QUỐC
HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
43/2009/QH12
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ SÁU, QUỐC HỘI
KHÓA XII
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội
khoá XII;
QUYẾT NGHỊ:
I. Tại kỳ
họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII, đã có 274 chất vấn bằng văn bản của 121 đại biểu
Quốc hội ở 44 Đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ và 21 vị Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tại Hội trường, Thủ tướng Chính phủ và các vị
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông,
Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trực tiếp trả lời 122 lượt
chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Nội dung chất vấn và trả lời chất
vấn tập trung vào những vấn đề quan trọng, bức xúc của cuộc sống, phản ánh tâm
tư nguyện vọng của nhân dân. Không khí chất vấn và trả lời chất vấn dân chủ, thẳng
thắn, trách nhiệm và xây dựng. Qua đối thoại, tranh luận, đã làm rõ thêm nhiều
vấn đề lớn về quản lý kinh tế - xã hội, thấy rõ hơn nguyên nhân, trách nhiệm của
Chính phủ, các thành viên Chính phủ, gợi mở các giải pháp, góp phần khắc phục thiếu
sót, khuyết điểm, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chính trị.
Phiên chất vấn đã được đông đảo
cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi; các cơ quan thông tấn, báo chí
tích cực tuyên truyền, bảo đảm tính công khai, minh bạch và góp phần gắn kết hoạt
động của Quốc hội với nhân dân.
Tuy nhiên, phiên chất vấn cũng
còn những hạn chế nhất định: có những trường hợp hỏi và trả lời còn dài, chưa tập
trung vào vấn đề chính, thiếu tính khái quát; một số vấn đề chưa được phân tích
sâu, chưa tìm ra nguyên nhân căn bản, giải pháp và xác định rõ trách nhiệm.
II. Quốc
hội yêu cầu các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục
trả lời bằng văn bản các chất vấn của đại biểu Quốc hội và các vị đã trả lời chất
vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội có biện pháp cụ thể, thiết thực thực hiện
có hiệu quả những vấn đề dưới đây gắn với việc thực hiện Nghị quyết về kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước
năm 2010 và báo cáo kết quả với Quốc hội tại các kỳ họp sau:
1. Về triển
khai gói kích thích kinh tế; quản lý thị trường ngoại hối, điều hành chính sách
tiền tệ
- Rà soát, điều chỉnh các hình
thức hỗ trợ, tiêu chí hỗ trợ và đối tượng được hưởng chính sách kích thích kinh
tế cho phù hợp với nền kinh tế đang phục hồi. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung
trong Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định
chưa phù hợp về điều kiện, thủ tục để tạo thuận lợi cho nông dân tiếp cận nguồn
vốn hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp,
vật liệu xây dựng làm nhà ở đối với những hộ khó khăn và các tổ chức kinh tế,
cá nhân sản xuất kinh doanh có hướng phát triển rõ rệt. Có biện pháp ngăn chặn
và xử lý những tiêu cực trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ kích thích
kinh tế của Nhà nước.
- Áp dụng các biện pháp hữu hiệu
đồng bộ giữa các bộ, ngành để quản lý tốt nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu
góp phần cân đối hài hòa cung cầu ngoại tệ; quản lý tốt, ngăn ngừa tiêu cực việc
mua bán, thanh toán ngoại tệ giữa các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu
với các ngân hàng thương mại, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ trong mua bán ngoại tệ,
vàng. Sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước đúng mục đích, tăng khả năng bảo đảm
yêu cầu về dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực hiện biện pháp tích cực, linh hoạt để
ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, ổn định thị trường vàng trong nước thích ứng
với biến động của thị trường vàng thế giới.
- Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn,
nhất là nợ xấu trong phạm vi kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền
tệ. Xây dựng kế hoạch, lộ trình với hệ thống các biện pháp mạnh mẽ hơn để hạn
chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
- Chủ động kiểm soát các nhân tố
gây lạm phát cao trở lại. Coi trọng chất lượng dự báo, xử lý kiên quyết tình trạng
đầu cơ, tăng giá đột biến, các tiêu cực khác gây mất ổn định thị trường tiền tệ.
2. Về quản lý
nhà nước đối với báo chí, internet, hạ tầng viễn thông.
- Rà soát để kịp thời sửa đổi hoặc
kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật không còn phù hợp, sơ hở,
còn thiếu; thực hiện có hiệu quả hơn định hướng tư tưởng về thông tin; xác định
rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản; xử lý kịp thời, đúng pháp
luật việc đưa tin không đúng sự thật, lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến
an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Chấn chỉnh
và phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo giữa các bộ,
ngành.
- Khẩn trương rà soát và hòan chỉnh
quy hoạch cơ sở hạ tầng viễn thông, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ,
ngành, địa phương liên quan trong đầu tư xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ
thuật viễn thông. Hòan chỉnh các quy định về hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và
tổ chức thực hiện trên thực tế, bảo đảm các thiết bị thông tin truyền thông,
phát thanh truyền hình không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt bình thường của
cộng đồng dân cư. Quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh sim điện thoại.
- Quy định và quản lý chặt chẽ
các điều kiện hoạt động cụ thể đối với lĩnh vực internet nhằm giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Áp dụng đồng bộ
các biện pháp, tuyên truyền, giáo dục, hành chính, phát huy vai trò của Nhà nước,
gia đình, nhà trường và xã hội để ngăn ngừa những tiêu cực của internet, trò
chơi trực tuyến có nội dung không lành mạnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
3. Về quản lý
và phát triển thị trường nội địa; điều hành xuất nhập khẩu, phát triển thủy điện
vừa và nhỏ
- Có giải pháp đồng bộ phát triển
sản xuất, nâng cao chất lượng, kiểu dáng, hạ giá thành các mặt hàng, bảo đảm
hàng hóa trong nước có giá cả hợp lý, có sức cạnh tranh, tổ chức mạng lưới phân
phối với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; sử dụng các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan cần thiết, không trái với cam kết quốc tế để điều hòa hoạt
động nhập khẩu, hạn chế tối đa, không nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.
Tăng cường chống nhập lậu, buôn lậu, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất
lượng và xây dựng chế tài đủ mạnh xử lý vi phạm trong các hoạt động này. Hỗ trợ
doanh nghiệp trong nước tiếp cận khai thác thị trường nội địa, tổ chức mạnh mẽ
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước;
kích thích và tăng khả năng tiêu dùng cho dân cư.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
quản lý thị trường, kịp thời phát hiện những hành vi lợi dụng việc khan hiếm
hàng hóa để tăng giá trục lợi. Có giải pháp chủ động, công khai và hiệu quả ổn
định thị trường xăng dầu trong nước; xử lý kiên quyết tiêu cực trong kinh doanh
xăng dầu.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
phát triển thuỷ điện, nhất là thủy điện vừa và nhỏ; đồng thời kiểm tra mạng lưới
thủy điện vừa và nhỏ trong cả nước, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện
quy hoạch đã đề ra, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy điện với bảo
vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản, yêu cầu về thủy lợi, bảo vệ môi trường và
phòng, chống bão lũ.
- Áp dụng các biện pháp đồng bộ,
tiết kiệm và hiệu quả cao trong hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản, đặc biệt là những sản phẩm có lợi thế, trong đó có lúa gạo; có
chính sách phù hợp bảo đảm để người sản xuất lúa có lãi theo đúng chủ trương của
Nhà nước một cách ổn định, lâu dài; nghiên cứu sửa đổi quy định về kinh doanh
xuất nhập khẩu gạo theo hướng là một ngành kinh doanh có điều kiện.
4. Về quản lý,
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thi đua, khen thưởng; cải cách thủ tục
hành chính
- Ban hành văn bản hướng dẫn Luật
cán bộ, công chức để thực hiện từ ngày 01/01/2010. Thực hiện mạnh mẽ cải cách
chế độ công vụ, công chức, bao gồm công tác thi tuyển, tuyển dụng và quản lý
cán bộ, chế độ trách nhiệm gắn với quyền lợi. Có cơ chế, biện pháp ngăn ngừa
các hiện tượng tiêu cực như “chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp”; đề cao
trách nhiệm thẩm định về nhân sự của cơ quan nội vụ… Rà soát, sửa đổi, bổ sung
các chính sách cụ thể nhằm động viên, khuyến khích cán bộ về công tác ở cơ sở,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra để việc
bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, ở các cấp,
các ngành theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn, xử
lý nghiêm và công khai các sai phạm, tiêu cực. Thực hiện đúng các quy định về
các chức danh, tiêu chuẩn và chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã.
- Tổng kết toàn diện việc thực
hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, đánh giá rõ những
kết quả đạt được, tồn tại, yếu kém, trên cơ sở đó xây dựng và đưa vào triển
khai Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020; sớm nghiên cứu ban
hành văn bản kiểm soát thủ tục hành chính; trong năm 2010 bảo đảm đạt được mục
tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính mà vẫn vận hành thông suốt, nâng cao hiệu
lực và hiệu quả, khắc phục được những tiêu cực trong hoạt động quản lý của Nhà
nước.
Tổ chức thực hiện nguyên tắc
công khai, minh bạch trong cơ quan quản lý nhà nước các cấp; phổ biến rộng rãi,
niêm yết công khai quy chế, quy trình, thủ tục xử lý công việc để nhân dân và
doanh nghiệp biết.
- Đánh giá mặt được và chưa được
về công tác thi đua, khen thưởng từ khi thực hiện Luật thi đua, khen thưởng để
sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung, nghiên cứu ban hành Quy chế quản lý việc tổ
chức xét tôn vinh và trao giải thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân và các danh
hiệu khác; rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy trình xét tặng các danh hiệu nhà
nước để chấn chỉnh ngay công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, bảo
đảm thi đua, khen thưởng, tôn vinh đúng mục đích, kịp thời, đúng đối tượng,
tránh phô trương hình thức, lãng phí.
III. Quốc
hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp thứ sáu và
thứ bảy của Quốc hội, xem xét những nội dung được đại biểu Quốc hội chất vấn tại
kỳ họp và những chất vấn khác được gửi đến trong thời gian giữa hai kỳ họp để tổ
chức việc chất vấn và trả lời chất vấn tại các phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc
hội. Đại biểu Quốc hội tiếp tục tham gia hoạt động chất vấn trong thời gian giữa
hai kỳ họp.
IV. Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ thông tin
và truyền thông, Bộ trưởng Bộ công thương, Bộ trưởng Bộ nội vụ và Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao, các vị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ liên quan
theo trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và giám sát việc
thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Nghị quyết này đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội của nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày
27 tháng 11 năm 2009.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|