NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật
Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày
03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ
thị số 05-CT/TU ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh;
Trên cơ sở
xem xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế
Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua Nghị
quyết "Về đẩy mạnh công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa
bàn tỉnh", với những nội dung chủ yếu như sau:
I. TÌNH
HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Thực hiện Nghị
quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ, Chỉ thị số
22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số
13/CT-TU ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự
lãnh đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thời gian
qua các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo và triển khai thực hiện với nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ nên tình hình
trật tự an toàn giao thông có chuyển biến: Tai nạn được kiềm chế và bước đầu đã
giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương); ý thức chấp
hành pháp luật về an toàn giao thông của cán bộ, nhân dân được nâng lên một
bước.
Tuy vậy, tình
hình giao thông và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến
hết sức phức tạp, đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Nhiều tuyến đường, nhất là
trên các tuyến Quốc lộ sau khi được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tình trạng tai
nạn giao thông liên tục gia tăng, có vụ rất nghiêm trọng làm chết và bị thương
nhiều người. Một số tuyến đường giao thông nông thôn và miền núi chưa được nâng
cấp, tuyến đường dân sinh giao cắt với đường sắt còn mở tùy tiện; một số bến
khách ngang sông chưa xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, không có giấy phép mở bến;
tình trạng khai thác cát, sạn trên sông làm ảnh hưởng luồng chạy tàu, thuyền và
an toàn tuyến sông còn diễn ra khá phổ biến; tình trạng vi phạm quy định về
hành lang đường bộ, đường sắt chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Số lượng
phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, đa dạng về chủng loại, nhiều phương
tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và hệ thống an toàn vẫn đang lưu hành.
Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn
giao thông của người tham gia giao thông còn kém, công tác quản lý Nhà nước về
trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót.
II. MỤC
TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Mục tiêu
- Kiềm chế gia
tăng tiến tới đẩy lùi tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chấm dứt
tình trạng phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật; chở hàng hóa quá tải, quá số người quy định, dừng, đỗ, đón trả khách...
không đúng quy định; người điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông
chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện
thủy nội địa. Không để xảy ra tình trạng lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt
ẩu, đua xe trái phép.
- Giải tỏa và
chấm dứt tình trạng vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ,
đường thủy nội địa, đường sắt; phấn đấu trong năm 2006 xây dựng hoàn thiện các
công trình báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa. Phấn đấu 100% xã, phường, thị
trấn có các tuyến đường ô tô về đến trung tâm và phát triển hệ thống giao thông
về vùng sâu, vùng xa, đường ra biên giới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội và quốc phòng, an ninh.
2. Nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu
a) Đẩy mạnh
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Tập
trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
trong cán bộ, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang; đa dạng hóa hình
thức, biện pháp phù hợp, có hiệu quả, làm chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức,
ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tạo nên phong trào đấu tranh, tố giác, phê phán những hành vi vi
phạm, nêu gương người tốt, việc tốt chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao
thông trong quần chúng nhân dân.
b) Nâng cao
trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông
- Tăng cường
công tác quản lý, đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy tham gia
giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
- Nâng cao
chất lượng đăng kiểm kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy. Đổi mới
và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ; bằng, chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa. Tập trung đầu tư
xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh.
- Thường xuyên
kiểm tra, quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông và các công trình giao
thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt.
c) Tăng cường
công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông, tiến hành đồng loạt ở tất cả các tuyến đường bộ,
đường thủy, các địa phương trong tỉnh. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát
trật tự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra giao thông, Kiểm soát quân sự tăng
cường thanh tra, kiểm soát bằng nhiều biện pháp mạnh, phát hiện và xử lý nghiêm
minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa và
hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn.
Nâng cao chất
lượng điều tra, xử lý các vụ vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả
nghiêm trọng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường phối hợp, kịp thời đưa
các vụ án vi phạm quy định về an toàn giao thông ra xét xử nghiêm minh, đúng
pháp luật; thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về
trật tự an toàn giao thông.
d) Đẩy mạnh
cuộc vận động "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông"
- Chính quyền
các cấp phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể chủ động xây dựng chương
trình, kế hoạch triển khai bằng các biện pháp tích cực nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc bảo đảm trật tự an
toàn giao thông.
- Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố phối hợp với Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
và Công an tỉnh chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập Đội quản lý trật tự
an toàn giao thông để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý tốt công tác trật
tự an toàn giao thông trên địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm theo thẩm quyền quy định.
đ) Tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự
an toàn giao thông
Chính quyền
các cấp từ tỉnh đến cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xác định
rõ vị trí, tầm quan trọng của công tác này trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó lãnh đạo, chỉ
đạo các ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện đồng bộ các biện
pháp, bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra. Coi nhiệm vụ bảo đảm trật
tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành
và địa phương và là tiêu chuẩn để đánh giá, bình xét khen thưởng, phân loại
hàng năm của tổ chức, đơn vị và cá nhân.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ Nghị quyết này để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể
tổ chức quán triệt đến cán bộ, nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự thống
nhất nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
đã đề ra.
Thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Nếu có những vấn đề phát
sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem
xét giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này
đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua./.