QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Nghị quyết số:
52/2022/QH15
|
Hà Nội, ngày
14 tháng 6 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ “VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN
2021 - 2030”
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ
chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Hoạt
động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội
về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thành lập Đoàn giám
sát
1. Thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc
triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” và phân công:
a) Trưởng Đoàn: Ông Trần Quang
Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội;
b) Phó
Trưởng Đoàn Thường trực: Ông Y Thanh Hà Niê K’đăm, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của
Quốc hội;
c) Phó Trưởng Đoàn:
- Ông Vũ
Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;
- Bà Nguyễn
Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
2. Các Ủy viên, đại biểu và chuyên
gia mời tham gia Đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Điều 2. Phạm
vi, đối tượng, nội dung giám sát
1. Phạm vi giám sát:
- Việc thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2023 trên phạm vi cả nước;
- Việc thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
bền vững từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2023 trên phạm vi cả nước;
- Việc thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi từ tháng 7/2020 đến
hết tháng 6/2023 trên phạm vi cả nước.
2. Đối tượng giám sát
a) Trung ương: Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ
quan liên quan.
b) Địa phương:
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 51 tỉnh vùng dân tộc thiểu
số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung giám sát: đánh
giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định
nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc triển
khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả
việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu
quốc gia và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Điều 3. Nhiệm
vụ, quyền hạn
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo
Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát, các đề cương báo cáo và tổ chức triển
khai thực hiện.
2. Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định khác của pháp luật
có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp
tháng 9/2023, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
3. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung giám sát việc thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; chủ trì,
phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội và các cơ quan khác của Quốc hội
trong việc tổng hợp chung báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các nghị quyết
của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ
trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung giám sát việc thực hiện Nghị quyết
của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025.
5. Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ
trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung giám sát việc thực hiện Nghị quyết
của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021 - 2025.
6. Văn phòng Quốc hội chủ trì tham
mưu, phục vụ Đoàn giám sát về chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm các hoạt
động của Đoàn giám sát.
7. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức
giám sát về nội dung chuyên đề và gửi báo cáo kết quả theo yêu cầu của Đoàn giám
sát.
Điều 4. Tổ chức
thực hiện
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn
giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban thuộc Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ
quan, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan theo trách nhiệm thi hành
Nghị quyết này.
2. Nghị quyết này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày được Quốc hội thông qua.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV,
kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 14 tháng 6 năm 2022.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Vương Đình Huệ
|