Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 50/2012/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 06/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2012/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 06 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;

Sau khi xem xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết tổ tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án “Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 – 2015”.

(Có Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XV kỳ họp thứ 4 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm theo Nghi quyết số:50 /2012/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư số 85/2010/TT-BQP ngày 01/7/2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ;

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang (LLVT) quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là thành phần của LLVT nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước; tính mạng, tài sản của nhân dân; là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân để bảo vệ địa phương.

Xây dựng lực lượng DQTV là một nội dung quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong các tình huống, góp phần giữ vững ổn định ở cơ sở trong thời bình và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Những năm qua công tác tổ chức xây dựng lực lượng DQTV ở tỉnh Hoà Bình đã được quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ và có những kết quả nhất định. Tổ chức biên chế luôn được củng cố, kiện toàn; Chất lượng chính trị và năng lực trình độ của cán bộ, chiến sỹ lực lượng DQTV được nâng lên, cùng các lực lượng khác góp phần giữ vững ổn định cơ sở và giải quyết có hiệu quả các tình huống xảy ra ở địa phương. Tuy nhiên cấp ủy đảng, chính quyền ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của lực lượng DQTV và chưa đề cao trách nhiệm lãnh đạo, xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh. Nhìn chung chất lượng của lực lượng DQTV chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, hiệu quả hoạt động thấp, nhất là khi xảy ra tình hình phức tạp. Để tiếp tục nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng DQTV và thực hiện kết luận số 41- KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng DQTV, DBĐV trong tình hình mới và thực hiện Luật DQTV. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng Đề án tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015 nhằm tổ chức, xây dựng lực lượng DQTV tỉnh vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương, cơ sở trong tình hình mới như sau:

Phần I

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DQTV VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DQTV TỪ NĂM 1996 - 2010

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

A. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

1. Số lượng, chất lượng, tổ chức biên chế

Thực hiện phương châm xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, ở đâu có dân, có tổ chức Đảng là ở đó có DQTV. Đến nay, 100% các thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh có tổ chức lực lượng Dân quân. Lực lượng DQTV được xây dựng theo đúng quy định của Pháp lệnh DQTV. Tổng số Dân quân tự vệ 13.985 đ/c = 1,74% so với tổng dân số. Tổ chức biên chế gồm 02 đại đội; 307 trung đội; 226 tiểu đội, khẩu đội (trong đó có 15 khẩu đội, 211 tiểu đội) ; 2.182 tổ.

Chất lượng DQTV: Đảng viên đạt 17,2%, đoàn viên đạt 75,0 %, phục viên xuất ngũ đạt 15,9%, nữ đạt 10,6% so với tổng số DQTV.

a) Lực lượng Dân quân

Toàn tỉnh đã xây dựng lực lượng Dân quân 210/210 xã, phường, thị trấn, được tổ chức biên chế cấp đại đội, trung đội, tiểu đội, tổ. Trong đó: Lực lượng Dân quân cơ động chiếm 34,36%; Lực lượng Dân quân phòng không, pháo binh, đặc công, trinh sát, thông tin, công binh, y tế, hoá học chiếm 14,63 %; Lực lượng chiến đấu tại chỗ chiếm 50,99% (so với tổng biên chế lực lượng Dân quân); 100% thôn, bản, tổ dân phố có tổ Dân quân tại chỗ.

b) Lực lượng Tự vệ

Đã tổ chức xây dựng lực lượng Tự vệ 177/281 cơ quan, tổ chức cơ sở ( đạt 63%), chiếm 15 % so với cán bộ, công nhân viên chức toàn tỉnh. Được tổ chức biên chế ở cấp đại đội, trung đội, tiểu đội và tổ; trong đó tự vệ tại chỗ chiếm 80,62%; lực lượng tự vệ phòng không, pháo ninh, trinh sát, công binh, y tế, hoá học chiếm 19,37%( so với tổng biên chế lực lượng Tự vệ).

2. Hệ thống chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ

Đã kiện toàn 210 Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; 76 Ban chỉ huy cơ quan, tổ chức cơ sở đủ 03đ/c gồm Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng.

3. Công tác quản lý Nhà nước về Dân quân tự vệ

Chính quyền các cấp đã từng bước nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về DQTV. Nhiều văn bản đã được ban hành kịp thời, chỉ đạo các hoạt động của lực lượng DQTV ở địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV được thực hiện nghiêm túc ở các địa phương và các cơ quan, tổ chức ở cơ sở.

B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

1. Đào tạo, tập huấn cán bộ

- Công tác đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã: Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức 3 khoá đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn, tổng số 210 đồng chí và đào tạo khoá 4 theo chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở với quân số 70đ/c.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ: Hàng năm từ tỉnh tới huyện, thành phố đều tổ chức các lớp tập huấn cán bộ theo phân cấp. Thông qua bồi dưỡng, tập huấn cán bộ các cấp trình độ, năng lực của cán bộ được nâng cao.

2. Giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện chiến sĩ Dân quân tự vệ

Hàng năm cơ quan quân sự các cấp đều xây dựng kế hoạch công tác giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự cho DQTV trình cấp trên phê duyệt, được triển khai, tổ chức thực hiện theo đúng nội dung, thời gian theo quy định. Sau huấn luyện các cấp đều tổ chức hội thao đánh giá kết quả và sử dụng lực lượng tham gia diễn tập chiến đấu trị an, diễn tập khu vực phòng thủ. Kết quả, chất lượng huấn luyện đều được cơ quan quân sự cấp trên đánh giá cao.

C. HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU TRỊ AN

- Cơ quan quân sự các cấp đã làm tốt việc xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh các kế hoạch theo đúng quy định. Thường xuyên tổ chức cho lực lượng DQTV huấn luyện, luyện tập theo các phương án, kế hoạch đã được xác định; là lực lượng nòng cốt trong diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, diễn tập chiến đấu trị an, phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy rừng; tích cực làm công tác dân vận, tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xung kích trong phòng chống tiêu cực, không tham gia vào các tai tệ nạn xã hội làm nòng cốt thực hiện các phong trào của địa phương, đơn vị. Thông qua hoạt động, nhận thức của lực lượng DQTV đã được nâng lên, gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch chiến đấu trị an. Hàng năm có rà soát, bổ sung kế hoạch để sát với tình hình thực tế, tổ chức luyện tập, diễn tập theo phương án. Lực lượng DQTV đã tích cực chủ động phối hợp với công an xã, phường, thị trấn tuần tra canh gác góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái phép; tích cực tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm và khắc phục hậu quả thiên tai.

D. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

1. Đối với cán bộ và Dân quân xã, phường, thị trấn

a) Cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn

* Chế độ chính sách tiền lương đối với Chỉ huy trưởng; thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;

- Lương chính: hệ số 1,18 (không có bằng cấp), hệ số 1,75 (nếu là ủy viên Ủy ban nhân dân); hưởng lương trung cấp từ bậc 1 hệ số 1,86 trở lên đến bậc 10 hệ số 3,66.

- Phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị DQTV: ( hệ số 0,60 trả theo quý).

- Được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định.

* Chế độ chính sách tiền lương đối với Chính trị viên; thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;

- Lương chính: Từ hệ số 2,0 đến 2,85

- Phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị DQTV: ( hệ số 0,60 trả theo quý).

- Được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định.

* Chế độ chính sách tiền lương đối với Phó Chỉ huy trưởng; Được hưởng phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

- Mức phụ cấp hàng tháng: hệ số từ 1,0 đến 1,46

- Phụ cấp trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị DQTV: (hệ số 0,55 trả theo quý).

b) Lực lượng Dân quân cơ động, lực lực lượng DQTV binh chủng và lực lượng DQTV tại chỗ khi được huy động huấn luyện, hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền điều động, (chi trả không thấp hơn hệ số 0,04).

c) Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị DQTV: Thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ.

2. Đối với cán bộ và lực lượng Tự vệ

a) Ban CHQS cơ quan, tổ chức;

- Tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc công chức của từng đồng chí.

- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị Tự vệ: Thực hiện theo Điều 21 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ.

b) Lực lượng Tự vệ cơ quan, tổ chức: Do các cơ quan, tổ chức chi trả phụ cấp trách nhiệm, được hưởng nguyên lương trong thời gian huy động huấn luyện, làm nhiệm vụ, được cấp trang phục DQTV theo Pháp lệnh DQTV.

II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ TRONG TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DQTV

1. Những tồn tại hạn chế

- Nhận thức của một số cán bộ và một bộ phận nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương; về vị trí vai trò của lực lượng DQTV chưa thật sâu sắc. Do đó, chưa đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia xây dựng lực lượng DQTV.

- Công tác quản lý điều hành xây dựng, hoạt động lực lượng DQTV ở một số địa phương, cơ sở, cơ quan, đoàn thể còn hạn chế; tập chung chủ yếu vào số cán bộ chưa qua đào tạo, cho nên hiệu quả hoạt động của lực lượng DQTV còn thấp.

- Sự phối hợp hoạt động của lực lượng DQTV với các lực lượng khác trong hoạt động bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội chưa thật chặt chẽ nên kết quả còn hạn chế.

- Hoạt động của lực lượng DQTV chưa thật tích cực chủ động, chưa phát huy được vai trò làm nòng cốt giải quyết các tình huống phức tạp xẩy ra ở cơ sở.

- Kinh phí bảo đảm chưa kịp thời, trang bị thiếu đồng bộ.

2. Nguyên nhân

- Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, vai trò vị trí của lực lượng DQTV trong tình hình mới do đó chưa đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV.

- Vai trò tham mưu và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện về công tác DQTV của cơ quan quân sự địa phương còn hạn chế, chưa gắn việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Tổ chức, biên chế cán bộ DQTV các cấp còn bất cập, chất lượng hạn chế so với yêu cầu.

- Quá trình tuyển chọn, kết nạp công dân tham gia vào lực lượng DQTV còn nặng về tính tự nguyện, tự giác, vận động là chính; chưa có văn bản chế tài xử lý công dân vi phạm Pháp lệnh Dân quân tự vệ.

- Một số địa phương, cơ quan, tổ chức chưa quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với DQTV.

- Việc tham gia huấn luyện, hội thi, hội thao ở một số cơ quan doanh nghiệp có tổ chức tự vệ chưa thật sự gắn kết với công tác quân sự địa phương.

Phần II

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU

1. Mục tiêu: Xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, có số lượng hợp lý, chất lượng cao; tổ chức biên chế tinh, gọn; vũ khí trang bị phù hợp; khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng tin cậy của cấp uỷ, chính quyền địa phương và nhân dân, góp phần xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, làm cơ sở xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc.

2. Yêu cầu

- Xây dựng lực lượng DQTV đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan quân sự các cấp theo quy định của Luật DQTV; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị các cấp và toàn dân.

- Xây dựng lực lượng DQTV có quy mô tổ chức cân đối các thành phần lực lượng, giữa số lượng và chất lượng, giữa cán bộ và chiến sỹ; phù hợp với tình hình của địa phương. Chú trọng xây dựng, nâng cao chất lượng DQTV ở các địa bàn quan trọng, vùng trọng điểm xung yếu.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính kế thừa trong đội ngũ cán bộ chỉ huy; từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý DQTV rộng rãi, dân chủ, công khai, tuyển chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất chính trị vào lực lượng, xây dựng DQTV theo phương châm vững mạnh, rộng khắp, vững chắc, thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức Đảng ở đó có DQTV; gắn việc xây dựng lực lượng DQTV với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

A. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DQTV

1. Xây dựng về tổ chức

a) Tổ chức lực lượng

- Xây dựng lực lượng Dân quân các cấp có số lượng hợp lý. Cụ thể:

+ Cấp tỉnh: Tỷ lệ DQTV đạt 1,94% so với tổng dân số.

+ Cấp huyện, thành phố: Tỷ lệ DQTV đạt từ 1,25 - 2,33% so với tổng dân số.

+ Cấp xã, phường, thị trấn: Tỷ lệ DQ đạt từ 1- 5,84% so với tổng dân số.

- Xây dựng lực lượng tự vệ tại các doanh nghiệp, cơ quan với tỷ lệ đạt từ 15 - 20% so với tổng số cán bộ, công nhân viên của cơ quan.

Chi tiết tổ chức lực lượng DQTV (có phụ lục kèm theo).

b) Biên chế

- Biên chế lực lượng DQTV tinh, gọn và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ (có phụ lục kèm theo).

- Riêng hai xã: Hang Kia, Pà Cò huyện Mai Châu là 2 xã đặc biệt về quốc phòng - an ninh, tổ chức 2 tiểu đội Dân quân thường trực theo quy định.

c) Vũ khí, trang bị

Thực hiện theo Thông tư số 99/2010/TT-BQP ngày 19/7/2010 của Bộ Quốc phòng về trang bị, đăng ký và quản lý vũ khí, đạn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng DQTV.

2. Xây dựng Ban CHQS và cán bộ Dân quân tự vệ

- Ban CHQS cấp xã gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó và Chính trị viên phó.

+ Chỉ huy trưởng là công chức, là thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã, là đảng viên. Từ năm 2012 đến năm 2015 có 100% Chỉ huy trưởng đã qua đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, trong đó có từ 35 - 50% đạt trình độ cao đẳng, đại học.

+ Chính trị viên là Bí thư Đảng uỷ xã kiêm nhiệm, Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên cấp xã kiêm nhiệm. Đến năm 2015 có 100% được bồi dưỡng chương trình lý luận theo qui định.

+ Chỉ huy phó là cán bộ công chức. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% đã qua đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó có từ 35 - 50% đạt trình độ cao đẳng, đại học.

- Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở gồm: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên; Chỉ huy phó và Chính trị viên phó.

Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm; Chính trị viên là bí thư chi bộ (Đảng bộ) cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm, Chính trị viên phó là cán bộ Đoàn thanh niên kiêm nhiệm; Chỉ huy phó là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Cán bộ quản lý chỉ huy DQTV gồm: Thôn đội trưởng, khẩu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Ban Chỉ huy đại đội gồm 4 đ/c: Đại đội trưởng; chính trị viên đại đội; đại đội phó quân sự; chính trị viên phó đại đội.

3. Xây dựng về chính trị

- Giáo dục chính trị, tư tưởng: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, bảo đảm 100% cán bộ, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, độ tin cậy cao thực sự là chỗ dựa vững chắc của nhân dân.

- Xây dựng tổ chức đảng, đoàn thanh niên: Căn cứ vào tình hình cụ thể địa phương, đơn vị để xây dựng tổ chức đảng, đoàn trong lực lượng DQTV cho phù hợp và hiệu quả. Tiểu đội dân quân thường trực và trung đội dân quân cơ động thành lập tổ đảng; Đại đội pháo phòng không DQTV thành lập chi bộ quân sự; xã có điều kiện tổ chức chi bộ quân sự cấp xã. Nâng tỷ lệ đoàn viên trong DQTV đạt từ 70% trở lên.

- Xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong lực lượng DQTV: phấn đấu đạt 21% trở lên; riêng đảng viên trong lực lượng Dân quân đạt từ 15% trở lên, hàng năm kết nạp vào đảng ít nhất được 1,5% trở lên so với tổng số DQTV.

B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

1. Đào tạo cán bộ ngành quân sự cơ sở

Thực hiện theo Kế hoạch số 1689/KH-UBND ngày 06/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc "Đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020".

2. Tập huấn cán bộ, huấn luyện chiến sĩ DQTV

a) Tập huấn cán bộ

- Hàng năm trước khi bước vào huấn luyện các đơn vị tổ chức tập huấn cán bộ theo phân cấp bảo đảm đúng đối tượng, đủ nội dung, thời gian sát với yêu cầu thực tế của từng đơn vị, địa phương.

- Nội dung, thời gian tập huấn cho các đối tượng theo Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện DQTV nòng cốt. Bao gồm cả huấn luyện quân sự; công tác quản lý, chỉ huy; tổ chức hiệp đồng phân đội trong hoạt động bảo vệ trị an, chiến đấu trong các tình huống; bồi dưỡng công tác đăng ký, quản lý lực lượng DQTV, DBĐV…

- Địa điểm: Tại Trường Quân sự tỉnh và Ban CHQS các huyện, thành phố.

b) Huấn luyện chiến sĩ DQTV

Thời gian, nội dung huấn luyện thực hiện theo Thông tư số 79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện DQTV nòng cốt.

- Địa điểm huấn luyện: Tại các xã, phường, thị trấn, cơ quan tổ chức.

- Ngoài nội dung huấn luyện theo quy định, căn cứ tình hình cụ thể để tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng DQTV nhất là đội ngũ cán bộ. Nội dung bồi dưỡng, huấn luyện về tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự như :

+ Huấn luyện về bảo vệ trật tự, trị an.

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ, cháy rừng; phòng, chống lụt bão; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tại địa phương, cơ sở.

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp ứng cứu, khắc phục sự cố, xử lý dò rỉ hóa chất độc hại, phóng xạ; tiêu độc, diệt trùng và phòng chống dịch bệnh.

c) Diễn tập

Hàng năm tổ chức diễn tập chiến đấu trị an 20% xã, phường, thị trấn. Bảo đảm đến năm 2015 tổ chức diễn tập chiến đấu trị an 100% xã, phường, thị trấn.

Lực lượng Tự vệ tham gia diễn tập theo cơ quan, theo ngành và diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.

C. HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU TRỊ AN

- Hoạt động của lực lượng DQTV thực hiện theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định phối hợp hoạt động giữa lực lượng DQTV với lực lượng công an xã, phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công tác bảo vệ rừng; Thông tư liên tịch số 100/2010/TTLT-BQP-BCA ngày 22/7/2010 của Bộ Quốc phòng - Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 98/2010/TTLT-BQP-BNNPTNT ngày 19/7/2010 của Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều về phối hợp hoạt động giữa lực lượng DQTV với lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ.

Trong đó tập trung vào các hoạt động: Tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh vững chắc;

Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chủ trương, kế hoạch của địa phương, cơ sở;

Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thảm họa môi trường;

Tham gia bảo vệ an ninh, trật tự xã hội ở địa phương, cơ sở và đấu tranh phòng chống tội phạm;

Tham gia đấu tranh phòng chống tuyền đạo trái phép;

Tham gia giải quyết các tình huống về quốc phòng, an ninh xẩy ra ở địa phương cơ sở như: xẩy ra tranh chấp, khiếu kiện và có phần tử quá kích vi phạm pháp luật; khi có gây rối, biểu tình và khủng bố, bắt cóc con tin; khi xẩy ra bạo loạn có hoặc không có vũ trang…

* Giải pháp:

- Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp về tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.

Sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp là nhân tố quyết định thắng lợi của công tác tổ chức xây dựng lực lượng DQTV.

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, điều hành công tác xây dựng lực lượng DQTV để thống nhất nhận thức về nhiệm vụ công tác QP - QSĐP, trong đó có công tác tổ chức xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới.

Các cấp ủy Đảng ra nghị quyết lãnh đạo, xác định chủ trương, biện pháp xây dựng lực lượng DQTV trong từng quý và hàng năm.

Chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với lực lượng DQTV ở địa phương, cơ sở, ở cơ quan quản lý. Ban hành các văn bản chỉ đạo; đưa nội dung xây dựng lực lượng DQTV vào chương trình hành động hàng năm. Các xã, phường, thị trấn quan tâm bảo đảm điều kiện cần thiết cho Ban Chỉ huy quân sự làm việc như: phòng làm việc, tủ súng để vũ khí trang bị, các thiết bị văn phòng...

- Phát huy vai trò của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn dân tham gia xây dựng lực lượng DQTV.

Phát huy vai trò của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng lực lượng DQTV đạt hiệu quả cao.

Các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức đúng về nhiệm vụ công tác QP - QSĐP; cũng như vai trò tầm quan trọng của lực lượng DQTV trong xây dựng và bảo vệ địa phương. Từ đó xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV.

Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tham mưu theo chức năng cho cấp ủy, chính quyền các cấp về tổ chức, biên chế, trang bị và các điều kiện bảo đảm cho lực lượng DQTV hoạt động phù hợp với đặc điểm, điều kiện của cơ sở.

Trực tiếp thực hiện các chủ trương, kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng DQTV của trên. Đồng thời, phối hợp với cơ quan quân sự các cấp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện nâng cao chất lượng và khả năng hoạt động của lực lượng DQTV của cơ quan, đơn vị…

Quần chúng nhân dân tự giác tham gia lực lượng DQTV ở địa phương, cơ sở; đồng thời động viên, tạo điều kiện cho lực lượng DQTV hoạt động có hiệu quả.

- Phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan quân sự các cấp.

Cơ quan quân sự các cấp có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoạt động của lực lượng DQTV. Do vậy, phải tích cực, chủ động tham mưu, tham gia và phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các lực lượng để xây dựng lực lượng DQTV ở địa phương, cơ sở và ở các cơ quan, các doanh nghiệp đạt hiệu quả. Cụ thể:

+ Tham mưu đề xuất cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về chủ trương, chương trình, kế hoạch và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức xây dựng lực lượng DQTV ở địa phương, cơ sở.

+ Tham gia khảo sát, củng cố, kiện toàn tổ chức, biên chế lực lượng DQTV trong phạm vi toàn tỉnh theo đề án.

+ Quản lý tạo nguồn và tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ lực lượng DQTV.

+ Phối hợp các lực lượng, ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia xây dựng lực lượng DQTV về số lượng và chất lượng; tạo mọi điều kiện cần thiết cho lực lượng DQTV hoạt động có hiệu quả.

+ Kịp thời tham mưu, đề xuất về biên chế, tổ chức; về chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV cho phù hợp với từng địa phương, cơ sở và theo yêu cầu nhiệm vụ...

III. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TRANG PHỤC CHO LỰC LƯỢNG DQTV

A. QUY ĐỊNH CHUNG

- Thời gian hưởng phụ cấp trách nhiệm tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

- Trường hợp thay đổi chức vụ, nếu giữ chức vụ mới từ 15 ngày trở lên thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ mới cả tháng, nếu giữ chức vụ mới dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng mức phụ cấp của chức vụ liền kề trước đó. Phụ cấp trách nhiệm được trả hàng tháng cùng kỳ trả lương của các đơn vị.

B. LƯƠNG, PHỤ CẤP THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC HƯỞNG CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ DQTV

1. Chế độ tiền lương đối với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó Ban CHQS cơ quan, tổ chức thực hiện theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

2. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo Quyết định số 1545/QĐ-UBND ngày 15/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; được hưởng lương hàng tháng, đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được tính theo Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Dân quân tự vệ.

a) Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng theo khoản 2 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Dân quân tự vệ.

b) Chế độ được hưởng phụ cấp thâm niên đối với Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo Điều 39 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Dân quân tự vệ.

c) Chế độ được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự đối với trung đội trưởng cơ động thực hiện theo Điều 40 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Dân quân tự vệ.

d) Chế độ trợ cấp ngày công lao động của lực lượng Dân quân

- Đối với lực lượng Dân quân thường trực: Thực hiện theo khoản 1, Điều 49 Luật Dân quân tự vệ.

- Đối với lực lượng Dân quân nòng cốt: Thực hiện theo khoản 2, Điều 49 Luật Dân quân tự vệ.

- Đối với lực lượng Dân quân còn lại: Thực hiện theo mục b, khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BNV-BTC ngày 02/8/2010 của Bộ quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác Dân quân tự vệ

- Đối với lực lượng Tự vệ: Khi được huy động làm nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật DQTV và thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền; được các cơ quan, tổ chức chi trả phụ cấp trách nhiệm, được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.

C. BẢO ĐẢM TRANG PHỤC CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ

Thực hiện theo Điều 21, Chương 2, Nghị định số 58/2010/NĐ - CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

D. CHẾ ĐỘ BÁO, TẠP CHÍ

Thực hiện theo Điều 46 Nghị định số 58/2010/NĐ - CP ngày 01/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.

Đ. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KHÁC

- Các chế độ chính sách khác (ngoài các quy định trên) đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Dân quân tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và các Nghị định; Thông tư hướng dẫn thi hành Luật.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 269,37 tỷ được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

V. THỜI GIAN, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn thứ nhất: Từ tháng 8 năm 2012 đến hết năm 2012.

- Xây dựng và hoàn chỉnh đề án, các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án trình các cấp phê duyệt.

- Khảo sát thực trạng tổ chức, biên chế, trang bị và hoạt động của lực lượng DQTV. Trên cơ sở đó chỉ đạo huyện Mai Châu, Kim Bôi, Cao Phong, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình chọn 1 xã, 1 phường và 1 đơn vị Tự vệ tổ chức xây dựng điểm để rút kinh nghiệm.

- Chỉ đạo kiện toàn Ban CHQS xã, phường, thị trấn và Ban CHQS cơ quan, tổ chức theo Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật DQTV.

- Chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp… tổ chức lực lượng tự vệ theo quy định của Luật DQTV.

- Xây dựng 2 tiểu đội Dân quân thường trực 2 xã Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu.

- Cử cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chính quy và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành quân sự sơ sở theo kế hoạch của trên. Bảo đảm hết năm 2012 đạt 12% so với tổng số cán bộ Ban CHQS cấp xã.

2. Giai đoạn thứ hai: Từ năm 2013 đến năm 2014

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn biên chế, tổ chức lực lượng DQTV theo Đề án. Chú trọng bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ DQTV trẻ và tổ chức lực lượng tự vệ tại các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp…

- Tổ chức các đợt học tập chính trị, huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập…để nâng cao trình độ, khả năng hoạt động của lực lượng DQTV. Tập trung vào nâng cao chất lượng chính trị, năng lực hành động quản lý, chỉ huy của đội ngũ cán bộ DQTV.

- Cử 25% cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chính quy và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở theo kế hoạch của trên.

- Rà soát lại toàn bộ tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng DQTV theo Đề án để kịp thời đề nghị bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

- Chỉ đạo các huyện, thành phố và các cơ quan, đoàn thể tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm.

3. Giai đoạn thứ ba: năm 2015

- Tiếp tục cử cán bộ Ban CHQS xã, phường, thị trấn đi đào tạo theo kế hoạch của trên. Phấn đấu hết năm 2020 đạt 70 đến 80% cán bộ Ban CHQS cấp xã được cử đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chính quy và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Khảo sát toàn bộ tổ chức, biên chế, trang bị; đánh giá chất lượng hoạt động của lực lượng DQTV để chuẩn bị cho tổng kết Đề án.

- Tổng kết rút kinh nghiệm kết quả thực hiện Đề án.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC

1. Thành lập Ban chỉ đạo

Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ và bảo đảm chế độ chính sách, trang phục cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015.

2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo

Bộ CHQS tỉnh là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.

II. NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ

1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chương trình hành động và tổ chức thực hiện xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ và bảo đảm chế độ chính sách, trang phục cho lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng DQTV, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh và trình Bộ Tư lệnh quân khu 3 phê chuẩn. Triển khai chỉ đạo, hướng dẫn Ban CHQS huyện, thành phố, Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở lập kế hoạch và triển khai thực hiện "Đề án tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015" chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả. Hằng năm hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh.

- Hằng năm phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV ở các địa phương, cơ sở tổng hợp báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.

2. Các Sở, Ban, ngành của tỉnh

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức địa phương lập kế hoạch công tác quốc phòng, kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng và kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân.

- Sở Nội vụ phối hợp với Bộ CHQS tỉnh thống nhất về tổ chức biên chế cán bộ Ban CHQS cấp xã, cán bộ thôn đội trưởng và chế độ chính sách cho lực lượng DQTV ở cấp xã. Hằng năm phối hợp với các ngành có liên quan, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh khảo sát, rà soát xác định xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh và cử cán bộ Ban CHQS cấp xã tham gia đào tạo trình độ cao đẳng, đại học chính quy và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ khi đang làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh... theo quy định hiện hành.

- Sở Tài chính phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan lập dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách, bảo đảm đủ chế độ, chính sách, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV theo Luật Dân quân tự vệ và hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán và thanh quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác Quốc phòng ở các các địa phương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

- Các Sở, Ban, ngành còn lại và các doanh nghiệp: Tổ chức đăng ký, quản lý, xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động của các đơn vị Tự vệ thuộc quyền. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng, quân sự cho cán bộ Tự vệ. Bảo đảm tiền lương, phụ cấp trách nhiệm các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành. Mua sắm trang phục của cán bộ, chiến sĩ Tự vệ nòng cốt. Bảo đảm cơ sở vật chất cho việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập và các hoạt động khác theo yêu cầu nhiệm vụ.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về công tác quốc phòng theo quy định và tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền thực hiện "Đề án tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2015'' nghiêm túc, có hiệu quả.

- Chỉ đạo cơ quan quân sự huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng DQTV giai đoạn 2012-2015 báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và trình Bộ CHQS tỉnh phê chuẩn. Chỉ đạo các xã lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn.

- Hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác Quốc phòng, quân sự địa phương, công tác DQTV.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện và chỉ đạo hoạt động của lực lượng Dân quân thuộc quyền trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Chỉ đạo Ban CHQS xã, phường, thị trấn lập kế hoạch xây dựng lực lượng Dân quân, lập dự toán ngân sách bảo đảm công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Ban CHQS huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

- Bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV theo quy định và chính sách hậu phương quân đội./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 50/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 về phê chuẩn Đề án "Tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


524

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.86.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!