, ý nghĩa quan trọng
và tác động tích cực của cải cách thủ tục hành chính trong phát triển kinh tế -
xã hội và hội nhập quốc tế còn hạn chế; trách nhiệm thực thi công vụ, ý thức
tôn trọng và chấp hành pháp luật chưa cao; mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên
sâu, kỹ năng hành chính và đạo đức, phẩm chất chưa đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính.
Thứ hai, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan nhà nước còn chồng chéo hoặc bỏ trống,
chưa phân định rõ quyền và trách nhiệm. Thói quen quản lý theo cơ chế tập
trung, bao cấp (cơ chế xin - cho), vì lợi ích cục bộ của bộ, ngành, địa phương
chưa được xóa bỏ triệt để trong việc xây dựng và hoạch định chính sách. Quá
trình xây dựng, ban hành thủ tục hành chính chưa chú trọng đến việc đánh giá sự
cần thiết, hợp lý, tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội; nhiều thủ tục
hành chính chưa được công khai đầy đủ. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức
vẫn còn tư duy nghĩ thay, làm thay trách nhiệm hoặc làm hạn chế quyền chủ động
của công dân, doanh nghiệp trong những lĩnh vực hoặc công việc mà lẽ ra Nhà nước
cần phải ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ
sở cho cá nhân, tổ chức thực hiện và cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám
sát.
Thứ ba, hạ tầng
công nghệ thông tin chưa được đầu tư đúng mức; việc kết nối, khai thác, sử dụng
dữ liệu thông tin hiệu quả còn thấp; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức
chưa sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông tin còn khá phổ biến.
Thứ tư, công
tác giám sát, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
văn bản pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả thấp.
2. Để kịp thời
khắc phục những tồn tại, hạn chế được nêu trong Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc
hội và Báo cáo của Chính phủ, đồng thời để nâng cao hiệu quả công tác cải cách
thủ tục hành chính trong thời gian tới, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện tốt
một số công việc sau đây:
a) Chính phủ
khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu những nội dung đã được kiến
nghị trong các báo cáo để kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý; tiếp tục tổ chức rà soát để sửa đổi, hủy bỏ theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, hủy bỏ những quy định, thủ tục hành chính
không phù hợp hoặc ban hành không đúng thẩm quyền, loại bỏ những khâu trung
gian, không cần thiết; tiến hành tổng kết việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính để có giải pháp phù hợp; nghiên
cứu toàn diện các mặt và sớm ban hành đồng bộ, cụ thể các chính sách, tiêu chuẩn,
quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, hồ sơ, quy trình, thủ tục, thời hạn giải
quyết thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo khuôn
khổ pháp lý công khai, minh bạch để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, đồng
thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các vi phạm;
b) Bố trí
ngân sách hằng năm bảo đảm yêu cầu đẩy nhanh công tác cải cách hành chính; sớm
cải cách cơ bản chế độ tiền lương gắn với vị trí việc làm và việc tinh giản hợp
lý biên chế, bộ máy; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức
trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị, bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo
nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân;
c) Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án
30 quyết liệt hơn nữa nhằm đạt được mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính đã
đề ra; đồng thời Chính phủ cần bổ sung nội dung đánh giá, kiểm điểm việc thực
hiện cải cách thủ tục hành chính trong báo cáo công tác hằng năm trước Quốc hội;
d) Trên cơ sở
các kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu trong các báo cáo, Ủy
ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan
nghiên cứu, trình Quốc hội quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng
năm và nhiệm kỳ để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
3. Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
4. Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội,
đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết
này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2010.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|
Nghị quyết 57/2010/QH12 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 do Quốc hội ban hành
THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No. 57/2010/QH12
|
|
RESOLUTION ON RESULTS OF THE OVERSIGHT OF ADMINISTRATIVE
PROCEDURE REFORMS IN SOME FIELDS DIRECTLY RELATED TO CITIZENS AND ENTERPRISES
UNDER THE 2001-2010 PUBLIC ADMINISTRATION REFORM MASTER PROGRAM THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam,
which was amended and supplemented under Resolution No.51/2001/QH10;
Pursuant to Law No. 05/2003/QH11 on Oversight Activities of the National
Assembly;
After considering the National Assembly Standing Committee's Report No.
387/BC-UBTVQH12 of October 18, 2010, the. Government's Report No. 150/BC-CP of
October 18, 2010, and opinions of National Assembly deputies, RESOLVES: 1. The National Assembly basically agrees to the
National Assembly Standing Committee's Report No. 387/BC-UBTVQH12 of October
18, 2010, on results of the oversight of administrative procedure reforms in
the fields of land, housing, house construction, tax and customs regarding
achievements, limitations and constraints and recommendations and solutions for
pushing forward administrative procedure reforms in the coming time; and at the
same lime sees that: a/ Over the past 10 years of reforming administrative
procedures in the fields of state management in general and the fields of land,
housing, house construction, tax and customs in particular, together with
initial but significant results of the Project on simplification of
administrative procedures in the fields of state management in the 2007-2010
period (Project 30), important reforms have been introduced, especially in the
fields of tax and customs. A great number of administrative procedures
involving too many unreasonable and overlapping steps and kinds of papers prone
to abuse have been reviewed for abolition or revision; many new administrative
procedures have been issued along the line of publicity, transparency,
simplicity and convenience, aiming at building a professional and attentive
administration that both creates favorable conditions for people and businesses
and meets stale management requirements, making important contributions to
socioeconomic development and enjoying concurrence of a vast majority of
people, the business community and general public. The contingent of cadres,
civil servants and public employees have further matured in their professional
skills, moral and other qualities and sense of service. The above achievements are attributed to the correct
administrative reform policy of the Party and State, the constant and concrete
direction of the Government and the Prime Minister, the determinedness of
ministries, sectors and localities, the active involvement of the people and
businesses and the effective mobilization of social resources for reforming
administrative procedures. b/ However, the administrative procedure reforms
remain slow, failing to meet the requirements set by the public administration
reform master program. In some fields. administrative procedures remain
problematic, overlapping and unreasonable, causing difficulties to the people
and businesses. It is still rather common that cadres, civil servants and
public employees are slow, authoritarian, harassing and negative in doing their
work; administrative discipline and the punishment of violators are lax;
administrative procedures still cost people and businesses a lot of money and
time and delay or deprive them of investment and business opportunities and
reduce competitiveness. The application of the one-stop-shop and inter-agency one-stop-shop
mechanisms to reforming administrative procedures in some fields remains
confusing, formalistic and irrational. Coordination among levels and sectors is
limited in a number of cases; working offices, physical foundations and
equipment in some localities fail to meet requirements of assigned tasks. The
quality of promulgated legal documents on administrative procedures is not
high, with some containing impractical and ambiguous regulations. The
modernization and application of information technology to the settlement of
administrative procedures still sees many limitations and weaknesses;
information, propaganda and mobilization activities in support of the public
administration reform master program are not yet extensive and intensive. .................................................. .................................................. .................................................. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Nghị quyết 57/2010/QH12 về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 do Quốc hội ban hành
5.993
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/03 /2020
Thưa Quý khách,
Covid 19 làm nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, nhiều rủi ro pháp lý xuất hiện. Do vậy, thời gian này và sắp tới Quý khách cần dùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhiều hơn.
Là sản phẩm online, nên 220 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc tại nhà ngay từ đầu tháng 3.
Chúng tôi tin chắc dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
Với sứ mệnh giúp quý khách loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cam kết với 2,2 triệu khách hàng của mình:
1. Cung cấp dịch vụ tốt, cập nhật văn bản luật nhanh;
2. Hỗ trợ pháp lý ngay, và là những trợ lý pháp lý mẫn cán;
3. Chăm sóc và giải quyết vấn đề của khách hàng tận tâm;
4. Thanh toán trực tuyến bằng nhiều công cụ thanh toán;
5. Hợp đồng, phiếu chuyển giao, hóa đơn,…đều có thể thực hiện online;
6. Trường hợp khách không thực hiện online, thì tại Hà Nội, TP. HCM chúng tôi có nhân viên giao nhận an toàn, và tại các tỉnh thì có nhân viên bưu điện thực hiện giao nhận;
THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT luôn là:
Chỗ dựa pháp lý;
Dịch vụ loại rủi ro pháp lý;
Công cụ nắm cơ hội làm giàu;
Chúc Quý khách mạnh khỏe, vui vẻ và “…loại
rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” !

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|